Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học: 2008-2009 - Nguyễn Thị Ánh Đẹp

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học: 2008-2009 - Nguyễn Thị Ánh Đẹp

Bài 33: VẦN ÔI – ƠI (Tiết 1)

I.Mục tiêu:

- Học sinh đọc và viết được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội

- Đọc đúng các tiếng từ và câu ứng dụng : bé trai, bé gái đi chơi phố với mẹ

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Lễ hội

 - Biết ghép âm đứng trước với ôi, ơi để tạo tiếng mới

- Viết đúng mẫu, đều nét đẹp

 - Thấy được sự phong phú của tiếng việt

II.Chuẩn bị:

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa

- Vật mẫu :bơi lội, trái ổi

 - Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

III.Hoạt động dạy và học:

 

doc 32 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học: 2008-2009 - Nguyễn Thị Ánh Đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 29 tháng 10 năm 2008 
TUẦN 9
HỌC VẦN
Bài 33: VẦN ÔI – ƠI (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
- Đọc đúng các tiếng từ và câu ứng dụng : bé trai, bé gái đi chơi phố với mẹ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Lễ hội
 - Biết ghép âm đứng trước với ôi, ơi để tạo tiếng mới
- Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
 - Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
II.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa 
- Vật mẫu :bơi lội, trái ổi
 - Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định:
Bài cũ: vần oi – ai 
- Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
- Viết bảng con : nhà ngói, bé gái
- Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Mục Tiêu: Học sinh nhận ra được vần ôi – ơi từ tiếng khoá
- Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
- Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi bảng: Trái ổi , bơi lội
- Trong từ trái ổi, bơi lội tiếng nào chúng ta đã học rồi?
à Hôm nay chúng ta học bài vần ôi – ơi ® ghi tựa
Hoạt động1: Dạy vần ôi
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ôi, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ôi
Nhận diện vần:
- Giáo viên viết vần: ôi
- Vần ôi được tạo nên từ những âm nào?
- Lấy ôi ở bộ đồ dùng
- Giáo viên đánh vần: ô – i – ôi 
- Muốn có chữ ổi cô cần thanh gì?
- Giáo viên đánh vần : ôi-hỏi-ổi
- Cho xem tranh hỏi vẽ gì?
- Ghi bảng
- Đọc sơ đồ
Hoạt động 2: Dạy vần ơi
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ơi, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần ơi
Quy trình tương tự như vần ôi
- So sánh ôi - ơi
d) Luyện viết 
- Viết mẫu: Ôi, Ơi, trái ổi, bơi lội.
- Cho viết bảng
- Nhận xét
d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Muc Tiêu : Biết ghép tiếng có vần ôi-ơi và đọc trơn nhanh , thành thạo tiếng vừa ghép 
- Giáo viên đính tranh, gợi ý để rút ra từ cần luyện đọc: 
Cái chổi	 ngói mới
Thổi còi	 đồ chơi
- Giáo viên sửa sai cho học sinh 
- Học sinh đọc lại toàn bài 
- Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
- Hát
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu: Trái ổi , bơi lội
- Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát 
- Học sinh: được tạo nên từ âm ô và âm i 
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh đánh vần cá nhân - ĐT
- Thanh hỏi
- Học sinh đánh vần 
- Trái ổi
- Đọc CN- ĐT
- So sánh
- Viết bảng con
- Học sinh quan sát và nêu
- Học sinh luyện đọc cá nhân
- Học sinh đọc
TIẾT 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
 í Luyện tập
a) Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
- Cho đọc lại bài
- Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ
- Trong câu này có tiếng nào có vần mới học
- Giáo viên cho luyện đọc
b)Hoạt động 2: Luyện viết
Muc Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ 
