Hoạt động tập thể
Tập đọc-Kể chuyện
Người mẹ
I- Mục đích, yêu cầu.
A. TẬP ĐỌC.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, thân thiết) biết đọc thầm, nắm ý cơ bản).
2- Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Hiểu từ ngữ trong chuyện, đặc biệt các từ được chú giải (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã nhã).
- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
B- KỂ CHUYỆN.
TUẦN 4 Thứ hai ngày tháng 9 năm 2009 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN NGƯỜI MẸ I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. A. TẬP ĐỌC. 1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo... - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, thân thiết) biết đọc thầm, nắm ý cơ bản). 2- Rèn kỹ năng đọc - hiểu. - Hiểu từ ngữ trong chuyện, đặc biệt các từ được chú giải (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã nhã). - Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả. B- KỂ CHUYỆN. 1- Rèn kỹ năng nói: Biết cách dựng lại câu chuyện theo phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật. 2- Rèn kỹ năng nghe: Tập trung dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai, nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn. II- ĐỒ DỤNG DẠY - HỌC. - Tranh minh hoạ SGK. - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. - 1 vài dụng cụ cho HS dựng lại câu chuyện: 1 cái khăn cho bà mẹ, khăn choàng đen cho Thần Đêm Tối, một lưỡi hái (bằng bìa). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ. - Gọi HS đọc lại chuyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng và trả lời về nội dung truyện. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới. 1- Giới thiệu bài. Ghi đề bài. 2- Luyện đọc. a) GV đọc toàn bài. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu. - GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp. - GV theo dõi, kết hợp giải nghĩa từ: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, hớt hải. * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Đọc đồng thanh. 3- Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + TLCH. + Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + TLCH. + Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 + TLCH. + Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 + TLCH. + Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? - Người mẹ trả lời như thế nào? * Yêu cầu HS đọc toàn bài: - Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện? * GV chốt: Cả 3 ý đều đúng vì người mẹ quả là rất dũng cảm, yêu con. Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ có thể làm tất cả vì con. * Nội dung của câu chuyện? 4- Luyện đọc lại. - GV đọc lại đoạn 4- HD chỗ nghỉ hơi, những từ cần nhấn giọng trong đoạn. Thấy bà,/Thần Chết ngạc nhiên/hỏi:// - Làm sao người có thể tìm đến tận nơi đây?// Bà mẹ trả lời:// Vì tôi là mẹ// Hãy trả con cho tôi// (giọng người mẹ điềm đạm... cương quyết, dứt khoát). - HD HS tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4. - Yêu cầu 1 nhóm (6 em) tự phân vai đọc lại truyện. - GV nhận xét, tuyên dương. - 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Cả lớp nhận xét. - Nhắc lại đề bài. - HS lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện. - HS đọc chú giải SGK. - HS đọc theo nhóm (bàn). - 4 HS của 4 nhóm tiếp nối đọc 4 đoạn. - Bà mẹ thức mấy đêm... Tỉnh dậy thấy mất con... Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà. -... chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc... -... Làm theo yêu cầu của hồ nước: Khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành 2 hòn ngọc. -... ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi ở của mình. -... vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình. - HS đọc thầm, trao đổi trong nhóm để trả lời câu 4. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. - HS lắng nghe. - HS theo dõi - đọc theo hướng dẫn. - 2 nhóm lên bảng thực hiện. - 6 HS lên bảng đọc truyện theo vai. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. Kể chuyện 1- GV nên nhiệm vụ: Các em vừa thi đọc truyện "Người mẹ" theo cách phân vai. Sang phần kể chuyện, nội dung trên được tiếp tục nhưng nâng cao thêm 1 bước: Các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (không cầm sách đọc). 2- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai. - GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ... - Yêu cầu các nhóm tập kể. - Yêu cầu các nhóm lên bảng thi dựng lại câu chuyện theo vai. - Nhận xét, tuyên dương. 3- .Củng cố, dặn dò. - Qua truyện đọc này em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? - Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe; đọc truyện của An – đec – xen. - Nhận xét tiết học. - HS trong nhóm tự phân vai và kể. - Các nhóm lên bảng để dựng lại câu chuyện theo vai. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay, hấp dẫn, sinh động nhất. - Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hy sinh bản thân cho con được sống. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG A- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học. - Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau 1 số đơn vị). B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài cũ: - Gọi HS lên bảng giải bài tóan theo tóm tắt: Có: 4 túi. Mỗi túi : 3 hòn bi Tất cả : . . . hòn bi? - Nhận xét, chữa bài. B- Bài mới 1) Giới thiệu: - Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. 2) Hướng dẫn HS luyện tập: Bài1: - Gọi HS đọc đề bài. - Nêu lại cách đặt tính và thực hiện. - Gọi HS lên bảng thực hiện cả lớp làm bảng con. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài. - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? - Nêu cách tìm số bị chia? - Yêu cầu HS thực hiện. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài. - Chia lớp thành 4 nhóm- yêu cầu mỗi nhóm cử 2 HS lên bảng thi tiếp sức. - GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện thứ tự các phép tính trong dãy tính. Bài 4 - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS phân tích bài toán, tóm tắt và tìm cách giải. - Yêu cầu HS giải bài toán. - Nhận xét, chữa bài. Bài 5: +Bài 5 YC làm gì?. - Tổ chức cho HS thi "Ai nhanh hơn". - Yêu cầu mỗi dãy cử 1 HS lên bảng vẽ hình theo mẫu ,dưới lớp vẽ vào vở nháp. -Yêu cầu cả lớp quan sát nhận xét. - Tuyên dương người thắng cuộc. 3- Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện tập giải các bài tóan liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. - 1 HS lên bảng thực hiện –lớp làm bảng con. - Cả lớp nhận xét bạn làm trên bảng. - Nhắc lại đề bài. - Đặt tính rồi tính. - HS nêu. - HS thực hiện. a) b) 415 356 234 652 + 415 - 156 + 432 - 126 830 200 606 526 -Tìm x. - ... lấy tích chia cho thừa số đã biết. - ... lấy thương nhân với số chia. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. a) X x 4 = 32 b) X : 8 = 4 X = 32 : 4 X = 4 x 8 X = 8 X = 32 - Tính. - HS thực hiện. 5 x 9 + 27 = 45 + 27 = 72 80 : 2 - 13 = 40 - 13 = 27 - Thực hiện nhân, chia trước rồi cộng, trừ sau. - HS đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - 1 HS tóm tắt. 125 l Thùng 1: Thùng 2: ? l 160 - Nhận dạng toán? (hơn kém nhau 1 số đơn vị). - Muốn biết thùng thứ 2 hơn thùng thứ 1 bao nhiêu lít, ta làm như thế nào? - 1 HS lên bảng, lớp làm vở. Bài giải Số lít dầu ở thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất là: 160 - 125 = 35 (lít). Đáp số: 35 lít dầu -Vẽ hình theo mẫu. - HS thực hiện. -Thực hiện theo YC. ĐẠO ĐỨC GIỮ LỜI HỨA I- MỤC TIÊU: -Kiến thức: HS hiểu vì sao phải giữ lời hứa. -Kĩ năng: Biết giữ lời hứa với mọi người. -Thái độ: Biết quý trọng những người giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Bảng phụ,phiếu học tập.Thẻ xanh ,thẻ đỏ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài cũ: - Hãy kể lại việc em đã làm để thực hiện lời hứa của mình? B- Bài mới. 1- Giới thiệu bài. 2) Các hoạt động : a) Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. * Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa. * Cách tiến hành - GV phát phiếu học tập. - Yêu cầu thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận. - Các việc làm a, d là giữ lời hứa. - Các việc làm b, c là không giữ lời hứa. b) Hoạt động 2: Đóng vai. * Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa. * Cách tiến hành - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó. Nhưng sau đó em hiểu ra việc làm là sai (VD: hái trộm quả, tắm sông...) Khi đó em sẽ làm gì?. - Yêu cầu HS thảo luận. - Yêu cầu các nhóm lên đóng vai. - Yêu cầu cả lớp trao đổi, thảo luận. + Có đồng tình với cách ứng xử trên không? Vì sao? + Có cách nào giải quyết tốt hơn không? - GV kết luậ ... HỌC. Bảng phụ viết BT 2 - VBT. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài cũ. - GV kiểm tra miệng 2 HS làm lại các BT1,3 (tiết LTVC tuần 3). - GV nhận xét, sửa bài. B- Bài mới. 1- Giới thiệu bài. - Nêu mục đích, yêu cầu bài học-ghi đề bài. 2- Hướng dẫn làm bài tập. a) Bài tập 1. - Gọi HS đọc đề bài+mẫu. - GV giúp HS hiểu thế nào là từ ngữ chỉ gộp (chỉ 2 người). - Ví dụ: Em hiểu thế nào là ông bà? - Yêu cầu HS trao đổi theo bàn, làm bài. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả – GV viết lên bảng các từ HS tìm được. - Yêu cầu HS làm vào VBT b) Bài tập 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu 1 HS làm mẫu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi vào phiếu. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. - 2 HS lên bảng- Cả lớp nhận xét. - Nhắc lại đề bài. - 1 HS đọc nội dung bài và Mẫu. - Là chỉ cả ông và bà. - HS trao đổi theo bàn, viết ra nháp những từ tìm được. - Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - HS đọc lại kết quả đúng. - Ông bà, cha ông, chú bác, cha anh, chú dì, dì dượng, cô chú, chú thím, cậu mợ, bác cháu, dì cháu, cha mẹ, cha con, mẹ con, anh em, chị em.... - Cả lớp làm bài. - 2 HS đọc nội dung bài. Cả lớp đọc thầm. - 1 HS làm mẫu trên bảng (xếp câu a vào ô thích hợp trong bảng). - HS làm việc theo 4 nhóm, làm xong dán lên bảng. - Đại diện nhóm đọc-Lớp nhận xét. Cha mẹ đối với con cái Con cháu đối với ông bà, cha mẹ Anh chị em đối với nhau c) Con có cha như nhà có nóc. d) Con có mẹ như măng ấp bẹ a) Con hiền cháu thảo b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ e) Chị ngã em nâng. g) Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần - Yêu cầu HS nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. + Con hiền, cháu thảo? + Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ? + Con có cha như nhà có nóc? + Con có mẹ như măng ấp bẹ? + Chị ngã em nâng? + Anh em như thể tay chân./ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. c) Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài. - Gọi HS làm mẫu: Nói về bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len. - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS thảo luận. - GV nhận xét, sửa bài. C-Củng cố dặn dò: -Về nhà học thuộc 6 thành ngữ tục ngữ ở BT2 - Nhà phúc đức, có con cháu hiền hòa hiếu (thuận) thảo. - Con cái khôn ngoan bố mẹ được mát mặt với mọi người. được che chở. - được yêu thương. - Chị em đoàn kết, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. - Anh em thân thiết gắn bó nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau. - HS làm bài theo đáp án đúng. - Cả lớp đọc thầm. - 1HS nhắc lại yêu cầu. - 1 HS làm mẫu. - Từng cặp HS tiếp tục trao đổi nhau về các nhân vật còn lại. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp làm vào VBT. (mỗi trường hợp đặt ít nhất là một câu.) a) Tuấn là anh của Lan. Tuấn là đứa con ngoan. Tuấn là người anh biết nhường nhịn em. b) Bạn nhỏ là cô bé ngoan. Bạn nhỏ là cố bé rất hiếu thảo. Bạn nhỏ là đứa cháu rất yêu thương Bà. c) Bà mẹ là người rất yêu thương con. Bà mẹ là người dám làm tất cả vì con. Bà mẹ là người sẵn sàn hy sinh thân mình vì con. d) Sẻ non là người bạn tốt. .Sẻ non là người bạn rất đáng yêu. .Sẻ non là người bạn dũng cảm, tốt bụng. .Sẻ non là người bạn quý của bé Thơ và bằng lăng. Thứ sáu ngày /09/2009 TOÁN NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ) I- MỤC TIÊU: Giúp HS. - Biết đặt tính rồi tính nhanh số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ). - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân. II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6. - Hỏi HS về kết quả của 1 phép nhân bất kỳ trong bảng. - Nhận xét, ghi điểm. B- Bài mới. 1- Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. 2- Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân. - GV viết bảng: 12 x 3 =? Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân. - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính: (vừa nói vừa thực hiện). + Đặt tính: Viết thừa số 12 ở 1 dòng, thừa số 3 ở dòng dưới, sao cho 3 thẳng hàng cột với 2, viết dấu nhân ở giữa 2 dòng trên, rồi kẻ vạch ngang: 12 x 3 + Thực hiện phép tính. 12 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. x 3 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. 36 - Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép tính? - GV: chúng ta thực hiện nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ). 3- Thực hành. Bài 1: - Yêu cầu HS làm bài. - GV theo dõi, nhắc nhở. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Nêu cách thực hiện? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, tóm tắt và tìm cách giải. - Yêu cầu HS giải bài toán. - Nhận xét, chữa bài. 4- Củng cố, dặn dò. - Dặn HS về luyện tập nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - Nhận xét tiết học - 2 HS thực hiện trên bảng lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét 2 bạn trên bảng đã đọc thuộc chưa. - Nhắc lại đề bài. - Chuyển phép nhân thành phép cộng: 12+12+12=36. Vậy 12x3=36 - 3 HS nhắc lại cách thực hiện: Phải lấy 3 nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số 12, kể từ phải sang trái. Các chữ số ở tích nên viết sao cho: 6 thẳng cột với 3 và 2; 3 thẳng cột với 1. - 5 HS lên bảng - Cả lớp làm SGK. 24 22 11 33 20 x 2 x 4 x 5 x 3 x 4 48 88 55 99 80 - 1 HS đọc yêu cầu. - ... đặt tính, tính từ phải sang trái. - 4 HS thực hiện trên bảng lớp - Cả lớp làm bảng con: 32 11 42 13 x 3 x 6 x 2 x 3 96 66 84 39 - 2 HS đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì? - Hỏi gì? - HS tóm tắt. Mỗi hộp: 12 bút. 4 hộp: .... bút? - Muốn biết 4 hộp có bao nhiêu bút chì, ta làm như thế nào? (Lấy số bút trong 1 hộp nhân với số hộp). - 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở. Bài giải Số bút chì màu có trong 4 hộp là: 12 x 4 = 48 (bút) Đáp số: 48 bút chì TẬP LÀM VĂN Nghe kể: DẠI GÌ MÀ ĐỔI ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 1- Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên. 2- Rèn kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi - Bảng lớp viết 3 câu hỏi SGK. - Vở bài tập. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài cũ. - GV gọi HS làm lại BT1,2 (Tiết TLV tuần 3). - GV nhận xét, ghi điểm. B- Bài mới. 1- Giới thiệu bài : - Nêu mục đích, yêu cầu bài học-ghi đề bài. 2- Hướng dẫn HS làm bài tập. a) Bài tập 1. - Yêu cầu đọc bài và câu hỏi. - Yêu cầu quan sát tranh. - GV kể chuyện lần 1 và hỏi. + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS nhìn gợi ý trên bảng để kể chuyện. - Truyện này buồn cười ở điểm nào? - Nhận xét,tuyên dương. b) Bài tập 2. - Gọi HS đọc đề bài. - GV giúp HS nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài. Hỏi: + Tình huống cần viết điện báo là gì? + Yêu cầu của bài là gì? - GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. Chú ý giải thích rõ các phần. + Họ tên, địa chỉ người nhận cần viết chính xác, cụ thể (phần bắt buộc phải có - Nếu không thì Bưu điện không biết cần chuyển tin cho ai). + Nội dung: Nên ghi vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận điện hiểu (Bưu điện đếm chữ tính tiền). + Họ, tên, địa chỉ người nhận (Cần chuyển thì ghi, không chuyển thì thôi). Phần này cũng phải trả tiền nên nếu không cần thì không ghi, nếu ghi phải ngắn gọn. (ở dòng trên). + Họ, tên, địa chỉ người ngửi (ở dòng dưới) phần này không chuyển nên không tính tiền cước nhưng người gửi vẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi gặp khó khăn. Nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu thì Bưu điện không chịu trách nhiệm. - Yêu cầu HS làm miệng. - Yêu cầu làm vào VBT. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. 3- Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về nhà các em kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gởi điện báo. - HS 1: Kể về gia đình mình với 1 người bạn em mới quen. - HS 2: Đọc đơn xin phép nghỉ học. - Nhắc lại đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý. - Cả lớp quán sát tranh đọc thầm câu gợi ý. - Vì cậu rất nghịch - Mẹ sẽ chẳng đổi được cậu. - Cậu cho rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm. - HS lắng nghe. + Lần 1: 1 HS khá giỏi kể. + Lần 2: 5 -6 HS thi kể. - Cả lớp nhận xét. -... cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm. - Bình chọn học sinh kể hay nhất. - 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo. - Cả lớp đọc thầm. - Em được đi chơi xa (nghỉ mát, trại hè..) trước khi đi mọi người trong nhà lo lắng, dặn đến nơi phải gửi điện về. Đến nơi em gửi điện báo tin cho gia định... - Điền đúng nội dung vào mẫu. - HS lắng nghe. - 2 HS nhìn mẫu SGK làm miệng - Cả lớp nhận xét. - Cả lớp điền vào mẫu trong VBT
Tài liệu đính kèm: