Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học: 2010-2011 - Hà Thị Lệ

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học: 2010-2011 - Hà Thị Lệ

TUẦN 33

Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2011

SHTT

Sinh hoạt dưới cờ

Toán

Ôn tập về các số trong phạm vi 1000

A. Mục đích, yêu cầu

 Giúp HS củng cố về:

 - Đọc, viết, đếm, so sánh các số có ba chữ số. BT1- 1,2,3. BT2- a,b. BT3.

 - Nhận biết số bộ nhất, số lớn nhất cú ba chữ số. BT4.

B. Đồ dùng dạy – học

 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2

C. Các hoạt động dạy – học

I. Bài cũ

II. Bài mới

 1) Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về các số trong phạm vi 1000. Ghi đầu bài.

 2) Luyện tập

 

doc 19 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học: 2010-2011 - Hà Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2011
SHTT
Sinh hoạt dưới cờ
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
A. Mục đích, yêu cầu 
	 Giúp HS củng cố về: 
 	 - Đọc, viết, đếm, so sánh các số có ba chữ số. BT1- 1,2,3. BT2- a,b. BT3.
	- Nhận biết số bộ nhất, số lớn nhất cú ba chữ số. BT4.
B. Đồ dùng dạy – học 
 	 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về các số trong phạm vi 1000. Ghi đầu bài.
 2) Luyện tập 
 Bài 1 : Viết các số
	Chín trăm mười lăm : 915 
	Sáu trăm chín mươi lăm : 695
	Bảy trăm mười bốn : 714
	Năm trăm hai mươi tư : 524
	Một trăm linh một: 101
	Hai trăm năm mươi : 220
	Ba trăm bảy mươi mốt: 371
	Chín trăm : 900
	Một trăm chín mươi chín : 991
	Năm trăm năm mươi lăm: 555
	- Đọc yêu cầu của bài.
	- Yêu cầu HS làm bài.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	- Tìm các số tròn chục, tròn trăm trong bài ? 250, 900
	- Số nào trong bài là số có ba chữ số ? 555
Bài 2 : Số ? 
500
502
507
509
380
381
383
386
390
700
710
720
790
	- Yêu cầu HS đọc đề bài
	- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài, 3 HS lên bảng làm bài.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	- Nêu đặc điểm của từng dãy số ?
	Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 380 đến 390, 500 đến 509, dãy số tròn chục liên tiếp bắt đầu từ 700 đến 800.
	- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị ? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
	- Hai số tròn chục hơn kém nhau mấy đơn vị ?
	Hai số tròn chục liên tiếp hơn kém nhau 10 đơn vị.
 Bài 3 : Viết các số tròn trăm thích hợp vào chỗ chấm ?
	100 ; .200.. ; 300 ; ... ; ... ; ... ; 700 ; ... ; ... ; 1000 
	- Yêu cầu HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm bài. 
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	- Số tròn trăm có đặc điểm gì ? Số có hai chữ số 0 ở tận cùng bên phải.
	- Hai số tròn trăm liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. Hai số tròn trăm liên tiếp hơn kém nhau 100 đơn vị.
 Bài 4 : 
	372 .<.. 299 	 631 ..<. 640
	465 ..<. 700 	 909 ..=. 902 + 7
	534 ..=. 500 + 34 	 708 ..<. 807
	- Yêu cầu HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài, 1HS đọc bài làm
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	- Nêu cách so sánh hai số có ba chữ số
* Bài 5 : 
	a, Viết số bé nhất có ba chữ số: 111
	b, Viết số lớn nhất có ba chữ số: 999
	c, Viết số liền sau của 999, 1000
	- Yêu cầu HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài, 1HS đọc bài làm.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
	- Muốn tìm số liền trước, liền sau của một số ta làm thế nào ? 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nêu cách so sánh các số có ba chữ số ?
	- Nhận xét tiết học. 
Thể dục
GV bộ mụn lờn lớp
Tập đọc
Bóp nát quả cam (tiết 1+2)
A. Mục đích, yêu cầu 
1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
 - Bước đầu biết đọc rừ phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật (Trần Quốc Toản, Vua).
2, Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài, nắm được sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử nói trong bài đọc.
 - Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. CH1,2,4,5. * CH3.
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- 2 HS 
	- Đọc bài Tiếng chổi tre, và trả lời các câu hỏi sau :
	+ Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ?
	+ Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ? 
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ đọc truyện Bóp nát quả cam kể về một người thiếu niên anh hùng. Ghi đầu bài. - HS mở SGK tr 124.
 2) Luyện đọc :
a, Đọc mẫu 
	- GV đọc mẫu toàn bài ; lời người dẫn chuyện đọc với giọng nhanh, hồi hộp. Lời Quốc Toản khi thì giận dữ (nói với lính gác cản đường), khi thì dõng dạc (tâu Vua). Lời Vua : khoan thai, ôn tồn. 
	- 1HS khá đọc lại cả bài.
b, HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1) và luyện phát âm 
	- Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.
	 ngang ngược, thuyền rồng, liều chết.
- HS nối tiếp đọc từng câu thơ (Lần 2) - Chia đoạn. 
c, HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1) và hướng dẫn ngắt giọng.
	- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và luyện đọc các câu dài
	+ Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết / xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến
	+ Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức ://”Vua ban cho cam quý / nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt
- Hướng dẫn HS giọng đọc phù hợp của từng đoạn và luyện đọc từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) giải nghĩa các từ trong SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 3) 
e, HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
d, Thi đọc giữa các nhóm. Các nhóm thi đọc từng đoạn , cả bài
đ, HS đọc đồng thanh 
3) Tìm hiểu bài 
	- Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta ?
	Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta
	- Thấy sứ giặc ngang ngược, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ? 
	Vô cùng căm giận.
	- Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ? Để được nói hai tiếng “xin đánh”.
	- Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào ?
	- Đợi gặp Vua từ sáng đến trưa ; liều chết xô lính gác để vào nơi họp ; xăm xăm xuống thuyền.
	- Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh”, Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy ? 
	- Vì cậu biết : xô lính gác, tự ý xông vào nơi Vua họp triều đình là trái phép nước, phải bị trị tội.
	- Vì sao Vua không những tha tội mà con ban cho Quốc Toản cam quý ? 
	Vì Vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước.
	- Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ?
	Quốc Toản ấm ức vì bị Vua xem như trẻ con, lại căm giận sôi sục khi nghĩ đến quân giặc nên nghiến răng, hai tay bóp chặt, quả cam vì vậy vô tình bị bóp nát.
4) Luyện đọc lại 
	- 2,3 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai thi đọc lại truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc tốt. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
	- Nhận xét tiết học.
	- Bài sau : Lượm
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Lượm
A. Mục đích, yêu cầu 
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc lưu loát bài thơ. Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ thể thơ 4 chữ.
 - Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên.
 2) Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ : loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng.
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm. CHsgk
 - Thuộc ớt nhất 2 khổ thơ đầu.
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy – học 
II. Bài cũ 
	 - 2 HS 
	- Đọc bài Búp nỏp quả cam và trả lời câu hỏi :
	- Nhận xét cho điểm .
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Bài thơ Lượm viết về một chú bé làm liên lạc đưa thư qua các mặt trận trong thời kì cả dân tộc ta chiến đấu chống thực dân Pháp. Hình ảnh của chú bé Lượm trong bài thơ đẹp như thế nào, các em hãy cùng đọc bài thơ để biết điều đó. Ghi đầu bài. - HS mở SGK tr 130
2) Luyện đọc 
a, Đọc mẫu 
	- GV đọc mẫu toàn bài với giọng vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả ngoại hình, dáng đi của chú bé : loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, nhảy, vụt qua, sợ chi, nhấp nhô.
b, HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1) và luyện phát âm 
	- Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng. 
	- HS luyện đọc các từ : loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trỗ 
	- HS nối tiếp đọc từng câu thơ (Lần 2) - Chia đoạn. 
c, HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1) và hướng dẫn ngắt giọng.
	- Gọi HS đọc từng dòng thơ.
	- Yêu cầu HS tìm cách ngắt nhịp, nghỉ hơi ở một số câu thơ.
HS luyện đọc đoạn thơ :
 	 Chú bé loắt choắt /
 	 Cái xắc xinh xinh /
 	 Cái chân thoăn thoắt / 
 	 Cái đầu nghênh nghênh.
	- Gọi HS đọc từng khổ thơ, chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) giải nghĩa các từ trong SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 3) 
e, HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
d, Thi đọc giữa các nhóm. Các nhóm thi đọc từng đoạn , cả bài
đ, HS đọc đồng thanh 
 3) Tìm hiểu bài 
	- Tìm những nét nghộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong hai khổ thơ đầu ? Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, như chim chích nhảy trên đường. 
+ Những từ ngữ gợi tả Lượm trong hai khổ thơ đầucho thấy Lượm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, tinh nghịch
	- Lượm làm nhiệm vụ gì ? Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận.
+ Làm nhiệm vụ chuyển thư, chuyển công văn, tài liệu ở mặt trận là một công việc vất vả, nguy hiểm
	- Lượm dũng cảm như thế nào ? Lượm không sợ hiểm nguy, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư “thượng khẩn” 
	- Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4?
	- Lượm đi trên đường quê vẳng vẻ, hai bên lúa trổ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên biển lúa
	- Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ? 
	- HS trả lời theo suy nghĩ của mình
4) Học thuộc lòng bài thơ 
	- HS tự đọc nhẩm thuộc bài thơ.
	- Nhiều HS nối tiếp nhau thi đọc thuộc bài thơ.
	- Nhận xét và cho điểm.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Bài thơ ca ngợi điều gì ? Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm.
	- Nhận xét tiết học .
	- Bài sau : Người làm đồ chơi
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo)
A. Mục đích, yêu cầu 
 Giúp HS củng cố về: 
 - Đọc, viết, các số có ba chữ số. BT1
 - Phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại. BT2
 - Sắp xếp các số theo thứ tự từ bộ đến lớn và ngược lại. BT3
B. Đồ dùng dạy – học 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
II. Bài mới 
 1) Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập tiếp về các số trong phạm vi 1000. Ghi đầu bài.
 2) Luyện tập 
 Bài 1 : Mỗi số sau ứng với cách đọc nào ?
	- Đọc yêu cầu của bài.
	- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài, 2HS lên bảng làm.
	- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2 : 
	a, Viết các  ... u cầu 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Lượm. 
 - Làm đúng các bài tập 2,3 phân biệt : s / x ; iên / in.
B. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2.
C. C.ác hoạt động dạy - học 
I. Bài cũ 
	- 2 HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con.
	- Nhận xét bài viết Bóp nát quả cam, chữa lỗi HS sai nhiều.
II. Bài mới 
1) Giới thiệu bài : Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết bài thơ Lượm.
2) Hướng dẫn tập chép :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
	- Đọc đoạn thơ cần viết.
	- Gọi HS đọc lại đoạn thơ.
	- Đoạn thơ nói về ai ? - Chú bé liên lạc tên là Lượm. 
	- Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu và ngộ nghĩnh ?
	 Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội mũ ca lô lệch và luôn huýt sáo.
b, Hướng dẫn viết từ khó :
	- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
	 loắt choắt, nghênh nghênh, huýt sáo, đội lệch, thoăn thoắt.
c, Hướng dẫn cách trình bày :
	- Viết tên bài vào giữa trang vở, các dòng thơ viết lui vào 3 ô, viết hoa các chữ cái đầu dòng.
d, Đọc – viết :
	- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần. 
	- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
	- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
g, Chấm bài :
	- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
a, Bài tập 1: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :
	+ (sen, xen) : hoa sen.. xen..kẽ
	 (sưa, xưa) : ngaỳ xưa... say sưa... 
	 (sử, xử) : cư xử.. lịch .sự.. 
	+ (kín, kiến) : con ..kiến. .kớn.. mít
	 (chín, chiến) : cơm .chớn.. .chiến.. đấu
	 (tim, tiêm) : kim .tiờm.. trái .tim.. 
	 - Gọi HS đọc đề bài
	- Yêu cầu HS làm bài. - 2HS lên bảng làm, lớp làm bài. 
	- Nhận xét chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét tiết học.
	- Bài sau : Người làm đồ chơi.
Đạo đức
Dành cho đia phương
Bài 2: An toàn khi học, khi chơi
A. MỤC TIấU
- An toàn khi học, khi chơi trỏnh tai nạn rủi ro cho mỡnh và cho bạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh trong SGK phúng to.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bảo vệ mụi trường là trỏch nhiệm của ai ?
- Em đó biết bảo vệ mụi trường xung quanh bằng cỏch nào ?
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Giảng bài: 
a. Hoạt động 1. Thảo luận nhúm.
- HS quan sỏt tranh và trả lời cõu hỏi
? Mọi người trong tranh đang làm gỡ ?
? Việc làm đú cú gỡ hại ?
Cỏc nhúm trỡnh bày. 
Nhúm khỏc nhận xột, bổ sung.
- Kết luậ: Khụng được ttrốo leo khi khụng cần thiết
b. Hoạt động 2: Chia nhúm 
- HS nờu yờu cầu 
Thảo luận nhúm 4
	- Cỏc nhúm lờn bỏo bài và trỡnh bày.
- Nhúm khỏc nhận xột, bổ sung.
	KL: tranh một và tranh 2 vẽ những hành động đảm bảo an toỏn khi học và khi chơi; Tranh 3 và 4 là những trũ chơi khụng an toàn, nờn cỏc em khụng được chơi.
HĐ 3. Suy nghĩ.
	- GV nờu cõu hỏi và trỡnh bày ý kiến.
- HS quan sỏt tranh
- HS trả lời, GV KL.
	- GV KL:
	Nếu là em, em sẽ nhắc nhở và khuyờn cỏc bạn khụng nờn làm như vậy. Nếu bạn khụng nghe sẽ núi với cụ giỏo hay bả vệ, người lớn.
III. Củng cố, dặn dò 
	- GV chốt lại bài.
	- GV nhận xột giờ học.
	- Thực hành như bài đó học.
Thứ sỏu ngày 23 tháng 4 năm 2010
Toán
Ôn tập về phép nhân và phép chia
A. Mục đích, yêu cầu 
	Giúp HS củng cố về :
	+ Nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học.
	+ Nhận biết một phần mấy của một số (bằng hình vẽ)
	+ Giải bài toán về phép nhân và tìm số thừa số chưa biết. 
B. Đồ dùng dạy học 
	+ Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài 4
C. Các hoạt động dạy - học 
I. Bài cũ 
II. Bài mới 
1) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập củng cố về phép nhân và phép chia. Ghi đầu bài.
2) Luyện tập :
 Bài 1: Tính nhẩm :
	a, 2 x 8 = 	12 : 2 = 	 2 x 9 = 	 18 : 3 =
 	 3 x 9 = 	12 : 3 = 	 5 x 7 = 	 45 : 5 =
 	 4 x 5 = 	12 : 4 = 	 5 x 8 = 	 40 : 4 =
 	 5 x 6 = 	15 : 5 = 	 3 x 6 = 	 20 : 2 =
	b, 20 x 4 = 	30 x 3 = 	20 x 2 = 	30 x 2 =
 	 80 : 4 = 	90 : 3 = 	40 : 2 = 	60 : 2 =
	- Gọi HS đọc đề bài
	 Yêu cầu HS làm bài.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Nêu cách tính nhẩm ?
 Bài 2 : Tính
	4 x 6 + 16 = 24 + 16 	20 : 4 x 6 = 5 x 6
 = 40 = 30
	5 x 7 + 25 = 35 +25 	30 : 5 : 2 = 6 : 2 
 = 60 = 3
	- Gọi HS đọc đề bài. 
	- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong mỗi biểu thức ?
 Bài 3: 
	1 hàng : 3 học sinh
	8 hàng : ? học sinh
	- Gọi HS đọc đề bài
	- Yêu cầu HS làm bài.
	- Nhận xét chữa bài.
 Bài 4: Hình nào được khoanh vào số hình tròn
	- Gọi HS đọc đề bài.
	- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Muốn tìm của một số ta làm thế nào ?
 Bài 5: Tìm x :
	x : 3 = 5 	5 x X = 35
	- Gọi HS đọc đề bài
	- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
	- Nhận xét chữa bài.
	- Muốn tìm thừa số chưa biết trong một tích ta làm thế nào ? Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
	- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? - Lấy thương nhân với số chia.
III. Củng cố, dặn dò 
	- Đọc bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5
	- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến
A. Mục đích, yêu cầu 
 - Biết đáp lại lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
 - Biết viết lại một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
B. Đồ dùng dạy – học 
 + Tranh minh hoạ BT1
 C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
	- Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về Bác Hồ ?
	- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới
 1, Giới thiệu bài : Trong giờ TLV hôm nay, các em sẽ tập cách đáp lại lời an ủi của người khác và viết một đoạn văn kể lại một việc làm tốt của em hoặc của bạn em. Ghi đầu bài.
 2, Hướng dẫn làm bài tập
a, Bài 1 : Hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong tranh dưới đây.
	- Gọi HS đọc yêu cầu.
	- Treo tranh minh hoạ và hỏi : 
	Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ? - Tranh vẽ hai bạn HS, 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
	- Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì ? - Bạn nói : Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
	- Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào ?
	- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS bị ốm.
	- Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp. HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
	- Nhận xét tuyên dương HS nói tốt.
b, Bài 2 : Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
	- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
	- Gọi 2 HS lên làm mẫu tình huống 1.
	- Yêu cầu HS trong lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
	- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
	- Gọi 2 cặp HS đóng lại tình huống 1.
	- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại. HS làm việc theo nhóm.
	- GV nhận xét.
c, Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em (hoặc của bạn em). Ví dụ :
	+ Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm.
	+ Cho bạn đi chung áo mưa.
	- Gọi HS đọc yêu cầu 
	- Hằng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như : bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút... bây giờ các em hãy kể lại một trong những việc làm tốt đó.
	- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn :
	+ Việc tốt của em (hoặc của bạn em) là việc gì?
	+ Việc đó diễn ra lúc nào ?
	+ Em (bạn em) đã làm việc ấy như thế nào ? (kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
	+ Kết quả của việc làm đó ?
	+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
	- Gọi HS trình bày.
	- GV nhận xét, cho điểm. 
III. Củng cố, dặn dò 
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS thực hành đáp lời an ủi trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
5 HS kể việc làm tốt của mình.
Tập viết
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV.
Tự nhiên – Xã hội
Bài 33 : Mặt Trăng và các vì sao
A. Mục tiêu 
 Sau bài học HS biết :
 + Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao.
B. Đồ dùng dạy – học 
 + Tranh vẽ sgk.
 + Giấy vẽ, bút màu 
C. Các hoạt động dạy – học 
I. Bài cũ 
 - 3 HS lên bảng. 
 - Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào ? 
 - Mặt trời mọc ở phương nào lặn ở phương nào?
 - Nêu nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt trời ?
II. Bài mới 
1) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Mặt Trăng và các vì sao. Ghi đầu bài.
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1. Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
Mục tiêu: HS biết Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng.
 - Yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao.
 - Gọi một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
 - Yêu cầu HS nói những gì em biết về Mặt Trăng HS lần lượt nói về Mặt Trăng theo hiểu biết của mình
 + Tại sao em vẽ Mặt Trăng như vậy ?
 + Theo em Mặt Trăng có hình gì ?
 + Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy Trăng tròn ?
 + Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng ?
 + ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng Mặt Trời ? 
	3 HS nêu kết luận.
 - GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu kết luận : 
 Mặt Trăng tròn, giống như một” quả bóng lớn”ở xa Trái Đất. ánh sáng Mặt Trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
b, Hoạt động 2 : Thảo luận về các vì sao
Mục tiêu : HS biết Khái quát về hình dạng, đặc điểm của các vì sao HS lần lượt nói về các vì sao theo hiểu biết của mình
 - Từ các bức vẽ về bầu trời có trăng và sao của HS, yêu cầu HS nói những gì em biết về các vì sao
 + Tại sao em vẽ các ngôi sao như vậy ?
 + Theo em những ngôi sao có hình gì ? 
 Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có 5 cánh như chiếc đèn ông sao không ? 
 + Những ngôi sao có toả sáng không ?
 - GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu kết luận : 3 HS nhắc lại kết luận
 Các vì sao là những “quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn cả Mặt Trời, nhưng vì chúng ở rất xa, rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng bé nhỏ trên bầu trời.
III. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau Ôn tập tự nhiên.
HĐTT
Sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2010_2011_ha.doc