Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì II - Tuần 23

Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì II - Tuần 23

1) Ổn định bài cũ :

2) Kiểm tra bài cũ: Cò và Cuốc

-Thấy Cò vất vả lội bùn, Cuốc hỏi như thế nào?

- Câu trả lời của Cò cho ta lời khuyên gì?

3) Bài mới:

a/ Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :

Bác sĩ Sói

b/Luyện đọc:

* Đọc mẫu

* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

- Đọc từng câu ( Đọc 2 lượt )

Luyện đọc tiếng khó

-Đọc từng đoạn trước lớp ( Đọc 2 lượt )

Luyện đọc câu văn dài

 

doc 36 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 920Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 2, học kì II - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 23 
Từ ngày : 1 / 02/ 2010 
Đến ngày: 5 / 02 / 2010
THỨ
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
2 / 01 / 2
1
2
3
4
5
HĐTT 
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Sinh hoạt đầu tuần
Bác sĩ Sói
Bác sĩ Sói
Số bị chia - Số chia - Thương
Lịch sự khi nhận và gọi điện
3 / 02 / 2
1
2
3
4
Kể chuyện
Chính tả
Toán
Thể dục
Bác sĩ Sói
Nghe-viết : Bác sĩ Sói
Bảng chia 3
Bài : 45
4 / 03 / 2
1
2
3
Tập đọc 
Toán
Tập viết
Nội quy Đảo Khỉ
Một phần ba
Chữ hoa T
5 / 04 / 2
1
2
3
4
Thủ công Thể dục LTVC
Toán
KT chương phối hợp gấp, cắt, dán hình
Bài : 46
Từ ngữ về muôn thú. Đặt và TLCH ntn?
Luyện tập
Cô Thôi dạy
6 / 05 / 2
1
2
3
4
5
Chính tả
Toán
Tập làm văn
TNXH
HĐTT
Nghe –viết:Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Tìm một thừa số của phép nhân
Đáp lời khẳng định - Viết nội quy
Ôn tập xã hội
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010
 Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt đầu tuần 23 
 * Mục tiêu :
 -Ôn lại các bài hát tập thể
 * Nội dung :
 - Sinh hoạt ngoài trời
 + Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt tập thể.
 Ôn lại 3 bài hát đã học :
 . Em yêu trường em
 . Bầu bí thương nhau
 . Nhanh bước nhanh nhi đồng
 + Ôn tập quay trái, quay phải, nghiêm, nghỉ. 
 + Chơi trò chơi mà HS yêu thích.
Tập đọc:
Bác sĩ Sói
 I-Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 -Đọc trôi chảy vàlưu loát toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với các nhân vật: Ngựa, Sói .
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 -Hiểu nghĩa các từ : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
 -Hiểu nội dung truyện : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông 
 mimh dùng mẹo trị lại .
II- Chuẩn bị:
 -GV : Tranh minh hoạ bài học SGK.
 -HS : Sách giáo khoa.
 III-Hoạt động dạy-học:
TG
GV
HS
1’
4’
35’
15’
20’
4’
1’
Tiết 1
1) Ổn định bài cũ :
2) Kiểm tra bài cũ: Cò và Cuốc
-Thấy Cò vất vả lội bùn, Cuốc hỏi như thế nào? 
- Câu trả lời của Cò cho ta lời khuyên gì?
3) Bài mới:
a/ Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :
Bác sĩ Sói
b/Luyện đọc:
* Đọc mẫu
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Đọc từng câu ( Đọc 2 lượt )
Luyện đọc tiếng khó
-Đọc từng đoạn trước lớp ( Đọc 2 lượt )
Luyện đọc câu văn dài
Giúp HS hiểu các từ : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
-Đọc đồng thanh
Tiết 2
c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn1
Hỏi : +Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
Giúp HS hiểu từ : Thèm rỏ dãi
+ Sói đã làm gì để lừa Ngựa?
- Đọc thầm đoạn 2 và3:
+ Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
+ Cho HS quan sát và tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
+ Chọn tên khác cho truyện.
GV nêu 1 số tên, cho HS chọn
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
d/ Luyện đọc lại:
- Gọi 3 nhóm tự phân vai và đọc theo vai
- Cho HS thi đọc phân vai
4) Củng cố:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài,nêu nội dung
5) Nhận xét – Dặn dò : 
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài “Nội qui Đảo Khỉ”
- Hát 
- 2 HS đọc bài & trả lời câu hỏi theo y/c của GV
- HS lắng nghe
- Cả lớp theo dõi
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu
rỏ dãi, lễ phép, bác sĩ , huơ , toan , khoan thai, khoác
- HS đọc từng đoạn trước lớp
+ Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/một áo choàng khoác lên người, / một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu//
+ Sói mừng rơn / mon men lại phía sau / định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy//
- HS đọc phần chú giải cuối bài .
- Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Đọc đồng thanh đoạn 2
- Cả lớp đọc thầm & trả lời câu hỏi
+Thèm rỏ dãi
+ Nó giả làm bác sĩ để khám bệnh cho Ngựa
- Cả lớp đọc thầm.
+Biết mưu của Sói, Ngựa bảo là mình bị đau chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp.
- HSquan sát tranh & tả - Cả lớp theo dõi
Thảo luận nhóm, nêu kết quả
-Sói và Ngựa;Lừa người lại bị ngươì lừa;Con ngựa thông minh . . .
* Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông mimh dùng mẹo trị lại .
- Luyện đọc phân vai
-Thi đọc phân vai
1- HS đọc & nêu - Cả lớp theo dõi
HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
.
Toán: 
Số bị chia - Số chia - Thương
 I-Mục tiêu:
 - Giúp HS biết tên gọi theo vị trí thành phần và kết quả của phép chia.
 - Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.
 II- Chuẩn bị:
-Giáo viên : Sách giáo khoa, bảng phụ
-Học sinh : Sách giáo khoa, bảng con
III-Hoạt động dạy học:
TG
GV
HS
1’
4’
30’
4’
1’
1) Ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng học thuộc bảng chia 2.
- Gọi 1 HS nêu tên gọithành phần của phép tính: 2 x 3 = 6
3) Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài – ghi đề bài lên bảng :
Số bị chia - số chia - thương
b/ Giới thiệu tên gọi các thành phần & kết quả của phép chia:
- GV nêu phép tính chia 6 : 2 = 3 
- GV chỉ vào từng số nêu: 
 6: số bị chia 
 2: số chia 
 3: thương
- Gọi 1 số HS nêu phép tính chia & xác định thành phần phép tính.
c/ Luyện tập :
* Hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập trong SGK / 112 có chấm chữa .
Bài1 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
 - Treo bảng phụ kẻ sẵn bài tập
Làm mẫu 8 : 2 = 4
Xác định số bị chia, số chia, thương.
Bài2: Tính nhẩm
- Nêu & ghi phép tính lên bảng
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài
Bài3 : Treo bảng phụ kẻ sẵn như SGK Làm mẫu 1 ví dụ 2 x 4 = 8; 8 : 2 = 4; 8 : 4 = 2
* Từ 1 phép tính nhân ta có thể lập được 2 phép tính chia tương ứng .
-Gọi HS nêu thành phần của phép tính chia
- Yêu cầu HS tự làm bài 
4) Củng cố :
-Gọi HS nêu lại tên gọi các thành phần & kết quả của phép chia 10 : 2 = 5 
5) Nhận xét – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học 
-Về nhà học bài,hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài :“ Bảng chia 3”
- Hát
-2 HS lên bảng học thuộc bảng chia 2.
- 1 HS nêu tên gọithành phần của phép tính.
- Cả lớp lắng nghe
- Theo dõi. 
- Nhắc lại thành phần & kết quả phép tính:
8 : 2 = 4
 8 (số bị chia) 2 (số chia) 4 (thương)
- 1 số HS nêu phép tính chia & xác định thành phần phép tính.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi
- 8 (số bị chia); 2 (số chia) ; 4 (thương)
- Cả lớp tự làm bài
- Theo dõi, nhẩm kết quả & nêu
2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12
 6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5 12 : 2 = 6
- Cả lớp theo dõi
- 8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương
- 2 HS lên bảng - Cả lớp làm bài vào vở
- 2HS nêu - Cả lớp theo dõi
 Rút kinh nghiệm:
Đạo đức:
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (tiết 1)
 I/ Mục tiêu:
 -HS hiểu :+ Lịch sự khi nhận và gọi điện là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy điện 
 thoại nhẹ nhàng. 
 + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác & chính bản thân mình .
 -HS có kĩ năng: Biết phân biết hành vi đúng & hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.
 -HS thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự, có thái độ tôn trọng, từ tốn, lễ phép khi nói chuyện điện 
 thoại.
 II/ Chuẩn bị:
 -Giáo viên : Điện thoại (đồ chơi)
 -Học sinh : Vở bài tập đạo đức
 III/ Hoạt động dạy-học:
TG
GV
HS
5’
31’
3’
1’
1/ Kiểm tra bài cũ:
 -Em nói như thế nào khi nhờ 1 em bé lấy hộ em 1 quyển sách?
-Vì sao khi nhờ người khác điều gì em phải nói lời yêu cầu, đề nghị?
2/ Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (tiết 1)
Hoạt động1: Thảo luận lớp 
* Mục tiêu : Giúp HS biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự 
* Cách tiến hành :
- GV nêu nội dung cuộc hội thoại giữa Vinh & Nam.
+ Khi điện thoại reo, bạn Vinh đã làm gì và nói gì?
+ Bạn Nam hỏi thăm bạn Vinh như thế nào?
+ Hai bạn Nam và Vinh đã nói chuyện với nhau ra sao?
+ Khi kết thúc điện thoại 2 bạn chào nhau như thế nào?
* GV kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại các em cũng phải có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
Hoạt động2 :Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại
* Mục tiêu : HS biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lí 
* Cách tiến hành : 
- GV viết 4 câu hội thoại vào 4 tờ giấy khổ lớn. 
-Gọi 4 HS , mỗi em cầm1 tờ đứng thành hàng ngang và lần lượt đọc ngay câu của mình. Khi có lệnh cuả GV các em di chuyển xếp thành đoạn hội thoại.
Hoạt động3: Thảo luận nhóm
- GV phát phiếu thảo luận.
-Hãy nêu những việc cần làm khi nhận & gọi điện thoại?
-Lịch sự khi gọi điện thoại thể hiện điều gì?
* GV kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng. . .Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và chính mình.
3/ Củng cố :
-Khi gọi điện thoại em thể hiện thái độ như thế nào?
4/ Nhận xét Dặn – dò : 
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” ( T2 )
- 2 HS trả lời theo y/c của GV .
- HS lắng nghe
- Theo dõi SGK & trả lời:
+ Vinh nhấc máy và nói: A lô! Tôi nghe đây.
+ Bạn Nam hỏi:“Chân bạn đã hết đau chưa?”
+ Hai bạn nói chuyện rất thân mật, lịch sự.
+ Hai bạn chào nhau và đặt ống nghe  ...  nhận xét ghi điểm.
e. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài1b: 
- GV ghi bài tập lên bảng
- Cho HS làm vào vở bài tập.
4/ Củng cố:
- Nhắc lại cách viết hoa tên riêng tiếng dân tộc.
5/ Nhận xét –Dặn dò :
-Nhận xét tiết học
-Về nhà viết lại các từ viết sai, hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài “Quả tim khỉ ”
- Hát 
- 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc lại – cả lớp theo dõi 
-Vào mùa xuân
-Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến.
-Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông
Vì đó là tên riêng, nên phải viết hoa.
- Cả lớp theo dõi
- HS viết bài
- HS soát lại bài
- HS theo dõi, đổi vở chấm lỗi.
- Cả lớp theo dõi 
-1 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vở bài tập
Thứ tự các từ điền: lượt, mượt, thượt, trượt, bước, rước, lược, thước, trước. 
- Cả lớp theo dõi 
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán:
Tìm một thừa số của phép nhân
 I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 -Biết cách tìm 1 thừa số khi biết tích và thừa số còn lại của phép nhân .
 -Biết cách trình bày bài toán dạng tìm thừa số chưa biết (tìm x).
 -HS làm bài cẩn thận, chính xác .
 II/ Chuẩn bị :
 -Giáo viên : 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn (hình tam giác , hình vuông), thẻ từ ghi sẵn .
 -Học sinh : Sách GK, vở BT
 III/ Hoạt động dạy-học :
TG
GV
HS
1’
3’
33’
2’
1’
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV vẽ trước lên bảng 1 số hình, cho HS nhận biết các hình đã tô màu một phần ba .
3/ Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :
Tìm một thừa số của phép nhân
b. Hướng dẫn tìm 1 thừa số của phép nhân :
- GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn và nêu bài toán (SGK) Hỏi:
-Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân trên?
-Dựa vào phép nhân hãy lập các phép chia tương ứng?
-Vậy nếu lấy tích chia cho 1 thừa số ta sẽ được gì ?
-Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
c.Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết :
- GV viết lên bảng : X x 2 = 8
 X là thừa số chưa biết
- Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm thế nào?
-GV ghi bài toán : 3 x X = 15
d. Luyện tập:
* Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK / 116 có chấm chữa .
Bài1:Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự làm bài 
Bài2: Tìm x (theo mẫu)
a. X x 2 = 10
 X = 10 : 2
 X = 5
GV ghi lên bảng - Y/c HS tự làm bài 
Bài3: Tìm y
- Yêu cầu HS tự làm bài
Bài4: Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn HS giải
4/ Củng cố:
-Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
5/ Nhận xét – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài, hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài“ Luyện tập”.
- Hát
- 1 số HS nêu - Cả lớp theo dõi
- HS theo dõi
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- 2 & 3 (thừa số) ; 6 (tích)
- 6 : 2 = 3 ; 6 : 3 = 2
- Ta được 1 thừa số khác.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Ta lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại(2)
 X = 8 : 2 
 X = 4
- 1 HS lên bảng - Cả lớp làm bảng con
-3HS lên bảng làm – Cả lớp vào vở bài tập
 2 x 4 = 8 3 x 4 = 12 3 x 1 = 3
 8 : 2 = 4 12 :2 = 6 3 : 3 = 1
 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 3 : 1 = 3
- HS theo dõi 
 -2 HS lên bảng làm - Cả làm vào vở bài tập
b . X x 3 = 12 c . 3 x X = 21
 X = 12 : 3 X = 21 : 3
 X = 4 X = 7
- 3HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vào vở
a. Y x 2 = 8 b. Y x 3 = 15
 Y = 8 :2 Y = 15 : 3
 Y = 4 Y = 5 
 c. 2 x Y = 20
 Y = 20 : 2 
 Y = 10
- 1HS đọc đề bài – Cả lớp theo dõi
-1HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở
Giải
Số bàn học là :
 20 : 2 = 10 ( bàn học)
 Đáp số : 10 bàn học
- 2HS nêu – Cả lớp theo dõi
Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn:
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy
 I/ Mục tiêu:
 1-Rèn kĩ năng nghe - nói:Biết đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự .
 2-Rèn kĩ năng viết : Biết viết lại 1 vài điều trong nội quy nhà trường.
 3-Giáo dục HS có ý thức chấp hành nội quy nhà trường .
 II/ Chuẩn bị:
 - Giáo viên :Bảng nội quy được phóng to, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,Tranh,ảnh hươu sao, con báo.
 - Học sinh :Sách GK,vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy-học:
TG
GV
HS
1’
4’
33’
2’
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-GV nêu tình huống để HS đáp lại
3/ Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :
Đáp lời khẳng định -Viết nội quy
b.Hướng dẫn làm bài tập :	
Bài1:(miệng)
-GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ.
+Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai?
+ Họ trao đổi về việc gì?
- GV yêu cầu từng cặp HS đóng vai hỏi đáp theo lời nhân vật trong tranh .
Bài2: (miệng)
- HS đọc yêu cầu, GV giới thiệu tranh hươu sao, báo. Cho HS thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp.
Bài3:(viết)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS đọc nội quy. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày.
- Cho HS ghi một số điều nội quy vào vở.
- Gọi 1 số HS nêu 1 số điều nội quy vừa ghi được.
- Chấm một số vở, nhận xét.
4/ Củng cố-dặn dò:
- GV nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy
- Về nhà học bài,hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài “Đáp lời phủ định. . .”
- Hát 
- 2 HS trả lời y/c của GV - Cả lớp theo dõi
HS theo dõi
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Cuộc trao đổi giữa các bạn HS đi xem xiếc và cô bán vé.
+ Các bạn hỏi :“Cô ơi ,hôm nay có xiếc hổ không ạ!”
Cô đáp:“Có chứ”
- Từng cặp thực hành
- HS theo dõi, thảo luận, đóng vai& trình bày trước lớp .
- 1 HS đọc - Cả lớp theo dõi
- 2,3 HS đọc nội quy - Cả lớp theo dõi
- HS theo dõi
- HS ghi vào vở.
- HS đọc lại.
HS lắng nghe
 Rút kinh nghiệm:
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp cuối tuần23 
 I/ Mục tiêu :
 - GV tổng kết tuần 23 và đề ra phương hướng tuần 24 .
 - Hát 1 số bài hát em đã học .
 - Chơi trò chơi mà em thích .
 II) Lên lớp :
 1/ Phần mở đầu :
 - HS vỗ tay và hát bài “Bí bầu thương nhau”
 2/Phần cơ bản
 a) Tổng kết tuần qua :
 - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt. Một số em chưa thuộc bài.
 - GV khen những HS học tốt, phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt . 
 b) Kế hoạch tuần 24 :
 - Chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp . 
 - Tiếp tục thực hiện truy bài 15’đầu buổi nhgiêm túc .
 - Trực nhật sạch sẽ.Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp., Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông
 - Tiếp tục phụ đạo HS yếu.
 - Vệ sinh trường lớp và nghỉ Tết Nguyên Đán.
 - Đi học đều trước và sau Tết. 
 - HS chơi trò chơi mà em thích
 - Sinh hoạt văn nghệ : HS xung phong hát cá nhân, nhóm
 3/ Phần kết thúc :
 - HS vỗ tay hát.
 - GV nhận xét tiết học . 
GIÁO ÁN TỐT THÁNG 2
Ngày soạn : 01 /02 /2008
 Ngày dạy : 22 /02 /2008
Tập làm văn : 
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH – VIẾT NỘI QUI
 I-Mục tiêu:
 1-Rèn kĩ năng nghe - nói:Biết đáp lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp,thể hiện thái độ 
 lịch sự .
 2-Rèn kĩ năng viết : Biết viết lại 1 vài điều trong nội quy nhà trường .
 3-Giáo dục HS có ý thức chấp hành nội quy nhà trường .
 II-Đồ dùng dạy-học:
 - Giáo viên :Bảng nội quy được phóng to,Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,Tranh,ảnh hươu sao,con báo
 - Học sinh :Sách GK,vở bài tập
III-Hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
33’
2’
1) Ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ: 
-GV nêu tình huống 
+
3) Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :
Đáp lại lời khẳng định -viết nội quy
b.Hướng dẫn làm bài tập :	
Bài1:(miệng)
-GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ
+Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai?
+ Họ trao đổi về việc gì?
- GV yêu cầu từng cặp HS đóng vai hỏi đáp theo lời nhân vật trong tranh .
Bài2: (miệng)
- HS đọc yêu cầu, GV giới thiệu tranh Hươu Sao, Báo . Cho HS thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp .
Bài3:(viết)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS đọc nội quy 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày
- Cho HS ghi một số điều nội quy vào vở
- Gọi 1 số HS nêu 1 số điều nội quy vừa ghi được
4) Củng cố-dặn dò:
- GV nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy
- Về nhà học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài “ Đáp lời phủ định. . .”
- Hát 
- 2 HS trả lời y/c của GV - Cả lớp theo dõi
HS theo dõi
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Cuộc trao đổi giữa các bạn HS đi xem xiếc và cô bán vé
+ Các bạn hỏi :“Cô ơi ,hôm nay có xiếc hổ không ạ!”
Cô đáp:“Có chứ”
- Từng cặp thực hành
- HS theo dõi, thảo luận, đóng vai & trình bày trước lớp .
a) HS tập hỏi – đáp theo mẫu
b) HS có thể đáp :
+ Thế ạ.
+ Ôi, nó giỏi quá !
+ Nó chẳng bao giờ bị ngã đâu, mẹ nhỉ ?
c) HS có thể đáp :
+ May quá cháu xin phép bác lên gặp lan để hỏi bài.
+Cháu xin phép báclên gặp bạn Lan ạ!
- 1 HS đọc - Cả lớp theo dõi
- 3 HS đọc nội quy của nhà trường - Cả lớp theo dõi
- HS theo dõi
- HS ghi điều 1, 2, 3 vào vở
- HS đọc lại - Cả lớp theo dõi
- HS lắng nghe
 Rút kinh nghiệm:
 *************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT23LOP2.doc