Tiết 1: TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa Y
I- Mục tiêu.
- Củng cố cách viết chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Phú Yên
Câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
Kính già, già để tuổi cho .
- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
- Mẫu chữ viết hoa Y.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh viết: "Đồng Xuân, Tốt, Xấu"
Tuần 33 Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2007 Tiết 1: Tập viết Ôn chữ hoa Y I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Phú Yên Câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho . - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Mẫu chữ viết hoa Y. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: "Đồng Xuân, Tốt, Xấu" 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa: P, Y, K. + Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ? - Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ P, Y,K vào bảng con. * Luyện viết từ ứng dụng: Phú Yên. - Giáo viên giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ven biển miền Trung. - Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng. - Học sinh luyện viết vào bảng con: Phú Yên * Luyện viết câu ứng dụng. - Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. - Học sinh luyện viết: Yêu, Kính c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết. - Giáo viên nêu yêu cầu bài viết. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - P, Y, K - Học sinh nêu miệng. - Học sinh quan sát, lắng nghe. - Học sinh tập viết các chữ P, Y, K trên bảng con. - Học sinh nhận xét. - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh luyện viết trên bảng con từ: Yêu, Kính - Học sinh viết bài vào vở. 4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiết 2: toán Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiết 1) I - Mục tiêu. - Củng cố về cộng trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000 và áp dụng vào giải các bài toán có lời văn. - Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vị 100 000 và giải toán bằng cách khác nhau. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Đồ dùng. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự nhẩm kết quả các phép tính trong thời gian một phút ; nêu miệng kết quả. + Các phép tính nhẩm có đặc điểm gì? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh làm vào bảng con bốn phép tính đầu. - Yêu cầu học sinh làm bốn phép tính còn lại vào vở. Bài3: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán. + Để tìm số bóng đèn còn lại trong kho làm như thế nào? + Nêu cách làm khác? - Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào vở. - Gv chốt lại cách giải đúng . - Nêu yêu cầu của bài. - Học sinh tự nhẩm. - Nêu kết quả nhẩm được trong từng phép tính và nêu rõ cách nhẩm. -...nhân, chia, cộng, trừ với các số tròn nghìn. + Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm trên bảng con. - Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính. - Học sinh trình bày bài làm vào vở. 39178 86271 25706 43954 64884 42317 - Đổi vở kiểm tra chéo. +Đọc bài toán. - Phân tích bài toán theo nhóm đôi => trình bày trước lớp. - Số bóng đèn có trong kho - (số bóng đèn chuyển lần đầu + số bóng đèn chuyển lần sau). -Tìm: * Số bóng đèn còn lại sau lần chuyển lần thứ nhất? * Số bóng đèn còn lại sau lần chuyển thứ hai? - Học sinh giải bằng hai cách khác nhau. Cách1: 38000+ 26000) = 16000 ( bóng đèn ) Cách 2: 80000 - 38000= 42000(bóng ) 42000 - 26 000 = 16000(bóng đèn ) - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tiết3: Luyện từ và câu Nhân hoá I- Mục tiêu. - Nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng. Viết được một đoạn văn ngắn. - Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp. Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong các câu văn, đoạn văn. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Đặt một câu văn có sử dụng dấu hai chấm? - Yêu cầu hai học sinh lên bảng hỏi - đáp câu hỏi có bộ phận "Bằng gì?" 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong phần a. - Yêu cầu học sinh làm việc độc lập theo yêu cầu của đoạn b. Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về các hình ảnh nhân hoá: Thích hình ảnh nào? Vì sao? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. + Nhắc lại tên những bài thơ có những câu thơ tả vờn cây. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi - nói cho bạn nghe đoạn văn của mình - bạn nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu một số học sinh lên trình bày bài làm miệng của mình. - Yêu cầu học sinh viết lại những điều vừa nói vào vở. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung bài viết của bạn. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: Sự vật được nhân hoá :Mầm cây, Hạt cây, Cây đào . - Cách nhân hoá: Dùng từ chỉ người để nói các sự vật: mắt . Dùng từ chỉ hoạt động đặc điểm của người : tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm... - Đọc bài 2. - Học sinh tìm và nêu. - Học sinh nói - nghe và ngược lại. - Học sinh nói miệng đoạn văn - cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. - Học sinh viết bài. - Đọc bài viết của mình. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. ________________________________________ Tiết4: tự nhiên xã hội Bề mặt Trái Đất I- Mục tiêu. - Biết bề mặt Trái Đất chia thành sáu châu lục và bốn đại dương. Phân biệt được lục địa và đại dương. - Nói tên và chỉ được vị trí các lục địa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương. Chỉ được vị trí một số nước (trong đó có Việt Nam) và nêu nước đó nằm trên châu lục nào của Trái Đất. - Thích khám phá thế giới vũ trụ. II- Đồ dùng. - Quả địa cầu. - Lược đồ các châu lục và các đại dương. - Các hình trong sách giáo khoa trang 128, 129. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Có mấy đới khí hậu, nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu đó? - Hãy cho biết các nước sau đây thuộc đới khí hậu nào: ấn Độ, Nga, Phần Lan, Achentina? 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài. b- Hoạt động 1: Tìm hiểu bề mặt của Trái Đất. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau: + Quan sát em thấy, quả địa cầu có những màu gì? + Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu? + Theo em các màu đó mang những ý nghĩa gì? Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm sáu châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có bốn đại dương trên bề mặt Trái Đất. c- Hoạt động 2: Lược đồ các châu lục và các đại dương. - Giáo viên treo lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương của Trái Đất. - Giáo viên nhắc lại tên sáu châu lục và bốn đại dương. - Yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nớc ta nằm ở châu lục nào? Kết luận: Sáu châu lục và bốn đại dương trên Trái Đất không nằm dời dạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái Đất. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. -...màu xanh nước biển để chỉ biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia. - Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. - HS nêu - Học sinh nối tiếp nhau lên bảng chỉ và giới thiệu. +Sáu châu lục: châu Mĩ, châu Phi, châu Âu, châu á, châu Đại Dơng, châu Nam Cực. + Bốn đại dương: Bắc Băng Dương, ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. - Học sinh tìm và chỉ. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tuần 33 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007 Tiết1: đạo đức Tìm hiểu các nghề phụ ở địa phương I- Mục tiêu: - Giúp HS nắm được một số nghề phụ, truyền thống của quê hương mình; - Kể tên được một số phụ ở địa phương . - Giáo dục HS yêu quê hương đất nuớc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc . II- Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm một số nghề phụ, truyền thống ở địa phương . III- Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới : a. Tìm hiểu về những nghề phụ của địa phương GV hướng dẫn HS tìm hiểu về 1 số nghề phụ của quê hương: - Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: - ở địa phương em có những ngành nghề nào? - Trong những nghề đó nghề nào là chính ? - Còn lại những nghề đó gọi là nghề gì ? - Gia đình em đã tham gia ngành nghề nào ? - Em có yêu quê hương mình không? - Để quê hương mình giàu đẹp em cần làm gì? GV chốt lại: Trong mỗi làng xã đều có ngành truyền thống , ngoài nghề chính còn có các nghề phụ đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình ... b. Hoạt động văn nghệ: - Học sinh hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước mình. HS thảo luận nhóm -HS nêu : nghề mộc , nghề nông nghiệp , nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề dịch vụ thơng mại ... - Nghề chính là nghề nông nghiệp (chiếm trên 50 % số dân): Nghề trồng lúa và chăn nuôi . - Là nghề phụ - HS nêu - Phát huy các nghề truyền thống của địa phương ... - Học tập thật tốt, lớn lên góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp - Hát đồng thanh, - Hát cá nhân - Đọc thơ, kể chuyện 3) Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tiết 2: Tiếng việt Luyện đọc và kể chuyện bài : Cóc kiện trời I- Mục tiêu. - Luyện đọc và kể lại câu chuyện " Cóc kiện trời" - Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dung câu chuyện. - Có ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện. a- Luyện đọc. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. + Nêu cách đọc đúng từng đoạn. - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng đoạn. + Đọc nối tiếp đoạn. - Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo vai. b- Kể chuyện. + Nêu lại yêu cầu của bài? + Kể bằng lời của một nhân vật trong truyện cần xưng hô như thế nào? + Em thích kể theo vai nào? + Nêu nội dung vắn tắt từng tranh? - Yêu cầu học sinh kể lần lượt từng đoạn theo tranh. - Yêu cầu một số học sinh nhập vai một nhân trong truyện để kể lại toàn bộ câu chuyện. + Nội dung chính của câu chuyện là gì? - Học sinh luyện đọc từng đoạn. * Đoạn I: Giọng kể khoan thai. * Đoạn II: Giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. * Đoạn III: Giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng. - Học sinh chia nhóm, đọc phân vai. - Các nhóm thi đọc truyện theo vai. -...tôi, chúng tôi. -...học sinh cho ý kiến. - VD: Tranh 1: Cóc rủ bạn đi kiện Trời. - Học sinh kể nối tiếp từng đoạn. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. __________________________________________________________ Tiết 3: Sinh hoạt tập thể. Chủ đề 7 : Kính yêu Bác Hồ. Học tập 5 điều Bác Hồ dạy I-Mục tiêu: - Qua giờ học HS biết được ngày sinh nhật Bác và quê hương của Bác. Ghi nhớ 5 điều Bác dạy .Từ đó các em có thái độ học tập và rèn luyện đạo đức tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - Thích học giờ học. II- Đồ dùng dạy dạy học: - Một số bài hát III-Các hoạt động dạy học 1)Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của giờ học. 2) Bài mới. * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu nội dung tiết học * Khở động : Cả lớp hát bài nh có Bác trong ngày vui đại thắng. a/ Hoạt động1: Thảo luận cả lớp. - Ngày 19 - 5 là ngày gì? - Hãy nêu tên của Bác qua các thời kì thay đổi? - GV nói thêm: Vì hoạt động cách mạng nên Bác mang nhiều tên khác nhau . - Quê Bác ở đâu? * Hoạt động 2: Học tập 5 điều Bác Hồ dạy. - Em đã thuộc những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? - Em đã thực hiện tốt những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? - Điều 1,2 nhắc nhở chúng ta những gì? - Điều 3, 4 nhắc nhở ta điều gì? - Điều 5 khuyên ta điều gì? - Cho Cả lớp đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy. - Từng em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy. - GV nhắc nhở HS học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và những em cha thực hiện tốt 5 điều Bác dạy thì thực hiện cho tốt. - Cả lớp hát bài như có: Bác trong ngày vui đại thắng. Cả lớp hát - Là ngày sinh nhật Bác. - Tên hồi nhỏ của Bác là : Nguyễn Sinh Cung. - Nguyễn Tất Thành. - Nguyễn ái Quốc. - Hồ Chí Minh. - HS chú ý lắng nghe + Quê Bác thuộc làng Sen- Kim Liên – Nam Đàn - Nghệ An - 1 số HS nhắc lại 5 điều Bác dạy thiếu niên , nhi đồng - HS nêu - HS nêu - Yêu tổ Quốc, yêu đồng bào - Học tập tốt, Lao động tốt - Đoàn kết tốt , kỉ luật tốt - Giữ gìn vệ sinh thật tốt. - Khiêm tốn thật thà dũng cảm. - HS đọc nối tiếp. - HS trình bày các tiết mục văn nghệ trước lớp - Cả lớp cùng hát 3) Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS cần học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - Về nhà học lại bài. Sưu tầm các bài hát thuộc chủ đề trên. Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007 Tiết 1: toán Ôn tập các số trong phạm vi 100 000 I- Mục tiêu. - Giúp HS yếu: Biết đọc , viết, cấu tạo và sắp thứ tự các số trong phạm vi 100000 .Củng cố về các phép tính trong phạm vi 100 000 - Bồi dưỡng HS khá , giỏi : Giải thành thạo dạng toán này .Củng cố về cách đọc, viết, cấu tạo các số đến 100.000. - Rèn kĩ năng đọc, viết, phân tích cấu tạo của các số đến 100.000. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1.Củng cố lí thuyết : - Cho HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị _ GV nhận xét , chốt lại 2- Hướng dẫn ôn tập: Cho HS giải các toán sau : Bài 1: Đọc các số sau. 80609 56115 53008 99000 Bài 2: Viết các số. a) Năm mươi tám nghìn chín trăm. b) Tám mươi nghìn ba trăm linh chín. c) Bảy mươi nghìn. d) Năm mươi lăm nghìn hai trăm. Bài 3: Điền số vào ô trống. Số liền trước Số ở giữa 73999 99998 99999 68299 70609 Số liền sau 3 . Chữa bài. Bài 1 : HS đọc đề bài nêu yêu cầu Gọi HS đọc số GV chốt cách đọc số Bài 2 : - Xác định yêu cầu của bài. - Chữa bài, nhận xét. - Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu lại cách viết số Bài 3 . Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu - Muốn tìm số liền trước em làm thế nào ? Muốn tìm số liền sau em làm thế nào ? Cho HS chữa bài GV nhận xét Bài 4 : - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. Bài 5: Cho HS nêu yêu câù của bài Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Cho HS lên bảng giải 3- Củng cố - Dặn dò. + Các bài toán củng cố lại kiến thức gì? - Nhận xét giờ học. - Xem lại bài đã làm. Bài 4: Viết số gồm có. a) 6 chục nghìn, 3 trăm. b) 29 nghìn, 6 chục, 1 đơn vị. c) 436 trăm, 52 đơn vị. d) 1787 chục. e) 7 chục nghìn, 6 nghìn. Bài 5: Mẹ có 100000 đồng. Mẹ mua thịt bò mất 25000 đồng . Số tiền còn lại mẹ mua 10 kg gạo tám thơm. Tính giá tiền 1 kg gạo tám thơm. + Học sinh làm trên bảng lớp . 80 609: Tám mươi nghìn sáu trăm linh chín ... + HS nêu cách làm ; Học sinh làm bài vào vở. a) Năm mươi tám nghìn chín trăm: 58900 b) Tám mươi nghìn ba trăm linh chín: 80 309 c) Bảy mươi nghìn: 70000 d) Năm mươi lăm nghìn hai trăm:50200 - HS nhận xét. + Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở rồi chữa Số liền trước của : 73999 là : 73998 Số liền sau của : 73999 là:74000 + HS viết số : a) 6 chục nghìn, 3 trăm: 60300 b) 29 nghìn, 6 chục, 1 đơn vị : 29 061 +Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. + HS lên bảng chữa bài: Số tiền 1 cân gạo : (100000- 25 000): 10 = 7 500(đồng ) _________________________________________ Tiết2: tự nhiên xã hội Các đới khí hậu I- Mục tiêu. - Biết được đặc điểm chính của các đới khí hậu. Biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu Nhiệt đới. - Kể và chỉ tên được vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu. - Giáo dục ý thức tự khám phá vũ trụ. II- Đồ dùng: - Quả địa cầu. - Tranh vẽ sách giáo khoa trang 124. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Vì sao trên Trái Đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông? mùa ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam khác nhau như thế nào ? 2- Hoạt động 1: Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc và Nam Bán cầu. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi: ?+ Hãy nêu những nét khí hậu đặc trưng của các nước sau đây: Nga, úc, Brazin, Việt Nam? + Theo em vì sao khí hậu các nước này khác nhau? Kết luận: Nga khí hậu lạnh, úc - mát mẻ, Brazin - nóng, Việt Nam - cả nóng và lạnh. Khí hậu các nước khác nhau vì chúng nằm ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 sách giáo khoa và giới thiệu: Trái Đất chia làm hai nửa bằng nhau, ranh giới là đường xích đạo. Mọi bán cầu đều có ba đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. 3- Hoạt động 2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về đặc điểm chính của ba đới khí hậu đã nêu. Kết luận: +Nhiệt đới: nóng, ẩm, mưa nhiều. +Ôn đới: ấm áp có đủ bốn mùa. +Hàn đới: rất lạnh. ở hai cực Trái Đất quanh năm đóng băng. - Yêu cầu học sinh tìm trên quả địa cầu ba nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên. - Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp. - 2 học sinh nhắc lại và chỉ, trình bày lại các đới khí hậu trên hình vẽ và quả địa cầu. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh lên tìm và trả lời. Ví dụ: +Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Etiôpia. +Ôn đới: Pháp, Thuỵ Sĩ, úc. +Hàn đới: Phần Lan, Thuỷ Điển, Canađa. 4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiết3 Tự học (hoặc học theo môn tự chọn) Hoàn thành kiến thức đã học I.Mục tiêu. - HS hoàn thành bài dã học - Tự giác học bài. - Thích giờ học II.Đồ dùng dạy học - GV: Phấn màu - HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1 GV nêu yêu cầu giờ học 2 Tự học - Nêu các bài đã học? - GV giúp hs yếu làm bài. 3 Chữa bài * Toán (trang 86) Bài 1 GV kẻ tia số. Gọi HS yếu chữa Đổi vở, hs TB nhận xét. GV chốt bài đúng. Bài 2 Gọi hs yếu đọc bài làm. Cho 2 hs TB chữa bài. GV chốt cách đọc và viết số.... Bài 3 Gọi HS chữa bài. HS khá nhận xét. GV chốt bài. Cho hs yếu nhắc lại giá trị các chữ số trong mỗi số. Bài 4 Cho hs nêu kết quả. Gọi 3 HS chữa bài, nhận xét đặc điểm của các dãy số. Gv chốt bài. * Chính tả Bài 2b Vài hs đọc bài làm GV chốt bài đúng. * Tập đọc Cho hs luyện đọc bài : Mặt trời xanh của tôi. Hs thi học thuộc lòng. GV khen HS tiến bộ. 4 Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Xem lại bài, ghi nhớ các từ vừa tìm được. - Toán, Chính tả, tập đọc... - HS tự làm bài từng môn. HS điền a, 40000, 50000, 60000, 80000. b, 75000, 80000, 85000, 90000, 95000,10000. HS đổi vở nhận xét. VD : 30795 : ba mơi nghìn bảy trăm chín mươi lăm. 85909 : tám mươi lăm nghìn chìn trăm linh chín. a, 9274 = 9000 + 200 + 70 + 4 4404 = 4000 + 400 + 4 ... b, 6000 + 800 + 90 + 5 = 6895 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555 ... a, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. b, 8100, 8200, 8300, 8400, 8500. c, 75000, 76000, 77000, 78000, 79000. HS điền : chín mọng, mơ mộng, hoạt động, ứ đọng HS đặt câu với một từ trong các từ trên. VD Quả ổi chín mọng. HS yếu, TB đọc đoạn, trả lời câu hỏi SGK HS khá đọc , nêu nội dung bài.
Tài liệu đính kèm: