Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 8

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 8

Tuần 8

Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010

Luyện Tiếng Việt

TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC

TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG

I. Mục tiêu:

Học sinh được thực hành:

- Tìm được một số từ ngữ về các môn học và các hoạt động của người.

- Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu.

II. Đồ dùng:

G: Bảng phụ ghi bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Từ ngữ về môn học
Từ chỉ hoạt động
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
- Tìm được một số từ ngữ về các môn học và các hoạt động của người.
- Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu.
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1: Viết tên các môn học chính mà em được học ở lớp 2.
Các môn học chính ở lớp 2 là: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Thể dục, Thủ công, Mĩ thuật, Hát nhạc.
Bài 2 Tìm những từ nói về hoạt động ở trường của học sinh. Đặt câu với 2 từ tìm được.
Các từ nói về hoạt động của học sinh ở trường là: nghe, viết, múa, hát, vui chơi, trực nhật, phát biểu, nói chuyện, học, 
- Chúng em luôn chăm chú nghe giảng.
- Bạn Nam rất hăng hái phát biểu.
.
Bài 3: Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi ô trống trong các câu sau:
a) Bạn Linh  rất đẹp.
b) Các bạn học sinh đang chăm chú  giảng.
c) Mưa  lộp bộp.
d) Có một chú chẫu chàng  trên lá sen.
e) Cu Tí đang  cơm.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu yêu cầu bài tập.
- Tự viết tên các môn học vào vở – nêu miệng kết quả
G: Nhận xét, đánh giá
H : Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu.
H: nêu miệng kết quả ( Nhiều em)
 => Nhận xét, đánh giá.
H: Tự đặt 2 câu vào vở => Nêu câu mình đặt; G: Chấm điểm 8 bài 
G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh.
H: Nêu yêu cầu bài tập
G: Đưa mẫu phân tích HD học sinh nắm yêu cầu bài tập
H : Trả lời – Nx => Làm vào vở 
H: Nối tiếp nêu miệng kết quả 
G: Nhận xét, sửa chữa - đánh giá
Chốt nội dung
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học ; giao việc 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa E
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa E( 1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa E, Ê; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết chữ E: 3’
- Độ cao: 2,5 li; rộng hơn 2 li
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài : Chữ hoa G
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa E (2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Tô lại chữ mẫu, nhẩm theo ( 2 lượt)
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung; H: Viết bảng con từ ứng dụng. => G: Chốt 
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần; các con chữ E, Ê  viết 2,5 li; các con chữ còn lại viết 1 li. 
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
H: Viết bài
G: Thu bài, chấm 6,7 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Luyện Toán
Luyện: bảng 6 cộng với một số
Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Đọc lại được bảng 6 cộng với một số.
Thực hiện được các phép cộng dạng 6 cộng với một số.
Giải thành thạo các bài toán có lời văn thuộc dạng toán nhiều hơn (ít hơn).
Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: .a. Ôn lại bảng 6 cộng với một số: (5’)
b. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (5’)
6 + 6 6 + 9 6 + 4
6 + 3 6 + 7 6 + 8
Bài 2: Tính nhẩm theo mẫu: (8’)
M: 6 + 7 = 6 + 4 + 3 = 10 + 3 = 13
6 + 6 = 6 + 8 = 6 + 9 =
8 + 6 = 9 + 6 = 7 + 6 =
6 + 5 = 8 + 5 = 9 + 8 =
Bài 3: Nam cao 96cm. Hùng thấp hơn Nam 5cm. Hỏi Hùng cao bao nhiêu xăng - ti-mét? (7’) 
Bài giải: 
Chiều cao của Hùng là:
96 – 5 = 91 (cm)
Đáp số: 91 cm.
6 cái
Bài 4: Mai có 6 cái kẹo. Liên nhiều hơn Mai 5 cái. Hỏi Liên có mấy cái kẹo? (5’)
Tóm tắt 
5cái 
Liên: 
? cái kẹo 
Mai: 
Bài 5: Số? (6’)
6 +  = 6 6 -  = 6
6 +  6
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
5 -7 đọc lại bảng 6 cộng với một số 
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu; Hướng dẫn H phân tích bài toán; Lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài, Nhận xét, đánh giá.
G: Hướng dẫn H cách tóm tắt bằng đoạn thẳng.
H: Đọc yêu cầu
- Tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng; Nhận xét trên sơ đồ tìm hường giải
- Lên bảng làm bài; lớp làm vở
G: Chốt kết quả; H đổi vở kiểm tra chéo
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu – tự điền kết quả
- nêu miệng kết quả + giải thích lí do chọn số => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét tiết học; dặn H xem lại bài.
Luyện Toán
Luyện: Đặt tính, tính dạng 26 + 5; 36 + 15
Mục tiêu:
	Học sinh đặt tính và tính được các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5; 36 + 5.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (10’)
16 + 6 26 + 9 36 + 4
46 + 3 56 + 7 66 + 8
36 + 25 16 + 67 86 + 8
Bài 2: Tính (5’)
16kg + 27kg – 12kg = 31kg
96kg – 31kg + 6kg = 
17kg + 34kg – 11kg = 
56kg + 18kg – 33kg = 
Bài 3: (7’)
?
>
<
=
 16kg + 27kg  27kg + 16kg
 26kg + 8kg  48 – 8 kg
 36kg + 25kg  35kg + 26kg
 17kg + 46kg  88kg – 15kg
Bài 4: Ghi tên tất cả các hình chữ nhật có trong hình sau:
c
B
A
n
m
d
Các hình chữ nhật có trong hình là: ABMN; BCDM; ACDN
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – làm bảng con 2 phép tính một lần
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
H: nêu yêu cầu
- Tự làm vào vở ; G chấm điểm 10 bài
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá chung.
G: Vẽ hình, nêu yêu cầu.
G: Hướng dẫn mẫu
H: Liệt kê các hình chữ nhật có trong hình
Nêu miệng kết quả
Nhận xét, bổ sung
G: Nhận xét, Kết luận
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
Kể ngắn theo tranh
Luyện tập về thời khoá biểu
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ sách Bài tập thực hàng Tiếng Việt kể được câu chuyện ngắn; đặt được tên cho truyện. 
 - Dựa vào thời khoá biểu của lớp để chép lại thời khoá biểu một buổi học do em tự chọn.
Đồ dùng:
H: Vở bài tập thực hành TV2.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’
Bài 1: Dựa vào tranh vẽ, hãy kể thành một câu chuyện
Tranh 1: Đến giờ tập viết bảng, Nam mới giật mình thì ra hôm trước hết phấn mà bạn quên chưa bảo mek mua. Nam nhìn Mai thủ thỉ: Tớ hết phấn rồi, cậu có phấn cho tớ một mẩu.
Tranh 2: Tớ chỉ có mỗi viên phấn này thôi. Nhưng không sao tớ sẽ bẻ cho cậu một nửa. Vừa nói Ngọc vừa bẻ viên phấn ra làm đôi. Nam nhận cục phấn, vui vẻ nói : Tớ cảm ơn cậu.
Bài 2: Hãy đặt tên cho câu chuyện em vừa kể
Đáp án:
Tình bạn thân thiết, Viên phấn tình bạn, Niềm vui nhân đôi, 
Bài 3: Viết lại thời khoá biểu một buổi của lớp em do em tự chọn.
Thứ hai
Buổi sáng: Chào cờ, Tập đọc, Tập đọc, Tin
Buổi chiều: Luyện Tiếng việt, Luyện Tiếng Việt, Toán.
3. Củng cố, dặn dò: 4’
- Nội dung ôn luyện.
- Về xem lại bài, CB bài sau.
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H : Quan sát tranh; đọc lời các nhân vật
G: Hướng dẫn H kể từng đoạn theo tranh; chú ý nhận xét H ở điệu bộ, cử chỉ khi kể.
H: Nối tiếp trả lời - Kể toàn bộ câu chuyện – Nx => G: Kết luận, đánh giá
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu tên câu chuyện
=> Nhận xét, đánh giá, chốt đáp án đúng.
H: Nêu yêu cầu bài tập; 
H: Mở thời khoá biểu - Đọc thời khoá biểu - Làm bài vào vở - Đọc bài – Nx 
=> G: Kết luận, đánh giá.
H : Trả lời - Nx
- Nhận xét giờ học; giao việc 
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Luyện Toán
Thực hành đo khối lượng với đơn vị đo kg
Giải toán 
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành:
Đo khối lượng với đơn vị đo kg.
Giải các bài toán dạng toán nhiều hơn, ít hơn.
Đồ dùng:
G: Cân đĩa, cân đồng hồ, cân kiểm tra sức khoẻ; quả cân 1kg, 2kg, 5kg; 1kg cam, 
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
a. Thực hành đo khối lượng với đơn vị đo ki-lô-gam: 18’
* Thực hành với cân đĩa và cân đồng hồ:
* Cân kiểm tra sức khoẻ:
b. Thực hành giải toán: 15’
.Bài 1: Buổi sáng cửa hàng bán được 27 bó hoa. Buổi chiều cửa hàng đó bán được nhiều hơn buổi sáng 7 bó hoa. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu bó hoa? Bài giải: 
Số bó hoa cửa hàng đó bán trong buổi chiều là:
27 + 7 = 34 (bó hoa)
Đáp số: 34 bó hoa
Bài 2: Năm nay, mẹ 38 tuổi. Con ít hơn mẹ 26 tuổi. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Lần lượt lên bảng thực hành cân với các loại cân
G: Nhận xét, chỉnh sửa cách sử dụng và đọc cân cho H.
G: Giới thiệu cân kiểm tra sức khoẻ.
H: Lần lượt lên cân - đọc số kg của mình
G:Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cân cho H
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc yêu cầu.
Nêu dạng toán
Tự làm vở; đổi chéo vở kiểm tra
1H lên bảng chữa bài => Nhận xét, đánh giá
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Ngày  tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 8.doc