MÔN: Tập đọc
BÀI: Ôn tập – Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài Tập đọc đã học suốt HKI (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 45 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện về từ chỉ sự vật
3. Ôn luyện, củng cố cách viết tự thuật
4. Ôn luyện về cách tự giới thiệu
5. Ôn luyện về dấu chấm
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Tập đọc BÀI: Ôn tập – Kiểm tra đọc và học thuộc lòng Ngày dạy: I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc: Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài Tập đọc đã học suốt HKI (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 45 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài). Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 2. Ôn luyện về từ chỉ sự vật 3. Ôn luyện, củng cố cách viết tự thuật 4. Ôn luyện về cách tự giới thiệu 5. Ôn luyện về dấu chấm II. Chuẩn bị: Giáo viên: Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 2, tập một (gồm cả các văn bản thông thường). Bảng phụ viết sẵn câu văn của BT2 (viết 2 lần). Học sinh: VBT, chuẩn b ị kĩ bài. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Giới thiệu bài (1’): Bắt đầu các tiết học của Tuần 18 này, cô và các em sẽ cùng ôn tập và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của các em trong học kì I. 3. Phát triển các hoạt động: TG * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (khoảng 10-15 em) - PP: Kiểm tra – đánh giá. ĐDDH - GV gọi HS lên bốc thăm các phiếu đã được ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng trong sách Tiếng Việt, tập 1. Phiếu thăm -> GV chấm điểm. Thang điểm: * Những em đọc rõ ràng, mạch lạc bài đọc: 5đ. * Trả lời câu hỏi đúng: 5đ. * Tùy theo khả năng đọc bài của HS mà GV chấm điểm cho phù hợp. Lưu ý: Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. * Hoạt động 2: Ôn luyện về từ chỉ sự vật - PP: Trực quan, ôn luyện thực hành, thảo luận nhóm đôi. - HS đọc yêu cầu bài. VBT - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. - Từng cặp HS làm việc: 1 em đọc, 1 em viết vào nháp các từ chỉ sự vật trong câu văn. - GV gọi 2 em lên làm trên bảng phụ: Gạch chân các từ chỉ sự vật. - HS thực hiện: Ô cửa máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. -> GV nhận xét. -> HS nhận xét. * Hoạt động 3: Ôn luyện, củng cố cách viết tự thuật - PP: Ôn tập, củng cố, luyện tập – Thực hành. - GV tổ chức cho HS các nhóm thi đua đọc theo lời các nhân vật. -> GV nhận xét, khen ngợi những bài làm tốt. -> HS nhận xét. Tiết 2 * Hoạt động 4: Ôn luyện về cách tự giới thiệu - PP: Đàm thoại, luyện tập – Thực hành. - 3 HS đọc yêu cầu của bài (mỗi em đọc 1 tình huống). * Tình huống 1: Tự giới thiệu về em khi em đến nhà bạn lần đầu. * Tình huống 2: Tự giới thiệu về em khi bố bảo em sang mượn bác hàng xóm cái kềm. * Tình huống 3: Tự giới thiệu về em khi gặp cô hiệu trưởng để mượn lọ hoa cho lớp. - Mỗi tình huống GV gọi 1-2 HS nêu miệng -> GV nhận xét. -> HS nêu + làm vào VBT. * Hoạt động 5: Ôn luyện về dấu câu - PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành. - GV nêu yêu cầu của bài rồi giải thích rõ hơn cho các em hiểu: Các em phải ngắt đoạn văn đã cho thành 5 câu. Sau đó viết lại cho đúng chính tả (viết hoa chữ đầu câu). - HS lắng nghe để thực hiện cho đúng. - GV phát giấy cho 2-3 em lên bảng làm. - HS làm giấy để dán trên bảng lớp. Các em khác làm VBT. Giấy - Sau khi HS làm và dán kết quả lên bảng lớp, GV yêu cầu HS nhận xét -> GV nhận xét và chốt lại ý đúng: * Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. * Cặp có quai đeo. * Hôm khai giảng ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. * Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng. - 1 HS đọc to, rõ lại đoạn văn (đọc cả các dấu chấm vừa thêm). 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Các ghi nhận, lưu ý: . KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán BÀI :Ôn luyện về giải toán Ngày dạy : I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: Quy trình giải bài toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng, trừ). Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn. II. Chuẩn bị: Giáo viên: SGK, VBT, mô hình đồng hồ. Học sinh: VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ (3’): GV hỏi lại HS những kiến thức đã ôn luyện ở tiết “Ôn tập về đo lường”. + Hỏi HS về sống ngày trong tháng và các ngày trong tuần lễ. + Yêu cầu HS xác định thời điểm (qua việc xem giờ đúng trên mô hình đồng hồ). -> HS nhận xét + chấm điểm. 3. Giới thiệu (1’): Tiết toán này, cô sẽ ôn tập cho các em về giải toán. 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Bài 1 - Phương pháp: Thực hành, luyện tập. TG - HS đọc đề bài (1-2 em): “Một cửa hàng buổi sáng bán 48 lít dầu, buổi chiều bán 37 lít dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán bao nhiêu lít dầu? ĐDDH - HS tự tóm tắt vào vở: Buổi sáng: 48l Buổi chiều: 37l Cả hai buổi: l? VBT - GV hỏi HS: Muốn tính được cả hai buổi bán bao nhiêu lít dầu, em làm thế nào? -> GV nhận xét. - Lấy số lít dầu buổi sáng bán được cộng với số lít dầu buổi chiều bán được. -> HS làm bài và sửa bài. Giải Số lít dầu cả hai buổi bán được là: 48 + 37 = 85 (lít dầu) Đáp số: 85 lít dầu -> HS nhận xét. * Hoạt động 2: Bài 2, bài 3 - Phương pháp: Luyện tập, thực hành. 32 6 -> GV nhận xét. -> HS nhận xét. Tương tự: GV yêu cầu HS thực hiện bài 3 theo các bước đã thực hiện ở bài 2. - GV nhận xét. - HS thực hiện. Bài giải Số bông hoa Liên hái là: 24 + 16 = 40 (bông hoa) Đáp số: 40 bông hoa - HS nhận xét. * Hoạt động 3: Ôn luyện về cách đếm số (không liên tục) trong phạm vi 20 - Phương pháp: Động não, giảng giải, đàm thoại. - HS đọc yêu cầu bài: “Viết số thích hợp vào các ô màu xanh”. - GV nói thêm: các em chỉ viết số thích hợp vào các ô trống có màu xanh. - HS suy nghĩ và làm bài. - GV dán giấy có ghi sẵn tựa bài để HS điền số: 8, 11, 14. - HS sửa bài + nhận xét. -> GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà hoàn tất các bài. Trong VBT Toán + xem lại kỹ về các dạng bài giải toán. * Các ghi nhận, lưu ý :
Tài liệu đính kèm: