HỌC VẦN
Bài 66 : Vần uôm – ươm
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được : uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
- Nắm được cấu tạo uôm - ươm
- Nhận biết sự khác nhau giữa uôm và ươm để viết đúng vần, từ
- Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ong , bướm, chim, cá cảnh
- Thấy được sự phong phú của tiếng việt
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa, sách giáo khoa
- Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
III.Hoạt động dạy và học:
Thứ tư, ngày 24 tháng 12 năm 2008 HỌC VẦN Bài 66 : Vần uôm – ươm I.Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết được : uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm - Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng - Nắm được cấu tạo uôm - ươm - Nhận biết sự khác nhau giữa uôm và ươm để viết đúng vần, từ - Viết đúng mẫu, đều nét đẹp - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ong , bướm, chim, cá cảnh - Thấy được sự phong phú của tiếng việt II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa, sách giáo khoa - Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt III.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Vần iêm - yêm - Viết bảng con: thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm - Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa - Nhận xét Bài mới: Giới thiệu : - Hôm nay chúng ta học bài vần uôm– ươm ® giáo viên ghi tựa Hoạt động1: Dạy vần uôm Mục tiêu: Nhận diện được chữ uôm, biết cách phát ươm và đánh vần tiếng có vần uôm Nhận diện vần: - Giáo viên đính bảng vần uôm - Vần uôm gồm có âm nào ghép lại ? - Cho gắn bảng - Cho gắn tiếng buồm - Giáo viên treo tranh ở sách giáo khoa - Tranh này vẽ gì ? - Giáo viên ghi từ : cánh buồm - Cho đọc sơ đồ - Giáo viên chỉnh sai cho học sinh Hướng dẫn viết: Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết Viết chữ uôm: viết u rê bút viết ô, rê bút viết m buồm: viết b rê bút viết uôm, dấu huyền trên ô cánh buồm: viết tiếng cánh, cách 1 con chữ o viết tiếng buồm - Cho viết bảng - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh Quy trình vần ươm tương tự như vần uôm - So sánh hai vần - Nhận xét c) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có uôm – ươm và đọc trơn nhanh , thành thạo tiếng vừa ghép - Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc các từ ứng dụng - ao chuôm: ao nói chung - nhuộm vải: làm cho vải có màu khác đi - vườn ươm: vườn cây giống chuyên để trồng, ươm cây giống - cháy đượm: cháy rất to và sau khi cháy hết để lại than rất hồng - Giáo viên cho học sinh đọc toàn bảng - Giáo viên sửa sai cho học sinh Giáo viên nhận xét tiết học Hát múa chuyển tiết 2 - Hát - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc câu ứng dụng - Học sinh nhắc lại tựa bài - Đọc CN - ĐT - Gồm có âm u, ô và m - Học sinh thực hiện, Đọc cá nhân - Gắn buồm, đọc - Học sinh quan sát - Cánh buồm - Đọc dãy bàn nhóm - Học sinh quan sát - Học sinh viết bảng con - Học sinh viết bảng con - So sánh Học sinh đọc các từ ứng dụng - Xem sách - Học sinh đọc toàn bảng TIẾT 2 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2 bài vần uôm-ươm í Luyện tập Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác - Giáo viên hướng dẫn đọc vần, tiếng, từ, câu ở tiết 1 - Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa - Tranh vẽ gì ? - Đọc câu ứng dụng ở dưới tranh: Những bông hoa cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời bướm bay lượn từng đàn - Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh - Nêu tiếng có vần uôm, ươm Hoạt động 2: Luyện viết Mục Tiêu : Biết nối các con chữ để được vần, nối con chữ với vần và thêm thanh để được tiếng - Giáo viên nêu nội dung viết - Nhắc lại tư thế ngồi viết - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết - Chấm bài - Nhận xét Hoạt động 3: Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: ong , bướm, chim, cá cảnh - Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa - Tranh vẽ gì? - Con chim sâu có lợi ích gì ? - Con bướm thích gì ? - Con ong thích gì ? - Con cá cảnh để làm gì ? - Ong và chim có ích lợi gì cho nhà nông ? - Con biết tên các loài chim gì khác ? - Con biết tên các con ong gì ? - Bướm thường có màu gì ? - Em thích nhất con nào trong các con : bướm, ong, chim, cá cảnh ? - Nhà em nuôi những con gì ? 4. Củng cố: - Thi đua điền vần vào chỗ chấm: Luôm th___, vàng s ___, đàn b___ - Nhận xét - Đọc lại toàn bài ở sách 5. Dặn dò: - Đọc lại bài, viết bảng con: vần,tiếng, từ có vần uôm, ươm - Chuẩn bị bài ôn tập - Nhận xét tiết học - Học sinh đọc - Học sinh quan sát - Học sinh nêu - Học sinh đọc câu ứng dụng - Nhuộm, bướm - Học sinh nêu - Học sinh viết vở - Học sinh quan sát - Học sinh nêu - Học sinh thi 4 tổ, tổ điền nhanh, đúng sẽ thắng - Học sinh nhận xét - Học sinh tuyên dương - Học sinh đọc toàn bài TOÁN Tiết 63 : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép tính cộng , trừ đã học - Cách tính các biểu toán số có đến 2 dấu phép tính - Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh - So sánh số trong phạm vi 9 - Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng - Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị: - Nội dung luyện tập, vở bài tập - Vở bài tập, đồ dùng học toán III. Các hoạt dộng dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định : Bài cũ : - Đọc bảng phép cộng trừ trong phạm vi 9 - Nêu kết quả các phép tính 9 – 1 = 9 – 5 = 9 – 7 = Bài mới: Giới thiệu: Luyện tập Hoạt động : Làm vở bài tập - Hướng dẫn học sinh lần lượt làm bài - Bài 1 : Tính + Nêu yêu cầu đề bài + Nêu nhận xét quan hệ giữa 2 phép cộng - Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống + Giáo viên cho học sinh sửa bài miệng - Bài 3 : Điền dấu thích hợp + Nêu cách làm bài + Giáo viên ghi bài lên bảng - Nhận xét - Bài 4: Viết phép tính thích hợp + Mô tả lại bức tranh + Đặt đề toán + Giáo viên cho học sinh sửa bài ở bảng - Bài 5: - Các em quan sát tranh và cho cô biết có mấy hình vuông? - Giáo viên thu vở chấm và nhận xét Củng cố : - Trò chơi: đúng sai - Ghi chữ Đ , S vào cáp phép tính 9 – 4 = 4 7 + 1 = 8 6 + 1 = 7 5 – 3 = 3 9 – 6 = 2 - Giáo viên nhận xét Dặn dò: - Học thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi đã học - Làm các bài còn sai vào vở - Chuẩn bị bài phép cộng trong phạm vi 10 - Hát - Học sinh đọc - Học sinh thực hiện - Học sinh tính nhẩm - Cả lớp làm bài - 2 em đổi vở chấm - áp dụng các bảng tính để làm bài - Học sinh làm bài, sửa bảng miệng - Thực hiện các phép tính trước, sau đó mới lấy kết quả so sánh với số còn lại để điền dấu - Học sinh xung phong sửa bài - Tranh vẽ 9 con gà con, 6 con ngoài lồng, 3 con trong lồng - 4 HS giải - Học sinh đọc đề toán - Học sinh viết phép tính - Học sinh: có 5 hình - Học sinh lên chỉ 5 hình đó - 1 HS đọc đề. - Nêu - Làm vào vở - Thi đua 2 đội, mỗi đội cử 5 em 1 + 7 = 8 3 – 2 = 9 6 – 3 = 3 2 + 7 = 9 8 – 8 = 0 Thứ năm, ngày 25 tháng 12 năm 2008 HỌC VẦN Bài 67 : ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng m - Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm - Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới - Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách - Kể lại lưu loát câu chuyện: Đi tìm bạn - Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp - Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa - Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: vần uôm – ươm - Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa - Viết bảng con : ao cuôm, vườn ươm, cháy đượm, nhuộm vải - Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài: - Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì ? à Giáo viên đưa vào bảng ôn Hoạt động1: Ôn các vần vừa học Mục tiêu: Đọc 1 cách chắc chắn các vần vừa học - Cho học sinh nêu các vần đã học có kết thúc bằng m - Giáo viên ghi vào bảng ôn à Giáo viên sửa sai cho học sinh Hoạt động 2: Ghép âm thành vần Mục tiêu: Học sinh biết ghép các âm với vần để tạo thành tiếng - Hãy ghép âm ở cột dọc với cột ngang để được vần - Giáo viên ghi bảng ôn - Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ ngữ có trong bài: bình minh, nha rông, nắng chang chang - Cho học sinh nêu các từ ứng dụng - Giáo viên ghi bảng, giải thích + lưỡi liềm: dụng cụ làm bằng sắt, thép, có răng cựa để cắt cỏ + xâu kim: dùng chỉ cho qua ỗ kim để khâu + nhóm lửa: làm cho cháy lên thành ngọn lửa - Giáo viên sửa lỗi phát âm Hoạt động 4: Luyện viết Mục tiêu: Viết đúng quy trình, cỡ chữ từ ứng dụng - Nêu tư thế ngồi viết - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết - Nhận xét Hát múa chuyển tiết 2 - Hát - Học sinh đọc - Học sinh viết bảng con - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh vừa chỉ vừa đọc - Học sinh ghép trên bộ chữ rồi nêu vần , viết bảng - Học sinh đánh vần, đọc trơn - Học sinh nêu - Học sinh luyện đọc - Học sinh nêu - Học sinh viết bảng con - Học sinh viết 1 dòng TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2 í Luyện tập Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ trong bài ở sách giáo khoa - Em vừa được ôn về các vần có đặc điểm gì ... 3 học sinh đọc lại - Học sinh nêu - Học sinh quan sát - Học sinh viết vở - Học sinh đọc - Học sinh quan sát - Học sinh nêu - Học sinh đọc - Học sinh thi đua 4 tổ, mỗi tổ 5 em lên ghi bảng - Học sinh nhận xét - Học sinh tuyên dương Toán Tiết 59 : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép tính cộng , trừ đã học - Cách đặt đề toán và phép tính theo tình huống - Nắm được cấu tạo số 10 - Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng - Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị: - Nội dung luyện tập, vở bài tập, phấn màu, bảng phụ - Vở bài tập, đồ dùng học toán III. Các hoạt dộng dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định : Bài cũ : Phép cộng trong phạm vi 10 - Đọc bảng phép cộng trong phạm vi 10 - Làm bảng con 1 + 9 = 8 + 2 = 6 + 4 = - Giáo viên nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Luyện tập Hoạt động : Làm vở bài tập - Hướng dẫn học sinh lần lượt làm bài - Bài 1 : Tính + Quan sát phép tính ở từng cột + Khi thay đổi vị trí các số trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi - Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu + Khi viết các số phải viết thẳng cột - Bài 3 : Điền dấu thích hợp vào chỗâ trống + Nêu cách làm bài - Bài 4: Tính - Bài 5: Đặt đề toán - Giáo viên cho học sinh nhìn tranh đặt đề 7 + 3 = 10 3 + 7 = 10 - Giáo viên thu vở chấm và nhận xét Củng cố : - Thi xây nhà: chọn những viên gạch có số phù hợp xây vào chỗ trống để có ngôi nhà bằng những phép tính hoàn chỉnh - Giáo viên nhận xét Dặn dò: - Học thuộc lại bảng cộng - Làm các bài còn sai vào vở - Chuẩn bị bài phép trừ trong phạm vi 10 - Hát - Học sinh đọc - Học sinh làm bảng con - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài miệng - Học sinh nhận xét - Thực hiện phép tính theo cột dọc - Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài miệng - Ta điền dố vào chỗ chấm sao cho số đó cộng với số trong hình chữ nhật được tổng là 10 - Học sinh làm bài - Sửa bải miệng - Học sinh nêu đề toán - Học sinh ghi phép tính theo đề bài nêu - Sửa bài ở bảng lớp - Học sinh thi đua 2 dãy . . . . . Thứ ba, ngày 30 tháng 12 năm 2008 Học vần Bài 70 : Vần ôt – ơt (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được cấu tạo vần ôt, ơt và tiếng cột, vợt - Phân biệt sự khác nhau giữa các vần ôt, ơt để đọc viết đúng vần, tiếng , từ khoá - Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng - Biết ghép âm đứng trước với các vần ôt, ơt để tạo thành tiếng mới - Rèn đọc chính xác, trôi chảy, viết đúng chữ có vần ôt, ơt - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Những người bạn tốt - Thấy được sự phong phú của tiếng việt II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa - Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổnđịnh: 2. Bài cũ: vần ăt, ât - Cho học sinh viết bảng con: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà - Đọc đoạn thơ ứng dụng - Nhận xét 3.Bài mới: Giới thiệu : - Ta đã học những vần nào kết thúc bằng âm t ? - Hôm nay, học 2 vần nữa là ôt, ơt ® giáo viên ghi tựa a) Hoạt động1: Dạy vần ôt Mục tiêu: Nhận diện được chữ ôt , biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ôt Nhận diện vần: - Giáo viên viết chữ ôt - Vần ôt được tạo nên từ những âm nào? - So sánh vần ôt và ôi - Lấy và ghép vần ôt ở bộ đồ dùng - Cho học sinh đọc tiếng vừa ghép, phân tích tiếng khóa đánh vần tiếng cột - Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa - Tranh vẽ gì ? - Ta có từ khóa: cột cờ - Cho học sinh đọc lại vần và từ khoá - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh Hướng dẫn viết: - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết. Viết ôt cột cột cờ b) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục Tiêu : Nhận ra vần, đọc trơn đúng từ ứng dụng - Yêu cầu học sinh đọc các từ ứng dụng - Giáo viên ghi bảng , giải thích + Cơn sốt: nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng lên, khi con bị ốm + Xay bột: làm cho các hạt gạo, ngô, đậu bị nghiền nhỏ thành bột + Quả ớt: quả làm gia vị, thuốc + Ngớt mưa: khi đang mưa to, mưa dày hạt mà tạnh dần - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh Giáo viên nhận xét tiết học Hát múa chuyển tiết 2 - Hát - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc - Vần ot, at, ăt, ât - Học sinh nhắc lại tựa bài - Học sinh quan sát - Từ những âm ô và âm t - Giống nhau: bắt đầu là âm ô - Khác nhau: ôt kết thúc là âm t, ôi kết thúc là âm i - Học sinh thực hiện - Học sinh quan sát - Học sinh nêu - Học sinh đánh vần và đọc trơn - Học sinh quan sát - Học sinh viết bảng con - Học sinh luyện đọc cá nhân Tiết 2 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2 Bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa - Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở tiết 1 - Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa - Trong tranh vẽ gì ? à Dây là cây lâu năm, không rõ bao nhiêu tuổi, tán lá xoè ra che mát cho dân làng - Cho học sinh đọc câu ứng dụng: Hỏi cây bao nhiêu tuổi Cây không nhớ tháng năm Cây chỉ nhớ dang tay, lá Che tròn một bóng râm - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Cây xanh đem đến cho con người ích lợi gì? ë Cây xanh rất có lợi cho chúng ta. Do đó các em cần bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Hoạt động 2: Luyện viết Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ - Giáo viên nêu nội dung bài viết - Nhắc lại tư thế ngồi viết - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết - Quan sát uốn nắn HS viết Hoạt động 3: Luyên nói Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Những người bạn tốt - Yêu cầu học sinh đọc tên bài luyện nói - Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa - Tranh vẽ gì? - Các bạn trong tranh đang làm gì ? - Con nghĩ họ có phải là người bạn tốt không? Vì sao ? - Con có nhiều bạn tốt không ? - Hãy giới thiệu tên người bạn con thích nhất . - Vì so con thích bạn đó nhất - Con có muốn trở thành bạn tốt của mọi người không ? - Con có thích có nhiều bạn tốt không ? 4 .Củng cố: - Đọc lại toàn bài - Thi chỉ nhanh đúng từ - Giáo viên đọc từ bất kỳ, học sinh phải chỉ thật nhanh từ đó. Ai đúng và nhanh hơn thì thắng - Nhận xét 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại các vần đã học - Tìm các vần đã học ở sách báo - Chuẩn bị bài vần et – êt - Nhận xét tiết học - Học sinh luyện đọc cá nhân - Học sinh quan sát - Học sinh nêu: cây rất to - Học sinh luyện đọc câu ứng dụng - Có bóng mát , môi trường sạch đẹp.. - Học sinh nêu - Học sinh viết vở - Học sinh đọc - Học sinh quan sát - Học sinh nêu - Học sinh đọc - Học sinh thi từng nhóm - Học sinh nhận xét - Học sinh tuyên dương Toán Tiết 60 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I. Mục tiêu: - Giúp cho học sinh tiếp tục củng cố và khắc sâu khái niệm phép trừ - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 - Thực hành tính đúng trong phạm vi 10 - Củng cố cấu tạo số 10 và rèn kỹ năng so sánh số - Yêu thích học toán, tính cẩn thận, trung thực II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ, mẫu vật hình trong sách - Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán III. Các hoạt dộng dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định : Bài cũ: Luyện tập - Tính: 7 – 2 + 5 = 5 + 5 – 1 = - Nhận xét Bài mới : Giới thiệu : Phép trừ trong phạm vi 10 Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 - Giáo viên đính 10 quả táo, nêu có mấy qủa táo, bớt đi 1 quả còn lại mấy quả ? - Lập phép tính trên bộ số - Giáo viên ghi bảng: 10 – 1 = 9 - Ngược lại 10 – 9 = mấy ? - Tương tự với các phép tính còn lại: 10 – 8 = 2 10 – 2 = 8 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3 10 – 4 = 6 10 – 6 = 4 10 – 5 = 5 - Giáo viên hướng dẫn đọc Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu : Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập, nắm được dạng bài làm và làm đúng - Bài 1 : Tính + Lưu ý viết số thẳng hàng - Bài 2 : Điền số + Nêu cách làm - Bài 3 : Điền dấu: > , < , = + Nêu cách làm bài - Bài 4 : Viết phép tính thích hợp 2 + 8 = 10 8 + 2 = 10 - Giáo viên thu vở chấm và nhận xét Củng cố: - Thi đặt ghi chữ Đ, S phù hợp phép tính 1 + 8 = 9 10 – 1 = 9 10 – 3 = 4 10 – 6 = 4 10 – 7 = 3 - Nhận xét Dặn dò: - Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 - Làm lại các bài còn sai vào vở nhà - Chuẩn bị bài luyện tập - Hát - Học sinh làm bảng con - Học sinh quan sát - Có 10 bớt 1 còn 9 - Học sinh lập và nêu - Học sinh đọc phép tính - Bằng 1 - Học sinh đọc thuộc bảng trừ - Học sinh làm bài, sửa bảng lớp - Dựa vào các phép tính - Học sinh làm bài, sửa bài miệng - Làm phép tính trước , so sánh số, chọn dấu - Học sinh làm bài, sửa ở bảng lớp - Học sinh nêu đề bài, chọn phép tính - Học sinh sửa bài miệng - Học sinh nộp vở - Mỗi đội cử 5 bạn thi đua 2 + 8 = 10 10 – 3 = 6 10 – 4 = 5 10 – 3 = 7 10 – 6 = 5 - Học sinh nhận xét - Tuyên dương tổ nhanh đúng
Tài liệu đính kèm: