Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 6 đến 10

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 6 đến 10

TUẦN 6

Tập đọc

Mẩu giấy vụn (Tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp.(trả lời được câu hỏi 1,2,3)

 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 3. Thái độ : KNS: Tự nhận thức về bản thân - Xác định giá trị. - Ra quyết định.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh vẽ, bảng phụ, SGK.

 - Học sinh : SGK, xem trước bài.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 225 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 6 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Tập đọc
Mẩu giấy vụn (Tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp.(trả lời được câu hỏi 1,2,3)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 3. Thái độ : KNS: Tự nhận thức về bản thân - Xác định giá trị. - Ra quyết định.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh vẽ, bảng phụ, SGK.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Mục lục sách
- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
3. Bài mới -Giới thiệu : (1’) GV giới thiệu bài - ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1: (7’) Đọc mẫu 
Mục tiêu : Lời đọc của GV thể hiện từng tuyến nhân vật giúp HS cảm thụ được bài.
Phương pháp : Quan sát, giảng giải.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Tóm nội dung: Bài này khuyên chúng ta giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV phân biệt lời các nhân vật :
+ Lời cô giáo nhẹ nhàng dí dỏm 
+ Lời các bạn vô tư, hồn nhiên 
+ Lời bạn gái vui tươi, nhí nhảnh 
Hoạt động 2: (25’) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
Mục tiêu : HS hiểu được nghĩa từ mới, đọc trôi chảy 
Phương pháp : Quan sát tranh, đàm thoại, thực hành, thi đua.
+ Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu 
- GV cho HS nêu từ khó đọc 
+ Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi 
- GV cho Hs đọc 1 đoạn 1: 
- Trong đoạn 1 chúng ta ngắt nghỉ hơi như thế nào ?
- GV cho Hs đọc đoạn 2 :
- GV các em lên giọng ở cuối câu, giọng khen ngợi 
- GV : giọng đọc nhẹ nhàng 
- GV yêu cầu đọc đoạn 3 :
- GV giọng đọc thong thả 
- GV cho HS đọc đoạn 4 :
- Giọng đọc dí dỏm và lên giọng ở cuối câu
+ Hướng dẫn đọc lời của nhân vật :
- GV cho HS xung phong đọc lời của nhân vật 
- HS đọc từng đoạn 
- GV nhận xét & kết hợp giải nghĩa từ 
+ Đoạn 1 :
- Vứt : bỏ, không dùng tới nữa 
+ Đoạn 2 : 
- Sạch sẽ: không dơ bẩn 
+ Đoạn 3 : và đọc lời chú thích: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng 
+ Đoạn 4 : và đọc lời chú thích: thích thú 
- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm 
- Đọc theo lời các nhân vật. 
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi
Đồ dùng dạy học : SGK
- HS nghe 
Đồ dùng dạy học : SGK, tranh, bảng phụ.
- HS đọc
- HS nêu: khó đọc ở vần hay âm
- HS đọc
- Lớp học rộng rãi và sạch sẽ / nhưng không biết ai vứt ra một mẩu giấy vụn / ngay giữa lối ra vào.
- HS đọc đoạn 2
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! Thật đáng khen ! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy / đang nằm ngay giữa cửa kia không ?
- Nào ! Các em hãy lắng nghe/ và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé ! Cô giáo nói tiếp 
- HS đọc đoạn 3 
- Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên / vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả.
- 1 HS đọc 
- HS nêu lại các lời đọc của nhân vật
- 4 HS xung phong đọc lời từng nhân vật 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS đọc 
- HS đọc theo nhóm
- 4 HS đọc
Tập đọc
Mẩu giấy vụn (tiết 2)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS nắm vững nội dung bài .
Phương pháp : Hỏi đáp, giảng giải, thảo luận 
- GV gọi1 HS đọc đoạn 1:
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2 :
-Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?
- GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 3 :
- Tại sao cả lớp xì xào ?
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 4 :
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy vụn nói gì ?
- Theo em mẩu giấy vụn có nói không? Vì sao?
 + GV chốt: đó là ý nghĩ của các bạn gái khi nghe thấy mẩu giấy vụn nằm giữa lớp sạch đẹp và rộng rãi.
- Theo em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì ?
- GV giáo dục HS biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp, có ý thức giữ vệ sinh chung 
Hoạt động 2 : (20’) Luyện đọc cả bài 
Mục tiêu : HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng với lời các nhân vật 
Phương pháp :Vấn đáp, thực hành, thi đua 
- GV cho HS nêu lại lời đọc của các nhân vật 
- GV chia lớp ra làm 3 nhóm. GV nhắc người dẫn chuỵên đọc. Nhưng các em . - Giữa cửa kia không thì cả lớp đồng thanh nói : có ạ 
- GV nhận xét
5. Củng cố- Dặn dò : (5’)
- GV cho Hs đọc cả bài 
- Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Về nhà đọc lại nhiều lần và nhớ đọc theo từng nhân vật. 
- Chuẩn bị bài : Ngôi trường mới.
- Nhận xét tiết học.
Đồ dùng dạy học : SGK 
- 1 Hs đọc, cả lớp đọc thầm 
- Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào rất dễ thấy.
-1 HS đọc cả lớp đọc thầm 
- Cả lớp nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy vụn nói gì ?
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
- Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì ?
- 1 Hs đọc 
- Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào thùng rác 
- HS nêu ý kiến
Đồ dùng dạy học : SGK
- 4 HS nêu
- 3 nhóm họp lại và tự phân vai đọc 
- Các nhóm thi đua đọc phân vai
Toán
7 cộng với 1 số : 7 + 5
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách thực hiện phép tính cộng dạng 7 + 5 lập được bảng 7 cộng với một số. 
 Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
 Biết gải và trình bày giải bài toán về nhiều hơn.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện phép tính nhanh chóng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tham gia tích cực vào giờ học toán 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Que tính, bảng phụ.
 - Học sinh : Bộ đồ dùng học tập, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập 
- GV gọi 1 em lên sửa bài 4. Nhận xét 
- GV chấm vở và nhận xét chung
3. Bài mới -Giới thiệu :(1’) GV đưa que tính để giới thiệu bài – ghi tựa 
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1 :(12’) Giới thiệu phép cộng 7 + 5 và lập bảng cộng 7 với 1 số 
Mục tiêu : HS bước đầu làm quen với 7 cộng với 1 số và lập được bảng cộng 7 cộng với 1 số & thuộc lòng bảng cộng 
Phương pháp : vấn đáp, thực hành, giảng giải. 
- GV nói : trên bảng có mấy que tính ?
- Cô thêm máy que tính ?
- Có tất cả bao nhiêu que tính. Muốn biết có tất cả mấy que tính ta làm sao ?
- 7 có mấy chữ số ? 7 gọi là gì ?
- 5 có mấy chữ số ? 5 gọi là gì ?
- 7 cộng 5 được bao nhiêu cô mời các em thao tác trên que tính. GV yêu cầu HS họp nhóm đôi 
- GV chốt : cách tính nào cũng đúng và chọn cách tách 5 thành 2 và 3, lấy 7+3=10, lấy 10+2=12
- GV cho HS lên đặt tính và nêu cách tính
- GV lưu ý HS cách đặt tính là thẳng cột, cách tính viết đúng cột đơn vị và cột chục 
- GV chia lớp ra 3 nhóm : 
7 + 4 ; 7 + 7 ; 7 + 9
7 + 6 ; 7 + 8 ; 7 + 10
- GV mời các nhóm lên gắn 
- GV nhận xét, chốt lại bảng cộng 7 
- GV treo bảng phụ 
Hoạt động 2: (15’) Luyện tập 
Mục tiêu : HS biết thực hiện phép tính và giải toán có lời văn 
Phương pháp :Thực hành 
 + Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài 1 
- Dựa vào bảng cộng để làm bài 
 + Bài 2 : GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2 
- HS nêu cách tính 
 + Bài 4:
- GV ghi tóm tắt đề trên bảng 
Hoa ..: 7 tuổi
Chị hoa hơn Hoa . : 5 tuổi
Hỏi : chị của Hoa ? tuổi 
- Bài toán cho gì ?
5. Củng cố – dặn dò : (5’)
- 1 HS đọc bảng cộng 7 với 1số .
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm thi đua đặt phép tính nằm trong bảng cộng và thực hiện phép tính.
- Về nhà học thuộc bảng cộng 7, làm bài tập 1 cột 3 và 4 ; bài 2 cột 2 ; bài 5.
- Chuẩn bị bài : 47+5. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Đồ dùng dạy học: que tính, bảng cài.
- 7 que tính 
- 5 que tính 
- Lấy 7 + 5 
- 1 chữ số. Số hạng 
- HS họp nhóm và nêu
- Lấy 7 cộng tiếp 8 , 9 
+ 5 = 12 
- Tách 5 thành 3 và 2. 
- Lấy 7 + 3 = 10 , 10 + 2 = 12 .
- Tách 7 thành 5 và 2 .
- Lấy 5 + 5 = 10, 10 + 2 = 12 
- 7 là số hạng thứ nhất đặt ở trên 5 là số hạng thứ hai đặt ở dưới.
5 thẳng cột với 7 vì 7 và 5 đều l2 đơn vị 
- HS nhận xét
- 1 HS nêu cách tính 
- Đại diện nhóm nhận phiếu giao việc 
- Đại diện nhóm lên gắn và đọc kết quả 
- HS nhận xét
- HS đọc theo dãy, tổ, cá nhân.
Đồ dùng dạy học : vở, bảng phụ 
- 1 HS nêu
- 2 HS làm bảng lớp 
- Cả lớp làm vở 
- 1 HS làm bảng lớp 
- Cả lớp làm vở 
- Đổi vở sửa bài 
- 1 Hs đọc đề
- Hs nêu
- H nêu 
- HS giải bảng
- Cả lớp làm vở 
Toán
47 + 5
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5 Biết giải toán về “Nhiều hơn” theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 2. Kỹ năng : HS tính đúng, nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS làm bài cẩn thận, tham gia tích cực giờ học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, Bộ ĐD dạy toán, SGK.
 - Học sinh : Bộ ĐDHT, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Gọi HS đọc bảng 7 cộng 1 số.
- 3HS lên bảng thực hiện: 
Bài 1: 7+8 , 8+7
 7+9 , 9+7
Bài 2: 7+6 
 7+3+3
Bài 5: 7+9
 7+3+6 
- Nhận xét
3. Giới thiệu bài mới : (1’) – Ghi tựa .
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:(12’) Giới thiệu phép cộng 47+5
Mục tiêu: HS biết cách trình bày, cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ qua 10 dạng 47+5 ... h 51 – 15
- Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- HS thực hiện.
ị ĐDDH: Que tính
- Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 51 - 15
- Lấy que tính và nói: Có 51 que tính
- Thao tác với que tính và trả lời, còn 36 que tính.
- Nêu cách bớt.
- 15 que tính.
- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- Thao tác theo GV.
- Còn lại 36 que tính.
- 51 trừ 15 bằng 36.
	 51
	- 15
	 36
- HS nêu.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
- HS làm bài
- HS nhận xét bài của bạn. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Đọc yêu cầu.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
- HS thực hiện và nêu cách đặt tính.
	 81	 51	 
	- 44	- 25	 
	 37	 26	 
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS nêu
Ôn tập
Ôn : Cảm ơn, xin lỗi
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố lại lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
 Nói 3,4 câu về nội dung mỗi tranh trong đó dùng lời cảm ơn hay xin lỗi.
 2. Kỹ năng : Viết được đoạn văn hoàn chỉnh trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi.
 3. Thái độ : GD HS có thái độ chân thành, lịch sự, nhã nhặn khi sử dụng trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng ghi các câu nói có lời cảm ơn ,xin lỗi, tranh vẽ.
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : 
3. Bài mới:(1’) Giới thiệu: Ôn tập
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (15’) Nói lời cảm ơn , xin lỗi.
Ÿ Mục tiêu: Hs nói được lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với các tình huống .
Ÿ Phương pháp: Trực quan, động não, thực hành. 
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc các câu và làm vào vở
Em quên bút bạn cho mượn.
Mẹ cho em con gấu bông.
 c) Bạn cho em mượn quyển sách.
Em chạy chơi với bạn va vào em nhỏ.
Em lên cầu thang lỡ giẫm vào chân bạn.
v Hoạt động 2: (18’) Viết đoạn văn .
Ÿ Mục tiêu: HS quan sát tranh và viết được đoạn văn hoàn chỉnh .
Ÿ Phương pháp: Quan sát , thực hành.
- GV treo tranh – câu gợi ý.
+ Tranh1: vẽ gì?
- Hình ảnh trong tranh thể hiện sự việc gì?
+ Gv treo bức tranh thứ 2.
5. Củng cố – Dặn dò : (1’)
- GV chấm một số vở. Nhận xét.
- Về nhà viết lại bài.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS đọc câu
- Hs làm vào vở.
- 3 HS lên bảng sửa bài.
 + Mình cảm ơn bạn rất nhiều.
 + Con gấu này đẹp quá! Con cảm ơn mẹ!
 + Quyển sách này rất hay mình cảm ơn bạn.
- HS làm bài .
- 2 HS sửa bài
- Ngày mai là sinh nhật của Yến. Mẹ tăïng cho bạn một con gấu bông. Vâng ạ! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm! Con gấu này đẹp quá!
- Nghe bạn gọi ngoài ngõ. Sơn vội vàng chạy ra. Không ngờ va phải cạnh bàn ,làm lọ hoa rơi xuống nền nhà vỡ toang.Sơn chạy đến bên mẹ,vòng tay con xin lỗi mẹ! Làn sau con sẽ cẩn thận hơn.
- HS viết bài vào vở.
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
 2. Kỹ năng : HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
 3. Thái độ : Hs thích gấp hình và biết giữ gìn sản phẩm.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Giấy thủ công, mẫu thuyền phẳng đáy không mui, có mui, quy trình gấp có hình vẽ minh họa từng bước gấp.
 - Học sinh : Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) Kiểm tra chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài – Ghi tựa
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (10’) Ôn tập.
Ÿ Mục tiêu: HS nhớ lại các bước quy trình gấp thuyền .
Ÿ Phương pháp: Thi đua, thực hành, vấn đáp. 
- Nêu lại quy trình và gấp lại thuyền phẳng đáy có mui.
- GV chốt lại các bước.
- Chuyển ý
v Hoạt động 2: (20’) Thực hành .
Ÿ Mục tiêu: HS gấp và trình bày sản phẩm.
Ÿ Phương pháp: Quan sát, thực hành.
- GV giới thiệu một số mẫu.
- Nhắc nhở, lưu ý khi HS gấp
- GV quan sát, uốn nắn
5. Củng cố – Dặn dò : (1’)
- Trình bày sản phẩm HS.
- Nhận xét, đánh giá
- Về nhà tập gấp thêm.
- Chuẩn bị : Ôn tập chủ đề : Gấp hình
- Nhận xét tiết học
- Hát
ị ĐDDH: Quy trình, giấy thủ công.
- Thi đua mỗi tổ 1 HS
- Nhận xét
ị ĐDDH: Mẫu, vở, giấy thủ công.
Tuần 10 
Chính tả
Thương ông
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe và viết lại chính xác đoạn 1 và 2 bài thơ “Thương ông”.
 2. Kỹ năng : Hs viết nhanh đúng và ít sai lỗi chính tả.
 3. Thái độ : Rèn chữ, viết sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng ghi bài chính tả. .
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới:(1’) Giới thiệu bài: Thương ông.
3. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động1:(7’)Tìm hiểu nội dung đoạn viết
Ÿ Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn viết và cách trình bày đúng thơ 5 chữ.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
- GV yêu cầu HS mở sách
- GV đọc bài thơ: Ông bị đau .vì nó thương ông” .
- Bài thơ có tên là gì?
- Tại sao ông phải đi chống gậy?
- Bài viết có mấy khổ thơ?
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Để cho đẹp, các em cần viết bài thơ vào giữa trang giấy, nghĩa là lùi vào khoảng 3 ô li so với lề vở.
- Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào?
 - GV cho HS nêu từ khó
v Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ Mục tiêu: HS viết đúng 2 đoạn thơ “Thương ông”.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
- GV đọc từng dòng cho HS viết.
4. Củng cố – Dặn dò :(3’) 
- GV chấm 1 số vở – Nhận xét.
- Về nhà đọc lại bài thơ.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- Thương ông.
- Vì chân ông bị sưng tấy
- 2 khổ thơ.
- 5 chữ.
- Đặt cuối các câu:
 Lon ton lại gần:
	 Ông bước lên thềm :
- Hs nêu :chống gậy, ngoài sân, vịn vai, hoan hô.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS viết vào vở.
Tập làm văn
Ôn tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS biết dựa vào câu hỏi gợi ý để viết 1 đoạn văn hoàn chỉnh nói về em và
 trường em.
 2. Kỹ năng : HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh .
 3. Thái độ : GD HS yêu trường lớp.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Câu hỏi gợi ý.
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới:(1’) Giới thiệu: Ôn tập
3. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (15’) Trả lời câu hỏi.
Ÿ Mục tiêu: Hs biết dựa vào câu hỏi để tạo thành đoạn văn.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
- GV treo bảng phu ghi các câu hỏi
- Giới thiệu trường em.
- Trường nằm trên đường nào?
- Ở trường có những ai? Và em được học gì ở đây?
- Tình cảm của em đối với trường?
v Hoạt động 2: (18’) Viết đoạn văn .
Ÿ Mục tiêu: HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh .
Ÿ Phương pháp: thực hành
- Cho HS viết bài vào vở
- GV theo dõi và động viên.
4. Củng cố – Dặn dò : (1’)
- GV chấm một số vở. Nhận xét.
- Về nhà viết lại bài.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS đọc các câu hỏi.
 Em tên Nguyễn Thị Lan Anh.Trường em mang tên nữ anh hùng dân tộc Lê Thị Hồng Gấm. Trường em nằm trên đường Phạm Văn Chiêu. Ở đây , chúng em được học trong một môi trường học tập rất tốt. Các thầy cô rất tận tình dạy cho chúng em.Chúng em rất yêu quý thầy cô và ngôi trường .
- HS viết bài vào vở
- 2 HS đọc lại bài 
Toán
Ôn tập 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố lại các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng và giải toán đơn.
 2. Kỹ năng : Hs thực hành nhanh đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Yêu thích môn Toán. 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : bảng phụ .
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Ôn tập.
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1:(10’) Ôn các phép cộng và giải toán có lời văn.
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ và giải toán có lời văn.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
34 + 29 66 + 18
28 + 45 27 + 19
+ Bài 2: Giải toán
 Con lợn cân nặng 49kg, con thỏ cân nặng 19kg. Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu ki-lô gam?
 - GV cho H đọc đề
Tóm đề:
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng gì?
v Hoạt động 1:(12’)Tìm một số hạng trong một tổng.
Mục tiêu: HS biết tìm số hạng và biết trình bày.
 + Bài 3: Tìm x
 x + 8 = 10 40 + x = 69
 x + 20 = 40 x + 15 = 60
- x gọi là gì?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm sao?
4. Củng cố – Dặn dò:(5’) 
- Gv chấm 1 số vở – Nhận xét.
- Ôn lại bảng cộng.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bảng.
- 1 HS đọc.
 Con lợn nặng : 49kg
 Con thỏ nặng : 19kg
 Cả hai con :kg?
- Tính tổng của thỏ và lợn.
- HS làm bài
-1 HS sửa bảng.
-x gọi là số hạng chưa biết
-Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Cả lớp làm bài
-2 HS sửa bảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_6_den_10.doc