Toán
Ôn tập, kiểm tra định kì
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
- Nắm vững các kĩ năng tính toán trong các bảng nhân đã học.
- Luyện tìm số bị chia, thừa số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
II. Hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài:
Hđ1: Hd hs làm bài tập:
-Y/c hs mở vbt toán (t51)
- Đọc yêu /c từng bài tập 1;2;3;4;5.
- Nêu cách làm từng bài .
- Tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi hs làm bài.
- Ra thêm một số bài tập:
a)Tính:
Tuần 28 Thứ Hai, ngày 19 tháng 3 năm 2012 Sáng Tiết 1 Toán Ôn tập, kiểm tra định kì I. Mục tiêu: Giúp hs: - Nắm vững các kĩ năng tính toán trong các bảng nhân đã học. - Luyện tìm số bị chia, thừa số. - Giải bài toán có lời văn. - Tính độ dài đường gấp khúc. II. Hoạt động dạy học: - Giới thiệu bài: Hđ1: Hd hs làm bài tập: -Y/c hs mở vbt toán (t51) - Đọc yêu /c từng bài tập 1;2;3;4;5. - Nêu cách làm từng bài . - Tự làm bài vào vở. - GV theo dõi hs làm bài. - Ra thêm một số bài tập: a)Tính: 2 x 5 + 16 = 2 x 7 – 9 = 2 x 9 : 3 = 12 : 6 x 2 3 x 5 + 49 = 3 x 8 – 19 = 5 x 4 : 4 = 12 : 3 : 2 = b)Viết hai phép nhân có tích bằng một trong các thừa số đó? Viết hai phép chia có thương bằng không? Gv chấm bài. HĐ2: Chữa - bài. Nhận xét tiết học: Tiết 2-3 Tập đọc Kho báu I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng. - Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật nhười cha qua giọng đọc. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong phần chú giải và các thành ngữ. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai và ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng ,người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc. II. Hoạt động dạy học: Tiết 1: - Giới thiệu bài: Hđ1: Luyện đọc: - GV đọc mẫu- hs đọc thầm. - HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. - Hs nêu những từ nào khó đọc trong bài. - HS đọc từ khó đọc(cá nhân,tổ,lớp) - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - HD HS đọc câu khó. - Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Gọi các nhóm đọc trước lớp. - Thi đọc theo vai giữa các tổ. Tiết 2: Hđ2: Tìm hiểu bài: -Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân? - Nhờ chăm chỉ làm lụng vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì? Gv: Đoạn 1 đọc giọng khoan thai nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi đức tính tốt của hai vợ chồng người nông dân. - Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như bố mẹ họ không? - Trước khi mất người cha cho họ biết điều gì? Gv:Đoạn 2 đọc giọng chậmn rải, buồn,lời người cha giọng mệt mỏi, lo lắng. - Theo lời cha hai người con đã làm gì? - Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?(Gv đưa bảng phụ 3 phương án trả lời cho hs lựa chọn.) - Cuối cùng kho báu mà hai người con tìm được là gì? Gv y/c hs bổ sung cho bạn và chốt ý... - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? Gv liên hệ... Hđ3: Luyện đọc lại: Hs thi đọc lại truyện. Hđ4: Củng cố dặn dò: - Em rút ra bài học gì qua câu chuyện? Nhận xét tiết học. Chiều Tiết 1 Luyện Tiếng Việt Ôn từ chỉ hoạt động – Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Ôn luyện từ chỉ hoạt động,trạng thái. Rèn kỉ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động - Củng cố kĩ năng dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng chức vụ II. Hoạt động dạy học: HĐ 1: Nêu yêu càu tiết học: HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau a) Bê vàng đi tìm cỏ. b) Dê Trắng chạy khắp nẻo tìm bê. c) Một