Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Hà Thị Lệ

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Hà Thị Lệ

TUẦN: 32

TIẾT 1: CHÀO CỜ

TIẾT 2+3 TẬP ĐỌC

BÀI 61: CHUYỆN QUẢ BẦU

I. MỤC TIÊU:

- Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Hà Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2012
TUẦN: 32
TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2+3 TẬP ĐỌC
BÀI 61: CHUYỆN QUẢ BẦU 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
TIẾT 1
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: cây và hoa bên lăng Bác.
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu: chủ điểm về nhân dân.
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a. GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: 
+ Đoạn 1: giọng chậm rãi.
+ Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
+ Đoạn 3: ngạc nhiên.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
- HD luyện đọc từng câu
- HD luyện đọc từ khó
- HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới:
- LĐ trong nhóm.
- Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hát.
- 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Chú công nhân, cô nông dân, chú kĩ sư. 
- Nhân dân 
- Có rất nhiều người từ trong quả bầu bước ra.
- Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ: khoét rỗng, mênh mông vắng tanh, giàn bếp, nhanh nhảu.
 - HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu.
 + Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa)
 + Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,/ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân. cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
TIẾT 2
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
 + Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
+ Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
+ Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
 + Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?
 + Hãy đặt tên khác cho câu chuyện?
4. Củng cố – Dặn dò 
- Qua câu chuyện này các em hiểu được điều gì?
- Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
- Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
- Nhận xét tiết học.
 + Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
 + Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, ...chui ra.
 + Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. .....nhảy ra. 
- Nhóm
- Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, ....., có chung một tổ tiên. 
- Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 156: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết làm các phép tình cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
 - Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ Tiền Việt Nam
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
+ Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
+ Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
- Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại?
- Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?
- Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài 4.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS TLN4, đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
- Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
 + Mẹ mua rau hết 600 đồng.
 + Mẹ mua hành hết 200 đồng.
 + Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Tóm tắt.
	Rau	: 600 đồng.
	Hành	: 200 đồng.
	Tất cả 	: . . . đồng? 
 Bài giải:
Số tiền mà mẹ phải trả là:
 600 + 200 = 800 (đồng)
	Đáp số: 800 đồng.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Viết số tiền trả lại vào ô trống.
- Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với số hàng.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ: 700 đồng – 600 đồng = 100 đồng. Người bán phải trả lại An 100 đồng.
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC 
TIẾT 32: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện sạch sẽ giữ vệ sinh môi trường xung quanh trường lớp.
- Biết bỏ rác đúng nơi qui định
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sọt rác, hót rác
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Bảo vệ loài vật có ích 
 + Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nên làm gì?
 + Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?.
3. Bài mới: 
Giới thiệu: Cả lớp hát bài: “Có con chim vành khuyện”
- GV ghi đề: .
v Hoạt động 1: GV kể chuyện: “Một học sinh đang quét dọn vệ sinh”
v Hoạt động 2: Phân tích truyện ““Một học sinh lễ phép”
 Tổ chức đàm thoại:
- GV hỏi – HS trả lời:
+ Trên đường đi học về Nam gặp ai?
 + Cô giáo có nhận ra Nam không?
 + Tuy cô giáo không nhận ra, nhưng Nam vẫn làm gì?
 + Vì sao Nam được cô giáo khen?
 + Cô giáo và người quen của cô cảm thấy như thế nào trước việc làm của Nam?
 + Em có muốn được mọi người yêu quý như Nam không? Muốn vậy em phải làm gì?
v Hoạt động 3: HS chơi trò chơi sắm vai.
- GV nêu tình huống và yêu cầu HS TLN2 thực hiện chào hỏi trong các tình huống sau.
 + Em sang nhà bạn chơi, gặp bố mẹ bạn dọn vệ sinh ở nhà em sẽ làm gì?
 + Em đang đi cùng bố mẹ thì gặp một bác ở trong xóm đi ra.để dọn vệ sinh lối đi
- GV theo dõi HD.
- Yêu cầu HS lên sắm vai.
GV kết luận: Trong mọi tình huống ở bất kì trường hợp nào, khi gặp người đang dọn vệ sinh các em không nên xả rác, và bỏ rác đúng nơi qui định 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Trò chơi: Thi kể một vài vịêt làm để bảo vệ môi trường
- Hát
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe
- Cô giáo và người quen của cô cảm thấy rất vui và khen Nam ngoan.
- HS tự phát biểu ý kiến
- HS TLN đôi 
- Các nhóm xung phong lên sắm vai.
Nhóm
- Cá nhân
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2012
TIẾT 1: KỂ CHUYỆN
 BÀI 32: CHUYỆN QUẢ BẦU 
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (Bt1, BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh hoạ . Bảng viết sẵn lời gợi ý của từng đoạn truyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Chiếc rễ đa tròn
- Gọi HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
 + Câu chuyện Chuyện quả bầu nói lên điều gì?
- Hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện này để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý.
- Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần HS kể.
Đoạn 1:
 + Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
 + Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
Đoạn 2:
 + Bức tranh vẽ cảnh gì?
 + Cảnh vật xung quanh ntn?
 + Tại sao cảnh vật lại như vậy?
+ Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
Đoạn 3:
+ Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
+ Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
+ Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
+ Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
 + Phần mở đầu nêu lên điều gì?
 + Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn.
- Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.
- Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà kể lại truyện.
- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS kể mỗi HS kể 1 đoạn.
- 1 HS kể toàn truyện.
 + Các dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, có chung tổ tiên.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện.
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra.
- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
- Vì lụt lội, mọ người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước.
- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.
- Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.
- Người vợ sinh ra một quả bầu.
- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.
- Người Khơ-nú, người Thái,  ... S quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
- Đứng giang tay.
- Ở phía bên tay phải.
- Ở phía bên tay trái.
- Ở phía trước mặt.
- Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
- HS chơi. Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
- HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
TIẾT 5: THỂ DỤC
TIẾT 64: * Chuyền cầu
 * Trò chơi : Ném bóng trúng đích
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.YC nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn chính xác.
-Ôn trò chơi Ném bóng trúng đích.Yêu cầu biết ném vào đích chính xác,đạt thành tích .
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm : . 1 còi , sân chơi , mỗi HS 1 quả cầu , bóng ném .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp lên lớp
I. Mở đầu: (5’)
GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
Ôn bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II. Cơ bản: { 24’}
a.Chuyền cầu theo nhóm 2 người
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS Tâng cầu
Nhận xét
b.Trò chơi : Ném bóng trúng đích
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi .
Nhận xét
III. Kết thúc: (6’)
Đi đều.bước Đứng lại.đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp
Thả lỏng
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn chuyền cầu đã học
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Thứ sáu ngày 13 tháng 04 năm 2012
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 160: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
	500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
- Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- Hỏi: Tại sao điền dấu < vào: 900 + 90 + 8 < 1000?
- Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2
Bài 5:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm BC.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào BC.
- Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000.
- Giá tiền một chiếc bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc chì 300 đồng. Hỏi giá tiền một chiếc bút bi là bao nhiêu đồng?
Tóm tắt.
	700 đồng
 Bút chì: /-----------------/ 300 đồng
 Bút chì: /-----------------/------------/
	? đồng
- 1 HS lên bảng giải.
- Lớp làm vở. Nhận xét bài của bạn.
Bài giải:
	Giá tiền của bút bi là:
	700 + 300 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng.
TIẾT 2: CHÍNH TẢ
BÀI 60: CHUYỆN QUẢ BẦU 
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT.
- Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
- Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn 
a) Ghi nhớ nội dung 
- Yêu cầu HS đọc đoạn viết
+ Đoạn viết kể về chuyện gì?
+ Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
b) Hướng dẫn cách trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu đoạn cần viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
d) Chép bài.
e) Soát lỗi.
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Trò chơi
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết các từ theo hình thức tiếp sức.
- Trong 5 phút, đội nào viết xong trước, đúng sẽ thắng.
- Tổng kết trò chơi. 
4. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
- Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- 2 HS đọc đoạn chép trên bảng.
- Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
- Đều được sinh ra từ một quả bầu.
- Có 3 câu.
- Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
- Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Lùi vào một ô và phải viết hoa.
- Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
- Điền vào chỗ trống l hay n.
- Làm bài theo yêu cầu..
a) Bác lái đò
b) v hay d
	Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.
	Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng
Ca dao
- 2 HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trong các nhóm lên làm lần lượt theo hình thức tiếp sức.
a) nồi, lội, lỗi.
b) vui, dài, vai.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
BÀI 32: ĐÁP LỜI TỪ CHèI . ĐỌC SỔ LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU:
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn (BT1, BT2); biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sổ liên lạc từng HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nghe – Trả lời câu hỏi:
- Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
+ Bạn kia trả lời thế nào?
+ Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
 - Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
- Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
- Lời ghi nhận xét của thầy cô.
- Ngày tháng ghi.
- Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
- Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
- Chuẩn bị: Đáp lời an ủi.
- Nhận xét tiết học.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
- Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
- HS TLN4, các nhóm trình bày.
- Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./
- 3 cặp HS thực hành.
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
- HS TLN2, Các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét 
- HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với.
- HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
- HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a: 
- Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./
Tình huống b: 
- Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./
Tình huống c:
- Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm việc.
- 5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
TIẾT 4: MỸ THUẬT
BÀI 32: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Bước đầu tiếp xúc, tìm hiểu các thể loại tượng.
*HS khá giỏi: Chỉ ra những bức tượng mà mình yêu thích. 
- HS có ý thức trân trọng, giữ gìn những tác phẩm điêu khắc.
II. Đồ dùng dạy-học
 - Sưu tầm 1 số ảnh tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung có khuôn khổ lớn, đẹp.
 - Tìm 1 vài tượng thật để HS quan sát.
III. Các hoạt động dạy-học: (35’)
Giáo viên
Học sinh
*Kiểm tra bài cũ: (2’)
*Giới thiệu bài: (1’) 
- GV giới thiệu 1 số tranh và tượng.
- GV y/c HS nêu 1 số tượng mà HS biết.
HĐ1: (25’) Hướng dẫn xem tượng
- YCHS quan sát 3 pho tượng trong vở Tập vẽ 2 và giới thiệu. 
1. QS Tượng vua Quang Trung
- YC HS quan sát tượng và gợi ý:
+ Vua Quang Trung tư thế như thế nào ?
+ Nét mặt ?
+ Tay trái cầm gì ?
+ Tượng đặt ở đâu ?
- GV tóm tắt:
2. QS Tượng phật “Hiếp-tôn-giả”
- GV gợi ý HS về hình dáng pho tượng.
+ Phật đứng như thế nào ?
+ Nét mặt ?
+ Hai tay như thế nào ?
- GV tóm tắt:
3. QS Tượng Võ Thị Sáu
- GV y/c quan sát tượng và gợi ý:
+ Chị đứng trong tư thế như thế nào ?
+ Nét mặt của chị ?
+ Hai tay ?
- GV tóm tắt:.
HĐ2: (5’) Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung về tiết học, 
* Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.
- Mang vở, bút chì, tẩy, màu,/.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS trả lời: tượng voi, hổ, rồng,
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
+ N1: Trong tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang.
+ N2: Mặt ngẩng cao, mắt nhìn thẳng,
+ N3: Tay trái cầm đốc kiếm,
+ N4: Tượng đặt trên bệ cao.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và trả lời:
+ N1: Phật đứng ung dung, thư thái,
+ N3: Nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ.
+ N3: Hai tay đặt lên nhau.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS thảo luận và trả lời.
+ N1: Trong tư thế hiên ngang,
+ N2: Đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng,
+ N3: Tay nắm chặt, biểu hiện kiên quyết.
- HS lắng nghe.
TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2011_2012_ha.doc