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
Viết: ôi 
Viết: Trái ổi 
Viết: ơi 
Viết: Bơi lội
c) Hoạt động 3: Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: lễ hội
Tranh vẽ gì?
Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?
Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
Trong lễ hôị thường có những gì?
Ai cho em đi dự lễ hội?
Qua tivi hoặc qua kể lại, em thích lễ hội nào nhất?
4.Củng cố:
- Cho đọc lại bài
- Nhận xét
5. Dặn dò:
- Đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo
- Chuẩn bị bài vần ui – ưi
- Nhận xét tiết học
- Vài HS - ĐT
- Học sinh nêu 
- Học sinh nêu
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- Học sinh nêu
- Học sinh viết vở
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu
- Nêu
- Cờ treo, người ăn mặc đẹp đẽ, hát ca, các trò vui
- 2HS
ĐẠO ĐỨC
Bài 8 : GIA ĐÌNH EM (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
 - Học sinh hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
 - Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị
 - Học sinh yêu qúi gia đình, yêu thương lễ phép với ông bà, cha mẹ 
II.Chuẩn bị:
 - Các điều: 3, 5, 7, 9, 12, 13, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
 - Vở bài tập đạo đức
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Gia đình em (T1)
- Em cảm thấy thế nào khi em sống xa gia đình
- Các em phải có bổn phận gì đối với ông bà cha mẹ
- Nhận xét 
3.Bài mới:
 Khởi động : Chơi trò chơi đổi nhà
- Học sinh đứng thành hình vòng tròn điểm số 1, 2, 3 . Người số 1, 3 tạo thành mái nhà người số 2 đứng giữa thành 1 gia đình. Khi nói “đổi nhà” những người số 2 sẽ đổi cho nhau
à Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo
Hoạt động1: Tiểu phẩm chuyện của bạn Long
Mục tiêu: Nhận ra được hành vi đúng và hành vi sai từ bạn Long
- Cho 3 học sinh lên đóng vai mẹ Long, Long, Đạt
+ Nội dung :
- Mẹ đi làm và bạn Long ở nhà học bài và trông nhà giúp mẹ
- Long ở nhà học bài thì các bạn đến rủ Long đi đá bóng
- Long lưỡng lự nhưng sau đó đã đồng ý đi cùng các bạn
- Thảo luận 
- Em có nhận xét gì về việc làm của Long
à Giáo viên nhận xét chốt ý: không nên bắt chước bạn Long
Hoạt động 2: Liên hệ
- Sống trong gia đình, con được cha mẹ quan tâm thế nào ?
- Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng 
à Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng gia đình, cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo
- Cần cảm thông chia sẻ với những bạn bị thiệt thòi không được sống cùng gia đình
- Chốt: Trẻ em có bổn phận phải yêu qúi gia đình, kính trọng lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ
4. Củng cố-Dặn dò: 
- Thực hiện tốt điều đã được học
- Chuẩn bị bài : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh nêu
- Các em phải có bổn phận kính trọng. Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ
- Bạn cảm thấy thế nào khi luôn có 1 mái nhà
- Em sẽ ra sao khi không có nhà
- Hai em ngồi cùng bàn thảo luận, trình bày
- Cho 2 em ngồi cùng bàn trao đổi với nhau
- Liên hệ
- Ngoan, vâng lời
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008
HỌC VẦN
Bài 34: VẦN UI – ƯI 
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được : ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng :Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá
 - Biết ghép âm đứng trước với ui, ưi để tạo tiếng mới
- Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
- Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề : đồi núi
 - Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
II.Chuẩn bị:
- Tranh từ đồi núi, gửi thư, cái túi
- Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định:
Bài cũ: vần ôi - ơi
- Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
- Học sinh viết: cái chổi, thổi còi, ngói mơí, đồ chơi
- Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Mục Tiêu: Học sinh nhận ra được âm ui - ưi từ tiếng khoá
- Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa trang 70
- Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi bảng: đồi núi, gởi thư
- Trong tiếng núi, gửi có âm nào chúng ta đã học rồi? à Hôm nay chúng ta học bài vần ui – ưi ® ghi tựa
Hoạt động1: Dạy vần ui
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ui, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ui
Nhận diện vần:
- Giáo viên viết chữ ui
- Vần ui được tạo nên từ âm nào?
- Lấy ui ở bộ đồ dùng
- Giáo viên đánh vần: u – i – ui
- Cho xem tranh vẽ hỏi?
- Cho đọc lại sơ đồ
Hoạt động 2: Dạy vần ưi
Mục tiêu: Nhận diện được chữ ưi, biết phát âm và đánh vần tiếng có âm ưi
Quy trình tương tự như vần ui
So sánh ui - ưi
d) Luyện viết
- Viết mẫu lên khung, nêu cách viết
- Nhận xét
c) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có ui – ưi và đọc trơn nhanh , thành thạo tiếng vừa ghép 
- Giáo viên đưa vật mẫu, gợi ý để nêu từ ứng dụng 
- Giáo viên ghi bảng 
Cái túi	 gửi quà
Vui vẻ	 ngửi mùi
- Giáo viên sửa sai cho học sinh 
- Học sinh đọc lại toàn bài 
- Nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
- Hát
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh viết bảng con 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu: đồi núi, gửi thư
Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát 
- Học sinh: được tạo nên từ âm u và âm i 
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh
- Đồi núi
- So sánh
- Viết bảng con
- Học sinh luyện đọc cá nhân
- Học sinh đọc toàn bài
TIẾT 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
í Luyện tập
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
- Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa trang 71
- Tranh vẽ gì ?
à Giáo viên ghi câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá
- Giáo viên cho luyện đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
Muc Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ 
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
Viết: ui
Viết: Đồi núi
Viết: ưi
Viết: Gửi thư
Hoạt động 3: Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự n ...  tính cẩn thận và chính xác
II.Chuẩn bị:
 - Que tính , các phép tính
 - Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán, que tính 
IIICác hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định :
Kiểm tra: Phép cộng trong phạm vi 5
- Đọc bảng cộng torng phạm vi 5
- Làm bảng con 
4 + 1 =
1 + 4 =
3 + 2 =
2 + 3 =
- Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu : Giờ luyện tập hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố về phép cộng trong phạm vi 5
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
Mục tiêu: Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
- Lấy 5 que tính , tách làm 2 phần em hãy lập các phép tính có được ở bộ đồ dùng học toán
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : Làm tính cộng trong phạm vi 5, tập biểu thị tình huống bằng 1 phép tính
- Bài 1 : Tính
- Giáo viên cho làm bài 
- Nhận xét
- Bài 2 : Nêu yêu cầu bài toán
+Lưu ý: khi viết các số phải thẳng cột với nhau, số nọ viết dưới số kia
- Nhận xét cho điểm
- Bài 3 : Tính
- Với phép tính : 2+1+1 thì ta thực hiện phép cộng nào trước
- Bài 4 : Điền dấu >, < , =
- Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Củng cố:
- Cho làm toán nhanh
-Nhận xét 
 5.Dặn dò:
- Về nhà coi lại bài vừa làm 
- Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh làm trên bảng con 
- Nhắc lại
- Học sinh thực hiện và nêu
4+1=5 ; 1+4=5
2+3=5 ; 3+2=5
- Học sinh đọc bảng cộng 
- Học sinh làm bài và sửa bài miệng
- Học sinh làm bài 
- Lên bảng sửa bài
- Nêu 
- Cộng từ trái sang phải: lấy 2+1=3, 3+1=4
- Vậy 2+1+1=4
- Học sinh làm bài và sửa bài
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu 
- Ta phải thực hiện phép tính trước khi điền dấu
- Học sinh làm bài và sửa bài
- Học sinh nêu bài toán
- Học sinh điền phép tính vào các ô vuông 
- Học sinh sửa bài ở bảng lớp 
- 2 HS làm
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh tuyên dương
Thứ ba, ngày 04 tháng 11 năm 2008
HỌC VẦN
 Bài 37 : ÔN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các vần, tiếng kết thúc bằng: i - y
- Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng
- Đọc đúng từ ngữ, câu ứng dụng
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: cây khế
- Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
 - Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
II.Chuẩn bị:
 - Bảng ôn trong sách giáo khoa.
 - Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: vần ay – ây 
- Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa 
- Cho học sinh viết bảng con 
Cối xay	vây cá
Ngày hội	cây cối
- Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì ?
à Giáo viên đưa vào bảng ôn
Hoạt động1: Ôn các vần vừa học
- Giáo viên chỉ vần cho học sinh đọc 
à Giáo viên sửa sai cho học sinh
Hoạt động 2: Ghép chữ thành tiếng
Mục tiêu: Học sinh biết ghép các âm với vần để tạo thành tiếng
- Cho học sinh lấy bộ chữ và ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang 
- Giáo viên đưa vào bảng ôn
- Giáo viên chỉ cho học sinh đọc 
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ ngữ có trong bài 
- Giáo viên đưa vật, gợi ý để rút ra các từ ứng dụng, và viết bảng con
- Giáo viên sửa lỗi phát âm
Hoạt động 4: Tập viết
Mục tiêu: Viết đúng quy trình, cỡ chữ từ ứng dụng
- Nêu tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn viết
- Học sinh đọc toàn bài ở bảng lớp 
- Nhận xét 
Hát múa chuyển tiết 2
- Hát
- Học sinh đọc bài cá nhân
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc theo 
- Học sinh chỉ và đọc
- Học sinh ghép và nêu
- Học sinh đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, lớp
- Học sinh nêu 
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh nêu
- Học sinh viết bảng con
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
ë Luyện tập
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ trong bài ở sách giáo khoa 
- Giáo viên cho học sinh đọc bảng ôn trang trái
- Giáo viên treo tranh trong sách giáo 
Tranh vẽ gì?
à Giáo viên ghi đoạn thơ lên bảng
- Giáo viên đọc mẫu 
- Cho học sinh thảo luận đoạn thơ nói lên điều gì
b)Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: Viết đúng quy trình, đều đẹp từ : tuổi thơ, máy bay
- Nêu lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn viết
- Giáo viên thu vở chấm
- Nhận xét 
Hoạt động 3: Kể chuyện 
Mục tiêu: Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện kể: cây khế
- Giáo viên treo từng tranh và kể
Tranh 1: người anh lấy vợ chia cho em cây khế. Cây khế ra nhiều trái to, ngọt
Tranh 2: đại bàng đến ăn khế và hứa đưa người em đi lấy vàng bạc
Tranh 3: đại bàng chở người em đi lấy vàng
Tranh4:người anh đổi cây khế cho người em
Tranh 5: người anh lấy quá nhiều vàng bạc, đại bàng đuối sức, người anh rơi xuống biển
 Ơ Nêu ý nghĩa câu chuyện
4. Củng cố:
- Cho học sinh đọc cả bài
Nhà bé nuôi bò lấy sữa
Cây ổi đã thay lá mới
- Nhận xét
5.Dặn dò:
- Đọc lại bài đã học
- Chuẩn bị bài: vần eo – ao
- Nhận xét
- Học sinh đọc cá nhân
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu 
- Tấm lòng người mẹ đối với con trai
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh nêu 
- Học sinh viết vở
- Học sinh quan sát 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nêu nội dung từng tranh
- Không nên tham lam 
- Học sinh đọc 
- Học sinh lên thi đua
TOÁN
Tiết 32 : SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu:
 - Giúp cho học sinh bước đầu nắm được phép cộng 1 số với số 0 cho kết quả là chính số đó, và biết thực hành tính
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp
 - Học sinh có tính cẩn thận chính xác khi làm bài
II.Chuẩn bị:
 - Bộ đồ dùng học toán, mẫu vật
 - Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
III.Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Bảng cộng trong phạm vi 5
- Cho học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 5
Làm bảng con:
3 +  = 5
4 +  = 5
- Nhận xét 
3.Bài mới:
Giới thiệu:
- Số 0 trong phép cộng
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 1 số với 0
Mục tiêu: Biết được 1 số cộng với 0 cho kết qủa là chính số đó
- Giáo viên đính mẫu vật
- Có mấy con chim
- Lồng này có mấy con
- Cả 2 lồng có mấy con chim
à Giáo viên ghi :
3 + 0 = 3
0 + 3 = 3
Tương tự với 2 + 0 = 2 ; 2 + 0 = 2
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập
- Bài 1 : 
- Giáo viên cho học sinh tự nêu yêu cầu
- Bài 2 : viết số thích hợp vào ô trống
- Nhận xét
- Bài 3 : 
Trên đĩa có mấy quả táo?
Đĩa dưới có mấy quả?
Muốn biêt 2 dĩa có bao nhiêu quả, làm phép tính gì?
- Chấm bài
- Nhận xét 
4.Củng cố:
- Cho học sinh cử đại diện lên thi đua. nối phép tính: 
0 + 2 5 
5 + 0 4
1 + 2 3
2 + 2 2 
- Nhận xét
5.Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài đã học
- Chuẩn bị bài luyện tập
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Học sinh đọc 
- Học sinh làm bảng con
- Nhắc lại
- Học sinh quan sát 
- Có 3 con chim
- Không có con nào
- Có 3 con
- Học sinh nêu, nhận xét 
- Học sinh tự nêu yêu cầu
- Học sinh làm bài	
- Học sinh viết số thích hợp
- Học sinh sửa bài
- Viết bảng con
- Học sinh : có 3 qủa
- Học sinh : có 2 qủa
- Tính cộng : 3 + 2 = 5
- Học sinh thi đua nối theo 4 tổ 
TẬP VIẾT 
ĐỒ CHƠI – TƯƠI CƯỜI – NGÀY HỘI – VUI VẺ
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách viết đúng nét, cỡ chữ : đồ chơi , tươi cười, ngày hội, vui vẻ
 - Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng quy trình, đúng nét
 - Rèn chữ để rèn nết người 
 - Cẩn thận khi viết bài
II.Chuẩn bị:
Chữ mẫu, bảng kẻ ô li 
Vở viết in, bảng con 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra
- Cho viết bảng con 
- Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
- Hôm nay chúng ta luyện viết: đồ chơi , tươi cười, ngày hội, vui vẻ
Hoạt động 1: Viết bảng con
Mục tiêu: nắm được quy trình viết các tiếng: đồ chơi , tươi cười, ngày hội, vui vẻ
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
- Nêu cách viết từ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ. Lưu ý khoảng cách giữa 2 chữ là 1 con chữ o
Đồ chơi: viết chữ đồ cách 1 con chữ o viết chữ chơi
Tươi cười : viết chữ tươi cách 1 con chữ o viết chữ cười
Ngày hội: viết chữ ngày cách 1 con chữ o viết chữ hội
+ Vui vẻ: viết chữ vui cách 1 con chữ o viết chữ vẻ
- Giáo viên theo dõi sửa sai
Hoạt động 2: Viết vở
Mục tiêu: Học sinh nắm được quy trình viết , viết đúng cỡ chữ, khoảng cách
- Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- Lưu ý: tiếng cách tiếng: ½ ô vở, từ cách từ 1 ô vở
- Cho học sinh viết từng dòng theo hướng dẫn
Đồ chơi
Tươi cười
Ngày hội
Vui vẻ
- Giáo viên thu bài chấm 
4.Củng cố:
- Thi đua viết đẹp 
- Đại diện mỗi dãy 1 em thi viết: thứ bảy, tươi cười
- Nhận xét
5.Dặn dò:
- Về nhà tập viết lại vào vở nhà các từ vừa viết
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Viết bảng con
- Nhắc lại
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nêu 
-Học sinh viết ở vở viết in
- Học sinh nộp vở
- Học sinh thi đua viết
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh tuyên dương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_8_nam_hoc_2008_2009_nguy.doc