năm trời hạn hán. Bài 2. Đặt câu với các từ sau : Gặm, nhảy, toả Bài 3. Đặt dấu phẩy vào những chổ thích hợp trong từng câu sau : a) Quang cảnh ngày khai trường thật đông vui nhộn nhịp. b) Sách là người thầy người bạn của mỗi học sinh. c) Bạn Sắc đã nêu một tấm gương sáng về tính cần cù kiên nhẫn. - HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ HS yếu HĐ3: Chấm chữa bài III. Nhận xét dặn dò: Tiết 2 Luyện Toán Luyện giải toán I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn về dạng nhiều hơn, ít hơn II. Hoạt động dạy học: HĐ1; Nêu yêu cầu tiết học HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài1. Bao to có 48 kg gạo, bao nhỏ có ít hơn bao to 15 kg. Hỏi bao nhỏ có bao nhiêu kg gạo? Bài2. Thùng nhỏ có 18lít nước mắm, thùng to có nhiều hơn thùng nhỏ 7lít nứơc mắm. Hỏi thùng to có bao nhiêu lít nước mắm? Bài3. An có 16 que tính, Bình có 14 que tính. Nam có số que tính nhiều hơn bình và ít hơn An. Hỏi Nam có bao nhiêu que tính? GV cho hS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán –Tự giải - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu HĐ3: Chấm – Chữa bài III. Nhận xét dặn dò : Tiết 3 Tự học Luyện đọc: Kho báu I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng. - Đọc đúng lời của nhân vật người cha qua giọng đọc. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong phần chú giải và các thành ngữ. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện:Ai yêu quý đất đai và ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng ,người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc. II. Hoạt động dạy học: Hđ1: Luyện đọc: - GV đọc mẫu- hs đọc thầm. - HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Gọi các nhóm đọc trước lớp. Hđ2: Luyện đọc lại: - Luyện đọc theo vai – Cho HS chọn vai luyện đọc - Thi đọc trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài - luyện đọc cả bài – GV gọi một số em đọc trước lớp - Lớp nhận xét – Bình chọn bạn đọc tốt nhất Hđ3: Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. __________________________________________________________________ Thứ Ba, ngày 20 tháng 3 năm 2012 Sáng Tiết 1 Toán Đơn vị, chục, trăm, nghìn. I. Mục tiêu: Giúp hs: - Ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. - Nắm được đơn vị nghìn,quan hệ giữa trăm và nghìn. - Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. II. Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán. III. Hoạt động dạy học: - Giới thiệu bài: Hđ1: Ôn tập về đơn vị , chục và trăm. - Gv gắn các ô vuông (các đơn vị từ 1 đv đến 10 đv như sgk),Y/c hs nhìn và nêu số đv ,số chục rồi ôn lại:10 đv bằng 1 chục. - Gv gắn các hình chữ nhật (các chục từ 1 chục đến 10 chục)theo thứ tự như sgk, y/c hs quan sát và nêu số chục , số trăm rồi ôn lại:10 chục bằng một trăm. Hđ2: Một nghìn: - Gv gắn các hình vuông to và cách viết số tương ứng . Gv nêu:Các số 100; 200; 300;....900 là các số tròn trăm. Các số tròn trăm gồm có mấy chữ số? Hai chữ số tận cùng là chữ số nào? - Gv gắn 10 hình vuông to liền nhau như sgk rồi giới thiệu :10 trăm gộp lại thành một nghìn.Viết là 1000.