Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

: Tập đọc :

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I/ Mục đích yêu cầu :

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại ới thành công. ( TL được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS tính kiên trì, nhẫn nại.

* HS khá - giỏi hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”; HS yếu đánh vần sau đó đọc trơn được câu trong bài.

 II/Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc.

 -Bảng phụ.

 III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 1 :
(Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 8 năm 2010)
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
TL
Đồ dùng dạy học. 
Hai
23/8
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Đạo đức
Toán
Có công mài sắt, có ngày(T1)
Có công mài sắt, có ngày (T2)
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (Tiết 1)
Ôn tập các số đến 100 (T 1 )
SGK.
SGK
VBT;Tranh
Bảng phụ
Ba
23/8
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
Kể chuyện
Chính tả
Âm nhạc
Bài 1
Ôn tập các số đến 100 ( Tiếp theo )
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Ôn tập các bài hát lớp 1- Nghe quốc ca.
Còi
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ.
Nhạc cụ gõ.
Tư
25/8
1
2
3
4
5
Tập đọc Toán
Mĩ thuật
Tập viết
PĐHS yếu
Tự thuật
Số hạng- Tổng
Vẽ trang trí - Vẽ đậm - vẽ nhạt 
Chữ hoa :A
Tranh SGK
Bảng phụ
Tranh;Màu 
Bộ chữ mẫu
Năm
26/8
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
TN & XH
LT& câu
PĐHS yếu
Bài 2.
Luyện tập
Cơ quan vận động 
Từ và câu
Còi
Bảng phụ
SGK / tranh
Bảng phụ.
Sáu
27/8
1
2
3
4
5
Chính tả
Toán
Thủ công
TLV
SHL
Ngày hôm qua đâu rồi
Đề- xi-mét
Gấp tên lửa
Tự giới thiệu. Câu và bài
SGK/ vở
Thước mét.
Giấymàu,
SGK ;Vở.
 Ký duyệt : Bờ y, ngày 20 tháng 8 năm 2010
 Người lập :
 Bùi Thị Tuyên.
Ngày soạn : Ngày 20 tháng 8 năm 2010.
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 23 tháng 08 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2 + 3 : Tập đọc :
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I/ Mục đích yêu cầu :
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại ới thành công. ( TL được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS tính kiên trì, nhẫn nại.
* HS khá - giỏi hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”; HS yếu đánh vần sau đó đọc trơn được câu trong bài. 
 II/Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc.
 -Bảng phụ.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Tiết1 : ( 40’)
1/ Mở đầu : ( 3’)
 GV giới thiệu 8 chủ đề của SGK TV2/tập 1.
2/ Dạy bài mới : (37’)
a/ Giới thiệu bài: ( 2’)
 GV dùng tranh sgk hỏi HS và kết hợp giới thiệu bài,ghi đề lên bảng-HS nhắc lại.
b/ Luyện đọc đoạn 1,2: ( 25’)
* Gv đọc mẫu.
* GVhướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
 Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.( Chủ yếu dành cho HS yếu- TB)
- GV theo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai cách phát âm cho HS.
 Đọc từng đoạn trước lớp :
- GV hướng dẫn cho hs cách ngắt, nghỉ đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc :
+ Mỗi khi cầm quyển sách ,/ cậu chỉ đọc vài dòng/đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở./
+ Bà ơi,/ bà làm gì thế ?/(lời gọi với giọng lễ phép ). 
+Thỏi sắt to như thế ,/ làm sao bà mài thanh kim được?// (giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép)
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. (tập trung vào HS khá - giỏi)
 - GV kết hợp giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong sgk.
 Đọc từng đoạn trong nhóm :
 - HS lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm.
 - GV theo dõi và rèn đọc cho HS yếu.
 Thi đọc giữa các nhóm :
 - HS các nhóm thi đọc (Đồng thanh, cá nhân ; từng đoạn)
 - Cả lớp và gv nhận xét đánh giá.
 - Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1,2)
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1,2 (10’) :
 - HS cả lớp đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi 1sgk/5. 
 - HS đọc thầm đoan 2, trả lời câu hỏi 2 sgk / 5. 
 - GV : Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?
 - HS: Để làm thành một cái kim khâu.
 - GV: Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
 - GV: Những câu nào cho biết cậu bé không tin?
- HS nêu dẫn chứng: Thái độ của cậu bé-ngạc nhiên hỏi/ lời nói của cậu bé:Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? 
 Tiết 2 : ( 40’)
a/Luyện đọc các đoạn 3, 4 : ( 20’)
 Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.( Chủ yếu dành cho HS yếu- TB)
- GV theo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai cách phát âm cho HS.
 Đọc từng đoạn trước lớp :
- GV hướng dẫn cho hs cách ngắt, nghỉ đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc :
 + Mỗi ngày mài /thỏi sắt nhỏ đi một tí, / sẽ có ngày / nó thành kim.// Giống như cháu đi học, / mỗi ngày cháu học một tí,/ sẽ có ngày / cháu thành tài//
-1hs khá- giỏi đọc câu khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. (tập trung vào HS khá - giỏi)
- GV kết hợp giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong sgk.
 Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Lần lượt hs trong nhóm đọc theo đoạn, trong nhóm nhận xét góp ý cho bạn. ( HS yếu đọc câu)
- GV theo dõi và rèn đọc cho HS yếu.
 Thi đọc giữa các nhóm :( từng đoạn , toàn bài)
 - HS Các nhóm thi đọc (đồng thanh , cá nhân )
 Cả lớp đọc đồng thanh : (đoạn 3,4 )
 b/ Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 3,4 : ( 7’)
 -HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3sgk /5 .
 - GV : Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
 - HS đọc đoạn 4 và trả lời : Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
 - GV : Câu chuyện này khuyên em điều gì ?
 - HS nêu ý kiến khác nhau.
 - GV: Vậy khi làm việc gì, bản thân ta phải cố gắng như thế nào?
 * ý nghĩa: Khi làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. 
 c / Luyện đọc lại : (10’)
 - GV cho từng nhóm thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé , bà cụ)
 - HS – GV nhận xét nhóm đọc hay nhất.
 d/ Củng cố - dặn dò : (3’)
 - GV: Em thích nhân vật nào ở trong câu chuyện? Vì sao ?
 - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
 - HD HS chuẩn bị bài : 1 HS giỏi đọc bài “ Tự thuật”; GV HD giọng đọc bài cho HS, YC các em về nhà luyện đọc và tìm hiểu trước ND bài.
- GV nhận xét tiết học.
 Tiết 4 : Đạo đức :
học tập, sinh hoạt đúng giờ ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của việc học tập , sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS TB trở lên biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúmg thời gian bieồu.
- GD HS có thói quen học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 II/Tài liệu và phương tiện :
-Phiếu giao việc ở hoạt động 1, 2.
-Vở bài tập đạo đức .
III/ Các hoạt động học tập : ( 35’)
1/ Bài cũ : (3’)
- Kiểm tra sách- vở môn Đạo đức của hs.
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
 2/ Bài mới : ( 30’)
 a. Mở bài:
 GV giới thiệu và ghi đề bài, hs nhắc lại.
 b. Phát triển bài:
 * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
 Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến trước các hoạt động.
 Cách tiến hành :
 - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong mỗi tình huống : Việc làm nào đúng, việc làm nào sai ? Tại sao đúng (sai ) ?
 + N1, 2 : Tình huống 1: Trong giời học toán, cô giáp đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập tiếng việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
 + N3, 4: Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
 - Hs thảo luận nhóm.
 - GV theo dõi và gợi ý cho HS thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày
 - HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm để đưa ra lời nhận xét.
 - HS-GV nhận xét, đánh giá để tìm ra nhóm làm tốt 
 - Gv kết luận.
* Hoạt động 2 : Xử lý tình huống. 
 Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể.
 Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành 6 nhóm. 
- GV giao mhiệm vụ - mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và đóng vai.
- HS quan sát tranh ở bài tập 2/VBT.
- GV giới thiệu nội dung bức tranh.
 * N1, 2, 3 : Tình huóng 1: Ngọc ngồi xem một chương trình ti vi rất hay, mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngũ .
 - GV : Theo em bạn Ngọc ứng xử ntn? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống trên. 
 * N4, 5, 6 : Tình huống 2: Đầu giờ hs xếp hàng vào lớp.
 - GV: Em lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp và giải thích lý do.
- Hs thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai.
- GV theo dõi nhận xét.
- Các nhóm trao đổi tranh luận. 
- GV kết luận. 
 * Hoạt động 3: Ghi lại những việc em thường làm trong ngày.
 - HS làm việc cá nhân trên vbt-sau đó nêu ý kiến của mình. 	
 - HS - GV nhận xét đánh giá. 
 - GV: Học tập sinh hoạt đúng giờ để làm gì ?
 - HS : Cần xắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi .
 -HS : Đọc câu : " Giờ nào việc ấy " 
 3/ Hướng dẫn thực hành ở nhà : (2’)
 - Về nhà cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và tbhực hiện theo thời gian biểu.
 - GV nhận xét tiết học.
 Tiết 5 : Toán :
 Ôn tập các số đến 100
 I/ Mục tiêu :
- Biết viết, đọc, đếm các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một, hai chữ số; Số lớn nhất, số bé nhất có 1- 2 chữ số, số liền trước, số liền sau. 
- Giáo dục hs tính cẩn thận trong môn học.
 ( Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3)
* Học sinh yếu làm bài tập 1, 2. 
 II/ Đồ dùng dạy học :
 Một bảng các ô vuông ( Bài tập 2 SGK )
 III/Các hoạt động dạy học : (40’)
1. KTBC : (2’) Kiểm tra sách, vở, đồ dùng môn toán của HS. 
2 / Dạy học bài mới : ( 35’)
 a / Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp - Ghi đầu bài lên bảng. 
b / Hướng dẫn HS ôn tập : ( SGK/3) 
 Bài 1 : ( Viết, đọc, đếm các số đến 100; các số có một, số lớn nhất, số bé nhất có 1chữ số)
- Cả lớp làm cả ba câu vào vở - 3HS yếu lên bảng làm bài ( mỗi em làm 1câu)
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- GV hỏi : Có bao nhiêu số có một chữ số ? 
 H: Số 10 có mấy chữ số ? 
Bài 2: Củng cố về các số có hai chữ số; Số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số.
- Đối với câu a nhiều HS đọc các sốtừ 10 - 99 trên bảng GV đã chuẩn bị ( HS yếu - TB )
- Câu b và c : Tổ chức cho 2HS thi đua viết số bé nhất có hai chữ số và số lớn nhất có hai chữ số. 
 - GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.
 Bài 3 : Tổ chức trò chơi " Nêu nhanh số cần tìm "
- GV nêu yêu cầu và yêu cầu HS nêu nhanh kết quả- cả lớp nhận xét.
 VD : Số liền sau của 39 là 40 ... 
 3 / Củng cố - Dặn dò : ( 3’)
- GV hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập.
- HDHS chuẩn bị : Cho HS xem sơ lược về ND bài “ Ôn tập các số đến 100” ( TT) và dặn HS xem trước bài ở nhà.
Ngày soạn : Ngày 20 tháng 8 năm 2010.
Ngày dạy : Thứ ba, ngày 24 tháng 08 năm 2010
Tiết 1: Thể dục :
Giới thiệu chương trình;
Trò chơi " Diệt các con vật có hại "
I / Mục tiêu :
 - Biết được một số quy định trong giờ tập thể dục; Biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 2.
- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
 II / Địa điểm phương tiện :
 Sân trường, còi.
 III / Nội du ... ỡm tửứ. Baõy giụứ chuựng ta seừ taọp duứng tửứ ủeồ ủaởt thaứnh 1 caõu noựi veà ngửụứi hoaởc caỷnh vaọt theo tranh.
Treo tranh (2)
GV : Haừy tỡm hieồu xem:
Tranh veừ caỷnh gỡ?
Trong tranh coự nhửừng ai?
Caực baùn trong tranh ủang laứm gỡ?
Giao vieọc: Moói nhoựm seừ vieỏt 1 caõu noựi veà ngửụứi hoaởc caỷnh vaọt trong moói tranh. Tửù choùn tranh. Vieỏt xong, daựn leõn baỷng lụựp.
Thaày sửỷa chửừa vaứi caõu vaứ so saựnh vụựi tranh veà yự nghúa.
GV choỏt laùi: Khi trỡnh baứy sửù vieọc, chuựng ta duứng tửứ dieón ủaùt thaứnh 1 caõu noựi ủeồ ngửụứi khaực hieồu ủửụùc yự mỡnh noựi.
III. Cuỷng coỏ – Daởn doứ (5’)
Cho hai daừy thi ủua: 1 daừy neõu tửứ vaứ 1 daừy neõu caõu vụựi tửứ ủoự vaứ ngửụùc laùi.
Tranh 1: Hueọ cuứng caực baùn vaứo vửụứn hoa.
Tranh 2: Hueọ ủang ngaộm nhỡn nhửừng boõng hoa.
Tranh 1: Caực baùn vui veỷ vaứo vửụứn hoa.
Tranh 2: Lan khen hoa ủeùp.
Tửứ: laứm baứi, vui chụi, giaỷng baứi
Hoùc sinh ủang laứm baứi.
 Caực baùn cuứng vui chụi.
Coõ giaựo ủang giaỷng baứi.
GV: Trong baứi hoùc hoõm nay caực em ủaừ bieỏt tỡm tửứ vaứ ủaởt caõu. Caực em seừ tieỏp tuùc luyeọn taọp ụỷ caực tieỏt sau.
Chuaồn bũ: Mụỷ roọng voỏn tửứ:Tửứ ngửừ veà hoùc taọp. Daỏu chaỏm hoỷi.
Hoùc caỷ lụựp.
2 nhoựm thi ủua
Thi ủua: tieỏp sửực.
1
Nhoựm1
Nhoựm2
Trửụứng
Trửụứng
2
Hoùc sinh
Hoùc sinh
- Hoùc sinh ủoùc laùi caực tửứ
- Hoùc caỷ lụựp.
3 nhoựm thi ủua.
Tửứ chổ ẹDHT
Tửứ chổ Hẹ cuỷa HS
Tửứ chổ tớnh neỏt cuỷa HS
Buựt
Vụỷ
Baỷng con
ẹoùc
Veừ
Haựt
Chaờm chổ
Thaọt thaứ
Khieõm toỏn
à (ẹDDH: tranh)
- Nhaọn xeựt.
- Nhoựm trửụỷng mụứi baùn ủoùc laùi.
- Coõng vieõn, vửụứn hoa,vửụứn trửụứng
- Caực baùn hoùc sinh
- ẹang daùo chụi, ngaộm hoa
Tiết 3- Thể dục: Tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số 
 I / Mục tiêu 
 Ôn một số kĩ năng 
 Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác , nhanh , trật tự .
 II/ Địa điểm , phương tiện .
 Sân trường , 1 còi 
 III / Nội dung và phương pháp lên lớp .
 1 / Phần mở đầu :
 GV : tập hợp lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học .
 Khởi động : HS đứng tại chỗ hát kết hợp vỗ tay .
 2 / Phần cơ bản :
 - ôn tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số :
 Cán sự lớp điều khiển - cả lớp tập 
 GV theo dõi sửa sai cho những hs còn lúng túng .
 3 / Phần kết thúc :
 - Hồi tĩnh : Đứng tại chỗ vỗ tay , hát 
 - Giậm chân tại chỗ , đếm theo nhịp - Lớp trưởng điều khiển .
 * GV nhận xét và giao bài về nhà .
 Thứ sáu, ngày 29 tháng 08 năm 2008
 Tiết 1 : Tập làm văn 
 Tự giới thiệu . Câu và bài 
 I/ Mục đích yêu cầu 
 1 Rèn kĩ năng nghe và nói 
 - Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình 
 - Biết nghe và nói được những điều em biết về một trong lớp 
 2 Rèn kĩ năng viết . Bước đầu biết kể ( miệng ) một mẫu chuyện theo tranh .
* Mục tiêu riêng: Học sinh yếu làm bài 1,2. Học sinh khuyết tật làm bài 1.
 II/ Đồ dùng dạy học 
 III / Các hoạt động dạy học 
 1 Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của của HS 
 2 Bài mới 
 a/ Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài .
 b/ Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1 / 12 
 GV hướng dẫn trả lời câu hỏi - 1 HS trả lời câu mẫu 
 HS thảo luận nhóm đôi : hỏi - đáp với nhau .
 Từng cặp hs thực hành hỏi - đáp trước lớp 
 VD : Tên bạn là gì ? - Tôi tên là Nguyễn thị Nga ....
 - Cả lớp nhận xét - GV chốt ý và tuyên dương nhóm hỏi - đáp tốt nhất
 Bài tập 2 : Nói lại những điều em biết về một bạn 
 HS : từng cá nhân lần lượt phát biểu ý kiến 
 Cả lớp nhận xét tuyên dương bạn nói đầy đủ và hay .
 Bài tập 3 : Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1 , 2 câu để tạo thành một câu chuyện .
 GV gợi ý hs nhớ lại cách đặt câu ở tiết " luyện từ và câu " hôm trước 
 HS : làm việc cá nhân với từng tranh 
 2 HS khá , giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp - cả lớp lắng nghe và nhận xét.
 GV nhấn mạnh : Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu , kể một sự việc . Củng có thể dùng một số câu để tạo thành bài , kể một câu chuyện .
 3 / Củng cố - dặn dò 
 HS nhắc lại nội dung bài học - dặn hs làm bài tập ( VBT ) vào buổi chiều .
* GV nhận xét giờ học .
Tiết 2 : Toán 
 Đề xi mét 
I / Mục tiêu
 Giúp HS :
- Bước đầu nắm được tên gọi , kí hiệu và độ lớn của đơn vị đođề xi mét .
- Nắm dược quan hệ giữa đê xi mét và xăng ti mét ( 1dm = 10 cm ).
- Biết làm các phép tính cộng ,trừ với các số đo có đơn vị đề xi mét .
-Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đề xi mét.
* Mục tiêu riêng: Học sinh yếu làm được bài 1,2. Học sinh khuyết tật làm bài 1.
II/ Đồ dùng dạy học
Một băng giấy có chiều dài 10 cm , thước dài 2dm hoặc 3dm .
III / Các hoạt động dạy học
1 / Kiểm tra bài cũ :
 2 HS yếu lên bảng làm bài 3VBT / 6 và 1HS TB làm bài 4VBT / 6
 GV nhận xét , ghi điểm
 2 / Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài lên bảng 
 b Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề xi mét .
 H : ở lớp một chúng ta đã học đơn vị đo độ dài nào ? ( cm )
 HS : cả lớp đặt thước trên mặt bàn và quan sát .
 H : Cái thước được tính từ vạch nào đến vạch nào ?
 HS : thực hành đo băng giấy và cho biết độ dài của băng giấy 
 GV hỏi : Băng giấy dài mấy xăng ti mét ? ( 10 cm )
 GV nói : 10 cm còn được gọi là 1đề xi mét - HS nhắc lại ( nhiều em )
 Đề xi mét viết tắt là dm - HS nhắc lại - GV kết hợp ghi bảng .
 GV nêu và viết : 10 cm = 1 dm ; 1dm = 10 cm .
 HS nhắc lại 
 GV chốt ý : cm để đo độ dài . Vậy dm cũng dùng để đo gì ?
 GV vẽ lên bảng 3 đường thẳng có độ dài 1dm , 2dm , 3 dm 
 HS thực hành đo các đường thẳng đó và ghi số đo .
 C / Thực hành : 
 Bài 1SGK / 7 : Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi :
 HS nêu miệng kết quả theo cá nhân với từng câu .
 GV - hS nhận xét , sửa sai 
 Bài 2 SGK / 7 : Tính( theo mẫu )
 HS : cả lớp làm vào vở - 3 HS yếu lên bảng làm ( mỗi em làm một cột)
 GV cùng cả lớp chữa bài .
 Bài 3 SGK / 7 : Khôg dùng thước đo , hãy ước lương độ dài của mỗi đoạn thẳng ròi ghi số thích hợp vào chỗ chấm 
 HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả 
 GV gọi một số em nêu ước lượng - cả lớp nhận xét 
 3 . Củng cố : HS nhắc lại kí hiệu và mối quan hệ ở trên bài học ( 2- 3em)
 Tiết 3: Chính tả 
 Ngày hôm qua đâu rồi 
 I/ Mục đích yêu cầu 
 1/ Rèn kĩ năng viết chính tả :
 Nghhe viết một khổ thơ trong bài . Biết cách trình bày một bài thơ 5chữ 
 Viét đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn 
 2/ Tiếp tục học bảng chữ cái vào ô trống theo tên chữ .
 - Điền đúng các chữ cái vào ô trống.
 - Học thuộc lòng tên 10 chữ cái 
 3/ Giáo dục hs cẩn thận , sạch sẽ ...
 II/Đồ dùng dạy học : 
 GV : Phiếu viết bài tập 2 ,3.
 HS : vở chính tả , VBT , bảng con ...
 III/ Các hoạt động dạy học : 
 1 / kiểm tra bài cũ 
 2hs yếu len bảng viết các từ : lên núi , nên người , đứng lên ...
 GV nhận xét sửa sai .
 2 / Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài 
 b / Hướng dẫn nghe viết :
 GV đọc bài viết một lần - HS dò bài sgk 
 3hs đọc lại bài viết - cả lớp đọc thầm 
 GV hỏi : Khổ thơ trên là lời của ai nói với ai ?
 H : Bố nói với con điều gì ?
 H: Trong bài những chữ nào các em thấy khó viết ?
 HS nghe viết từ khó vào bảng con .
 GV nhận xét sửa sai và kết hợp phân tích .
 * Viết chính tả vào vở
 GV hướng dẫn cách trình bày bài viết - tư thế ngồi viết - cáchđặt vở ...
 GV đọc chậm rãi một câu 3 lần , HS nghe viết vào vở 
 * Chấm , chữa bài 
 GV đọc lại toàn bài chậm rãi cho hS dò bài 
 GV đọc lần 2 đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho hs soát lỗi .
 HS đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra lỗi lẫn nhau 
 GV kết hợp thu chấm 10 bài - Nhận xét
 c/ Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả 
 Bài 1: Chọn chử trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống 
 HS yếu làm một trong hai câu - 2hs lên bảng làm bài 
 GV - hS nhận xét - chữa bài 
 Bài 3 : Viết những chữ cái còn thiếu vào ô trống trong bảng .
 - Cả lớp làm bài - 1em lên bảng làm 
 GV - hs nhận xét .
 HS : một số hs yếu đọc lại bảng chữ cái vừa điền .
 Bài 4 : Học thuộc bảng chữ cái vừa viết 
 HS xung phong đọc thuộc 
* GV nhận xét giờ học .
Tiết 4 Thủ công 
 Gấp tên lửa (tiết 1 )
 I / Mục tiêu :
 - HS biết gấp tên lửa 
 - Rèn hs gấp dược tên lửa nhanh và chính xác .
 - Giáo dục HS khéo léo , sáng tạo .
 II/ Đồ dùng dạy học 
 GV : Gấp tên lửa mẫu , hình hướng dẫn quy trình gấp .
 HS : Giấy nháp , kéo ...
 III/ Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 2. Bài mới 
 a/ Giới thiệu bài : GV dùng lời giới thiệu - ghi đầu bài lên bảng .
 b / Phát triển bài 
 Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu 
 GV cho hS xem tên lửa mẫu đã gấp sẵn .
 H : Tên lửa này có hình gì ? màu gì ?
 GV nêu các phần của tên lửa 
 GV mở tên lửa ra , sau đó gấp lại theo các bước .
 HS quan sát và nhận xét cách gấp 
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác mẫu 
 Bước 1 : Gấp tạo mũi và thân tên lửa 
 Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng 
 Hoạt động 3 : Thực hành 
 HS gấp - 1hs lên bảng gấp cho cả lớp quan sát và gấp theo 
 GV quan sát và giúp HS yếu - Cả lớp nhận xét bài của bạn trên bảng .
 3 Nhận xét - Dặn dò .
Buổi chiều:
Tiết 1: Tiếng việt Kiểm tra cuối tuần
Đề bài:
Câu 1: Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, các từ chỉ hoạt động của học sinh.
Câu 2: Điền vào chỗ trống c hay k
...im khâu ...ậu bé ...iên trì bà ...ụ
Tiết 2: Toán	 Kiểm tra cuối tuần
Đề bài:
Câu 1: Tính
34 53 29 62 8
42 26 40 5 71
Câu 2: Tính nhẩm
50 + 10 + 20 = 60 + 20 + 10 =
50 + 30 = 40 + 20 =
Câu 3:Tinh
3 dm + 2 dm = 9 dm + 10 dm =
16 dm - 2 dm = 35 dm - 3 dm =
Tieỏt 3: sinh hoạt cuối tuân 
I. Muùc ủớch, yeõu caàu
- OÅn ủũnh neà neỏp, ủi hoùc ủuựng giụứ, ra vaứo lụựp phaỷi xeỏp haứng, veọ sinh caự nhaõn saùch seừ, maởc ủoàng phuùc theo quy ủũnh cuỷa nhaứ trửụứng.
- Kieồm tra saựch vụỷ, ủoà duứng hoùc taọp cuỷa hoùc sinh.
- Khaỷo saựt laùi chaỏt lửụùng cuỷa lụựp.
- Bieỏt kớnh treõn nhửụứng dửụựi.
II. Noọi dung sinh hoaùt
- ẹaựnh giaự laùi tỡnh hỡnh cuỷa tuaàn 1.
- Neà neỏp, veọ sinh caự nhaõn, veọ sinh lụựp hoùc, trang phuùc cuỷa hoùc sinh.
- Nhaọn xeựt veà tỡnh hỡnh hoùc taọp cuỷa tửứng hoùc sinh trong lụựp.
- Ngoõn ngửừ giao tieỏp haứng ngaứy.
- Quan heọ baùn beứ trong lụựp.
III. Giaựo vieõn choỏt laùi buoồi sinh hoaùt
- Khaộc phuùc khoự khaờn, phaựt huy maởt toỏt cuỷa lụựp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2010_2011_bui.doc