Tập đọc:
Ôn tập học kì I (tiết 1) .
A/ Mục đích yêu cầu :
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng .
- Học sinh đọc đúng và nhanh các bài tập đọc đã học . Yêu cầu đọc 45 chữ / phút .Nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và giữa các cụm từ
- Ôn luyện về từ chỉ sự vật .Ôn luyện cách viết tự thuật theo mẫu .
B/ Chuẩn bị:
- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học .
- Bảng ghi sẵn câu văn bài tập 2 .
C/ Các hoạt động dạy học :
Tuần 18 (Từ ø20/12 đến 24 /12) THỨ SÁNG CHIỀU MÔN HỌC TÊN BÀI DẠY MÔN HỌC TÊN BÀI DẠY Hai 20/12 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Toán Ôn tập học kì I ( tiết 1) . Ôn tập học kì I ( tiết 2). Luyện tập về giải toán Đạo đức TiếngViệt Tự học Thực hành kĩ năng cuối kì 1 (T1) Ôn Toán Ba 21/12 Mỹ thuật Toán Chính tả Kểchuyện Vẽ trang trí:Vẽ màu vào hình có sẵn tranh “Gà mái” Luyện tập chung Ôn tập học kì I ( tiết 3) Ôn tập học kì I ( tiết 4) Toán Tự học SHNK Ôn T việt Chú bộ đội Tư 22/12 Thể dục Tập đọc Toán Tập viết Ôn tập học kì I ( tiết 5) Luyện tập chung Ôn tập học kì I ( tiết 6) Sinh hoạt Sao Năm 23/12 Thủ công LTVC Toán TNXH Gấp,cắt dán biển báo giao thông Ôn tập học kì I ( tiết 7.) Luyện tập chung Thực hành:Giữ trường lớp sạch đẹp Chính tả Âm nhạc TiếngViệt (NV) Ôn tập học kì1(T8) Tập biểu diễn Ôn Sáu 24/12 Thể dục Toán TLV SHNK Kiểm tra định kì Ôn tập học kì I ( tiết 9) Chú bộ đội Toán Tự học SHTT Ôn Toán+T việt Tổng kết tuầøn 18 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010 Tập đọc: Ôn tập học kì I (tiết 1) . A/ Mục đích yêu cầu : - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng . - Học sinh đọc đúng và nhanh các bài tập đọc đã học . Yêu cầu đọc 45 chữ / phút .Nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và giữa các cụm từ - Ôn luyện về từ chỉ sự vật .Ôn luyện cách viết tự thuật theo mẫu . B/ Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học . - Bảng ghi sẵn câu văn bài tập 2 . C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV và HS TG Nội dung-kiến thức 1.Bài cũ : 2.Bài mới: a) Phần giới thiệu : Hôm nay chúng ta ôn tập lại các bài tập đọc và bài học thuộc lòng đã học . - Vài em nhắc lại tựa bài b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng : - Yêu cầu học sinh lên bốc thăm bài đọc - Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc . -Lần lượt từng em lên bốc thăm bài - Đọc và trả lời nội dung bài theo yêu cầu . - Làm bài cá nhân , 2 em lên bảng làm bài - Ghi điểm. c) Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho : - HS đọc yêu cầu và câu văn đề bài. - Yc gạch chân dưới các từ chỉ sự vật. - Gọi em khác nhận xét bài bạn trên bảng . - Nhận xét cho điểm học sinh . d) Viết bản tự thuật theo mẫu . - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề . - Yêu cầu làm bài cá nhân vào vở . - Gọi một số em đọc bài tự thuật của mình. - Chữa bài, nhận xét, cho điểm. - Nhận xét tuyên dương những em làm tốt . đ) Củng cố dặn dò : -Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới . 3’ 29’ 1’ 10’ 5’ 13’ 3’ Ôn tập học kì I ( tiết 1) Chú ý : - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 7 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu cho 1,5 điểm . Đạt tốc độ đọc 45 tiếng / phút cho 1,5 điểm . .-Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa , ruộng đồng , làng xóm , núi non . - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Về nhà học bài xem trước bài mới . Tập đọc: Ôn tập học kì I (tiết 2) A/ Mục đích yêu cầu : - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng . Ôn tập cách tự giới thiệu .Ôn luyện về dấu chấm . B/ Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc và học thuộc lòng đã học . - Tranh minh họa bài tập 2. - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3 . C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV và HS TG Nội dung-kiến thức 2.Bài mới a) Phần giới thiệu : Chúng ta tiếp tục ôn tập các bài tập đọc và bài học thuộc lòng đã học .Ôn tự giới thiệu và dấu chấm. -Vài em nhắc lại tựa bài b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng : - Yêu cầu học sinh lên bốc thăm bài đọc - Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc . - Ghi điểm. c) Ôn đặt câu tự giới thiệu: -GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 - Mời một em khá đặt câu theo mẫu . - 3 em mỗi em 1 tình huống -Gọi HS nói câu giới thiệu cho tình huống 1 . - Thảo luận tìm cách nói . - Yêu cầu lớp trao đổi theo cặp để tìm câu giới thiệu cho các tình huống còn lại . - Mời một số em nói lời giới thiệu . - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh . - Yêu cầu làm bài vào vở . -HS thực hành làm bài vào vở . d) Ôn luyện về dấu chấm . - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề . - Yc lớp tự làm bài chép lại cho đúng chính tả - Lớp làm bài cá nhân vào vở . - 2 em lên bảng làm bài. đ) Củng cố dặn dò: - Hai em nhắc lại nội dung bài . -Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới . 32’ 1’ 10’ 13’ 8’ 3’ Ôn tập học kì I (tiết 2) - Đọc bài : Cháu chào bác ạ ! Thưa bác , cháu là Lan, học cùng lớp với Ngọc . Thưa bác, Ngọc có ở nhà không ạ . - Chào bác ạ ! Cháu là Bin con bố Long bên cạnh nhà bác. Bác làm ơn cho cháu mượn cái búa ạ . -Thưa cô em là Minh Hòa,học lớp 2B.Xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ! -Đầu năm học mới , Huệ nhận được quà của bố . Đó là một chiếc cặp rất xinh . Cặp có quai đeo . Hôm khai giảng , ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới .... - Về nhà học bài xem trước bài mới . Toán: Ôn tập về giải toán A/ Mục tiêu : - Giúp HS củng cố: Giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ . C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV và HS TG Nội dung-kiến thức 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 . -Vài em nhắc lại tựa bài. b) Luyện tập : Bài 1: - Gọi một em đọc yêu cầu đề bài . - 1 em đọc thành tiếng,lớp đọc thầm theo - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán yêu cầu ta làm gì ? -Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu ta làm ntn? Tại sao ? -Yêu cầu lớp làm vào vở . - Mời một em lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài -Bài cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng gì ? Vì sao ? - Yc hs tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi giải . - Yêu cầu 1 em lên bảng làm bài . - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . - Gọi em khác nhận xét bài bạn trên bảng - Nhận xét ghi điểm từng em . Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài -HS đọc yêu cầu đề bài . -Bài cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng gì ? Vì sao ? - Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi giải . - Yêu cầu 1 em lên bảng làm bài . - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . - Gọi em khác nhận xét bài bạn trên bảng - Nhận xét ghi điểm từng em . Bài 4. - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Gv tổ chức thi đua điền số nhanh và đúng vào ô trống . - Lớp chia thành hai nhóm thi đua - Mời 2 em lên bảng thi đua làm bài . - Yêu cầu lớp làm vào vở . - Gọi em khác nhận xét bài bạn trên bảng c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập - Dặn về nhà học và làm bài tập . 32’ 1’ 31’ 8’ 8’ 8’ 7’ 3’ Ôn tập về giải toán -Buổi sáng bán 48 l dầu, buổi chiều bán được 37 l dầu. - Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu - Ta thực hiện phép tính cộng 48 + 37 - Vì số lít dầu cả ngày bằng số lít dầu cả 2 buổi gộp lại . Tóm tắt Buổi sáng : 48 l Buổi chiều : 37 l Tất cả : ...? lít dầu . Giải Số lít dầu cả ngày bán được : 48 + 37 = 85 ( l) Đ/S : 85 l - Bình cân nặng 32 kg . An nhẹ hơn Bình 6 kg - Hỏi An cân nặng bao nhiêu kg? - Ít hơn . Vì nhẹ hơn . Giải Bạn An cân nặng : 32 - 6 = 26 ( kg) Đ/S : 26 kg - Lan hái được 24 bông hoa. Liên hái hơn Lan 16 bông hoa. - Hỏi Liên hái được bao nhiêu bông hoa . - Nhiều hơn . Tóm tắt Lan 24 bông 16 bông Liên Giải Số bông hoa Liên hái được : 24 + 16 = 40 ( bông ) Đ/S : 40 bông . - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Đạo đức: Thực hành kĩ năng cuối kì 1. A. Mục tiêu : - Giúp HS thực hành các kĩ năng từ bài 6 đến bài 8. - HS biết vận dụng điều đã học để đưa vào cuộc sống. B. Chuẩn bị : C. Lên lớp : Hoạt động của và HS TG Nội dung-kiến thức 1.Khởi động: HS hát. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập các kĩ năng đã học: * Trò chơi: “ Đồng ý hay không đồng ý” GV nêu lần lượt từng ý kiến. - HS giơ thẻ đồng ý hay không đồng ý. - Mỗi người đều nên cố gắng làm lấy việc của mình nên không cần quan tâm, giúp đỡ ai. - Chỉ cần quan tâm, giúp đỡ các bạn bè khi họ ốm đau hoạn nạn. - Cần quan tâm, giúp đỡ các bạn thân. - Cần quan tâm , giúp đỡ tất cả bạn bè khi họ cần. -Quan tâm, giúp đỡ bạn bè làm chúng ta mất thời gian. - Nên tham gia vào các cuộc vận động xây dựng quỹ vì các bạn nghèo, khó khăn. - HS kể việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ bạn của mình. - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét đánh giá tuyên dương. * GV nêu câu hỏi HS trả lời. - Vì sao chúng ta phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? - Thế nào là giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? * GV cho HS quan sát lớp học và yêu cầu HS nhận xét về vệ sinh của lớp, nêu những việc cần làm ngay để lớp học sạch đẹp. - Tuyên dương những HS gương mẫu. c) Củng cố dặn dò : -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. -G ... ät số loài cây sống trên cạn”, GV tổ chức cho HS về nhà sưu tầm tên các loại cây sống trên cạn và ích lợi của nó. - Đặt tên hoạt động: Vườn cây của chúng mình - Yêu cầu giáo dục: + Về nhận thức: Mở rộng cho các em hiểu biết về các loài cây sống trên cạn và ích lợi của chúng. Từ đó tạo cho các em sự yêu thích học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, đồng thời hình thành cho các em tinh thần tập thể, sự ham thích được hợp tác, giúp đỡ, học hỏi từ các thành viên trong nhóm mình và có kĩ năng trao đổi thông tin với nhóm khác. + Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, tự đánh giá mình và đánh giá bạn khác ở mức độ tương đối, biết tự quản, rèn luyện tinh thần tập thể. + Về thái độ: Giúp các em có thái độ tích cực xây dựng nhóm học tập tiến bộ, các em có cơ hội thể hiện mình với các thành viên trong nhóm và nhóm khác. - Nội dung và hình thức tổ chức: + Thi đua học tập giữa các nhóm. + Học sinh tích cực tham gia sưu tầm tranh ảnh về các loài cây sống trên cạn và lợi ích của chúng để bổ sung vào vườn cây của nhóm mình. + Các bước chuẩn bị: + Tiến độ thực hiện: - Tuần giữa tháng 3: Tổ chức cuộc thi “Vườn cây của nhóm mình” . - Tuần kế tiếp của tháng 3: Các nhóm tổng hợp sản phẩm của nhóm mình, các nhóm tham quan vườn cây của nhóm khác và đặt câu hỏi. GV và cả lớp tổng kết, nhận xét. - 3 nhóm có vườn cây đa dạng nhất sẽ được khen thưởng. + Phương tiện vật chất: - Kinh phí cho giải thưởng: 50.000 đ. - Cơ cấu giải thưởng: Nhóm nhất, nhì, ba - Cách phát thưởng và hình thức phát thưởng: Cả lớp cùng giáo viên đánh giá và phát thưởng, phần thưởng là: Bánh, kẹo. + Địa điểm: Tổ chức tại vườn trường. (Sân vườn của trường) + Phân công công việc và cách thức thực hiện: Người thực hiện Nội dung công việc và cách thức thực hiện Thời gian. Cả lớp và giáo viên. Thống nhất hoạt động thi đua: Mỗi nhóm bàn bạc, phân công nhau về nhà sưu tầm tranh ảnh, lợi ích các loài cây sống trên cạn, sau đó nhóm trưởng tổng hợp sản phẩm. Tuần giữa tháng 3 Giáo viên Phát động thi đua trong lớp, động viên các em tích cực sưu tầm vừa đem lại niềm vui cho ba mẹ, cho cơ giáo. Tuy nhiên cần nhắc nhở các nhĩm trưởng thường xuyên trao đổi với giáo viên nếu nhóm gặp khó khăn trong quá trình sưu tầm. Tuần giữa tháng 3 Học sinh Tích cực thi đua học tập và tham gia hoạt động sưu tầm. Giáo viên theo dõi để nhắc nhở, động viên các nhóm kịp thời. Tuần giữa tháng 3 Nhóm trưởng Tổng hợp sản phẩm nhóm mình. Trình bày sản phẩm trước lớp. (Giáo viên giám sát, giúp đỡ nếu các em gặp khĩ khăn). Các nhóm bổ sung, nhận xét và đặt câu hỏi. Tuần kế của tháng 3 Giáo viên Theo dõi, động viên học sinh tham gia, giúp các em biết tự đánh giá nhận xét và báo cáo kết quả... Tổng kết, phát thưởng, giáo dục và khen tinh thần hăng hái học tập, rèn luyện của các em. Tuần kế của tháng 3 - Với những học sinh thụ động, nhút nhát thì giáo viên vận động, khuyến khích để các em tham gia vào các hoạt động học tập dạn dĩ, tự tin hơn. Từ đó các em khắc phục được sự nhút nhát, biết hợp tác với bạn bè khi thảo luận, làm việc nhóm. - Với những học sinh hiếu động, nghịch ngợm, hoạt bát nhưng thành tích học tập chưa tốt thì giáo viên cho các em tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng các bạn với điều kiện là phải cố gắng nỗ lực học tốt hơn, ngoan hơn để nhóm mình được phần thưởng. - Với những học sinh ngoan, thông minh các em tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em thể hiện kỹ năng sống, tìm tòi những điều thú vị của môi trường xung quanh và tự rèn cho mình thói quen tự học, tự rèn luyện, ham học hỏi. - Xuất phát từ lòng kiên trì của tôi và sự ham thích tìm tòi học hỏi của học sinh đã tạo cho tôi động lực giúp tôi thực hiện công việc giảng dạy của mình ngày một tốt hơn, thể hiện qua kết quả như sau: Học sinh Tình hình ban đầu Tình hình hiện nay Ghi chú Vũ Trường Giang Hoạt bát, hiếu động, nghịch ngợm, thành tích học tập chưa cao, hay phát biểu linh tinh Hoạt bát, không còn phát biểu linh tinh, biết quan sát, nhận xét môi trường xung quanh và biết áp dụng sự hiểu biết đó vào bài học trên lớp, tích cực phát biểu, ngoan hơn, có tiến bộ trong học tập. GV cần nắm rõ đặc điểm tâm lý và tình hình học tập của các em để phân loại hs .Từ đó kế hoạch đề ra mới đạt hiệu quả mong muốn. Bùi Thị Diệu Trúc Chăm ngoan, học giỏi nhưng chưa mạnh dạn trước tập thể. Mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày một vấn đề trước tập thể, là một lớp trưởng tích cực, biết điều động, phân công và đặt câu hỏi để các bạn trong thảo luận trả lời. Nhờ sự ham tìm tòi và sự gợi ý của GV, nay em có thể tự giải đáp được những thắc mắc đơn giản cho các bạn trong lớp nghe, khi mắc sai lầm biết rút kinh nghiệm cho bản thân. Phạm Đại Phát Chậm, nhút hát, kém tự tin, thành tích học tập yếu. Làm việc nhanh nhẹn hơn, biết tự ý thức học tập, mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp. Có sự cố gắng phát biểu, biết một số kĩ năng sống cần thiết cho bản thân, thành tích học tập có tiến bộ rõ rệt. 2.2.3. Kết quả: - Nhờ có hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã có thể củng cố cho học sinh bao gồm cả những kiến thức trên lớp và cả những kỹ năng thực hành, giúp các em mạnh dạn, tự tin và bản lĩnh hơn. Đa số học trò lớp tôi đã trở nên hoạt bát hơn, ham thích tham gia các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp thi đua để đạt nhiều thành tích cao, biết áp dụng những điều đã học vào thực tế ở lớp cũng như ở nhà Giờ đây những học trò bé nhỏ của tôi đã trở thành những mầm non năng động, sáng tạo trong thế giới nhỏ của chúng. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc củng cố tri thức, hình thành nhân cách và kỹ năng sống cho các em. Mỗi ngày, nhìn các em khơn lớn, tôi cảm thấy yêu quý nghiệp “trồng người” hơn. Một người giáo viên nếu hiểu được ý nghĩa của câu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đó mới là người đáng quý. 2.2.3.1. Ưu điểm – hạn chế 2.2.3.1.1. Ưu điểm: - Phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng động của HS. - Giúp HS mạnh dạn, tự tin chiếm lĩnh tri thức, biết tìm tòi, thắc mắc và có nhu cầu được giải đáp từ đó nâng cao nhận thức của mình. - Hình thành kỹ năng sống, nhân cách sống cho các em. - Các em yêu thích môi trường xung quanh, biết tự nhận xét về môi trường xung quanh, ham thích tham gia các hoạt động học tập. 2.2.3.1.2. Hạn chế: - Đòi hỏi người giáo viên mất nhiều thời gian lên kế hoạch và tổ chức, giáo viên phải luôn kiên trì, theo dõi thường xuyên những thay đổi, những biểu hiện của các em để đánh giá chính xác các em đã tiến bộ hay chưa, nếu chưa thì tiếp tục tìm hiểu và lên kế hoạch rèn luyện tiếp cho HS đó. - GV phải thật linh hoạt, nhạy bén để tuyên dương, nhắc nhở động viên kịp thời từng đối tượng HS. V. PHẠM VI ÁP DỤNG - Tùy tình hình, đặc điểm từng khối lớp mà ta đều có thể áp dụng việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách linh hoạt, hiệu quả. Cụ thể tôi đang áp dụng hình thức giáo dục này cho lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy Lớp 2D. VI. KẾT LUẬN. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức hoạt động đa dạng, phong phú nhằm mục đích giáo dục và hình thành những kỹ năng sống cơ bản cho HS. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thật sự cần thiết, quan trọng trong kế hoạch giáo dục vì nó tạo ra điều kiện môi trường thống nhất với quá trình dạy học, để tiềm năng của mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của mình. - Hầu hết các HS của tôi đều yêu thích hoạt động ngoài giờ lên lớp vì nó giúp các em vừa học, vừa chơi cùng các bạn rất vui, tạo ra hứng thú học tập và làm các em trở nên mạnh dạn hơn trước tập thể. - Tất cả các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp từ cấp trường, lớp, nhóm... đều là những môi trường tốt để các em tự khám phá mình và những điều thú vị từ môi trường xung quanh, giúp các em phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tôi, trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong những ý kiến đóng góp của các anh, chị và các bạn đồng nghiệp cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi, để tôi hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm của mình được tốt hơn. Tôi chân thành cám ơn các anh, chị và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi! Buôn Ma Thuột, ngày 20 tháng 01 năm 2010 Người viết Phan Kim Thành ------------------------------------------------------------- VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG dành cho giáo viên Tiểu học. Nhà XB Giáo dục – Xuất bản năm 2009. 2. Sách giáo viên – Sách giáo khoa môn Tự nhiên – Xã hội. Nhà XB Giáo dục –Xuất bản năm 2007. 3. Tạp chí giáo dục Tiểu học phát hành hàng kỳ.
Tài liệu đính kèm: