Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân

Toán : Luyện tập.

I. Mục tiêu : Biết tìm x trong các bài tập dạng : x + a = b ; a + x = c (với a, b là các số có không quá hai chữ số) Biết giải bài toán có một phép trừ

Tính toán nhanh, chính xác.

II. Chuẩn bị GV: Trò chơi. Bảng phụ, bút dạ. HS: Bảng con, vở bài tập.

III. Các hoạt động : làm bài tập Bài 1, bài 2 (cột 1, 2) bài 4, bài 5

 

doc 15 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 10 - Năm 2011 - Nguyễn Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Caùch ngoân : Troïng thaày môùi ñöôïc laøm thaày
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ hai
Chào cờ
Toán
Âm nhạc
Tập đọc
Tập đọc
Nói chuyên đầu tuần
Luyện tập
Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
Sáng kiến của Bé Hà
Sáng kiến của Bé Hà
Thứ ba
Thể dục
Kể chuyện
Toán
Chính tả
Bài thể dục phát triển chung
Sáng kiến của Bé Hà
Số tròn chục trừ đi một số
Tập chép : Ngày lễ
Thứ tư
Tập đọc
Toán
LTVC
Thủ công
Thể dục
Bưu thiếp
11 trừ đi một số 11 - 5
Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi 
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tt)
Điểm 1-2 ; 1-2 theo đội hình vòng tròn TC “Bỏ khăn”
Thứ năm
Tập viết
Toán
Mĩ thuật
Chính tả
TNXH
Chữ hoa A
31 – 5
Nghe – viết : Ông và cháu
Vẽ tranh đề tài chân dung
Ôn tập con người và sức khoẻ
Thứ sáu
Toán
Đạo đức
Tập làm văn
HĐTT
ATGT
51 - 15
Chăm chỉ học tập (t2)
Kể về người thân
Liên hoan múa hát tổng kết thành tích học tập thi đua ..
Ngồi an toàn trên xe đạp, xe gắn máy
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần
Toán : Luyện tập.
I. Mục tiêu : Biết tìm x trong các bài tập dạng : x + a = b ; a + x = c (với a, b là các số có không quá hai chữ số) Biết giải bài toán có một phép trừ
Tính toán nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị GV: Trò chơi. Bảng phụ, bút dạ. HS: Bảng con, vở bài tập.
III. Các hoạt động : làm bài tập Bài 1, bài 2 (cột 1, 2) bài 4, bài 5
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ gọi 2 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu qui tắc tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
Tìm x:
x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75
3. Bài mới GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi bảng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Tìm 1 số hạng trong 1 tổng.
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài.
Vì sao x = 10 – 8
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 : Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không? Vì sao?
Bài 3 :Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả.
Hãy giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm ntn?
Tại sao?
Yêu cầu HS làm bài vào vở. Sau đó kiểm tra và cho điểm.
Bài 5: Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò Trò chơi: Hoa đua nở.Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Số tròn chục trừ đi 1 số.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm.
- HS làm bài, 3 HS lên bảng làm.
- Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng(10) trừ số hạng đã biết(8)
- Làm bài.1 HS đọc chữa bài. 2 HS ngồi cạng đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 là 1 và 10 – 1 là 9, vì 1 và 9 là 2 số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10.Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS đọc chữa bài. HS tự kiểm tra bài mình.
	 Vì 3 = 1 + 2
- HS đọc đề bài.
- Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam.
- Hỏi số quýt.
- Thực hiện phép tính 45 – 25.
- Vì 45 là tổng số cam và quýt. 25 là số cam. Muốn tính số quýt ta phải lấy tổng(45) trừ đi số cam đã biết(25)
- HS làm bài, 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
x = 0
Âm nhạc ; Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
Cô Kim Thu dạy
Tập đọc : Sáng kiến của bé hà.
I. Mục tiêu : - Ngắt , nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu , giữa các cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. Hiểu ND : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu , sự quan tâm tới ông bà . ( trả lời được các CH trong SGK )
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
*(KNS; BVMT)
 II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Ôn luyện TĐ : Phiếu ghi tên các bài TĐ
3. Bài mới Hà đã đưa ra sáng kiến chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà. Diễn biến câu chuyện ra sao, chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1.
a) Đọc mẫu.
GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng người kể thong thả, giọng bé Hà hồn nhiên, giọng bố tán thưởng.
b) Hướng dẫn phát âm từ, tiếng khó, dễ lẫn.
Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm.
Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc từng câu cần luyện ngắt giọng đã chép trên bảng phụ, tìm cách đọc đúng sau đó luyện đọc các câu này. Chúng ý chỉnh sửa lỗi, nếu có.
Yêu cầu đọc chú giải.
d) Đọc cả đoạn.
e) Thi đọc.
g) Đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1.
KNS -Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, Lắng nghe tích cực, Thể hiện sự cảm thông 
BVMT- Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. 
Hỏi: Bé Hà có sáng kiến gì?
Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà?
Vì sao?
Sáng kiến của bé Hà có tình cảm ntn với ông bà?
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: tiết 2. 
- Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời
- 1 HS khá đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các câu sau:
Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc)
Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già.//
Bé Hà có sáng kiến là chọn 1 ngày lễ làm lễ ông bà.
- Ngày lập đông.
- Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già. 
- Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
Tập đọc : Sáng kiến của bé Hà (tt).
I. Mục tiêu : - Ngắt , nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu , giữa các cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. Hiểu ND : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu , sự quan tâm tới ông bà . ( trả lời được các CH trong SGK )
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có), bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Tiết 1.
3. Bài mới Sáng kiến của bé Hà.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 2, 3.
Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở tiết 1.
Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở mục tiêu dạy học.
Cần chú ý luyện ngắt giọng là: Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy./
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 2, 3.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3.
Hỏi: Bé Hà băn khoăn điều gì?
Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì?
Bé Hà đã tặng ông bà cái gì?
Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà?
Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
Hoạt động 3: Thi đọc truyện theo vai
GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong nhóm rồi thi đọc.
4. Củng cố – Dặn dò Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Em có muốn chọn một ngày cho ông bà mình không? Em định chọn đó là ngày nào? Tổng kết tiết học. Chuẩn bị: Bưu thiếp.
- Hát
- 2 HS đọc bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bé băn khoăn vì không biết nên tặng ông bà cái gì.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Bé tặng ông bà chùm điểm mười.
- Ông bà thích nhất món quà của bé Hà.
- Trả lời: Chăm học, ngoan ngoãn 
- Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đua đọc.
- HS nêu.
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Thể dục ; Bài thể dục phát triển chung
I/Mục tiêu : Thực hiện đúng động tác của bài thể dục phát triển chung. Biết cách điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
 Tạo cho các em tính nhanh nhẹn và đoàn kết
II/Địa điểm phương tiện : Sân thể dục vệ sinh sạch sẽ. Còi, kẻ sân
III/Nội dung phương pháp :
Nội dung
Phương pháp 
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp,phổ biến nội dung bài học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay , hát
- Chạy nhẹ theo 1 hàng dọc,
- Đi thường theo vòng tròn, khởi động các khớp
- Chơi trò chơi "Có chúng em" 
- Kiểm tra bài cũ
- Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản
- Ôn điểm số 1 -2 , 1 -2 theo đội hình hàng dọc,ngang
- Ôn điểm số 1 -2 , 1 -2 theo đội hình hàng dọc
+ Chia tổ tập luyện
- Chơi trò chơi "Nhanh lên bạn ơi"
+ GV nêu tên và luật chơi
+ Chia đội chơi
Làm quen với điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn
3. Phần kết thúc
- HS cúi người thả lỏng
- Củng cố bài học
- Nhận xét, giao bài về nhà
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O (1)
 O
 O 
 O
 O O O O O O O O (3)
 (2)
 O O O
 O O
 O O
 O O
 O O
 O O
 O O 
 O O
 O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O
 O O O O O O O O 
Kể chuyện : Sáng kiến của bé hà.
I. Mục tiêu : - Dựa vào các ý cho trước , kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà 
Yêu thích Tiếng Việt, kể cho mọi người cùng nghe.
II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn truyện. HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Ôn tập. Kể chuyện theo tranh
3. Bài mới Trong giờ Kể chuyện tuần 10, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn truyện
Đoạn 1:Bé Hà được mọi người coi là gì? Vì sao?
Lần này bé Hà đưa ra sáng kiến gì?
Tại sao bé Hà đưa ra sáng kiến ấy?
Hai bố con bàn nhau lấy ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
Đoạn 2: Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đã chọn được quà để tặng ông bà chưa?
Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà?
Đoạn 3: Đến ngày lập đông những ai đã về thăm ông bà? 
Bé Hà đã tặng ông bà cái gì? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé ra sao?
v Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại truyện.
+ Kể nối tiếp.
+ Kể theo vai.
Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu truyện.
4. Củng cố – Dặn dò GV tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. 
- Hát
- Bé Hà được coi là 1 cây sáng kiến vì bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến.
- Bé muốn chọn 1 ngày làm ngày lễ của ông bà.
- Vì bé thấy mọi người trong nhà đều có ngày lễ của mình. Bé thì có ngày 1/6. Bố có ngày 1/5. Mẹ có ngày 8/3. Còn ông b ... hau học về cách thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 và giải các bài toán có liên quan.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Phép trừ 51 – 15.
Bước 1: Nêu vấn đề.
Bước 2: Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài. 
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
Yêu cầu nêu cách tính của 81–46, 51–19, 61-25
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng.
Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
Bài 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng sau đó cho HS tự làm bài.
Kết luận về kết quả của bài.
Bài 4: Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
Yêu cầu HS tự vẽ hình.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 (có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà) Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- HS thực hiện.
	 51
	- 15
	 36
- HS làm bài
- HS nhận xét bài của bạn. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Đọc yêu cầu.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS thực hiện và nêu cách đặt tính.
 81	 51	 91
- 44	- 25	 - 9 
 37	 26	 82
- Nhắc lại quy tắc và làm bài.
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Đạo đức Chăm chỉ học tập (tt).
I. Mục tiêu : Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. Tự giác học tập. Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập.
*(KNS)
II. Chuẩn bị : GV: Dụng cụ sắm vai: bàn học, khăn rằn, sách vở, phiếu luyện tập. HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Chăm chỉ học tập có lợi gì? Thế nào là chăm chỉ học tập?
3. Bài mới Thực hành Chăm chỉ học tập
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Đóng vai.
Phần chuẩn bị của GV.
Nam không thuộc bài, bị cô giáo cho điểm kém.
Nga bị cô giáo phê bình vì luôn đến lớp muộn.
Bài tập Toán của Hải bị cô giáo cho điểm thấp.
Hoa được cô giáo khen vì đã đạt danh hiệu HS giỏi.
Bắc mải xem phim, quên không làm bài tập.
Hiệp, Toàn nói chuyện riêng trong lớp.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
KNS -Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai.
Tình huống:
Sáng nay, mặc dù bị sốt cao, ngoài trời đang mưa nhưng Hải vẫn nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không? Nếu em là mẹ bạn Hải, em sẽ làm gì?
Giờ ra chơi, Lan ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời gian xem phim trên tivi. Em có đồng ý với cách làm của bạn Lan không? Vì sao?
Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.
Yêu cầu: Một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
GV nhận xét HS.
GV khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp:
Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần học tập và rèn luyện.
4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Quan tâm giúp đỡ bạn.
- Hát
- HS nêu
- Cả lớp nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp và GV sẽ cùng làm Ban giám khảo.
Phần trả lời của HS. (Dự đoán)
1. Nam chưa học bài.
Nam mải chơi, quên không học bài.
2. Nga đi học muộn.
Nga ngủ quên, dậy muộn.
Nga la cà trên đường đi học.
3. Hải không học bài.
Hải chưa làm bài.
4. Hoa chăm chỉ học tập.
Hoa luôn thuộc bài, làm bài trước 	khi đến lớp
5. Bắc sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm thấp.
6. Hiệp, Toàn sẽ không nghe được lời cô giảng, không làm được bài và kết quả học tập sẽ kém.
 Các cặp HS xử lí tình huống, đưa ra hướng giải quyết và chuẩn bị đóng vai
Chẳng hạn:
1. Mẹ bạn Hải sẽ không thể cho bạn đi học, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bạn Hải làm như thế cũng không phải là chăm chỉ học tập.
2. Lan làm như thế chưa đúng, không phải chăm chỉ học tập. Vì giờ ra chơi là thời gian để Lan giải toả căng thẳng sau khi học tập vất vả.
- Đại diện một vài cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Một vài HS đại diện trình bày.
- Cả lớp nhận xét xem bạn đã thực hiện chăm chỉ học tập chưa và góp ý cho bạn những cách để thực hiện học tập chăm chỉ.
Tập làm văn : Kể về người thân.
I. Mục tiêu : - Biết kể về ông bà hoặc người thân , dựa theo câu hỏi gợi ý ( BT1) . Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đên 5 câu về ông bà hoặc người thân ( BT2) 
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Yêu quý và kính trọng ông bà.
*(BVMT)
II. Chuẩn bị : GV: Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1. HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác. Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
3. Bài mới GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
(BVMT) - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
Bài 2: Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò Tổng kết tiết học. Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình. Chuẩn bị: Gọi điện.
- Hát
- HS nêu
- Đọc đề bài và các câu hỏi.
- Trả lời. Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
Hoạt động tập thể : Liên hoan múa hát tổng kết thành tích học tập thi đua chúc mừng thầy cô
I/ Mục tiêu : Qua tiết sinh hoạt : HS tổng kết được các hoạt động trong tuần qua. Nêu được ưu điểm chính cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Liên hoan múa hát tổng kết thành tích học tập thi đua chúc mừng thầy cô.
II/ Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện ; GV cho tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện theo các yêu cầu sau : Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học. Giữ gìn vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi. Lễ phép tôn trọng thầy cô giáo, kính trên nhường dưới gương mẫu thực hiện nội qui nhà trường. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Đi học chuyên cần vắng phải có phép. Cần mang theo đầy đủ dụng cụ và sách vở khi đến lớp. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ nghiêm túc. Lớp trưởng tổng kết các hoạt động trong tuần. Nhận xét đánh giá xếp loại thi đua. Tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ
2/ Sinh hoạt chủ đề :
Liên hoan múa hát tổng kết thành tích học tập thi đua chúc mừng thầy cô nhân ngày truyền thống. GV tổ chức cho HS tổng kết các thành tích học tập trong thời gian qua. Tiếp tục củng cố các nền nếp : Truy bài đầu giờ, thể dục, nền nếp ra vào lớp, Thường xuyên kiểm tra dụng cụ học tập của HS. Nhắc nhở HS ăn mặc đồng phục trong các ngày qui định. Hs cần thiết phải bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập khi đến trường. Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài khi đến lớp.
3/ Củng cố chủ đề :
GV nhận xét tổng kết đánh giá toàn bộ tiết dạy. Chuẩn bị chủ đề tuần tới.
ATGT: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP XE MÁY
I/ MỤC TIÊU: Biết những quy định an toàn khi ngồi trên xe đạp , xe máy. Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản ( mũ bảo hiểm.. ). Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp , xe máy. Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp :
2- Dạy bài mới :
- Cẩn thận khi lên xe, len xe từ phía bên trái.
- Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái.
- Không đung đưa chân hoặc bỏ tay chỉ trỏ.
- Khi xe dừng hẳn mới xuống xe, xuống phía bên trái.
Hoạt động 1 ; Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp xe máy.
- Hs hiểu sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và xe máy , ghi nhớ trình tự quy tắc an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm, biết cách ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước, quan sát các loại xe khi lên xuống.
+ GV ngồi trên xe đạp, xe máy có đội mũ bảo hiểm không? đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm ?
+Khi ngồi trên xe đạp xe máy các em sẽ ngồi như thế nào ?
+ Tại sao đội nón bảo hiểm là cần thiết( Bảo vệ đầu trong trường hợp bị va quẹt, bị ngã.. )
Hoạt động 2 : Thực hànhï khi lên, xuống xe đạp, xe máy. 
Nhớ thứ tự các động tác khi lên, xuống xe đạp, xe máy.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy, Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái. quan sát các loại xe khi lên xuống.
+ GV cho hs ra sân thực hành trên xe đạp.
Hoạt động 3 : Thực hành đội mũ bảo hiểm 
GV làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng thao tác 1,2,3 lần
- Chia theo nhóm 3 để thực hành , kiểm tra giúp đỡ học sinh đội mũ chưa đúng.
Gọi vài em đội đúng làm đúng.
3 - Củng Cố : 
- Cho hs nhắc lại và làm các thao tác khi đội mũ bảo hiểm.
- Hs quan sát thấy thao tác nào chưa đúng`có thể bổ sung làm mẫu cho đúng thao tác.
- Khi cha mẹ đi đưa hoặc đón về, nhớ thực hiện đúng quy định lên xuống và ngồi trên xe an toàn.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_10_nam_2011_nguyen_thi_kim_ngan.doc