Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 01 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 01 - Năm học 2011-2012

Tập đọc

Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên hs chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc lòng đoạn: “Sau 80 năm.công học tập của các em.” (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

- Giáo dục Hs lòng kính yêu Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần học thuộc lòng.

- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 155 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 01 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Chào cờ
-----------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Bài: Thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu 
- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên hs chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc lòng đoạn: “Sau 80 năm...công học tập của các em.” (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
- Giáo dục Hs lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần học thuộc lòng.
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu
- Giới thiệu 5 chủ điểm của kì I lớp 5. 
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý khi học giờ tập đọc lớp 5.
2. Dạy bài mới: 
2.1, Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam 
- Giới thiệu bức thư Bác gửi hs nhân ngày khai trường 
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a, Luyện đọc 
+ Bài có thể chia làm mấy đoạn?
- Hướng hẫn Hs đọc đúng
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài
Câu 1:
+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Câu 2 : 
+ Sau cách mạng tháng 8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Câu 3:
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước?
+ Bức thư Bác Hồ Gửi cho hs khuyên các em điều gì? 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn Hs đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn: “Sau 80... công học tập của các em.”
- GV nhận xét cho điểm 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn đọc thuộc lòng đoạn đã chỉ định. 
Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- 2 Hs nêu tên 5 chủ điểm, cả lớp chú ý. 
- 1 HS kháđọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
+ Chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu vậy các em nghĩ sao. 
Đoạn 2 : Phần còn lại. 
- HS đọc nối tiếp đoạn (2-3 lượt).
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 -2 nhóm đọc lại.
- 1- 2 HS đọc toàn bài.
* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày khai trường ở một nước Việt Nam độc lập sau hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ.
* HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2,3 
+ Xây dựng lại cơ đồ mà cha ông để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
+ phải cố gắng siêng năng học tập ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.
- HS nêu nội dung bài như mục I.
- 2 HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS nhẩm thuộc lòng đoạn “từ sau 80 năm  của các em ” 
- Hs thi đọc thuộc lòng và diễn cảm trước lớp
-----------------------------------------------------------------------------
 Toán
BÀI: Ôn tập: Khái niệm phân số
I. Mục tiêu 
- Biết đọc, viết phân số. 
- Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ sgk.
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu 
- GV nêu 1 số yêu cầu học môn toán lớp 5. 
2. Dạy bài mới 
2.1, Giới thiệu bài : Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số 
2.2, Ôn tập: Khái niệm phân số 
- GV hướng dẫn cho hs quan sát từng tấm bìa và gọi tên các phân số, tự viết và đọc phân số 
* Tiến hành tương tự với các tấm bìa còn lại: 
* Ôn cách viết thương 2 số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .
- Hướng dẫn hs lần lượt viết 1 : 3 ; 
4 : 10; 9 : 2dưới dạng phân số.
- Các chú ý 2,3,4, thực hiện tương tự:
+ Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
+ Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khcs 0.
+ Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
2.3, Thực hành.
Bài 1: 
a, Đọc các phân số 
- GV viết bảng các phân số: 
a, Nêu tử số và mẫu số của phân số trên
Bài 2 : Viết các thương sau đây dưới dạng phân số 
- Cho hs nhận xét chữa bài, GV chấm 1 số bài. 
Bài 3 : Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống 
Cho hs nhận xét 
3, Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
- Ta có phân số: , đọc là: hai phần ba, viết là: 
- 2 - 3 HS nhắc lại. 
- HS chỉ các phân số và nêu: Hai phần ba; năm phần mười, ba phần tư  là các phân số.
- 1 : 3 = ; HS nêu 1 : 3 có thương là một phần ba,... 
- 1 Hs nêu yêu cầu.
- HS nhìn sgk và đọc theo nhóm đôi sau đó lần lượt đọc trước lớp:
Năm phần mười
Hai mươi lăm phần một trăm 
chín mươi mốt phần ba mươi tám ...
- HS nêu
Tử số là 5 , mẫu số là 10 
- HS viết vào vở, 1 Hs lên bảng 
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
9 : 17 = 
- HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: 
32 = 105 = 
1000 = 
- Cả lớp viết vào vở, 2 hs lên bảng viết. 
1 = 0 =
	Đạo đức
 Bài: Em là học sinh lớp 5 (T1)
I. Mục tiêu : 
- HS biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là HS lớp 5.
* KNS: HS tự nhận thức mỡnh là Hs lớp 5 để ra quyết định một số tỡnh huống để xứng đỏng là HS lớp 5.
II. Tài liệu phương tiện 
- HS: Các bài hát về chủ đề trường em 
- GV: Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gv nêu yêu cầu học môn đạo đức 
2. Dạy bài mới 
2.1, Khởi động: Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em 
2.2, Giảng bài : 
HĐ 1: Quan sát tranh và thảo luận 
* : Yêu cầu hs quan sát tranh 
+ Tranh vẽ gì ? 
+ Em nghĩ gì khi xem tranh ảnh trên ? 
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS khối lớp khác? 
+ Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ?
* GV kết luận: Chúng ta là hs lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt cho các em khối khác HT.
HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK 
- GV nêu yêu cầu bài tập 1 
- Cho hs thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét, kết luận : Các điểm a,b,c,d,e là những nhiệm vụ của hs lớp 5 mà chúng ta cần thực hiện. 
Các em hãy tự liên hệ xem đã làm được gì, những gì cần cố gắng hơn. 
HĐ3: Bài tập 2 (tự liên hệ )
- GV nêu yêu cầu hs tự liên hệ 
- GV mời một số HS tự liên hệ trước lớp.
* Kết luận: Các em cần phát huy những điểm thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót.
HĐ 4: Trò chơi phóng viên 
+ Theo bạn hs lớp 5 cần phải làm gì ?
+ Bạn cảm thấy thế nào khi là hs lớp 5?
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5? 
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5?
+ Hãy đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát về chủ đề trường em?
...
GV nhận xét kết luận 
2.3. Củng cố dăn dũ: 
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em.
- Vẽ tranh về chủ đề Trường em.
- Thảo luận cả lớp.
+ Các bạn HS lớp 5 Trường Tiểu học Hoàng Diệu đang đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng.
- Là hs lớp 5 em cần gương mẫu. 
- Là hs lớn nhất của trường. 
- Chăm ngoan, gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối lớp dưới học tập.
* HS thảo luận nhóm đôi 
- Các nhóm thảo luận.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp. 
- HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với nhiệm vụ của HS lớp 5. 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Vài HS liên hệ trước lớp.
- HS đóng vai phóng viên thay phiên nhau phỏng vấn. 
- HS đọc ghi nhớ sgk 
( 3-4 em đọc )
----------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
 Toán 
Tiết 2 : Bài: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu 
- Biết tính chất cơ bản của phân số.
- Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản).
II. Chuẩn bị
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu Hs nhắc 4 chú ý về phân số đã học tiết trước.
- Nhận xét cho điểm 
2. Dạy bài mới 
2.1, Giới thiệu bài 
2.2, Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
- GV hướng dẫn hs thực hiện theo VD 1 
- Cho hs chọn số thích hợp để điền vào chỗ trống
VD2 : 
- Cho hs nêu cách tính.
- Gọi hs nêu t/c cơ bản của phân số Sgk 
2.3, ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
* Rút gọn phân số : 
- GV: Rút gọn để phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẵn bằng phân số đã cho. Phải rút gọn tới phân số tối giản 
 Bài 1: Rút gọn các phân số 
- GV và HS nhận xét 
* Hướng dẫn quy đồng mẫu số các PS.
VD : Quy đồng mẫu số các phân số 
VD1: và
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số 
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau
- GV gợi ý hướng dẫn làm bài.
- Gọi 2 HS đọc bài làm.
- Cho HS nhận xét chữa bài 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Dặn VN làm bài tập 
- 4 HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng điền 
+ Nếu ta nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được 1 phân số bằng phân số đã cho 
- 3- 4 em nêu
- Hs làm vào bảng con 1 em lên bảng
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng. 
- HS nhắc lại 2 em, cả lớp làm vào nháp 
- 1 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở. 2 HS lên bảng 
và 
 ; 
- Các phép tính sau tiến hành tương tự.
 Cả lớp làm vào vở 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hs tìm ra giấy nháp và ghi kết quả vào vở.
==; ==
-----------------------------------------------------------------------------
Chính tả
 TIẾT 1 Bài: (Nghe viết): Việt Nam thân yêu
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe – viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Bút dạ và 3- 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn từ ngữ , cụm từ có tiếng cần điền vào ô trống bài 2.
 2 tờ phiếu kẻ bảng bài tập 3.
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra vở chuẩn bị cho môn học: 1 vở viết chính tả, 1 vở làm bài tập 
2. Dạy bài mới 
2.1, Giới thiệu bài: 
2.2, Hướng dẫn nghe viết 
- GV đọc bài chính tả. 
+ Nêu nội dung bài?
+ Tìm trong bài chính tả 1 số từ dễ lẫn? 
- GV lưu ý HS ...  nghe, đã đọc thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh.
+ Việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
+ Việc làm thể hiện tình hữu nghị: cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trợ lương thực, quyên góp ủng hộ chiến tranh hoặc thiên tai.
+ Nhân vật chính là những người sống quanh em, em nghe đài, xem ti vi, đọc báo hoặc là chính em.
+ Em sẽ nói về những điều mình thích nhất, những sự vật, con người của nước đó đã để lại ấn tượng trong em.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
HS luyện kể chuyện theo nhóm.
- 3, 4 HS tham gia kể chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp, sau mỗi câu chuyện nêu nội dung chuyện mình kể.
- Nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn.
Tập làm văn
T11: Luyện tập làm đơn
I. Mục đích yêu cầu 
- Hs biết viết một lá đơn theo đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2,Thực hành
Bài 1:
đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi sau.
Yêu cầu HS đọc bài tập số 1.
Hỏi:
+ Chất độc mầu da cam gây ra những hậu quả gì?
+ Chúng ta có thê làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc mầu da cam?
+ ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc mầu da cam không?
Em thấy cuộc sống của họ như thế nào?
+ Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Hỏi:
+ Hãy đọc tên đơn mà em sẽ viết?
+ Mục nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Phần lí do viết đơn em viết những gì?
- Nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS viết đơn.
+ Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
3, Củng cố, dặn dò
- Ôn lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS để vở bài tập lên bàn.
- 1 HS đọc bài văn trước lớp, sau đó 3 HS tiếp nối nhau nêu ý chính của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Những chất độc Mĩ đã giải xuống miền Nam.
+ Đoạn 2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường.
+ Đoạn 3: Hởu quả mà chất độc mầu da camgay ra cho con người.
- Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc mầu da camđã phá huỷ hơn 2 triệu ha rừng, diệt chủng nhiều loại muôn thú, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
- Chúng ta động viên, thăm hỏi,giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ truyện, vẽ tranh để động viên họ.
- HS tự nêu.
- ở nước ta có nhiều phong trào ủng hộ, giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam, phong trào kí tên ủng hộ vụ kiện mĩ của các nạn nhân chất độc màu da cam trường, lớp và bản thân em đã tham gia.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp cùng nghe.
- Tiếp nối nhau cùng trả lời.
+ Đơn xin ra nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
+ VD kính gửi ban chấp hành hội chữ thập đỏ..
+ HS nêu những gì mình định viết.
- HS thực hành viết đơn vào vở.
Thứ sỏu ngày ... thỏng 09 năm 2011
Toán
T35: Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- HS biết:
+ So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
+ Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Làm được bài tập 1; bài 2(phần a, d); bài 4. Bài 2(phần b,c); bài 3 dành cho HS khá, giỏi.
II. Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm của HS.
2, Bài mới
2.1, Giới thiêu bài
2.2, Thực hành
Bài 1: 
Nhận xét sửa sai
Bài 2: Tính.
Thực hiện tương tự bài 1.
Bài 3 
- Hướng dẫn HS phân tích và giải bài.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 4:
Hướng dẫn HS giải bài.
3, Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài và cách thực hiện.
- Một hs làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
a. ; ; ; . 
b. ; ; ; .
- 1 HS nêu yêu cầu
a. + + = = 
b. - - = = 
c. = =
d. : = = 
 = = 
- 1 HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
 Bài giải:
 5 ha = 50 000 m2
 Diện tích hồ nước là:
 50 000 = 15 000(m2)
 Đáp số: 15 000m2.
- 1 HS đọc đề.
- HS giải bài vào vở.
 ... tuổi?
Tuổi con: 
30 tuổi
Tuổi bố:
 ... tuổi?
 Giải:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3( phần )
 Tuổi con là:
30 : 3 = 10( tuổi)
 Tuổi bố là:
10 4 = 40 (tuổi)
Đáp số: Bố: 40 tuổi
 Con: 10 tuổi.
Tập làm văn
T12: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
- Hs nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
II. Đồ dùng
- Phiếu bài tập cho HS
III. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
- Thu chấm bài tập ở nhà của HS.
- Nhận xét cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- Y/c HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi theo nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
* Đoạn a:
+ Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nào?
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Câu văn nào cho em biết điều đó?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
Đoạn b: 
+ Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước lúc nào?
+ Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng quan sát nào?
+ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
+ Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì?
Bài 2: 
- Y/c 2 – 3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Y/c HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh của mình.
- Nhận xét sửa sai.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
HS thảo luận nhóm.
+ Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh biển.
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc màu của trời mây.
+ Câu văn: biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, bầu trời dải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió.
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc: xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
+ Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người. Biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Nhà văn miêu tả con kênh.
+ Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
+ Tác giả miêu tả: ánh nắng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch trống hoác; buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào; giữa trưa hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
+ Sử dụng nghệ thuật liên tưởng làm cho người đọc hình dung được con kênh Mặt Trời, làm cho nó sinh động.
- 1 HS đọc y/c bài tập.
- 2 – 3 HS đọc thành tiếng bài của mình.
VD:
+ Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. 
+ Mặt nước trong vắt, nhìn thấy đáy.
+ Bỗu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
+ Mặt hồ như một chiếc gương xanh trong khổng lồ.
+ Những làn gió nhẹ thổi qua mơn man gợn sóng.
	Kĩ thuật
T6: chuẩn bị nấu ăn
I/ Mục tiêu
- HS nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đìh.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV và HS: Một số loại rau xanh, củ quả còn tươi.
 Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường.
 Dao thái, dao gọt. 
III/ Các hoạt động dạy-học 
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
+ Để chuẩn bị nấu ăn chúng ta phải làm gì?
2.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm:
+ Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn là gì?
+ Kể tên các chất dinh dưỡng dành cho con người?
+ Nêu cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
+ Em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn trong bữa ăn chính?
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm:
- GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung:
+ Nêu MĐ và cách tiến hành sơ chế thực phẩm?
+ Em hãy nêu ví dụ về cách sơ chế 1 loại rau mà em biết?
+ Theo em, khi làm cá cần loại bỏ những phần nào?
+ Em hãy nêu cách sơ chế một loại thực phẩm trong H.2?
- GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
2.3-Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3- Củng cố, dặn dò
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Nờu cơm”
2 HS nối tiếp đọc ND SGK
+ Chọn thực phẩm cho bữa ăn và tiến hành sơ chế thực phẩm.
- HS đọc mục 1:
+ Đảm bảo có đủ chất, đủ dinh dưỡng,
- HS nêu
- HS đọc mục 2:
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS trả lời.
	Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 6
1. Chuyên cần: 
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
2. Học tập: 
- Đa số các em có ý thức trong học tập, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học, có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
- Một số em còn mất trật tự trong giờ học, không chú ý nghe giảng.
3. Vệ sinh: 
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Có ý thức phòng chống bệnh cúm A(H1N1).
4. Hoạt động đội:
- Tham gia thể dục, múa hát đầu giờ đầy đủ, nhanh nhẹn.
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
5. Phương hướng: (Tuần 7)
- Đi học chuyên cần, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Lao động, vệ sinh: sạch sẽ, gọn gàng.
- Tích cực phòng, chống bệnh cúm A(H1N1).
- Không ăn quà vặt.
TUẦN 7
Thứ hai ngày  thỏng 09 năm 2011
Chào cờ
-----------------------------------------------------------------
Tập đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_01_nam_hoc_2011_2012.doc