Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học: 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học: 2010-2011

Tuần 12 Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2010.

 TOÁN

13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5.Tự lập và học thuộc bảng công thức 13 trừ đi một số.

- BIẾT giải bài toán có 1 phép trừ dạng 13 – 5 .

- Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 81 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2010.
 Toán
13 trừ đi một số: 13 - 5
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5.Tự lập và học thuộc bảng công thức 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 13 – 5 .
- Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
II. đồ dùng dạy học:	
- Que tính
IIi. các Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’): 
- Yêu cầu HS chữa bài 1,3 SGK.
B. Bài mới:
* GTB: Trực tiếp.
HĐ1 (7’): Hướng dẫn thực hiện phép trừ 13 - 5.
Bước 1: Nêu vấn đề
- GV nêu bài toán: Có 13 que tính, bớt đi 5 qua tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Để còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
- Viết bảng: 13 - 5.
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS lấy que tính, tìm cách bớt 5 que tính sau đó trả lời.
- Yêu cầu HS nêu cách bớt, Hướng dẫn cho cả lớp cách bớt hợp lý nhất.
- Vậy 13 - 5 bằng mấy?
- Ghi bảng 13 - 5 = 8. 
Bước 3: Đặt tính và tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
HĐ2 (5’) Hướng dẫn lập bảng công thức: 13 trừ đi một số.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của phép tính trong phần bài học.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả, GV ghi bảng.
- Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
HĐ3 (20’): Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 2 : Tính
Cúng cố thực hiện tính
- Yêu cầu HS nêu đề bài, tự làm bài.
Bài 3: Đặt tính và tính
Cúng cố đặt tính và tính
Bài 4: Giải toán
Củng cố giải toán
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự tóm tắt.
- Bán đi nghĩa là thế nào?
C. Củng cố và dặn dò: (2’)
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi 1 số
- ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 13 trừ đi 1 số.
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS chữa bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 13 – 5.
- Thao tác trên que tính trả lời còn 8 que tính.
- Thực hiện yêu cầu.
- 13 trừ 5 bằng 8.
-
 1 3
 5 
 8
- 4 HS nhắc lại cách trừ.
- Thao tác để tìm kết quả ghi vào bài học.
- Nối tiếp nhau thông báo kết quả từng phép tính.
- Học thuộc lòng bảng trừ.
- HS tự làm bài đọc chữa bài.
- HS tự làm bài - 2 HS lên bảng làm, chữa bài.
-
 1 3 ........
 6 
 7
- HS làm bài, chữa bài.
-
 1 3 ........
 9 
 4
- Thực hiện yêu cầu.
 - Bán đi nghĩa là bớt đi.
- HS tự làm bài - 1 HS lên bảng làm.
 ( Đáp số : 7 xe đạp)
1 HS thực hiên y/c của GV
HS lắng nghe
- VN học thuộc lòng, làm BT trong VBT.
Tập đọc
sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
1. Đọc: đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.
2. Hiểu: TN: Vùng vằng, la cà: Hiểu ý diễn đạt qua các hình ảnh: mỏi mắt chờ mong, đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
- Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.
KNS:Thể hiện sự cảm thông( Hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác.)
PPDH: động não,trình bày ý kiến cá nhân
GDMT :G.dụct/c đẹp đẽ với cha mẹ.
II. đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bảng phụ ghi câu văn luyện đọc.
III. các Hoạt động dạy học :
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’): 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Cây xoài của ông em nêu nội dung bài- GV n.xét –ghi điểm
B. Bài mới: 
* GTB: GV giới thiệu chủ điểm mới và bài học qua tranh minh hoạ.
HĐ 1 (30’): HD luyện đọc bài.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tha thiết,giàu cảm xúc,nhấn giọng các từ gợi tả.
a. Đọc nối tiếp từng câu.
- Ghi bảng: chẳng nghĩ, trổ ra, đỏ hoe, xoà cành...
- Hướng dẫn phát âm.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giới thiệu câu văn dài.
- Yêu cầu HS tìm cách đọc đúng, luyện đọc.
- Ghi bảng giải nghĩa: mỏi mắt chờ mong, trổ ra, đỏ hoe, xoà cành.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Theo dõi, nhận xét - chỉnh sửa.
d. Đọc đồng thanh
Tiết 2
HĐ 3 (10’): HD tìm hiểu bài.
? Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi !
? Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?
? Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ?
? Những nét nào của cây gợi lên h/ảnh của mẹ?
? Theo em nếu được gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì?
HĐ 2 (15’): Luyện đọc lại.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc.
C. Củng cố và dặn dò: (3’)
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
GDMT :G.dụct/c đẹp đẽ với cha mẹ.
- GV : Các em cần biết yêu thương mẹ, vâng lời cha mẹ.
- 2 HS đọc bài- TLCH
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Nêu từ khó đọc
- HS luyện đọc ( CN, ĐT) các từ khó
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Một hôm,/ vừa đói,/ vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ/ liền tìm đường về nhà .//
- Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.// 
- 2 HS đọc chú giải.
- Chia nhóm 3 luyện dọc
- Đại diện nhóm thi đọc tiếp sức.
HS đọc ĐT đoạn 1
Động não,trình bày ý kiến cá nhân
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Câu bé ham chơi bị mẹ mắng vùng vằng, bỏ đi.
- HS đọc đoạn 2
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra,........
TL theo bàn: Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu bé.
- 1 HS đọc đoạn 3
Động não:- Con đã biết lỗi, xin mẹ tha thứ cho con/ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ nhà đi chơi xa nữa...
- HS thi đọc, cả lớp bình chọn giọng đọc hay.
- Tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
- HS về nhà luyện đọc bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
tìm số bị trừ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cách tìm x trong các BT dạng:x – a = b ( với a,b là các số ko quá 2 chữ số)bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính( biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
- Vẽ đươc đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Kéo, tờ bìa kẻ 10 ô vuông.
III. các Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’): 
- Gọi HS chữa bài 1 và 3 SGK. 
- Nhận xét ghi điểm. 
B. Bài mới:
* GTB: GV giới thiệu bài qua phép trừ: 10 – 6 = 4 
HĐ 1 (10’): Tìm số bị trừ.
Bước1 : Thao tác với đồ dùng trực quan.
Bài toán 1: Có 10 ô vuông. Bớt đi 4 ô vuông. Còn lại bao nhiêu ô vuông ?
? Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông?
- Yêu cầu nêu tên thành phần và k/q của phép tính: 10 - 4 = 6 
Bài toán 2: Có 1 mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông, phần thứ 2 có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào ra 10 ô vuông?
Bước2 : Giới thiệu kĩ thuật tính.
- Hướng dẫn - Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
- Nêu cách tính số ô vuông ban đầu.
- ghi bảng: x = 6 + 4.
- Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu đọc lại phần tìm x trên bảng.
- Yêu cầu nêu tên gọi TP trong phép tính.
- Nêu cách tìm số bị trừ ?
HĐ 2 (20’): Thực hành
Bài 1: Tìm x
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Củng cố cách tìm số bị trừ.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS nhắc lại hiệu, số bị trừ và tự làm bài.
Bài 3: Số ?
? Bài toán yêu cầu làm gì?
Bài toán cho biết gì về số cần điền?
Bài 4: Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm.
? Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm?
C. Củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- Còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 10 - 4 = 6.
- Số bị trừ – Số trừ - Số hiệu.
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10.
 x - 4 = 6
- Thực hiện phép tính 4 + 6 .
- 10.
- x - 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- x là số BT, 4 là ST, 6 là số hiệu.
- ...Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhiều HS nhắc lại.
- HS làm vào bảng con- HS n.xét , nêu cách làm.
x – 4 = 8 .........
 x = 8 + 4
 x = 12
- HS tự làm bài, chữa bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Là số bị trừ trong các phép trừ.
- HS tự làm bài, đọc chữa bài. 
- HS tự làm bài, khi chữa bài nêu cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước, 2 ĐT cắt nhau.
- Chữ cái in hoa.
HS lắng nghe
- VN làm BT trong VBT.
Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2010
Chính tả
(Tiết 1)– tuần 12
I. Mục tiêu: 
-Nghe và viết lại chính xác bài c/tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch, củng cố qui tắc chính tả ng/ngh
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi bài tập chính tả.
III. các Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ(5’): 
- Đọc cho HS viết bảng con, bảng lớp. 
B. Bài mới: * GTB:
HĐ1 (20’): HD HS viết chính tả.
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn văn cần viết.
? Đoạn văn nói về cái gì?
? Cây lạ được kể lại như thế nào ?( Hoa xuất hiện thế nào?Quả xuất hiện ra sao?)
b. Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
- Yêu cầu HS tìm đọc những câu có dấu phẩy trong bài.
- Dấu phẩy viết ở đâu trong câu?
c. Luyện viết từ khó;
- GV đọc từ khó cho HS viết bảng.
- GV theo dõi nhận xét.
 d. GV đọc thong thả cho HS viết bài vào vở.
e. Chấm chữa bài.
- Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- Chấm 7 bài nhận xét, chữa lỗi 
HĐ2 (8’): Hướng dẫn HS làm BT
Bài 2: Điền vào chỗ trống ng/ngh.
- Chữa bài rút ra qui tắc chính tả( như một số tiết đã học)
ngh + i, e, ê ; ng + a, o, u, ...
Bài 3a: Điền vào chỗ trống ch/tr.
- Nhận xét chỉnh sửa.
C. Củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- HS viết : cây xoài, ghi lòng, nhà sàn, gạo trắng.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Đoạn văn nói về cây lạ trong vườn.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra....
-... Có 4 câu.
- Thực hiện yêu cầu của GV. 
- Dấu phẩy viết ở chỗ ngắt câu.
- HS viết : trổ ra, rung, trào ra,
- Nghe viết bài vào vở.
- HS đổi vở, soát lỗi.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
( người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng)
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 ( con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát)
- Ghi nhớ quy tắc chính tả với ng/ngh và các trường hợp chính tả trong bài.
Luyện từ và câu
tuần 12
I. Mục tiêu: 
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điềm vào chỗ trống trong câu (BT1.2) ; nói được 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3)
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lý  ... và thực hành xem lịch.
Chính tả:	 tuần 16 
Nghe - viết : Trâu ơi !
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát.
- Củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bảng con, VBT.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): GV đọc 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1 (23’): Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc bài.
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
- Bài ca dao có bao nhiêu dòng?
- Chữ đầu mỗi dòng viết ntn?
- Bài ca dao viết theo thể thơ gì?
- Nên bắt đầu viết từ ô nào?
- GV đọc từ khó cho HS viết.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Chấm, chữa bài 
+ Chấm 8 bài - nhận xét chữa lỗi phổ biến.
Hđ2 (7’): Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Tổ chức thi tiếp sức
Bài 3a: Nêu yêu cầu chọn BT3a.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Theo dõi nhận xét.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học
- múi bưởi, tàu thuỷ, đen thủi, khuy áo, quả núi.
- 3 HS đọc lại.
- Lời người nông dân nói với con trâu như nói với người bạn thân thiết.
- 6 dòng
- Viết hoa
- Thơ lục bát: dòng 6 - dòng 8
- Dòng 6 lùi vào 2ô,dòng 8 lùi vào 1 ô
- Trâu, nghiệp, quản công
- Nghe viết bài vào vở.
- HS soát lỗi ghi ra lề.
- Đọc yêu cầu 
- Làm bài
- Tìm tiếng có ao, au
- Tự làm bài, 2 HS lên bảng làm chữa bài đọc từ vừa điền.
cây tre, che nắng,; buổi trưa, chưa ăn; ông trăng, chăng dây; con trâu, châu báu; nước trong, chong chóng...
-HS lắng nghe
- VN làm BT3a
kể chuyện:	 con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh kể lại được đủ ý từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(5’) Gọi 4 HS lên bảng nối tiếp nhau kể câu chuyện Hai anh em.
B. bài mới:
 * GTB: Liên hệ từ bài tập đọc.
Hđ1: (30’) Hướng dẫn HS kể chuyện.
a) Kể lại từng đoạn chuyện.
b1: Kể trong nhóm.
Chia nhóm yêu cầu HS kể chuyện.
b2: Kể trước lớp
Tổ chức thi kể giữa các nhóm.
Theo dõi gợi ý khi HS kể lúng túng.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tổ chức cho HS thi kể chuyện độc thoại.
- Theo dõi nhận xét cho điểm HS.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học. 
- 5 HS 1 nhóm lần lượt từng em kể, các bạn nghe chỉnh sửa.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Mỗi em kể một đoạn.
- Cả lớp theo dõi nhận xét khi bạn kể 
- Thi kể chuyện.
- VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
**********************************
Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2009.
