Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọc Bích

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọc Bích

TẬP ĐỌC

Tiết 53 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu:

- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.

- Hiểu được nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.(trả lời được các CH trong sgk)

II. Chuẩn bị: Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời nếu có.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 27 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 53	DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu:
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Hiểu được nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.(trả lời được các CH trong sgk)
II. Chuẩn bị: Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời nếu có.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi HS đọc phân vai truyện Ga-vrốt ngoài chiến luỹ và trả lời câu hỏi về nội dung.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài (3 lượt). 
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Yêu cầu gọi HS tìm hiểu nghĩa các từ khó trong phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Ý chính của đoạn 3 là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính.
- Kết luận, ghi ý chính lên bảng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Đọc bài theo trình tự.
HS1: Xưa kiaphán bảo của chúa.
HS2: Chưa đầy một thế kỉ. Gần bảy chục tuổi.
HS3: Đoạn còn lại.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc từng đoạn của bài.
- 2 HS đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
- HS đọc sách tự phát biểu.
- HS đọc thầm tiếp nối nhau trả lời.
+ Nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc-ních.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ Cho thấy sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
- Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- 3 HS đọc bài, cả lớp theo dõi tìm cách đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau.
- 3-5 HS tham gia thi đọc.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố – Dặn dò:- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm đọc các mẩu chuyện nói về các nhà bác học và soạn bài Con sẻ.
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
TOÁN
Tiết 131	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Rút gọn được phân số; nhận biết được phân số bằng nhau.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liện quan đến phân số.
- Giáo dục HS ham học toán và làm bài chính xác.
II. Chuẩn bị: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên 
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết 130.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
* HD Luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự rút gọn, sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau
- Theo dõi giúp đỡ một số HS yếu.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 2 :- Gọi HS đọc đề bài.
- 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp? Vì sao?
- 3 tổ có bao nhiêu học sinh?
- Nhận xét chữa bài của HS.
Bài 3 : Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét chấm một số bài.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
-1 HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Các phân số bằng nhau là:
- 1HS đọc đề bài.
- 3 tổ chiếm số HS cả lớp 
- 3 tổ có số HS là:
32 = 24 (học sinh)
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- 1 HS đọc bài.
- Quãng đường dài 15 km.
Đã đi quãng đường
- Phải đi bao nhiêu km đường nữa. 
- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải.
 Anh Hải đã đi được số km đường:
15 = 10 (km)
Anh còn phải đi số km là:
15 – 10 = 5 (km)
Đáp số: 5 km.
- Nhận xét sửa bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện tập thêm chuẩn bị kiểm tra.
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết )
Tiết 27	BÀI THƠ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết đúng bài chính tả . Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng BT chính tả 
II. Chuẩn bị: Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a hay 2b, viết nội dung BT3a hay 3b.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra HS đọc và viết các từ cần phân biệt của tiết chính tả.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài.
- Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối bài Bài thơ tiểu đội xe không kính.
+ Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng đội, đồng chí của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả.
- Hướng dẫn cách trình bày bài viết.
- Yêu cầu HS nhớ và viết chính tả.
- Đọc cho HS soát bài.
- Treo bảng phụ cho HS soát bài đổi chéo
- Yêu cầu tự sửa lỗi nếu sai.
- Thu chấm 7-10 bài , nhận xét bài của HS
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 a) : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ viết với s không viết với x hoặc chỉ viết x không viết với s.
- Yêu cầu 2 nhóm dán bài lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung các từ mà nhóm bạn còn thiếu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3 a) : - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS đọc và viết vào bảng con
- 3 HS đọc thuộc lòng đọc thơ.
- Hình ảnh: Không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn.. cây số nữa.
+ Câu thơ: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới,.
- HS đọc và viết các từ: xoa mắt đắng, sa, ùa vào, ướt áo, tiểu đội..
- HS nhớ và viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài, báo lỗi và sửa lỗi nếu sai.
- Một số em nộp vở.
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm, cùng tìm từ theo yêu cầu bài tập.
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch những từ không thích hợp.
- 2 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
3. Củng cố – Dặn dò:- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ở BT2, viết lại đoạn văn 3a hoặc 3b vào vở và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 53	 CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ).
- Biết nhận diện câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết bđặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy, cô.
* HS khá, giỏi: Tìm thêm được các câu khiến trong SGK; đặt được 2 câu khiến với hai đối tượng khác nhau.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (Phần nhận xét).
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi HS đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1, 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
+ Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
- Giảng bài
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp tập nói.
- GV sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho từng HS.
+ Câu khiến dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Gọi HS đặt câu khiến để minh hoạ cho ghi nhớ. 
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu khiến trên bảng.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ.Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét khen ngợi các nhóm tìm đúng nhanh.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu HS khá, giỏi đặt 2 câu khiến với hai đối tượng khác nhau.
- 3 HS đọc thuộc lòng và giải thích.
- 1 HS đọc.
+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
+ Là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
- Nghe.
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 3-5 cặp HS đứng tại chỗ đóng vai một HS đóng vai mượn vở, 1 HS cho mượn vở.
+ Để nêu yêu cầu, đề nghị mong muốn, của người nói, viết ... ó thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết.
+ Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật.
* Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
- Nhận xét kết luận.
* Hoạt động 3: Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Nêu cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét kết luận.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Xứ nóng: lạc đà, báo, voi, cáo, ...
Xương rồng, phi lao, ...
+ Xứ lạnh: gấu bắc cực, chim cánh cụt, ...
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh sản, lớn lên và phân bố của động thực vật, mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau.
- Thảo luận cặp đôi.
+ Gió ngừng thổi, trái đất trở nên lạnh giá, nước trên trái đất ngừng chảy và đóng băng, không có mưa không có sự sống trên trái đất, ...
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Tiếp nối nhau trình bày
+ Chống nóng cho cây: che giàn, tưới nước
Chống rét cho cây: ủ rơm rạ quanh gốc cây
+ Chống nóng cho động vật: tắm, chuồng trại thoáng mát, cho uống nhiều nước.
+ Chống rét cho động vật: cho vật nuôi ăn nhiều chất bột đường, chuồng trại kín gió.
+ Chống nóng cho người: bật quạt điện, ở nơi thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ, ...
+ Chống rét cho người: sưởi ấm, ở nơi kín gió, mặc quần áo ấm, ...
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS đọc phần bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài ôn tập.
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
ĐỊA LÍ
 Tiết 27	 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết.
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, 
* HS khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối, 
 II. Chuẩn bị: Bản đồ dân cư Việt Nam
 III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
* Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc 
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố dân cư và so sánh:
+ So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường sơn?
- Kết luận: Dân cư ở vùng ĐBDHMT khá đông đúc
- Yêu cầu HS đọc sách để biết: Người dân ở ĐBDHMT là người thuộc dân tộc nào?
- Quan sát hình 1 và 2 nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, Kinh.
* Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 3=>8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình.
- Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐBDHMT, hãy cho biết, người dân ở đây có những ngành nghề gì?
- Yêu cầu HS kể một số loài cây được trồng.
+ Kể tên một số loài con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT?
+ Kể tên một số loài thuỷ sản được nuôi ở đây.
- Kết luận
* Hoạt động 3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐBDHMT 
- Yêu cầu HS nhắc lại các nghề chính ở ĐBDHMT.
+ Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này?
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp. GV kẻ sẵn trên bảng để HS trình bày.
- 2 HS lên bảng 
- HS quan sát và nhận xét.
- Người ở vùng biển miền Trung nhiều hơn so với vùng núi Trường Sơn.
- Lắng nghe
- dân tộc Chăm, Kinh, 
- Người Chăm: mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
- Người Kinh: mặc áo dài cao cổ.
- 6 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Ngành trồng trọt chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản và nghề làm muối.
- Cây lúa, mía, lạc.
- Bò, trâu.
- Cá, tôm.
- Nghe.
- do ở gần biển, có đất phù sa
 - Một số HS trình bày
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
Tiết 27	 LẮP CÁI ĐU (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu đúng mẫu.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
 II. Chuẩn bị: - Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III .Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét.
2. Bài mới: - Giới thiệu, ghi tên bài.
* Hoạt động1: Quan sát và nhận xét mẫu 
- Đưa mẫu cho HS quan sát.
- Hướng dẫn: 
+ Cái đu có những bộ phận nào?
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế: ở các trường mầm non hoặc trong công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Thao tác mẫu
- GV cùng HS chọn các chi tiết.
+ Lắp giá đỡ đu: Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào?
+ Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì?
+ Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
- Lắp trục đu vào ghế đu: 
+ Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm?
- Lắp ráp các bộ phận để hoàn thành cái đu như hình 1
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
- Để đồ dùng ra trước mặt.
- Quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn
- Quan sát từng bộ phận của cái đu.
- Có 3 bộ phận: Giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
- Nghe.
- Quan sát GV lắp cái đu theo quy trình
- Cùng GV chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.
- 2-3 HS lên chọn một vài chi tiết phần lắp tay đu.
- Cần 4 cọc đu thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
- Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
- Cần chọn tấm nhỏ 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Quan sát hình 4 SGK, 1 em lên lắp.
- Cần 4 vòng hãm.
- HS quan sát.
- Nghe.
- Thực hiện theo GV.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu quy trình lắp cái đu
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
MÔN : KĨ THUẬT
BÀI 27 : LẮP CÁI ĐU
(TIẾT 2)
I .MỤC TIÊU:
-Hs biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nhận xét.
2 Bài mới
-Giới thiệu và ghi tên bài.
-Yêu cầu
HĐ1: HS thực hành lắp cái đu
-Cho HS chọn các chi tiết để lắp caí đu.
a) HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
-Theo dõi nhắc nhở các em một số điểm cần lưu ý trong khi lắp.
b) Lắp từng bộ phận
-Nhắc HS 
c) Lắp ráp cái đu
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
-Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
-Nhận xét đánh giá kết quả của
 HS.
-Nhắc HS tháo các chi tiết
3 – Củng cố :
-Nhận xét tiết học
4 – Dặn dò :
-Dặn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “ Lắp xe nôi”
-Để đồ dùng ra trước.
-Nghe và nhắc lại tên bài
-1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
-Quan sát kĩ hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp.
-Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và sắp từng loại vào nắp hộp
-Lắp từng bộ phận. Lưu ý vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu
-Quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
-Kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
-Học sinh trưng bày sản phẩm.
-Dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-Thực hiện tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
-Nhận việc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
 I.MỤC TIÊU
-Qua bài học,Hs biết được mình có những quyền gì?
-Biết được bổn phận của mình như thế nào đối với ông bà,cha mẹ,anh chị em trong gia đình,đối với thầy cô giáo,với xã hội
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Một số tài liệu nói về quyền của trẻ em.
-Một số tranh ảnh liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu.
- Nêu mục tiêu tiết học
2. Sinh hoạt lớp
- Yêu cầu các tổ lên nhận xét kết quả học tập của tổ mình trong tuần qua.
-GV nhân xét chung đánh giá các tổ.
-Đề ra phương hướng nhiệm vụ của tuần tới.
3.Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em
-Trẻ em có những quyền gì?
-Bổn phận của trẻ em là gì?
-GV kết luận chung.
3 – Củng cố :
-Nhận xét tiết học.
4 – Dặn dò :
-Thực hiện những gì đã đề ra
- Hát bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Các tổ trưởng lần lượt lên nhận xét việc học tập và rèn luyện của tổ mình trong tuần qua.
-Các tổ khác nhận xét bổ sung.
-Lớp trưởng nhận xét chung.
....
- Thi đua học tốt chào mừng ngày 26/3.
-Rèn luyện tốt các hoạt động :Nghi thức đội,các trò chơi dân gian,múa hát tập thểđể tham gia ngày 
26/3.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012.doc