Thứ hai , ngày 20 tháng 9 năm 2010
BUỔI SÁNG :
Học vần
Bài 17 : u ư
A- MỤC TIÊU
-HS đọc được : u , ư , nụ , thư; từ và câu ứng dụng
-Viết được : u , ư , nụ , thư;
-Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : thủ đô
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: Bộ HVBD , tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói
HS : Bộ HVTH , bảng con
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tiết1
Tuần 5 Thứ hai , ngày 20 tháng 9 năm 2010 Buổi sáng : Học vần Bài 17 : u ư A- mục tiêu -HS đọc được : u , ư , nụ , thư; từ và câu ứng dụng -Viết được : u , ư , nụ , thư; -Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : thủ đô B- đồ dùng dạy - học GV: Bộ HVBD , tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói HS : Bộ HVTH , bảng con C- hoạt động dạy - học Tiết1 I - Kiểm tra : 5 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS đọc bài ở SGK, GV đọc cho HS viết vào bảng con: thả cá , lò dò II- Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2 phút GV dựa vào tranh ở SGK để giới thiệu . GVghi bảng chữ ghi âm . Cả lớp tìm trong bộ HVTH và ghép vào bảng cài chữ u , ư. Đọc đồng thanh : " u , ư" 2. Dạy chữ ghi âm mới ( trọng tâm ) : a ) Chữ u : * Bước 1: Nhận diện chữ ( phân tích) : 2 phút -GVđính lên bảng chữ u ( viết thường ), HS tập nhận diện , so sánh với chữ i - GVchốt lại : Chữ u gồm một nét xiên phải và hai nét móc ngược * Bước2: Tập phát âm và đánh vần tiếng mới : 3 phút - GV phát âm cho HS quan sát rồi HS phát âm theo - HS ghép tiếng "nụ" , đánh vần "nờ- u- nu- nặng- nụ " - HS luyện tập phát âm và đánh vần nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi b ) Chữ ư : Quy trình tương tự 5 phút Lưu ý : Chữ ư là chữ u có thêm một nét móc phụ ( nét râu ) HD đánh vần :" thờ- ư- thư ". HD viết chữ : th , th Nghỉ giữa tiết : 5 phút c ) Bước 3: Viết chữ vào bảng con : 10 phút - GVviết mẫu lên khung chữ trên bảng lớp hoặc lên dòng kẻ ) : u , nụ , ư, thư - HS nêu lại cách viết - HS tập viết vào bảng con , GVgiúp đỡ HS còn lúng túng đồng thời kiểm tra , sửa sai d ) Đọc từ ngữ ứng dụng : 5 phút GV ghi bảng , giảng từ, gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng : cá thu thứ tự đu đủ cử tạ Tiết 2 3. Luyện tập a ) Luyện đọc : 10 phút - Luyện đọc lại các âm , vần ở tiết 1 : + Kết hợp đọc ở bảng , ở SGK + Kết hợp phân tích tiếng khoá + Kết hợp đọc cá nhân , nhóm , dãy - Đọc câu ứng dụng : thứ tư , bé hà thi vẽ b ) Luyện viết : 10 phút GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết : u , ư , nụ , thư - Nêu ND , YC luyện viết - Lưu ý kĩ thuật , khoảng cách , số dòng , tư thế ngồi viết - HS viết bài , GV theo dõi , uốn nắn kết hợp chấm bài tại chỗ Nghỉ giữa tiết : 5 phút c ) Luyện nghe-nói : 7 phút HS quan sát tổng thể tranh , đọc tên bài luyện nói HS luyện nói theo gợi ý của GV: - Trong tranh , cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì ? - Chùa Một Cột ở đâu ? - Hà Nội còn được gọi là gì ? - Mỗi nước có mấy Thủ đô ? - Em biết gì về Thủ đô Hà Nội ? - Những ai đã được đi thăm Thủ đô Hà Nội , hãy kể cho cả lớp cùng nghe ? GVcho HS quan sát thêm tranh ảnh về Thủ đô Hà Nội 4. Củng cố , dặn dò : 5 phút Trò chơi : Thi ghép chữ , thi tìm tiếng chứa âm vừa học GV nhận xét chung tiết học ,tuyên dương tinh thần học tập của HS HS hát tập thể một bài Toán Tiết 17 : Số 7 a- mục tiêu - Biết 6 thêm 1 được 7,viết số 7,đọc được từ 1 đến 7,biết so sánh các số trong phạm vi 7,biết vị trí của số 7 trong dãy các số từ 1 đến 7. b- đồ dùng dạy - học GV : Bộ ĐD Toán BD HS : Bộ ĐD Toán TH c- hoạt động dạy - học I - Kiểm tra : 2 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS , phát ĐDHT Toán II - Bài mới : 1. Gíơi thiệu bài : 1 phút 2. Gíơi thiệu số 7 : 13 phút a) Lập số 7 : GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói" Có 6 em đang chơi, một em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em?" ( 6 em thêm 1 em là 7 em. Tất cả có 7 em) , gọi HS nhắc lại. - Yêu cầu HS lấy ra 6 hình tròn sau đó thêm 1 hình tròn và nói:"Sáu hình tròn thêm một hình tròn là bảy hình tròn ".HS nhắc lại. - HS quan sát tranh ở SGK và nói: "Sáu chấm tròn thêm một chấm tròn là bảy chấm tròn sáu con tính thêm một con tính là bảy con tính...". GV minh hoạ bằng sơ đồ tổng quát . GV chỉ và nhắc lại: Có 7 em; 7 chấm tròn, 7 con tính...Các nhóm này có số lượng là bảy . Ta dùng số bảy để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó , số bảy được viết bằng chữ số 7 b) Giới thiệu chữ số 7 in và 7 viết GV đính lên bảng chữ số 7 in , chữ số 7 viết . HS đọc ĐT: " số bảy ". HS tìm và gắn vào bảng cài chữ số 7 c) Nhận biết thứ tự trong dãy số từ 1 đến 7 GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 ( que tính) GV giúp HS nhận biết số 7 liền sau số 6 trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hỏi : Số nào lớn nhăt , số nào bé nhất trong các số đã học ? Số 7 đứng sau những số nào ? Những số nào đứng trước số 7 ? Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Thực hành : 10 phút Bài 1: Viết số 7 vào bảng con Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống Cho HS nhận ra cấu tạo của số 7 và gọi HS nhắc lại: 7 gồm 6 và 1, 7 gồm 1 và 6 7 gồm 5 và 2, 7 gồm 2 và 5 7 gồm 4 và 3, 7 gồm 3 và 4 Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống Yêu cầu HS đếm số ô vuông rồi điền số thích hợp HS đọc từ 1 đến 7, từ 7 đến 1 Yêu cầu HS so sánh để thấy : 7 > 1 , 7 > 3, .....> 6 Bài 4: (Dành cho hs khá giỏi ) Điền dấu >, <, = HS tự làm vào vở sau đó chữa bài 4. Củng cố , dặn dò : 4 phút Trò chơi : Sắp xếp thứ tự số Cho 7 em cầm 7 miếng bìa có ghi các số từ 1 đến 7. GV gõ thước yêu cầu HS sắp xếp và đứng theo thứ tự ( 1 đến 7 ) và yêu cầu cả lớp đếm GV nhận xét chung tiết học , dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Luyện toán Luyện:ôn các số từ 1 đến 7 I.Mục tiêu - Biết đọc viết được các số từ 1 đến 7,biết so sánh các số trong phạm vi từ 1đến 7,biết vị trí của số 7 trong dãy các số từ 1 đến 7. II.Hoạt động dạy học Gv hướng dẫn cho hs đọc viết các số từ 1đến số 7 và làm một số bt sau Bài 1:Viết 1dòng các số từ 1 đến 7 Viết các số từ 1đến 7;viết số từ 7 đến1 Bài 2: GV hỏi miệng cho hs trả lời cấu tạo của các số 1 đến 7 Bài 3:Điền vào chỗ chấm 1.....2 ; 2...1 ; 2....2 5...6 ; 6...2 4....7;7....5 2...3; 3...2 ; 1....1 3..3 ; 3...7 3....4 ; 4.....5 5......6 ; 6.....5 ;7...7 6....7 ;7...6 5...2 ;7...1 Gv chú ý theo dỏi h/dẫn thêm cho những h/s yếu III.Củng cố- Dặn dò Gv nhận xét tiết học _________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện đọc các bài đã học A- Mục tiêu: - HS đọc đúng các bài đã học trong tuần - Tìm và ghép được các tiếng có âm đã học B- đồ dùng dạy- học HS : Bảng con C- hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 5 phút GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK . GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con : thợ nề, thủ đô II- Ôn luyện : 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Luyện đọc a ) Luyện đọc ở SGK: 10 phút Cho HS luyện đọc theo N2 . Sau đó gọi 5-7 em cầm SGK lên đọc trước lớp ( đối tượng : TB, Y ) Nghỉ giữa tiết : 5 phút b ) Luyện đọc trên bảng : 15 phút Cho HS lần lượt tìm các tiếng có các âm vừa học ( d, đ, t, th, u, ư ) . GV ghi bảng rồi gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng. Bảng phụ ( HS khá , giỏi đọc ) : ở tổ ba, na có số thứ tự là số ba mẹ đi bà về, mẹ có đủ thứ 3. Củng cố, dặn dò : 5 phút Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt , đọc ĐT toàn bài trên bảng một lượt . Giáo viên nhận xét tiết học. Luyện Tiếng việt Luyện đọc viết: u, ư, nụ , thư a- mục tiêu - Giúp hoc sinh đọc đúng viết đúng, đẹp các chữ : u, ư, nụ, thư. - Rèn cho học sinh ý thức luyện chữ viết. b- đồ dùng dạy - học GV ; Bảng phụ trình bày bài viết HS : Bảng con, vở Luyện chữ viết C- Hoạt động dạy học : I - Kiểm tra : 4 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : cho hs nêu cấu tạo của các con chữ trên II- Bài mới : 1. Giới thiệu bài 1 phút 2. Luyện viết vào bảng con 10 phút Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại độ cao từng con chữ và cho vài HS xung phong viết ở bảng lớp . Sau đó GV viết mẫu và lưu ý cách viết Học sinh luyện viết vào bảng con. Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh và nhắc các em viết đúng mẫu. Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Luyện viết vào vở 15 phút Gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi viết. Học sinh luyện viết :u, ư, nụ, thư mỗi chữ 1 dòng Giáo viên đi từng bàn theo dõi và động viên học sinh luyện viét. 4. Thi viết đẹp ở bảng lớp 3 phút Mỗi tổ cử 1 em thi viết đẹp ở bảng lớp : tổ, thỏ Bình bầu bạn viết đẹp. 5. Củng cố , dặn dò: 2 phút Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh và nhận xét chung tiết học. Thứ ba , ngày 30 tháng 9 năm 2010 Buổi sáng : Học vần Bài 18 : x ch A- mục tiêu -HS đọc được : x , ch , xe , chó ;từ vàcâu ứng dụng. viết được : x , ch , xe , chó -Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : xe bò , xe lu , xe ô tô B- đồ dùng dạy - học GV: Bộ HVBD , tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói HS : Bộ HVTH , bảng con C- hoạt động dạy - học Tiết1 I - Kiểm tra : 5 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS đọc bài ở SGK, GV đọc cho HS viết vào bảng con: thủ đô II- Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2 phút GV dựa vào tranh ở SGK để giới thiệu . GVghi bảng chữ ghi âm . Cả lớp tìm trong bộ HVTH và ghép vào bảng cài chữ x, ch. Đọc đồng thanh : " xờ , chờ" 2. Dạy chữ ghi âm mới ( trọng tâm ) : a ) Chữ x: * Bước 1: Nhận diện chữ ( phân tích) : 2 phút -GVđính lên bảng chữ x ( viết thường ), HS tập nhận diện , so sánh với chữ c - GVchốt lại : Chữ x gồm một nét cong hở trái và một nét cong hở phải * Bước2: Tập phát âm và đánh vần tiếng mới : 3 phút - GV phát âm cho HS quan sát rồi HS phát âm theo - HS ghép tiếng "xe" , đánh vần "xờ- e- xe " - HS luyện tập phát âm và đánh vần nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi b ) Chữ ch : Quy trình tương tự 5 phút Lưu ý : Chữ ch là chữ ghép từ hai con chữ c và h ( c đứng trước , h đứng sau ) HD đánh vần :" chờ- o- cho- sắc- chó ". Nghỉ giữa tiết : 5 phút c ) Bước 3: Viết chữ vào bảng con : 10 phút - GVviết mẫu lên khung chữ trên bảng lớp hoặc lên dòng kẻ ) : x , xe , ch, chó - HS nêu lại cách viết - HS tập viết vào bảng con , GVgiúp đỡ HS còn lúng túng đồng thời kiểm tra , sửa sai d ) Đọc từ ngữ ứng dụng : 5 phút GV ghi bảng , giảng từ, gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng thợ xẻ chì đỏ xa xa chả cá Tiết 2 3. Luyện tập a ) Luyện đọc : 10 phút - Luyện đọc lại các âm , vần ở tiết 1 : + Kết hợp đọc ở bảng , ở SGK + Kết hợp phân tích tiếng khoá + Kết hợp đọc cá nhân , nhóm , dãy - Đọc câu ứng ... ố con vật hoặc một số vật khác được không ( Cho HS thi đua thể hiện ) 4. Củng cố , dặn dò : 5 phút Trò chơi : Thi ghép chữ , thi tìm tiếng chứa âm vừa học GV nhận xét chung tiết học ,tuyên dương tinh thần học tập của HS HS hát tập thể một bài : Toán Số 0 a- mục tiêu - Viết được số 0,đọc và đếm được từ 0 đến 9,biết so sánh số 0với các số trong phạm vi 9 ,hận biết vị trí của số 0 trong dãy các số từ 0 đến 9 . b- đồ dùng dạy - học GV : Bộ ĐD Toán BD HS : Bộ ĐD Toán TH c- hoạt động dạy - học I - Kiểm tra : 2 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS , phát ĐDHT Toán II - Bài mới : 1. Gíơi thiệu bài : 1 phút 2. Gíơi thiệu số 0 : 13 phút a ) Hình thành số 0 : * Bước 1 : Thao tác với bộ ĐDHT Toán Yêu cầu HS lấy 4 que tính rồi lần lượt bớt đi 1 que tính cho đến lúc không còn que tính nào nữa. Sau mỗi lần như thế, hỏi HS : Còn bao nhiêu que tính ? Lưu ý : Nói " Không còn que tính nào " , chứ không nói " Còn không que tính " * Bước 2 : Quan sát tranh , nêu tình huống Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ ở SGK rồi lần lượt hỏi: - Lúc đầu trong bể có mấy con cá? ( 3 con cá) - Lấy đi 1 con cá thì còn mấy con cá? ( 2 con cá) - Lấy tiếp 1 con cá nữa ......không còn con cá nào nữa GV nói : Để chỉ không còn que tính nào hoặc không có que tính nào , không còn con cá nào hoặc không có con cá nào ta dùng số không b ) Giới thiệu chữ số 0 : GV nêu : Số không được viết bằng chữ số 0 . Đính lên bảng và giới thiệu chữ số 0 in , chữ số 0 viết. HS tìm ở bảng cài , giơ lên và đọc : Số không GV ghi bảng và yêu cầu HS đọc c )Nhận biết vị trí của số 0 trong các số từ 0 đến 9 Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK đếm rồi đọc và nói đựơc số 0 là số bé nhất trong các số từ 0 đến 9 Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Luyện tập 10 phút Bài 1: Viết số 0 Hướng dẫn HS viết số 0 vào bảng con và vào vở BT Bài 2: (dòng 2) Viết số thích hợp vào ô trống HS làm rồi đọc kết quả theo từng hàng Bài 3:(dòng 3) Điền số? Cho HS làm quen với thuật ngữ số liền trước sau đó yêu cầu HS xác định số liền trước rồi viết vào ô trống Bài 4: (cột 1,2) Điền dấu >, <, = HS làm vào vở BT sau đó chữa bài ở bảng 4. Củng cố, dặn dò : 4 phút GV chấm một số vở, nhận xét chung tiết học ____________________________________________________________ Thứ sáu , ngày 24 tháng 9 năm 2010 Buổi sáng : Học vần Bài 21 : Ôn tập A- Mục tiêu - HS đọc : u,ư , x, ch, s, r, k, kh; từ ngữ và câu ứng dụng từ bài17 đến bài 21 - HS viết được: u, ư, x, ch,s,r ,k,kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21 - Nghe , hiểu và kể lạiđược một đoạn câu truyện theo tranh truyện kể : Thỏ và sư tử (Học sinh khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh ) B- Đồ dùng dạy học: GV : Bảng ôn , tranh kể chuyện HS ; Bảng con C- hoạt đông dạy học Tiết 1 I- Kiểm tra 5 phút Cho cả lớp viết vào bảng con : k, kh, kẻ, khế - 2 em đọc bài ở SGK - GV nhận xét, cho điểm II- Bài ôn : 1 Giới thiệu bài 5 phút GV hỏi tuần qua chúng ta đã học được những âm nào? ( HS nêu GV ghi bảng) 2. Ôn tập * Các chữ và âm vừa học : 5 phút 1 em lên bảng chỉ và đọc các âm đã học ở bảng ôn ( Bảng 1) GV đọc - HS chỉ HS chỉ chữ và đọc âm * Ghép chữ thành tiếng 5 phút HS đọc các tiếng ghép được ( Bảng 1). Sau đó đọc bài ở bảng 2 * Đọc từ ứng dụng : 5 phút xe chỉ kẻ ô củ sả rổ khế HS đọc cá nhân - nhóm - lớp Nghỉ giữa tiết : 5 phút * Tập viết từ ngữ ứng dụng : 7 phút GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết vào bảng con Hướng dẫn HS khoảng cách giữa các con chữ Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: 10 phút Yêu cầu HS luyện đọc bài ở bảng và ở SGK HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng. xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú HS đọc cá nhân - nhóm - ĐT , tìm tiếng có âm đang ôn trong câu ƯD b. Luyên viết: 8 phút HS viết vào vở Tập viết GV chấm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh. Nghỉ giữa tiết : 5 phút c. Kể chuyện : 10 phút GV giới thiệu câu chuyện : thỏ và sư tử GV kể chuyện theo tranh - HS theo dõi sau đó kể chuyện theo nhóm Một số em thi kể trước lớp : - Tranh 1: Thỏ đến gặp Sư tử thật muộn - Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa Thỏ và Sư tử - Tranh 3: Thỏ dẫn Sư tử đến một cái giếng - Tranh4: Tức quá nó nhảy xuống giếng ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt. 4. Củng cố, dặn dò 2phút Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. GVnhận xét chung tiết học. _____________________________ Tự nhiên và xã hội Bài 5 : Vệ sinh thân thể A- Mục tiêu. - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể.Biết cách rửa mặt,rửa tay chân sạch sẽ. B -Đồ dùng dạy học: Các hình trong ( SGK) Bấm móng tay C- hoạt đông dạy học I- Khởi động: 2 phút Cho cả lớp hát bài" Khám tay " II- Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2 Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp : 8 phút Bước 1: HS hãy nhớ mình đã làm gì hàng ngày để giữ sạch thân thể, áo quần. Sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh Bước 2: Yêu cầu một số em trình bày trước lớp. Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Làm việc với SGK 8 phút Bước 1: Quan sát các hình ở trang 12, 13 SGK Chỉ và nêu các việc làm của các bạn trong hình Nêu rõ việc làm nào đúng việc làm nào sai? Tại sao? ( HS làm việc theo cặp) Bước 2 : HS trình bày trước lớp GV kết luận những việc nên làm và không nên làm 4. Thảo luận cả lớp : 8 phút Bước 1: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Hãy nêu các việc cần làm khi tắm? ( Chuẩn bị quần áo, nước tắm...) * Khi tắm: Giội nước, xát xà phòng, kì cọ * Tắm xong lau khô người * Mặc quần áo sạch ( Lưu ý: Tắm nơi kín gió ) Bước 2 : GV nêu câu hỏi: - Nên rửa tay khi nào? - Nên rửa chân khi nào? Bước 3 : GV cho HS kể những việc không nên làm mà nhiều người mắc phải như cắn móng tay, đi chân đất... 5. Củng cố, dặn dò 3 phút - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét chung tiết học Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp : sơ kết tuần 5 A- Mục tiêu : - HS biết nhận xét , đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 5 , nắm một số công việc chính trong tuần 6. - Rèn ý thức tự giác, tính mạnh dạn , tự nhiên và tinh thần XD tập thể B- đồ dùng dạy- học : GV : Cờ thi đua C- hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu chung tiết học : 2 phút 2. Hướng dẫn HS sinh hoạt lớp : 20 phút * HD lớp trởng nhận xét chung tình hình HĐ của lớp trong tuần * Các tổ trởng báo cáo về tổ mình * ý kiến cá nhân HS * GV tổng hợp ý kiến : - Vệ sinh trực nhật : Hạn chế hẳn hiện tượng xé và vứt giấy , một số em đã tự giác nhặt rác trong lớp học - Xếp hàng ra vào lớp : Chưa nhanh , còn nhầm chỗ đứng đã quy định - Sinh hoạt 15 phút đầu buổi : Nề nếp đã bắt đầu ổn định - Nề nếp học tập trong lớp : Nhìn chung đã có thói quen tốt nhưng vẫn còn có một số HS chưa tự giác . Cho HS bình bầu tuyên dương trong tuần các bạn: Châu, Như,Mạnh... . GV phát cờ thi đua . Nhắc nhở :Cường - Chưa tập trung chú ý. Tài - Viết chữ có tiến bộ. Mai làm bài còn chậm. 3. Kế hoạch tuần tới 10 phút - Đi học đúng giờ, thực hiện đúng nội quy nhà trường đề ra. - Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 - Các bạn bị phê bình cần phải cố gắng hơn - Tăng cường luyên chữ viết nhanh hơn, đẹp hơn. 4. Đánh giá tiết học : 5 phút - GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương tinh thần của HS. ____________________________________________ Chiều Luyện Toán ôn luyện : số 0 A- Mục tiêu: - Giúp HS củng cố khái niệm về số 0 ; đọc, viết số 0, đếm từ 0 đến 9 ; so sánh các số trong PV9 B- đồ dùng dạy- học : HS : Bảng con C- Hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 2 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II-Ôn luyện: 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Củng cố kiến thức 10 phút Yêu cầu HS viết vào bảng con rồi đọc : số 0 Hỏi 3-4 HS : 6 ( 7, 8, 9 ) gồm mấy và mấy ? Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Thực hành vào vở ô li 15 phút Bài 1 : Viết số 0 ( 2 dòng) Bài 2 : Viết các số từ 0 đến 9, từ 9 đến 0 Bài 3 : Điền dấu , = 1...0 0...4 0...0 3...0 0...9 8...0 HS khá, giỏi : Viết các số liền trước của mỗi số : ...,5 ..., 8 ..., 7 ..., 9 ..., 1 Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 5, 0, 8, 2, 4 Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé : 9, 0, 1, 6, 7 GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. HS làm sau đó GV chấm và chữa bài 4. Củng cố ,dặn dò : 2 phút Giáo viên nhân xét tiết học. Luyện tiếng việt Luyện đọc : k kh A- Mục tiêu: - HS đọc đúng các âm và tiếng , từ chứa âm : k, kh - Rèn kĩ năng phân tích tiếng. Bước đầu làm các BT đọc hiểu B- đồ dùng dạy- học HS : Bảng con C- hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 5 phút GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK , GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con :kẻ vở, kho cá, chú khỉ ( mỗi tổ 1 từ ) II- Ôn luyện : 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Luyện đọc a ) Luyện đọc ở SGK: 10 phút Cho HS luyện đọc theo N2 . Sau đó gọi 5-7 em cầm SGK lên đọc trước lớp ( HS TB, Y ) Nghỉ giữa tiết : 5 phút b ) Luyện đọc trên bảng : 15 phút Cho HS lần lượt tìm các tiếng có các âm vừa học ( x, ch) . GV ghi bảng rồi gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng. ( HS khá , giỏi) :Làm bảng phụ Điền k hay kh : ...ể lể, chú ...ỉ , ...ì cọ, lá ...ô bố ...ê tủ , mẹ ru bé khe ...ẽ, bà ...o cá cho mẹ * Sau khi điền xong , cho HS luyện đọc 3. Củng cố, dặn dò : 4 phút Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt , đọc ĐT toàn bài trên bảng một lượt . Giáo viên nhận xét tiết học. ____________________________ Tự học Luyện đọc bài: Ôn tập I.Mục tiêu HS đọc : u,ư , x, ch, s, r, k, kh; từ ngữ và câu ứng dụng từ bài17 đến bài 21 - HS viết được: khề khà, đi chợ, ru bé -HSK-G Kể lại tương đối thành thạo được câu truyện theo tranh truyện kể : Thỏ và Sư tử. II.Đồ dùng dạy học; Bảng con III.Hoạt động dạy học: Gv cho hs đọc bài ở SGK theo nhóm 4. Gọi một số hs lên bảng đọc.GV chú ý những hs yếu Cho từng tổ thi đua đọc đồng thanh Hs viết bảng con: khề khà ,đi chợ , ru bé Hs viết vào vở ô ly mỗi từ 1 dòng; hs k-g viết 2 dòng Gv chấm bài Cho hs kể chuyện theo nhóm Cho hs lên kể lại câu chuyện theo tranh. Cả lớp bình chọn người kể hay ,kể đúng nhất. IV.Củng cố –Dặn dò Gv nhân xét tiết học _____________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: