Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 11

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 11

TẬP ĐỌC

BÀ CHÁU.

I. Mục tiêu:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: vất vả, giàu sang, màu nhiệm,

-Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.

-Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt giữa người kể chuyện với lời nhân vật (cô tiên, hai cháu).

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngư : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.

-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng, bạc, châu báu.

 3. Giáo dục: HS biết quý mến, yêu thương ông bà.

 

doc 25 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
BÀ CHÁU.
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: vất vả, giàu sang, màu nhiệm,
-Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
-Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, tình cảm, đọc phân biệt giữa người kể chuyện với lời nhân vật (cô tiên, hai cháu).
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngư õ: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng, bạc, châu báu.
 3. Giáo dục: HS biết quý mến, yêu thương ông bà.
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc + Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
30-32’
 1’
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bưu thiếp 
H: Bưu thiếp dùng để làm gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu trực tiếp
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2. Luyện đọc:
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
Rút tư øHS đđọc sai 
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn đọc đúng các câu:
+ Bà cháu rau cháo nuôi nhau,/ tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.//
+ Hạt đào vừa gieo xuống đã nẩy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng,/ trái bạc.//
- Giúp HS hiểu nghĩa từ mới : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
3. Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi..
- Lắng nghe.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Luyện đọc đúng
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Luyện ngắt câu đúng.
- Hiểu nghĩa từ mới. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4
 - Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lắng nghe.
Tiết 2.
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
14-15’
14-15’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bài “Bà cháu”.
Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:“Bà cháu”.( Tiết 2 ).
2. Giảng bài: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
H: Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào ?
H: Cô tiên cho hạt đào và nói gì ?
H: Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao?
+ Gọi HS đọc đoạn 3 :
H: Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng ?
H: Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
-Chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm tự phân vai(người dẫn chuyện, cô tiên, hai anh em) thi đọc toàn truyện. 
+ GV cùng HS bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
3. Củng cố – Dặn dò : 
- H: Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
- Dặn:Xembài sau: “Cây xoài của ông em”.
- Nhận xét tiết học.
 Mỗi em đọc 1 đoạn .
1HS đọc to đoạn 1 .
+ Sống nghèo khổ nhưng rất thương nhau.
+ Khi bà mất gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu sang.
-1HS đọc đoạn 2.
+ Giàu có.
-1 HS đọc đoạn 3 .
+ Vì hai anh em thương nhớ bà./ Vì vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà.
- HS đọc thầm đoạn 4 
+ Cô tiên hiện lên. Hai anh em òa khóc, cầu xin cho bà sống lại.
-HS tự phân vai (người dẫn chuyện, cô tiên, hai anh em) lên thi đọc toàn truyện.
- 4 HS tự chọn vai cho mình rồi đọc câu chuyện.
+ Tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
- Lắng nghe.
Toán:
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về: phép trừ có nhớ dạng 11 – 5 ; 31 – 5 ; 51 – 15.
2.Kỹ năng: HS làm tính, giải toán đúng, chính xác, nhanh, thành thạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, nhanh nhẹn, cẩn thận, yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị: - GV: SGK ; bảng phụ chép sẵn các bài tập 1.
 - HS: SGK, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
7-8’
9-10’
6-7’
4-5’
1-2’
A . Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính:
 71 – 8 ; 91 – 19.
 Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2.Giảng bài:
BÀI 1/51: H: Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2/51: 
- Gọi 1 HS nhắc lại cách đặt tính và tính kết quả .
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 3/51: 
H: Muốn tìm1 số hạng trong1 tổng em làm thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 4/51: - Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Hướng dẫn HS giải:
- Nhận xét – Ghi điểm. 
3. Củng cố – Dặn dò:
-Gọi HS nêu cách đặt tính, tìm 1 số hạng trong 1 tổng.
- Dặn: Xem trước bài sau:“12 trừ đi một số: 12 - 8”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng .
- Lớp làm bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+ Tính nhẩm và nêu kết quả.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
-3 HS lên bảng làm bài
- Tìm x.
+ Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- 3 HS lên bảng,Lớp làm bảng con.
- 1HS đọc đề toán.
- Theo dõi.
- 1HS tóm tắt và 1 HS giải:
- Trả lời theo GV hướng dẫn.
- Lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKI.
 I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS ôn tập hệ thống hóa các nội dung kiến thức đã học từ đầu năm đền nay.
 2.Kỹ năng: Rèn HS có thói quen và chuẩn mực đạo đức cần thiết.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập. Ý thức thực hiện tốt. 
 II. Chuẩn bị: - GV: + Nội dung câu hỏi ôn tập. + Bảng phụ chép sẵn bài tập trắc nghiệm. 
 - HS: Ôn các bài đã học.
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của HS.
3-5’
1-2’
12-13’
12-13’
1-2’
A.Kiểm tra bài cũ: 
 Bài: “Chăm chỉ học tập” . 
H: Chăm chỉ học tập mang lợi ích gì ? 
H: Em đã chăm chỉ học tập chưa? Kể các việc làm cụ thể ?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1/Giới thiệu bài -Trực tiếp
 - Ghi đề lên bảng.
2/Giảng bài:
v Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống hóa các nội dung kiến thức đã học.
- Tổ chức bằng hình thức hái hoa kiến thức. Câu hỏi:
H: Em cần làm gì sau khi có lỗi ?
H: Biết nhận lỗi sẽ có tác dụng gì ?
H: Em cần làm gì để lớp gọn gàng, ngăn nắp? 
H: Chăm làm việc nhà có lợi gì?
H: Kể những việc mà em đã thường xuyên làm ?
H: Nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập ?
- GV tổng hợp điểm tuyên dương nhóm thắng cuộc.
v Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm. 
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm làm:
* Nhóm 1;2: Đánh dấu cộng vào trước ý kiến đúng. Chăm chỉ học tập là:
 a, Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao.
 b.Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong nhóm, trong tổ.
 c. Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm các việc khác.
 d. Tự giác học tập mà không cần nhắc nhở.
* Nhóm 3 ;4:Hãy đánh dấu cộng vào 
trước ý kiến em tán thành:
 a. Chỉ những bạn không giỏi mới cần chăm chỉ.
 b. Cần chăm chỉ hằng ngày và khi chuẩn bị k.tra.
 c. Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chốt lại nội dung bài.
-Dặn:+Về nhà chuẩn bị bài:“Quan tâm, giúp đỡ bạn”
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Hai nhóm thi hái hoa kiến thức.
- Vỗ tay tuyên dương.
- Các nhóm làm bài tập.
* Nhóm 1 ;2:
a. +
 b. +
 c.
 d. +
* Nhóm 3 ;4:
 a. 
 b. + 
 c. 
 -HS theo dõi.
-Lắng nghe.
Thể dục: BÀI 21: TRÒ CHƠI:” BỎ KHĂN”- ÔN BÀI THỂ DỤC 
I. Mục tiêu:
Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đều và đẹp .
 Ôn trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và 2 khăn để tổ chức trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần nội dung
KLVậnđộng
Yêu cầu kỹ thuật
Phương pháp tổ chức
SL
TG
1. Phần mở đầu:
Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2.Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung
- Ôn trò chơi:Bỏ khăn 
3. Phần cơ bản:
4-5’
24-25’
4-5’
- Chạy nhẹ nhàng trên sân.
- Đi thường và hít thở sâu.
- Lần đầu GV điều khiển
- Các lần sau HS điều khiển
-GV nêu tên trò chơi, tổ chức HS chơi.
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét và giao bài tập về nhà.
- 1 hàng dọc
- 1vòng tròn
Đội hình hàng ngang
Đội hình vòng tròn.
Đội hình hàng ngang
TOÁN 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 –8.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 - 8, từ đó lập và học thuộc bảng cộng thức 12 trừ đi một số. 
 2.Kỹ năng: HS vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán đúng , thành thạo.
3.Thái độ: Tính cẩn thận, ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :- GV: Bảng phụ; bảng gài, que tính.
 - HS: Sách giáo khoa, que tính và bảng con.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1-5’
1-2’
5-6’
4-5’
8-9’
5-6’
4-5’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1HS lên bảng đặt tính và tính:
 81 – 48 ; 29 + 6.
- Gọi 1 HS đọc thuộc bảng trừ: 11 trừ đi một số.
- Nhận xét,  ... õ học .
 2.Kỹ năng: HS gấp hình đúng quy trình, đẹp.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích gấp hình.
II. Chuẩn bị - GV:+ Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5. 
 - HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, thước kẻ.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
3-5’
1-2’
21-23’
2-3’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ :
H: Nêu các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui?
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1: Kiểm tra các nội dung đã học.
- Yêu cầu HS gấp một trong những hình gấp em đã học.
+ Yêu cầu hình gấp phải đúng quy trình,cân đối, các nếp gấp phẳng, thẳng.
- Để giúp HS nhớ lại các hình gấp đã học, gọi HS nhắc lại tên các hình gấp và cho HS quan sát lại các mẫu gấp hình đã học.
- Tổ chức cho HS gấp hình.
GV theo dõi, giúp đỡ.
v Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm. 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Đánh giá kết quả sản phẩm hoàn thành theo 2 mức: 
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các bài gấp hình đã học.
- Dặn: Chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, thước kẻ, kéo để tiết sau học bài “ Cắt, dán hình tròn”.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu 4 bước gấp.
-Lắng nghe.
- Nhắc lại tên các hình đã gấp.
- Quan sát lại các mẫu gấp.
- Thực hành gấp hình.
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- 1 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
TOÁN LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về phép trừ có nhớ dạng 12 – 8 ; 32 – 8 ; 52 –28; tìm số hạng chưa biết.
2.Kỹ năng: HS làm tính, giải toán đúng, nhanh, thành thạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, nhanh nhẹn, cẩn thận, yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị: - GV: SGK ; bảng phụ chép sẵn các bài tập 1.
 - HS: SGK, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
5-6’
8-9’
6-7’
4-5’
3-4’
1-2’
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính:
 62 – 25 ; 82 – 77.
 Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: “luyện tập”.
 - Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
2.Giảng bài:
BÀI 1/55: H: Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 2/55: (cột 3 về nhà)
- Gọi 1 HS nhắc lại cách đặt tính và tính kết quả phép trừ, phép cộng.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 3/55: ( Câu b về nhà).
H: Muốn tìm1 số hạng trong1 tổng em làm thế nào ?
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI 4: - Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Hướng dẫn HS giải.
- Nhận xét – Ghi điểm. 
BÀI 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chốt lại cách giải qua các dạng bài tập trên.
- Dặn: Xem trước bài sau:“Tìm số bị trừ”.
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng .
- Lớp làm bảng con.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+ Tính nhẩm .
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng vở.
- HS trả lời.
- Tìm x.
+ Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- 2 HS lên bảng- Lớp làm bảng vở.
- HS đọc đề toán.
- Theo dõi.
-1 HS lên bảng tóm tắt, 1HS giải bài toán. Lớp giải vào vở.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài, trả lời ý đúng.
- D. Có 10 hình tam giác.
- Trả lời theo GV hướng dẫn.
- Lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN CHIA BUỒN, AN ỦI.
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nghe và nói : Biết nói lời chia buồn, an ủi.
 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
3. Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập, biết quan tâm đến người thân.
 II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2 SGK. Tranh minh họa bài tập 2.
 - HS: SGK. Mỗi em 1 bưu thiếp.
 III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
8-9’
7-8’
13-14’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 1 HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân.
- Nhận xét , ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Trực tiếp
 - Ghi đề bài lên bảng.
2. Giảng bài:
* Bài 1: (miệng). 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn: Cần nói lời thăm hỏi sức khỏe ông ( bà) ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương.
- Gọi nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Bài 2 : (Miệng).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bài làm trước lớp.
* Bài 3: ( Viết ).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc lại bài “Bưu thiếp”.
-Hướng dẫn học sinh viết bài trên bưu thiếp: Viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2-3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng.
- Gọi nhiều HS đọc bài.
- Chấm điểm một số bức thư tay.
3. Củng cố – Dặn dò :
H: Vừa rồi các em học bài gì ?
- Dặn: + Về nhà tập viết bưu thiếp thăm hỏi. Thực hành nói lời chia buồn, an ủi.
 + Xem trước bài: “Gọi điện”.
- Nhận xét tiết học.
-1 HS đọc bài viết của mình.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận cặp đôi thời gian 2’
- Nhiều HS tiếp nối nhau trả lời.
VD: Ông ơi, mệt thế nào ạ?./ Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ? Cháu lấy sữa cho bà uống nhé./ 
- Hãy nói lời an ủi của em với ông ( bà).
- Tổ chức cho thảo luận cặp đôi.
- 2 đại diện của 2 nhóm lên trình bày bài làm.VD:
 a. Bà đừng tiếc, bà nhé! Ngày mai cháu với bà sẽ trồng một cây khác. 
b. Ông đừng tiếc nữa, ông ạ! Cái kính này cũ quá rồi. Bố cháu sẽ mua tặng ông một chiếc kính khác. 
- Viết thư ngắn – như viết bưu thiếp – thăm hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão.
- 1 HS đọc.
- Thực hành viết bưu thiếp. 
- Nhiều HS đọc bài viết của mình.
+ Trả lời.
- Lắng nghe.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
2.Kỹ năng: Có thói quen giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà phù hợp với sức của mình.
3.Thái độ: Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị: - GV: Hình vẽ SGK.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
4-5’
1-2’
11-12’
13-14’
1-2’
A. Kiểm tra bài cũ : 
H: Tại sao cần phải ăn uống sạch sẽ ?
H: Làm thế nào để phòng bệnh giun.
- GV nhận xét,đánh giá.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài Trực tiếp.
 Ghi đề lên bảng.
2.Giảng bài:
v Hoạt động 1:Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ. 
* Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK và tập đặt câu hỏi.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện 1 số nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
v Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình.
* Bước 1: Yêu cầu từng em nhớ lại những việc làm thường ngày trong gia đình của mình.
* Bước2: Trao đổi với cả lớp.
- Gọi một số em chia sẻ với cả lớp.
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu bố, mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình?
- Phân tích cho HS hiểu về trách nhiệm và bổn phận của từng người trong gia đình nhằm góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hòa thuận.
H: Vào những lúc nhàn rỗi, em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí nào ?
H: Vào những ngày nghỉ, ngày lễ, em thường được bố mẹ đưa đi chơi những đâu ?
- GVkết luận.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn dò: Xem trước bài: Đồ dùng trong gia đình”.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
-Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm 4: 
- Quan sát tranh và đặt câu hỏi:
VD: + Đố bạn gia đình Mai có những ai?
+ Ông bạn Mai làm gì ? ( H.1)
+ Ai đang đón em bé ở trường mầm non ? ( H.2)
+ Bố của Mai đang làm gì? 
( H.3)..
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Trao đổi nhóm4: Kể với bạn về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. SINH HOẠT LỚP
 I. Mục tiêu:
Nhận xét tình hình của lớp trong tuần 11 vừa qua.
 Đề ra biện pháp, phương hướng cho tuần 12.
 II. Nội dung:
 1.Nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua: 
Nề nếp:
 - Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp học tập, xếp hàng ra vào lớp.
 - Vệ sinh thân thể tương đối sạch sẽ, gọn gàng.
	 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả.
 b. Học tập:
Hầu hết HS làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp.Tuy nhiên vẫn còn một số em thực hiện chưa tốt.
Một số em chữ viết còn xấu, cẩu thả, chưa đúng mẫu, chưa chú trọng việc rèn chữ giữ vở.
Một số em còn thụ động, ít phát biểu xây dựng bài trong giờ học.GV thường xuyên nhắc nhở.
Lao động: HS tham gia thực hiện tốt vệ sinh trường lớp.
 2. Hướng phấn đấu tuần tới:
Học sinh cần tiếp tục khắc phục các thiếu sót, tồn tại trong tuần qua để nề nếp tốt hơn. 
Quán triệt và thực hiện tốt việc truy bài 15 phút đầu buổi và rèn chữ giữ vở của HS.
Mỗi học sinh đều ra sức thi đua học tập tốt, học thuộc bài ở nhà trước khi đến lớp. Tích cực học tập giành nhiều bông hoa điểm mười.
Thực hiện vệ sinh thân thể và vệ sinh lớp học sạch đẹp hơn, đúng qui định.
 3. Tuyên dương trước lớp:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_thu_11.doc