Đọc là một nghìn. Hs ghi nhớ: -10 trăm bằng 1 nghìn. -10 đv bằng 1 chục. -10 chục bằng 1 trăm -10 trăm bằng 1 nghìn. Hđ3: Luyện tập: - Hs làm bài tập ở vbt toán.1,2,3,4 - Gv theo dõi hd Hs yếu - Chấm bài, chữa bài- GV gọi Hs lên bảng chữa bài – Lớp nhận xét - GV bổ sung Nhận xét tiết học. Tiết 2 Kể chuyện Kho báu I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình bằng giọng điệu thích hợp,biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp phần bạn kể. II. Hoạt động dạy học: - Giới thiệu bài: Hđ1: Hướng dẫn kể chuyện: Gv cho hs đọc gợi ý ở bảng phụ và kể theo ngôn ngữ của mình. Với ý khái quát: - Hai vợ chồng làm việc ntn? Hai vợ chồng chăm chỉ(Y/c hs dùng thành ngữ "hai sương một nắng";"cuốc bẩm cày sâu".) - Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được ntn? (Gv hd hs kể lại đoạn 2;3 tương tự như đoạn 1.) - Cho hs kể trong nhóm- Nhóm trưởng điều hành - Gọi các nhóm lên bảng kể. HĐ2: Thi kể chuyện trước lớp. Chọn mỗi nhóm 1-2 em lên thi kể chuyện. Gv nhận xét cho điểm. Bình chọn hs kể hay nhất.Gv tuyên dương,khen ngợi. Hđ3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài ở nhà. Tiết 3 Chính tả Kho báu I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại đúng, không mắc quá 5 lỗi chính tả đoạn : Ngày xưa....trồng cà. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ua/uơ; l/n; ên/ênh. II. Hoạt động dạy học: - Giới thiệu bài: Hđ1: Hdviết bài : Gọi hs đọc đoạn văn cần chép. - Nội dung đoạn văn là gì? - Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù? - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng? - Những chữ nào được viết hoa?Vì sao? Hs viết các từ khó:quanh năm, sương lặn , trồng khoai,cuốc bẫm,trở về... HĐ2: Gv đọc cho hs viết bài. - GV đọc bài HS Soát lỗi - Chấm bài- Chữa lỗi Hđ3: Hd hs làm bài tập chính tả. Y/c hs mở vbt TV làm bài. Theo dõi hs làm bài. Kiểm tra kết quả cho hs. Nhận xét tiết học. Tiết 4 Đạo đức Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 1) I. Mục tiêu: Hs hiểu. - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng ,có quyền được hổ trợ giúp đỡ. - Hs có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. - Hs có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. II. Hoạt động dạy học: Hđ1. Phân tích tranh: Gv cho hs quan sát tranh một số hs đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học. - Tranh vẽ gì? - Việc làm của bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật? - Nếu em có mặt ở đó ,em sẽ làm gì? Vì sao? Hs thảo luận theo cặp. Đại diện nhóm trình bày.Nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn. Gv kết luận:... Hđ2. Thảo luận theo nhóm đôi: Hãy nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật? Gv theo dõi hs thảo luận . Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp bổ sung cho bạn. Gv kết luận:... Hđ3. Bày tỏ ý kiến: Hs dơ thẻ đỏ(đúng) dơ thẻ xanh(sai)các ý kiến sau: a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh. c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi của họ. Cả lớp thảo luận . Gv kết luận:... Gv nhận xét học. Chiều Tiết 1 Luyện Tiếng Việt Ôn tập I. Mục tiêu: - Củng cố, ôn tập về chủ điểm : Cây cối. - HS biết dựa vào bức tranh để viết thành những câu văn ,bài văn nói về cảnh trong bức tranh đó II. Hoạt động dạy học: HĐ 1: GV cho HS làm BT 1 trang 66 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán. - Lớp nhận xét, GV bổ sung HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT 2 trang 66-67 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán. - HS nêu yêu cầu – HS nói về nội dung từng tranh – Lớp nhận xét bổ sung - HS tự làm bài viết vào vở - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu HĐ 4: Chấm – Chữa bài - GV gọi HS có bài khá tốt đọc cho lớp nghe - Lớp nhận xét – GV bổ sung - GV nêu một số ưu điểm, tồn tại bài làm của HS III. Nhận xét giờ học: Tiết 2 Luyện Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Ôn tập về đọc, viết số hàng trăm, chục, đơn vị. I ... Các nhóm nêu bài làm . Nhận xét nhóm bạn Bài 2: Thực hành. Hs đọc y/c và lên bảng thực hành.Đặt câu hỏi nói về việc làm của hai bạn trong tranh - Nhận xét bạn làm bài. Bài 3:Hs đọc y/c và làm bài vào vở. Gv kiểm tra chấm , chữa bài. Nhận xét tiết học. Tiết 2 Toán Các số tròn chục từ 110 đến 200. I. Mục tiêu: Giúp hs: - Cấu tạo thập phân của các số tròn chục từ 110 đến 200 là gồm:các trăm , các chục, các đơn vị. - Đọc viết các số tròn chục từ 110 đến 200. - So sánh được các số tròn chục từ 110 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi hs lên bảng viết 5 số tròn chục. Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hđ1: Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200. *Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: - Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Đọc số này ntn? - Số 110 có mấy chữ số?là những chữ số nào? - Một trăm là mấy chục? Vậy 110 có tất cả mấy chục? - Có lẻ ra đơn vị nào không? - Đây có phải là một số tròn chục không? *Hd tương tự với dòng thứ 2 của bảng để hs tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120 - Thảo luận tìm ra cách đọc và cách viết của các số:130;140;150;160;170;180;190;200. Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Y/c các nhóm đọc kết các số tròn chục từ 110 đến 200. Hđ2: So sánh các số tròn chục: Gv vừa gắm số lên bảng và hỏi: - Số110 và 120 số nào lớn hơn số nào bé hơn? Y/c hs lên bảng biểu diễn dấu vào chỗ trống. - Ngoài ra các em còn có thể so sánh từng hàng theo thứ tự từ hàng trăm đến hàng chục rồi hàng đơn vị. Y/c hs dựa vào 2 cách so sánh trên để so sánh số 120 và 130. Hđ3: Thực hành: - Mở vbt làm bài.1,2,3,4 - Gv theo dõi hd thêm cho HS yếu . - Chấm bài , chữa bài. Nhận xét tiết học. Tiết 3 Tập viết Chữ hoa Y I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chữ. - Biết viết chữ Y hoa theo cỡ vừa và cỡ nhỏ - Biết viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẩu. II. Đồ dùng: Mẫu chữ Y III. Hoạt động dạy học - Giới thiệu bài Hđ1:Hd viết chữ hoa. - Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét chữ Y hoa. - Cấu tạo: Chữ Y cỡ vừa cao 5 li. - Gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết dưới. - GV nêu cách viết và viết mẫu. - Hd hs viết vào bảng con. Hđ2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Giới thiệu cụm từ ứng dụng :" Yêu luỹ tre làng." - Một HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nêu cách hiểu cụm từ trên - Hướng dẫn HS quan sát cụm từ ứng dụng . - Nêu nhận xét: - HS nhận xét độ cao, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng - GV viết mẫu chữ Yêu trên dòng kẻ. - Hướng dẫn viết chữ ứng dụng vào bảng con. Hđ3: Hướng dẫn viết vào vở - GV nêu yêu cầu. - HS luyện viết vào vở. - GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm chữa bài . Nhận xét giờ học Tiết 4 Tự nhiên xã hội Một số loài vật sống trên cạn I. Mục tiêu: - Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn. - Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật nuôi hoang dã. - Có kĩ năng quan sát và nhận xét , mô tả. - Yêu quý và bảo vệ các con vật,đặc biệt là những động vật quý hiếm. * KNS : Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin ; kĩ năng ra quyết định ; kĩ năng giao tiếp ; kĩ năng hợp tác. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh về một số loài vật sống trên cạn. III. Hoạt động dạy học: - Giới thiệu bài: Hđ1: Làm việc với tranh ảnh trong sgk. Y/c hs nêu tên các con vật trong sgk. - Chúng sống ở đâu? - Thức ăn của chúng là gì? - Con nào là vật nuôi trong gia đình?Con nào sống trong vườn thú? Hs vừa chỉ tranh và nói. - Tại sao lạc đà có thể sống được trên sa mạc? - Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất? - Con gì được mệnh danh là chúa sơn lâm? Hs chỉ tranh và nói.Nhận xét bạn. Hđ2: Động não: - Hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật? Hs nêu ý kiến,nhận xét bổ sung cho bạn . Gv nhận xét ý kiến đúng. Hđ3: Triển lảm tranh ảnh: Gv chia nhóm y/c các nhóm tập hợp tranh ảnh sưu tầm được lên bàn có ghi tên các con vật sắp xếp theo đk khí hậu,chỗ ở, Nêu ích lợi : - Con vật có ích đối với người và gia súc. - Con vật có hại đối với người và cây cối. Bạn hãy cho biết con gà sinh con bằng cách nào? Con hươu có ích lợi gì? Con gì không có chân? Con vật nào là vật nuôi trong nhà?Con vật nào sống hoang dại? Hs trả lời, gv nhận xét tuyên dương hs. Hđ4: Hoạt động nối tiếp. T/c:Bắt chước tiếng con vật. Gv hd cách chơi. Tổ chức cho hs chơi. Nhận xét tiết học. Chiều: Tiết 1 Âm nhạc Gv chuyên trách dạy Tiết 2 Thể dục Gv chuyên trách dạy Tiết 3 Mĩ thuật Gv chuyên trách dạy ______________________________________________________________ Thứ Sáu, ngày 23 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 Chính tả Cây dừa I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại đúng chính xác, không mắc quá 5 lỗi chính tả 8 dòng thơ đầu trong bài: Cây dừa. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biết s/x;in/inh - Củng cố cách viết hoa tên riêng của địa danh. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng viết các từ sau:lúa chiêm, búa liềm, thuở bé,quở trách. Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hđ1: Hd viết chính tả: Gv đọc 8 dòng thơ đầu trong bài :Cây dừa. - Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa? - Các bộ phận đó được so sánh với những gì? - Đoạn thơ có mấy dòng? - Dòng thứ nhất có mấy tiếng? - Dòng thứ hai có mấy tiếng? Gv: Đây là thể thơ lục bát. Dòng đầu lùi vào 2 ô. Dòng sau lùi vào 1 ô - Các chữ đầu dòng được viết ntn? Y/c hs viết từ khó. HĐ2: Gv đọc cho hs viết bài. - Soát lỗi. - Chấm,chữa bài. Hđ3: Hd làm bài tập chính tả. - Y/c hs mở vbt làm bài. - Gv theo dõi, kiểm tra kq cho hs. Nhận xét tiết học. Tiết 2 Toán Các số tròn chục từ 101 đến 110. I. Mục tiêu: Giúp hs: - Cấu tạo thập phân của các số tròn chục từ 101 đến 110 là gồm:các trăm , các chục, các đơn vị. - Đọc viết các số tròn chục từ 101 đến 110. - So sánh được các số tròn chục từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự của các số này. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi hs lên bảng viết 5 số tròn chục. Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hđ1: Giới thiệu các số tròn chục từ 101 đến 110. *Gắn lên bảng hình biểu diễn số 101 và hỏi: - Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Đọc số này ntn? - Số 101 có mấy chữ số?là những chữ số nào? - Một trăm là mấy chục? Vậy 101 có tất cả mấy chục? - Có lẻ ra đơn vị nào không? - Đây có phải là một số tròn chục không? *Hd tương tự với dòng thứ 2 của bảng để hs tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 102 - Thảo luận tìm ra cách đọc và cách viết của các số:103;104;105;106;107;108;109;110. Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. - Y/c các nhóm đọc kết các số từ 101 đến 110. Hđ2: So sánh các số tròn chục: Gv vừa gắm số lên bảng và hỏi: - Số101 và 102 số nào lớn hơn số nào bé hơn? Y/c hs lên bảng biểu diễn dấu vào chỗ trống. - Ngoài ra các em còn có thể so sánh từng hàng theo thứ tự từ hàng trăm đến hàng chục rồi hàng đơn vị. Y/c hs dựa vào 2 cách so sánh trên để so sánh số 102 và 103. Hđ3: Thực hành: - Mở vbt làm bài.1,2,3,4 - Gv theo dõi hd thêm cho HS yếu . - Chấm bài , chữa bài. Nhận xét tiết học. Tiết 3 Tập làm văn Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối. I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói:tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời chia vui trong một số tình huống giao tiếp. - Rèn kĩ năng viết:trả lời câu hỏi về cây cối. * KNS : Kĩ năng giao tiếp có văn hóa ; lắng nghe tích cực. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gv gọi 2 hs lên bảng đáp lại lời đồng ý 2 tình huống ở vở luyện TV tiết trước. Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hđ1: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Hs đọc y/c và các tình huống trong bài. Suy nghĩ và nêu miệng lời đáp của mình. Nhận xét lời đáp của bạn đã có thái độ phù hợp với các tình huống đó chưa. Bài 2: Hs đọc y/c bài tập và trả lời miệng các câu hỏi trong bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập TV. Theo dõi hs làm bài-GV giúp một số em . HĐ2: Chấm , chữa bài. - GV gọi hS đọc bài – lớp nhận xét – GV bổ sung Nhận xét tiết học. Tiết 4 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1. Gv nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. - Tuyên dương và nhắc nhở một số hs. - Thực hiện tốt nề nếp, vệ sinh. 2. Triển khai kế hoạch tuần 29. - Ôn tập tốt thi KSĐK giữa kì II - Duy trì tốt mọi nề nếp : Sinh hoạt 15, Thể dục giữa giờ, vệ sinh trực nhật Chiều Tiết 1 Luyện Tiếng Việt Ôn tập I. Mục tiêu: - Củng cố, ôn tập về chủ điểm : Cây cối. - HS biết dựa vào bức tranh để viết thành những câu văn ,bài văn nói về cảnh trong bức tranh đó II. Hoạt động dạy học: HĐ 1: GV cho HS làm BT 1 trang 67 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán. - Lớp nhận xét, GV bổ sung HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT 2, 3 trang 68 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán. - HS nêu yêu cầu – HS nói về nội dung từng tranh – Lớp nhận xét bổ sung - HS tự làm bài viết vào vở - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu HĐ 4: Chấm – Chữa bài - GV gọi HS có bài khá tốt đọc cho lớp nghe - Lớp nhận xét – GV bổ sung - GV nêu một số ưu điểm, tồn tại bài làm của HS III. Nhận xét giờ học: Tiết 2 Luyện Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Ôn tập về đọc, viết số hàng trăm, chục, đơn vị. II. Hoạt động dạy học : * HĐ 1: GV cho HS làm BT 1, 2, 3, 4 trang 73-74 VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán. - HS đọc yêu cầu rồi làm Bài 1. Viết: Bài 2. Nối: Bài 3. Số: Bài 4. So sánh: - HS làm GV theo dõi giúp đỡ * HĐ 2: HS lên bảng chữa – Lớp nhận xét III. Củng cố - Dặn dò: Tiết 3 Tự học Ôn tập : Nhân, chia I. Mục tiêu: - Củng cố ôn tập . II. Hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Bài 1. Điền dấu >, <, = vào ô trống thích hợp: a, 4 x 3 c 3 x 4 b, 5 x 2 c 16 : 2 c, 3 x 3 c 27 : 3 d, 3 x 2 c 21 : 3 Bài 2. Tính: a, 24 : 4 + 19 = = b, 5 x 6 – 18 = = c, 18 : 3 + 28 = = Bài 3: Tìm x, biết: X : 3 = 5 .. ... X : 6 = 4 .. ... X : 7 = 3 .. ... Bài 4. Bài giải Mỗi bao đựng 5 kg gạo. Hỏi có 7 bao như thế đựng bao nhiêu kg gạo ? Bài 5. Bài giải Có 28 học sinh chia đều cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh ? Chấm điểm Bài 1 : 2 điểm. Bài 2 : 1,5 điểm. Bài 3 : 1,5 điểm. Bài 4 : 2,5 điểm. Bài 5 : 2,5 điểm. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ----------*******--------- Chiều Tiết1 Luyện toán
Tài liệu đính kèm: