Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 04 - Năm học: 2011-2012 - Hoàng Thị Hải Yến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 04 - Năm học: 2011-2012 - Hoàng Thị Hải Yến

Đạo đức

BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T2)

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.

- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.

- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.

* TTHCM: Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực và dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo năm điều Bác hồ dạy.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 + Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.

 + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV :Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai cho HĐ1.

- HS : VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 40 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 04 - Năm học: 2011-2012 - Hoàng Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 4
Thứ hai
Ngày soạn :09/ 09/ 2011
Ngày giảng:12/ 09/ 2011
Đạo đức
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T2)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* TTHCM: Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực và dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo năm điều Bác hồ dạy.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 + Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
 + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV :Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai cho HĐ1.
HS : VBT
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
? Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
2. Nội dung:
a) HĐ1: Đóng vai theo tình huống (BT3).
* Mục tiêu:
Giúp HS lựa chon và thực hành hành vi nhận lỗi và sửa lỗi
* Tiến hành :
- HS nêu y/c của bài.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các: nhóm:
? Em sẽ làm gì nếu là Hương?
? Em sẽ làm gì nếu là Châu?
? Em sẽ làm gì nếu là Trường ?
? Em sẽ làm gì nếu là Xuấn?
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị lên sắm vai.
- Các nhóm lên sắm vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
? Qua các tình huống của bài tập ta thấy khi có lỗi phải làm gì?
? Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người như thế nào?
GVKL: Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
=> KNS: Qua đó giáo dục cho HS Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
b) HĐ2: Thảo luận (BT4).
* Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được việc bày tỏ ý kiến thái độ, để người khác hiểu đúng mình, là việc làm cần thiết cả từng cá nhân
* Tiến hành:
- HS nêu y/c của bài.
- GV chia lớp thành 2 tổ, giao việc cho các tổ.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
GVKL:
+ Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
+ Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi nhầm cho bạn.
+ Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt.
=> KNS: Qua đó giáo dục cho HS Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
c) HĐ3: Tự liên hệ (BT6).
* Mục tiêu:
Giúp HS đánh giá lựa chọn hành vi tự sửa lỗi và nhận lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
* Tiến hành:
- HS nêu y/c của bài tập.
- HS kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân.
- HS lên trình bày.
- GV và HS phân tích, tìm ra cách giải quyết đúng.
- GV khen những HS biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* TTHCM: Biết nhận lỗi và sửa lỗi là thể hiện tính trung thực và dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo năm điều Bác hồ dạy.
C/ Củng cố - Dặn dò
? Khi bị mắc lỗi, chúng ta cần phải làm gì?
? Khi người mắc lỗi đã nhận lỗi, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
* Nhóm 1: Lan trách Hương:
- Sao bạn hẹn rủ tớ đi học mà lại đi một mình?
* Nhóm 2: Nhà cửa bừa bãi chưa được dọn dẹp. Mẹ hỏi Châu:
- Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?
* NHóm 3: Tuyết mếu máo:
- Bắt đền Trường đấy, cậu làm rách sách của tớ rồi!
* Nhóm 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng Việt, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà:
? Tại sao bạn chưa làm bài tập?
- Khi có lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm, đáng khen.
+ Tổ 1 thảo luận tình huống 1:
Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ, lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào? Theo em Vân nên làm gì?
+ Tổ 2 thảo luận tình huống 2: 
Dương bị đau bụng nên ăn không hết xuất cơm. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. Theo em các bạn trong tổ của Dương làm như vậy có đúng không? Vì sao?
- Khi bị mắc lỗi, chúng ta cần nhận lỗi và sửa lỗi.
- Cần thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~*&~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tập đọc
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 + Đọc đúng các từ ngữ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu...
 + Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.
 + Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 + Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài.
 +Hiểu nội dung câu chuyện: không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học: cần đối xử tốt với các bạn gái.
- Giáo dục cho học sinh cách ứng xử với bạn bè , nhất là các bạn gái.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kiểm soát cảm xúc.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Tư duy phê phán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng phụ.
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ: Gọi bạn
- HS1 đọc thuộc lòng bài và TL câu hỏi:
? Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
- HS2 đọc thuộc lòng bài và TL câu hỏi:
? Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “Bê! Bê!”?
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
2. Nội dung
a) GV đọc mẫu.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp.
- GV viết một số từ cần luyện đọc lên bảng:
+ loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.
- HS luyện đọc từ.
- GV lắng nghe, sửa cách phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Đọc nối tiếp.
- GV treo bảng phụ viết một số câu cần hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV y/c HS dùng dấu gạch chéo để ngắt câu văn và gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS lên bảng thực hiện, sau đó đọc câu văn.
- GV nhận xét và gọi HS đọc lại câu văn.
- HS đọc phần chú giải trong bài.
? Em hiểu đầm đìa nước mắt nghĩa là thế nào?
? Đối xử tốt nghĩa là đối xử như thế nào?
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc đoạn 3.
* Đọc đồng thanh.
- Vì trời hạn hán, cỏ cây héo khô, đôi bạn không còn gì để ăn
-Vì Dê Trắng không quên được bạn, vẫn gọi bạn và hi vọng bạn trở về.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- 3, 4 HS đọc các từ trên bảng.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Khi Hà đến trường, / mấy bạn gái cùng lớp reo lên:// “Ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá!//”
- Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng / và cuối cùng / ngã phịch xuống đất.//
- Rồi vừa khóc / em vừa chạy đi mách thầy.//
- Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm!//
- 1, 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Khóc nhiều, nước mắt ướt đẫm mặt.
- Nói và làm điều tốt với người khác.
- Một em đọc, một em lắng nghe, nhận xét và ngược lại.
- Đại diện của 4 nhóm tham gia thi đọc.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1 và 2.
Tiết 2
c. Hướng dẫn tìm hiẻu bài:
- HS đọc đoạn 1 và 2.
? Các bạn gái khen Hà thế nào?
? Vì sao Hà khóc?
? Em nghĩ thế nào về trò đùa của Tuấn?
? Theo em ý chính của đoạn 1 và 2 là gì?
- GV nhận xét, ghi ý chính lên bảng.
- HS đọc đoạn 3.
? Hà đã tìm đến ai để được giúp đỡ?
=>KNS: GDHS biết Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn 
? Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
=> KNS: Giáo dục HS biết Thể hiện sự cảm thông
? Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay?
=> KNS: Giáo dục HS biết Kiểm soát cảm xúc
- GV: Lời khen của thầy giáo chính là ý chính của đoạn 3.
- GV ghi ý chính lên bảng.
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi:
? Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?
? Hãy nêu ý chính của đoạn 4?
d. Luyện đọc lại:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, y/c HS phân vai, chuẩn bị trong nhóm.
- HS thi đọc phân vai toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, phân thắng thua.
C/ Củng cố- Dặn dò:
? Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?
=> KNS: GDHS biết lên án những hành động đùa nghịch quá đáng. 
- GV kết luận, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện đọc lại toàn bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Các bạn gái khen Hà có bím tóc đẹp.
- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn còn đùa dai, nắm bím tóc của Hà mà kéo.
- Đó là trò đùa nghịch ác, không tốt với bạn, bắt nạt bạn gái.
*Bím tóc của Hà và trò đùa của Tuấn.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- thầy giáo
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
- Vì nghe thầy khen, Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn nữa.
* Lời khen của thầy giáo.
- Tuấn đến trước mặt Hà để xin lỗi.
*Lời xin lỗi của Tuấn.
- Mỗi nhóm cử 7em phân vai: người dẫn chuyện, 3bạn gái nói câu “Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”, Tuấn, thầy giáo, Hà.
- Đáng chê vì đùa nghịch quá trớn, làm bạn gái phải khóc. Đáng khen vì khi bị thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành xin lỗi bạn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~*&~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán
29 + 5
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; về nhận dạng hình vuông.
- Rèn trí thông minh nhanh nhẹn cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
 Bảng gài.
- HS : Vở , SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 2
phép tính), lớp làm ra nháp.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài cũ
- GV nêu MĐYC của tiết học.
2. Nội dung:
a) Giới thiệu phép cộng 29 + 5:
- GV nêu bài toán.: Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- HS nêu phép cộng.
- HS thao tác trên que tính tìm kết quả.
? Em tìm được kết quả của phép tính 
 29 + 5 là bao nhiêu?
- GV hướng dẫn cách đặt tính và tính.
- HS nêu lại cách đặt tính và tính
b. Thực hành:
* Bài 1: (VBT – 18) – Tính:
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- Chữa bài:
 + Nhận xét Đ - S.
 + Nêu cách tính.
 + Nêu tên gọi các thành phần của phép tính.
GV: Củng cố cách tính phép cộng có nhớ theo cột dọc. 
* Bài 2: (VBT – 17) - Đặt tính rồi tính tổng, biết  ... u? 
? Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
? Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?
? Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào?
- HS luyện viết bảng con những chữ dễ viết sai.
b. HS viết bài vào vở:
- GV hướng dẫn cách trình bày.
- GV đọc - HS viết bài.
- GV đọc – HS soát lỗi.
c. Chấm chữa bài:
- GV chấm – NX 5 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Ghi vào chỗ trống trong bảng:
- Nêu yêu cầu.
- Lớp làm vào vở.
- HS nối tiếp nêu từ.
- HS NX – GVNX.
? Khi nào thì viết iên? Khi nào viết yên?
* Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống để phân biệt cách viết các chữ in đậm:
- Nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- HS NX bài trên bảng.
- Nhiều HS đọc lại bài làm.
GV: Lưu ý đọc đúng r/ d/ gi.
C/ Củng cố - Dặn dò:
- GVNX chung bài viết.
- GVNX giờ học.
* yên ổn, cô tiên, kiên cường, yên xe.
- Đoạn này trích trong bài Trên chiếc bè. Đoạn trích kể về Dế Mèn và Dế Trũi.
- Đi ngao du thiên hạ - Dạo chơi khắp đó đây.
-Ghép 3, 4 lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông.
- Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa.
- Viết hoa, lùi vào một ô.
- Dế trũi, rủ nhau, say ngắm , bèo sen, đen sạm, ngao du.
3 Chữ có iê
3 chữ có yê
M: con kiến, tiếng hát, viên gạch, cô tiên.
M: yên tĩnh, quyển truyện, tuyên truyền, khuyên nhủ.
a) - Hoà dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
+ Viết là dỗ trong các từ ngữ sau:
 dỗ dành, dỗ con, dỗ em.
+ Viết là giỗ trong các từ ngữ sau:
 giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ, giỗ ông.
- Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.
+ Viết là dòng trong các từ ngữ sau:
 dòng nước, dòng kẻ, dòng sông.
+ Viết là ròng trong các từ ngữ sau:
 ròng rã, năm ròng, vàng ròng, khóc ròng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~*&~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
GV chuyên dạy
Thứ sáu
Ngày soạn :13/ 09/ 2011
Ngày giảng:16/ 09/ 2011
Toán
28 + 5
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết) áp dụng phép cộng dạng 28 + 5 để giải bài toán .
- Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Rèn tính cẩn thận cho học sinh
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV : 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời.
 Bảng phụ ghi nội dung BT3.
- HS : Vở , SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp.
- 2 HS đọc bảng 8 cộng với một số.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bìa
- GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
2. Nội dung:
a. Giới thiệu phép cộng dạng 28+5 (10’)
- GV nêu bài toán : Có 28 que tính thêm 5 que tính nữa hỏi tất cả có bao nhiêu qt?
+ Muốn biết có bao nhiêu que tính làm phép tính gì?
- Hs thao tác trên que tính, nêu cách thực hiện.
+ Vậy 28+5=?
+ Nêu các bước khi thực hiện tính viết?
+ HS lên bảng đặt tính lớp làm nháp, nhận xét cách đặt tính?
+ Thực hiện tính
- GV: Chốt lại cách đặt tính thực hiện tính phải nhớ sang hàng chục
b) Thực hành:
* Bài 1: (VBT – 22) – Tính:
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ào VBT.
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ - S.
+ Nêu cách tính.
+ Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
* Bài 2: (VBT – 22) – Nối phép tính với kết quả đúng.
- HS nêu y/c của bài.
- GV treo 2 bảng phụ ghi nội dung BT2.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 6 bạn tham gia trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS chơi, cả lớp cổ vũ.
- Cả lớp và GV nhận xét, phân thắng thua.
- HS hoàn thành bài vào VBT.
* Bài 3: (VBT – 22)
- HS đọc bài toán, phân tích bài toán.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- GV nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
- 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét, nêu câu trả lời khác.
- GV đánh giá, cho điểm.
GV: Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
* Bài 4: (VBT – 22) – Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6cm.
- HS nêu y/c của bài.
- HS làm bài vào VBT.
- GV quan sát, hướng dẫn những em còn lúng túng.
- HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 6cm.
GV: Củng cố cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
C/ Củng cố - Dặn dò:
- HS đọc lại bảng 8 cộng với một số.
- GV nhận xét giờ học.
* Tính nhẩm:
 8 + 5 = 8 + 6 =
 8 + 2 + 3 = 8 + 2 + 4 =	 
28+5=?
28+5=33
- 2 bước, đặt tính và thực hiện tính.
 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1 , 2 thêm 1 bằng 3 viết 3
 28 18 68 38 28
+ + + + +
 3 4 5 6 7
 31 22 73 44 35
 78 88 48 40 48
 + + + + +
 2 8 9 8 7
 80 96 57 58 55 
38 + 5
28 + 9
18 + 7
51
43
47
37
25
85
48 + 3
78 + 7
39 + 8
Tóm tắt
 Bò 18 con
 Trâu: 7 con
 Trâu và bò: ... con?
Bài giải
Trên bãi cỏ cả trâu và bò có số con là:
18 + 7 = 25 (con)
 Đáp số: 25 con
 6cm 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~*&~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Âm nhạc
GV chuyên dạy
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~*&~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tập làm văn
CẢM ƠN, XIN LỖI
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng nghe và nói:
 + Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
 + Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
- Bồi dưỡng thái độ ứng xử có văn hoá .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Giao tiếp; cởi mở,tự tin trong giao tiếp,biết lắng nghe ý kiến người khác.
- Tự nhận thức về bản thân.
III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV : Tranh minh hoạ bài tập 3 trong SGK.
HS : SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- HS làm lại BT1, tiết TLV tuần 3: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh. Dựa theo tranh kể lại câu chuyện Gọi bạn.
- HS đọc lại danh sách một nhóm trong tổ học tập (BT3).
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này, chúng ta sẽ học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi trong một số trường hợp cụ thể. Sau đó dựa vào tranh minh họa, kể lại câu chuyện có sử dụng lời cảm ơn, xin lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
- HS nêu y/c của bài.
- HS trao đổi theo nhóm.
- GV nêu từng tình huống.
- HS nối tiếp nhau nói lời cảm ơn.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS biết nói lời cảm ơn lịch sự, hợp với tình huống.
- HS hoàn thành bài vào VBT.
* Bài 2: Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
- HS nêu y/c của bài.
- HS trao đổi theo nhóm.
- GV nêu từng tình huống.
- HS nối tiếp nhau nói lời xin lỗi.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS biết nói lời xin lỗi thành thực, hợp với tình huống.
- HS hoàn thành bài vào VBT.
=> KNS: qua đó GDHS kĩ năng giao tiếp; cởi mở,tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
* Bài 3: Hãy nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- GV nêu yêu cầu.
- HS quan sát kĩ từng tranh, đoán xem việc gì xảy ra.
- HS kể lại nội dung tranh 1 có dùng lời cảm ơn.
- HS kể lại nội dung tranh 2 có dùng lời xin lỗi.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
* Bài 4: Viết lại những câu em đã nói về một trong hai bức tranh ở BT3.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS đọc lại bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
- GV chấm điểm 5 bài viết hay nhất.
C/ Củng cố- Dặn dò:
? Khi nào cần nói lời cảm ơn? Khi nào cần nói lời xin lỗi?
=> KNS: Tự nhận thức về bản thân
- GV nhận xét về kết quả luyện tập của HS.
- Nhắc HS nhớ thực hành nói lời cảm ơn hay xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành
1 HS làm miệng trước lớp.
2, 3 HS đọc.
a) Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa:
- Mình cảm ơn bạn, / May quá, không có bạn thì mình ướt hết.
b) Khi cô giáo cho em mượn quyển sách:
- Em cảm ơn cô ạ! / Em xin cảm ơn cô.
c) Khi em bé nhặt hộ em chiếc bút:
- Chị (anh) cảm ơn em. / Cảm ơn em nhé!
a) Khi em lỡ bước, giẫm vào chân bạn:
- Tớ xin lỗi bạn./ Xin lỗi, tớ vô ý quá!
b) Khi em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn:
- Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ không thế nữa.
c) Khi em đùa nghịch, va phải một cụ già:
- Cháu xin lỗi cụ. / Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ.
* Tranh 1: Mẹ mua cho Hà một con gấu bông. Hà giơ 2 tay nhận gấu bông và nói: “Con cảm ơn mẹ ạ !”
* Tranh 2: Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn. Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ. Cậu nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”
- Khi người khác giúp mình một việc gì đó, cần phải nói lời cảm ơn. Khi có lỗi với người khác, cần nói lời xin lỗi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~*&~~~~~~~~~~~~~~~~~~
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
NHẬN XÉT TUẦN 4
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh ổn định nề nếp học tập 
- Ra vào lớp đúng giờ, đi học đầy đủ.
 - Rèn tính tự giác học tập cho học sinh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Nội dung sinh hoạt
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua
2.Ý kiến của HS trong lớp
3. Giáo viên nhận xét chung
a. Ñaùnh giaù tình hình tuaàn qua:
 * Neà neáp: 
- Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø.
- Trong lớp nhiều bạn còn chưa chú ý nghe giảng, hay nói chuyện, làm việc riêng
 * Hoïc taäp: 
- Daïy-hoïc ñuùng PPCT vaø TKB, coù hoïc baøi vaø laøm baøi tröôùc khi ñeán lôùp.
- HS yeáu tieán boä chaäm, chöa tích cöïc Chuaån bò baøi vaø töï hoïc . 
- Về nhà thường xuyên không họa bài và làm bài: Tuấn em, Hoàng, Ngọc
- Đại đa số HS trong lớp đọc kém, viết chưa thành thạo, chữ rất xấu
 * Vaên theå mó:
- Thöïc hieän haùt ñaàu giôø, giöõa giôø vaø cuoái giôø nghieâm tuùc.
- Thöïc hieän veä sinh haøng ngaøy trong caùc buoåi hoïc.
- Veä sinh thaân theå, veä sinh aên uoáng : toát ; 
b. Keá hoaïch tuaàn 5
 * Neà neáp:
- Tieáp tuïc duy trì sĩ số, neà neáp ra vaøo lôùp ñuùng quy ñònh.
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñeàu, nghæ hoïc phaûi xin pheùp.
 * Hoïc taäp:
- Tieáp tuïc daïy vaø hoïc theo ñuùng PPCT – TKB tuaàn 5
- Tích cöïc töï oân taäp kieán thöùc.
- Toå tröïc duy trì theo doõi neà neáp hoïc taäp vaø sinh hoaït cuûa lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 trong lôùp
- Học và làm bài trước khi đến lớp
- Tăng cường rèn chữ viết ở nhà 
 * Veä sinh:
- Thöïc hieän VS trong vaø ngoaøi lôùp.
- Giöõ veä sinh caù nhaân, veä sinh aên uoáng.
 * Hoaït ñoäng khaùc:
- Tham gia ñaày ñuû caùc hoaït ñoäng daïy - hoïc ngoaøi giôø leân lôùp.
* . Toå chöùc troø chôi: GV toå chöùc cho HS chôi moät soá troø chôi daân gian
 ____________________________________________________
 ___________________________________
NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM 
 CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	 CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_04_nam_hoc_2011_2012_hoa.doc