Toán:	 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết các đơn vị đo thời gian : ngày , giờ ; ngày ,tháng.
 -Biết xem lịch.
ii. đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ, tờ lịch tháng(như sgk)
iII. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): Yêu cầu HS chữa bài tập 1,2 SGK.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học
hđ1: (30’) Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Theo dõi nhận xét 
Bài 2a: HS đọc đề
Củng cố kĩ năng đọc tên các ngày trong tháng
2b: HS dựa vào tờ lịch tháng 5( sgk) để nhận xét.
Bài 3: Tổ chức trò chơi
Thi quay kim đồng hồ
- GV đọc từng giờ
- 3 đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quá nội dung ôn tập
- Nhận xét giờ học
- 2 HS chữa bài 
- Nối câu với đồng hồ chỉ giờ thích hợp.
- HS tự làm bài, chữa bài
a): Đồng hồ D; b): Đồng hồ A; 
c): Đồng hồ C; d): Đồng hồ B.
- Đọc đề 
- Tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
- HS tự làm bài, khi chữa bài GV có thể hỏi thêm 1 số ngày khác trong tháng 5 để HS nêu.
- Chia lớp thành 3 đội thi đua với nhau.
- Mỗi đội 1 mô hình đồng hồ.
- Đội nào xong trước được tính điểm.
- Kết thúc đội nào nhanh đúng nhiều lần thắng cuộc.
Tập làm văn:	 tuần 16
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Dựa vào câu và mẫu câu cho trước,nói được câu tỏ ý khen.
- Kể một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà. Biết lập thời gian biểu( nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày .
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ BT2 (SGK), VBT
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): Gọi HS đọc bài viết về anh, chị, em.
B. bài mới:
 * GTB: Nêu mục tiêu bài học.
Hđ1 (35’): Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu.
- GV Hướng dẫn câu mẫu.
- Yêu cầu HS phát biểu, nhận xét sửa sai.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật sẽ kể (có hoặc không có trong tranh)
- Gọi 1 HS kể mẫu - GV gợi ý cho HS kể.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc lại thời gian biểu của Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó đọc trước lớp.
- Theo dõi nhận xét bài của HS.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- 3 HS đọc bài.
- Đọc theo yêu cầu 
- HS làm bài vào VBT
- Đọc bài làm.
- Chú Cường khoẻ quá!
- Chú Cường thật là khoẻ!
- Chú Cường mới khoẻ làm sao?;
- Đọc đề bài.
- 5 HS nêu tên con vật.
- 1 HS khá kể.
- 3 HS 1 nhóm kể và chỉnh sửa cho nhau.
- 7 HS kể trước lớp nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc bài.
- Tự viết thời gian biểu buổi tối vào vở.
- Đọc chữa bài.
- VN quan sát kể thêm các con vật nuôi trong nhà.
Tập viết: 	 chữ hoa : O
I. Mục tiêu: 
- Biết viết đúng chữ hoa O ; chữ và câu ứng dụng Ong ; Ong bay bướm lượn.
 - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’): - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài viết ở nhà.
B. bài mới:
 * GBT: Nêu mục tiêu bài học
Hđ1 (5’): Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Quan sát và nhận xét 
+ Treo chữ mẫu yêu cầu quan sát nhận xét chiều cao, rộng, số nét.
- Yêu cầu tìm điểm đặt bút, dừng bút.
- Vừa viết mẫu vừa nêu qui trình viết chữ O.
- Yêu cầu viết bảng con chữ O.
+ Nhận xét sửa sai.
Hđ2 (5’): Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng.
- Giới thiệu từ ,câu ứng dụng.
- Câu ứng dụng tả cảnh gì?
- Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu, nhận xét số chữ, chiều cao, khoảng cách.
- Yêu cầu viết bảng con chữ Ong
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
Hđ3 (20’): Hướng dẫn viết vở.
- Nêu yêu cầu viết
- Quan sát chung cả lớp lưu ý tư thế ngồi, cách trình bày.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Yêu cầu tìm thêm cụm từ bắt đầu bằng O.
- Nhận xét giờ học.
- Viết chữ N, Nghĩ
- Cao 5li, rộng 4 li, 1 nét cong kín kết hợp với 1 nét cong trái.
- Nằm giao đường kẻ 6 và đường dọc 4.
- HS quan sát, lắng nghe
- Viết 2 lần chữ O
- Đọc: Ong ; Ong bay bướm lượn
- Tả cảnh ong bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình.
- Cụm từ có 4 chữ: o, g. h, y, l 2,5 li; còn lại 1 li.
- Viết 2 lần
- Viết theo yêu cầu của GV.
- Viết bài ở nhà. 
tự nhiên và xã hội:
 các thành viên trong nhà Trường
I. Mục tiêu: HS biết:
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường 
- yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. 
II. Đồ dùng dạy học: 	- Hình vẽ trong SGK
iII Hoạt động dạy học:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. KTBC:(3’) Kể tên các phòng có trong trường và công dụng của nó?
B. bài mới: 
 * GBT: Liên hệ từ trường mình để giới thiệu bài.
Hđ1: (16’): Làm việc với SGK.
- Yêu cầu hoạt động nhóm.
- hướng dẫn HS quan sát H34,35 SGK nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.
- KL về các thành viên trong trờng học và vai trò của họ.
Hđ2: (10’): Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
- Yêu cầu hđ nhóm trả lời câu hỏi:
- Trong trường bạn biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?
- Nói về tình cảm và thái độ của bạn với thành viên đó.
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trờng bạn phải làm gì?
Hđ3: (8’) Trò chơi: Đó là ai.
- GV Hướng dẫn cách chơi:
+ Gắn1 tấm bìa có tên một thành viên trong nhà trường vào lưng một HS.
+ Các HS khác nói câu thông tin về thành viên trong tấm bìa.
+ Nếu HS A không đoán ra người đó là ai thì HS A bị phạt.
+ HS nói sai thông tin cũng bị phạt.
- GV cho HS chơi thử- chơi thật..
C. củng cố và dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học. 
- VN làm bài tập 1,2 VBT
- 2 HS trả lời.
- Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
- Thảo luận nhóm 6.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, cả lớp và GV nhận xét.
( hiệu trưởng, hiệu phó, GV , văn thư,..) 
-Biết giới thiệu các thành viên và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
- HS hỏi và trả lời trong nhóm.
- Một số HS trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét , bổ sung.
- HS lắng nghe
*********************************
hoạt động tập thể:	 chú bộ đội
I. Mục tiêu: 
- Giáo dục HS ý thức tham gia hoạt động tập thể, yêu thích hoạt động tập thể.
II. Hoạt động dạy học:
 1. GTB: Giờ sinh hoạt tập thể hôm nay, chúng ta thi đọc thơ, múa hát về chú bộ đội.
 2. Hướng dẫn sinh hoạt: (30’)
a) HS đọc thơ về chú bộ đội:
- Yêu cầu HS nêu tên bài thơ về chú bộ đội.
- HS lần lượt xung phong đọc thơ trước lớp.
- GV và cả lớp nghe bình chọn người đọc thơ hay nhất.
b) HS múa hát về chú bộ đội :
- HS thảo luận chuẩn bị tiết mục để biểu diễn trước lớp.
- Lần lượt các nhóm lên trình diễn trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn tiết mục hay nhất.
 3. Củng cố, dặn dò (2’): 
- Nhận xét giờ học.
Bài kiểm tra định kì lần 1
Môn : Tiếng Việt
Phần 1: Kiểm tra đọc (10 điểm)
Đọc hiểu : (3điểm)
Luyên từ và câu : (2 điểm)
1. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ sự vật.
a. Cây thông, gỗ
b. Gió, xanh tốt
c. Thổi, reo lên
2. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai là gì ?
a. Thông mọc trên đồi
b. Lá thông nhọn, xanh bóng
c. Thông là tài nguyên thiên nhiên quý
Phần 2 : Kiểm tra viết
I. Chính tả : (5 điểm)
1. Nghe viết : Bài “ Cái trống trường em” Viết hai khổ đầu
2. Bài tập : (1 điểm) Điền r / d / gi
cặp ... a ; cụ ... à ; ... a dẻ ; ... a vào
II. Tập làm văn
1. (1 điểm) Viết vào ......lời của em trong mỗi tình huống sau.
a. Nhờ bạn nhặt hộ cuốn sách rơi.
b. Đề nghị bạn giúp đỡ bài toán khó.
2. (4 điểm) Viết đoạn văn ngắn đến 4 – 5 câu về cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em hồi lớp 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2010_2011.doc