Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 30

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 30

TẬP VIẾT

 Ôn chữ hoa U

I- Mục tiêu.

- Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Uông Bí và câu ứng dụng:

Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn bi bô .

- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.

II- Đồ dùng dạy học.

- GV : Mẫu chữ viết hoa U.

- HS : Bảng con

III- Các hoạt động dạy học.

 

doc 12 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tuần 30
Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2007
 Tiết 1: Tập viết
 Ôn chữ hoa U
I- Mục tiêu.
- Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Uông Bí và câu ứng dụng:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô .
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học.
GV : Mẫu chữ viết hoa U.
HS : Bảng con
III- Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Cho học sinh viết: "Trẻ em, Trường Sơn"
 - GV nhận xét .
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa: 
+ Tìm các chữ hoa có trong bài ? Nêu quy trình viết từng chữ ?
- Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ U, B, D * Luyện viết từ ứng dụng: Uông Bí.
- Giáo viên giới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Cây non cành mềm dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
4- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Xem lại bài. Luyện viết bài ở nhà. 
- 2 HS lên bảng viết 
- Nhận xét
- U, B, D.
- Học sinh nêu miệng.
HS nêu : U, B, D.
- HS yếu nhắc lại 
- HS tập viết các chữ vào bảng con.
- Học sinh luyện viết vào bảng con: 
 Uông Bí.
- Học sinh nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng
Học sinh viết vào bảng con : 
 Uốn cây.
Học sinh viết bài vào vở.
- Về nhà luyện viết bài
 ____________________________________________ 
Tiết 2:	 toán
Luyện tập
I - Mục tiêu.
	- Củng cố về phép trừ các số tròn chục nghìn.
	- HS làm đúng trừ nhẩm các số tròn chục nghìn, giải toán và tính số ngày trong tháng.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy học.
GV : Phấn màu
HS : Bảng con.
III- Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ:
- Tự nghĩ 2 số có 5 chữ số 
- Đặt tính trừ và tính?
Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bài 1:
+ Tính nhẩm là tính như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự nêu cách nhẩm 
90000 - 50000 = ?
- Cho học sinh nhẩm các phép tính còn lại.
- Cho hs đọc kết quả
* Gv chốt trừ nhẩm tròn nghìn.
 Bài 2:
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt các phép tính.
- Vài hs làm bảng lớp.
+ Nêu cách đặt tính và cách thực hiện?
GV chốt bài.
 Bài 3:
Giáo viên tóm tắt đề toán. 
Yêu cầu học sinh đặt đề toán và giải.
- Gv chấm chữa bài.
Bài 4:
- Giáo viên tổ chức trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng"
- GV chia nhóm; 2 học sinh đại diện cho 2 nhóm lên chơi theo yêu cầu của bài.
a. Cho HS giải thích vì sao chọn số 9 ?
b. Cho HS lên bảng chữa bài 
Gv chốt bài đúng.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
2 HS làm bảng lớp.
Lớp làm bảng con- nhận xét bài.
81982
 45246
 36736
- Tính nhẩm trong đầu (không đặt tính ) viết kết quả.
- Học sinh nêu 
 9 chục nghìn – 5 chục nghìn = 4 chục nghìn.
Vậy : 90000 – 50000 = 40000
- Học sinh làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài vào vở.
 a. _ 81981
 45245
 36736
- HS yếu nêu. HS khác nhận xét.
Học sinh khá nêu đề toán theo tóm tắt 
 23560 lít mật ong
 đã bán ? l mật ong
HS yếu nhắc lại.
Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
 23560 – 21800 = 1760 ( l )
- Học sinh nêu miệng bài toán.
HS khoanh vào đáp án :
a, C . 9
b, D. Tháng 4,6,9 và tháng 11.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi "Bằng gì? ". Dấu hai chấm
I- Mục tiêu.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi "Bằng gì"? Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
- Tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì?
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học.
	- GV : Ghi sẵn 3 câu văn Bài tập 1; Bảng phụ ghi bài 4.
III- Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Tìm một số từ ngữ chỉ các môn thể thao. Đặt câu với những từ tìm được.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
+ Yêu cầu chính của bài là gì ?
* Giáo viên hướng dẫn : Đây là câu biểu hiện nghĩa công cụ hay phương tiện để tiến hành hành động. Nó thường mở đầu bằng từ "Bằng" Vì vậy để tìm bộ phận này cần dựa vào ý nghĩa công cụ hay phương tiện và căn cứ vào từ : Bằng.
 Lớp nhận xét
 Gv chốt bài đúng
 Bài 2:
Yêu cầu 2 học sinh đối thoại với nhau các câu hỏi trên 
 Thực hành theo nhóm đôi.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Gv chốt bài đúng.
 Bài 3:
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi Từng nhóm lên thực hành hỏi đáp . (lưu ý cách xưng hô)
- GV, Hs nhận xét, chốt bài.
 Bài 4:
Gv đưa bảng phụ. 
Đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Lớp nhận xét, chốt bài.
+ Dấu hai chấm có tác dụng gì trong câu?
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
2- 3 HS trả lời
Lớp nhận xét 
- Đọc yêu cầu của bài.
- 3 hs lên bảng làm. Cả lớp làm vở.
a, Voi uống nước bằng vòi.
b, Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c, Các nghệ nhân đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình
Ví dụ
HS1: Hằng ngày, em viết bài bằng gì ?
HS2 : Hằng ngày, em viết bài bằng bút máy; bút bi ; ...
- Đọc yêu cầu của bài.
*HS 1: Hằng ngày, cậu viết bài bằng gì ?
* HS 2 : Hằng ngày, mình viết bài bằng bút.
- Hs thảo luận lên bảng trình bày.
HS điền dấu hai chấm vào các ô trống.
- Vài hs đọc bài làm.
- Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu những nội dung cụ thể sẽ được nêu ra sau dấu đó.
.
 Tiết 4: tự nhiên xã hội
Sự chuyển động của Trái đất
I- Mục tiêu.
	- Biết sự chuyện động của Trái Đất quay mình nó và quanh Mặt trời.
	- Biết quay của địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
	- Giáo dục lòng ham muốn hiểu biết, khám phá vũ trụ.
II- Đồ dùng dạy học.
	- GV : Quả địa cầu.
	- HS : Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 114, 115.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Kiểm tra bài cũ:
+ Trái đất có hình gì ? Nêu đặc điểm của quả địa cầu ? Tác dụng của nó ?
GV chốt nội dung.
2- Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm.
Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
+ Hướng đó đi tường phương nào sang phương nào ?
- Yêu cầu một số học sinh lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời.
- Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh mặt trời trong hình 3- SGK.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp câu hỏi 2 SGK.
+ Trái Đất đồng thời tham gia mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào?
Kết luận: Trái đất đồng thời tham gia vào 2 chuyển động .
* Hoạt động 3: Trò chơi Trái Đất quay.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi (SGK trang 115).
4- Củng cố - Dạn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
2 hs trả lời.
Lớp nhận xét
- Học sinh quan sát hình 1 và cho biết: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.
- Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Tây sang Đông.
- Học sinh mô tả những gì quan sát được: Trái Đất đang tự quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang Đông đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời.
- tham gia 2 chuyển động: Tự quay quanh mình nó và quay quanh Mặt Trời.
- Nghe luật chơi.
- 2 đội tham gia trò chơi.
- Cả lớp chọn tuyên dương đội thắng cuộc.
_______________________________________________________________________
Tuần 30
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2007
 Tiết 1 Đạo đức
	Bài 1: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
I- Mục tiêu.
- Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi . Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi 
- Biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường.
- HS đồng tình, ủng hộ hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi và phản đối hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
II- Đồ dùng dạy học.
GV : Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi; Tranh hoạt động 3 tiết 1.
HS : Vở bài tập Đạo đức; Bài hát : Ai trồng cây.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Kiểm tra bài cũ
-Vì sao phải tiết kiệm nước ?
- Nêu biện pháp tiết kiệm nước mà em thường làm ?
- GV nhận xét.
Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi :Ai đoán đúng?
Mục tiêu: Hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
- Cho HS nêu tên cây trồng, vật nuôi em thích 
Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh.
Mục tiêu: Nhận biết việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi cây trồng.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Theo em việc làm của các bạn đó sẽ đem lại ích lợi như thế nào?
Kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ... tham gia những việc làm có ích và phù hợp với khả năng mình.
* Hoạt động 3: Đóng vai.
Mục tiêu: Biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Giáo viên chia nhóm. 
- Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc bảo vệ trại, vườn của mình tốt.
- GV khen nhóm có cách chăm sóc vật nuôi cây trồng tốt.
4- Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài. 
- Chuẩn bị bài sau.
HS trả lời 
HS khác nhận xét 
- Lớp hát bài : Ai trồng cây.
- Học sinh nêu một vài đặc điểm về con vật hoặc cây trồng mà em thích. Vì sao em thích?
VD :
 Em thích con mèo vì nó bắt chuột .
 Em thích cây nhãn vì có quả ngọt .
- Học sinh quan sát tranh.
- Tỉa cành, bắt sâu cho cây, cho gà ăn, tắm cho lợn, trồng cây.
- cây trồng, vật nuôi nhanh lớn...có bóng mát, thức ăn
- Học sinh chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn một việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Các nhóm thảo luận trong 5 phút trình bày trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Tiết 2 Tiếng Việt
Luyện đọc và kể chuyện bài : Gặp gỡ ở 
Lúc – xăm – bua.
I.Mục tiêu:
- Giúp HS yếu đọc, kể chuyện đúng câu chuyện : Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua
- Giúp HS khá đọc và kể câu chuyện trên hay, sinh động.
- Thích giờ học 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV,HS : SGK
III. Hoạt độngdạy học chủ yếu 
1- GV nêu yêu cầu giờ học
2 .Luyện đọc 
GV đọc mẫu lại 1 lần 
- Cho 1hs khá đọc
- Cho hs đọc đoạn, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi ở SGK
- GVnhận xét, bổ sung
- Nêu nội dung của bài ?
- GVchốt lại , cho hs yếu nhắc lại
- Cho HS yếu nhắc lại
*Thi đọc
- Đọc đoạn.
- Đọc cả bài
- GVkhen hs tiến bộ
3.Kể chuyện.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài.
 *Đoạn 1 
 + Phút đầu gặp gỡ ? 
+ Bài hát, và bộ sưu tập về Việt Nam ?
Cho hs khá kể đoạn 1.
GV, HS nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi.
- GV giúp hs yếu
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- GV, HS bổ sung 
*Thi kể chuyện
- GV, HS nhận xét ,bổ sung .
- GV khen hs tiến bộ 
4 . Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học. Cho HS yếu nhắc lại nội dung bài.
- Đọc và kể lại câu chuyện trên cho mọi người nghe
Cả lớp nghe 
- HS khá đọc 
-HS yếu đọc đúng từ ngữ: 
Lúc-xăm- bua, Giét-xi- ca, Mô-ni- ca, in-tơ -net, xích lô....
- HS đọc nối tiếp các đoạn 
- 1 hs đọc giải nghĩa từ khó. HS khá đặt câu với từ : , in-tơ -net, xích lô....
- HS TB trả lời câu hỏi, hs khá bổ sung.
*Nội dung: Cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam với HS Tiểu học ở Lúc-xăm- bua thể hiện sự đoàn kết, hữu nghị các dân tộc.
- HS yếu,TB đọc các đoạn của bài(3-5em)
- 2 hs khá đọc cả bài.
HS nêu lại câu gợi ý SGK, HS yếu trả lời.
Lớp bổ sung.
 - chào bằng tiếng Việt
- “ Em là con bướm vàng”; cái nón, cây dừa, nói được : Việt Nam, Hồ Chí Minh.
- Học sinh kể.
- Lớp nhận xét.
- 3 học sinh yếu kể lại đoạn em thích. 
- 3 học sinh kể nối tiếp cả bài.
- 2 HS khá, giỏi kể cả truyện 
 Tiết 3 Sinh hoạt tập thể
Sưu tầm và hát những bài hát : Ca ngợi Tổ quốc
 I. Mục tiêu
 - HS hiểu thêm về truyền thống văn hóa quê hương , đất nước mình .
 - Biểu diễn các bài hát ca ngợi đất nước có động tác phụ họa phù hợp với nội dung và tình cảm của mình đối với quê hương.
 - Hs tự hào gắn bó với quê hương mình hơn.
II. Đồ dùng dạy học
 GV,HS :Sưu tầm bài hát thuộc chủ đề.
 Các động tác phụ họa. 
 III.Hoạt động dạy học chủ yếu
1.Giới thiệu bài.
2. Nội dung :
*Nêu tên các bài hát ca ngợi quê hương, đất nước.
- GV chia lớp làm 3 nhóm tìm bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
- GV chốt, khen nhóm tìm nhiều bài hát đúng chủ đề
GV ghi tên vài bài hát tiêu biểu lên bảng. 
*Biểu diễn bài hát về chủ đề quê hương.
- GV cho hs thảo luận theo cặp, theo nhóm để biểu diễn các bài hát.
* Thi hát bài hát thuộc chủ đề.
- Chọn nhóm biểu diễn hay nhất.
- GV khen hs biểu diễn tốt.
3.Củng cố dặn dò.
- Cho lớp hát bài hs thích thuộc chủ đề. GV nhận xét giờ học.
- Nhắc hs luôn giữ gìn truyền thống đẹp của dân tộc
Đại diện nhóm thi tìm nhanh, đúng.
Lớp nhận xét.
 * Đất nước tươi đẹp sao
*Thanh Miện quê em
 * Việt Nam quê hương tôi.
*Bài ca Hải Dương
 -HS hát đơn ca, song ca.
Nhóm 8 hs biểu diễn.
Các nhóm nhận xét.
- Mỗi nhóm chọn một tiết mục để biểu diễn trước lớp.
 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
 Tiết1: Toán
Luyện tập về cộng, trừ các số trong 
phạm vi 100000
I- Mục tiêu.
- Giúp hs yếu thực hiện đúng phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100000 . Biết cộng nhiều số hạng có 5 chữ số ( có nhớ không quá 2 lần )
- HS khá thực hiện thành thạo nội dung trên.
- Thích giờ học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Phấn màu
- HS : Vở, nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Củng cố lí thuyết :- HS nhắc lại cách cộng, trừ các số trong phạm vi 100000
Gv chốt lại 
2. Luyện tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
 52306 + 23724 40508 - 13409 
11019 + 39981 61262 - 4345 26159 + 38741 74672 – 28298
GV giúp hs yếu, chốt cộng trừ có nhớ.
Bài 2 :Tìm X :
a, X+46534 =57451
b, 38945 - X = 15868
c, X : 5 = 1946
- HS nêu cách tìm X chưa biết 
Gọi 3 hs làm bảng, lớp nháp
GV và HS nhận xét.
GV chốt cách tìm X
Bài 3 : Một cửa hàng tuần đầu bán được 54852 kg. Tuần sau bán được ít hơn 27539kg Hỏi cả 2 tuần bán được bao nhiêu kg ?
 Cho hs khá nêu đề bài toán và yêu cầu đề bài. Lớp làm vở.
GV chấm chữa bài.
Bài 4 : Tính giá trị của biểu thức sau :
a, 3753 + 5418 : 6 
b, 9872 - 1346 x 6
c,(7358 – 6419) : 3
- Cho 3 hs chữa bài bảng.
GV chốt bài.
HS yếu nêu lại cách tính giá trị biểu thức.
4- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài đã làm.
- HS nêu 
- lấy VD và thực hiện : 90000-75000
Lớp làm vở, 6 HS chữa bài.
Lớp nhận xét
 52306	 40508
 23724	 13409
 76030 27099
3 HS lên bảng làm :
 a, X+46534 =57451
 X= 57451 - 46534
 X = 10917
b, 38945 - X = 15868
 X= 23077
c. X= 9730
 Tóm tắt
 Tuần đầu bán 
Tuần sau bán 
*Bước làm
54852 – 27539 = 27313 (kg)
54852 + 27313 = 82165 ( kg)
3 HS lên bảng chữa bài :
a, 3753 + 5418 : 6 = 3753 + 903
 = 4656
b, 9872 - 1346 x 6 = 9872 - 8076
 = 1796
c,(7358 – 6419) : 3 = 939 : 3 
 = 313
- Lớp đổi vở- nhận xét
Tiết 2: tự nhiên xã hội
Trái đất - Quả địa cầu
I- Mục tiêu.
	- Học sinh nhận biết đợc hình dạng của Trái Đất trong không gian. Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. Biết đợc quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
	- Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
	- Thích khám phá thế giới tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy học. 
	- GV : Quả địa cầu và các thẻ chữ: trục, giá đỡ, cực Bắc, ...
 - HS : Tranh SGK trang 112 .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1-Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của Mặt trời với sự sống trên trái đất ?
- Gv nhận xét.
2 Bài mới
 a, Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nhận biết đợc hình dạng của Trái Đất trong không gian.
- Em thấy Trái Đất có hình gì ?
- Giáo viên giới thiệu hình 1 .. Trái Đất có dạng hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu, nằm lơ lửng trong vũ trụ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát quả địa cầu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất gồm: quả địa cầu, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
Mục tiêu: Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và chỉ trên hình: cực Bắc, cự Nam, xích đạo,...
- Yêu cầu học sinh nhận xét về mầu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên, trục quả địa cầu nghiêng hay thẳng đứng so với mặt bàn.
- Từ những quan sát đợc trên bề mặt quả địa cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt Trái Đất?
* Kết luận: ...Trên thực tế, Trái Đất không có trục xuyên qua và không được đặt trên một giá đỡ nào. Nó nằm lơ lửng trong không gian.
* Hoạt động 3: Gắn chữ vào sơ đồ câm.
Mục tiêu: Giúp cho học sinh nắm được vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bắn cầu.
- Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
2 hs nêu
Lớp nhận xét.
- Học sinh quan sát hình 1.
-... hình tròn.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
Học sinh lên bảng chỉ vào các bộ phận của quả địa cầu : quả địa cầu, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Hs yếu nhắc lại.
Hs làm việc theo cặp.
Học sinh quan sát hình 2 và chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu,...
-...màu sắc trên quả địa cầu khác nhau: màu xanh lơ thờng chỉ biển, màu vàng, màu xanh lá cây, da cam,...trục quả địa cầu nghiêng.
-Trái Đất có trục nghiêng, bề mặt Trái Đất không như nhau ở các vị trí.
Mỗi nhóm 5 hs cầm thẻ chữ để gắn.
Nhóm nào làm nhanh, đúng thì nhóm đó thắng cuộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_30.doc