Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 10 năm 2009

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 10 năm 2009

Tuần 10

Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009

 Chào cờ

 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về: Tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ trong phậm vi 100, giải toán có lời văn, bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.

 - Rèn kỹ năng cộng trừ trong phạm vi 100, giải toán có lời văn.

- Giáo dục học sinh lòng ham học Toán.

II. CHUẨN BỊ:

-Bảng phụ,SGK.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 10 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
 Chào cờ
 Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về: Tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ trong phậm vi 100, giải toán có lời văn, bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
 - Rèn kỹ năng cộng trừ trong phạm vi 100, giải toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh lòng ham học Toán.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ,SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Tự tìm 2 phép tính dạng tìm một số hạng chưa biết trong 1 tổng và thực hiện làm bài vào bảng con. 1 HS lên bảng.
 - Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Hỏi: Vì sao x= 10- 8
-Gọi HS nhận xét và cho điểm bạn.
*Bài 2: 
-Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
-Hỏi: Khi biết 9+1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả 10 - 8 và 10 -1 được không?
+Rèn kỹ năng tính nhẩm.
*Bài 3: 
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả
- Hãy giải thích vì sao 10 - 1- 2 và 10 - 3 có kết quả giống nhau.
*Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề, phân tích, nhận dạng toán, tóm tắt và giải vào vở.
- Lưu ý cách trình bày bài giải.
*Bài 5: 
- Yêu cầu HS tự làm bài
-HS tiếp tục làm quen với dạng bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS làm bài bảng con, 3 HS lên bảng làm
-Vì x là số hạng cần tìm. 10 là tổng 8 là số hạng đã biết.Muốn tìm x ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Làm bài, nối tiếp nhau nêu từng phép tính và kết quả.
-Khi biết 9+1 = 10 ta ghi ngay kết quả của 10 - 9 = 1 và 10-1 = 9, vì 1 và 9 là hai số hạng trong phép cộng 9+ 1 = 10. Lấy tổng trừ đi số hạng này được số hạng kia.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS đọc bài chữa. HS tự kiểm tra bài chính mình
- Vì 3 = 1+2
- Thực hiện thảo luận phân tích đề theo nhóm đôi, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ : ngày lễ, lập đông, nên, nói... .Ngắt nghỉ hơi hợp lí, phân biệt được giọng đọc.
-Hiểu nghĩa các từ: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Bé Hà rất yêu quý ông bà. Để thể hiện tình cảm đó của mình bé đã suy nghĩ và có sáng kiến phải chọn một ngày làm ngày lễ cho ông bà.
- Học sinh biết kính trọng và yêu thương ông bà của mình.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung câu văn.
III.Hoạt động dạy học : Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS về tên các ngày 1- 6; 1-5; 8- 3; 20 -11
- Ngày lễ của ông bà là ngày nào?
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu cả bài
- Hướng dẫn phát âm tiếng khó, dễ lẫn kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
 + Yêu cầu HS đọc câu 
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm
-Hướng dẫn ngắt giọng:
+Yêu cầu HS tìm câu văn dài luyện cách ngắt nghỉ
+ Treo bảng phụ ghi câu văn dài hướng dẫn HS luyện đọc
- Tổ chức cho HS đọc đoạn và kết hợp giải nghĩa các từ còn lại.
- Đọc toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
 Tiết 2
 *Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK tr.76
 Câu 1: (SGK/ 79)
+Bé Hà có sáng kiến gì?
+Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà
 Câu 2:-Nêu yêu cầu:
+Hai bố con đã chọn ngày nào làm ngày lễ dành cho ông bà? Vì sao?
*GV:Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
Câu 3:
+Bé Hà có băn khoăn chuyện gì?
+Ai đã gỡ bí giúp bé?
Câu 4: Hà đã tặng ông bà món quà gì?
+món quà của Hà ,ông bà có thích không?
-Câu 5:Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
-Cho 1 HS đọc lại câu chuyện.
-> GV kết luận và liên hệ thực tế
*Dự kiến câu hỏi bổ sung
-Sáng kiến của bé Hà đã cho em thấy bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà?
-Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì?
-Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
 d) Luyện đọc lại:
- Thi đọc theo vai
- Bình chọn những HS đọc tốt
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài.
5.Dặn dò : Nhận xét giờ học 
-2 HS đọc lại-lớp theo dõi và đọc thầm.
+ HS đọc nối tiếp câu
+Đọc từ: ngày lễ, lập đông, nên, nói, sáng kiến
+ Tự đọc, lớp nhận xét.
+ Luyện đọc câu sau: Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm ngày ông bà! / vì khi trời bắt đầu rét,/mọi người cần chăm lo sức khoẻ/ cho các cụ già.//
- 6 HS đọc đoạn, lớp nghe nhận xét cho điểm
- 2 HS đọc toàn bài, lớp nghe nhận xét cho điểm.
*Thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời trước lớp, lớp nghe nhận xét bổ sung.
+Tổ chức ngày lễ của ông bà.
+Vì mọi người đều có ngày lễ của mình: Hà có ngày 1-6, mẹ....
-Dưới lớp theo dõi-> TL:
+ ngày 1/10 - Vì ngày đó là trời bắt đầu lạnh .
-1 HS đọc to yêu cầu.
-Chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông?
-Bố thì thầm vào tai bé .
- chùm điểm mười.
- là món quà ông bà thích nhất.
-Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
*Dự kiến câu trả lời bổ sung
-Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Trả lời: Chăm học, ngoan ngoãn.
- Tự nhận vai - thi đọc toàn bài.
Tự nhiên, xã hội
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I -Mục tiêu: 
-Giúp học sinh nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh và ăn uống đã được học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
-Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của các cơ quan vận động và tiêu hoá.
- HS có thói quen vệ sinh cá nhân.
II - Đồ dùng: 
-Tranh vẽ như SGK cho HĐ 1.
-Phiếu học tập cho hoạt động 2.
III - Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Hãy cho biết nguyên nhân bị nhiễm giun?
-Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Khởi động: Cho HS chơi trò chơi “ Nói nhanh, nói đúng tên các bài đã học về chủ đề “Con người và sức khoẻ”
b.Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Xem cử động, nói tên cơ và xương, các khớp xương.
-GV nêu tên và mục tiêu của hoạt động.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thực hiện cử động theo sự điều khiển của GV rồi nói tên các cơ, xương thực hiện cử động.
-Cho HS quan sát tranh vẽ, nêu nội dung vẽ trong tranh.
+Khi bạn cử động thì cơ và xương nào thực hiện cử động?
* Gv nhận xét và đưa ra kết luận
*Hoạt động 2: Trò chơi: Thi hùng biện:
-Nêu tên và mục tiêu của hoạt động.
-Phân nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
+Chúng ta cần ăn uống, vận động thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn?
+Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
+Làm thế nào để phòng bệnh giun?
-Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố :
 - GV nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
5.Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
- HD cho HS có VBT làm bài ở giờ tự học.
-Lớp hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 cử động trước lớp ( chạy hoặc cúi, ) và nêu ý kiến:
+VD: Chạy: xương (hông, đùi, cẳng chân, bàn chân); cơ ( đùi,); khớp xương ( hông, đầu gối,..)
-Quan sát trah và nêu tên các cử động.
-HS nêu.
-Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm thảo luận theo một câu hỏi trong phiếu.
-ăn uống đầy đủ, giữ vệ sạch sẽ. Năng vận động, vận động vừa sức sẽ giúp cơ thể khẻo mạnh và chóng lớn.
-Ăn uống sạch sẽ cơ thể khoẻ mạnh, không bị nhiễm giun sán, 
- Ăn sạch, uống sạch , ..
Sau đó đại diện các nhóm lên thi hùng biện.
-HS khác nhận xét.
Luyện Tiếng Việt
Luyện Toán
 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Kể chuỵên
 	Sáng kiến của bé Hà
I - Mục tiêu:
-Dựa vào các ý chính của từng đoạn kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà ” bằng lời kể của mình. 
-Rèn kĩ năng kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ nét mặt phù hợp nội dung. Biết nhận xét và kể tiếp lời kẻ của bạn. Tham gia dựng lại câu chuyện theo vai.
-Qua câu chuyện HS thêm kính yêu ông bà, có những việc làm tốt thể hiện lòng yêu kính ông bà.
II - Đồ dùng: 
-Tranh minh hoạ của bài tập đọc “Sáng kiến của bé Hà” để giới thiệu bài.
III - Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra SGK của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện: GV kể mẫu toàn bộ câu chuyện
 *Đoạn 1: Nêu ý chính của đoạn 1: Chọn ngày lễ
-Gọi ý:+ Bé Hà vốn là cô bé như thế nào? Bé Hà có sáng kiến gì?
+Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao?
*-Đoạn 2: Bí mật của 2 bố con
+Hà băn khoăn điều gì?
+Ai đã mách Hà chuẩn bị quà?
+Hà đã nói gì với bố?
*-Đoạn 3: Niềm vui của ông bà:
+Niềm vui của ông bà khi ngày lập đông đến là gì?
+Hà đã tặng ông món quà gì? Ông đã nói gì với Hà?
*Kể chuyện trong nhóm:
-GV theo dõi các nhóm kể chuyện, chú ý theo dõi và gợi ý cho HS yếu kể)
*Kể chuyện trước lớp.
- Gọi 3 nhóm đại diện của 3 tổ kể trước lớp.
-Nhận xét.
*Kể toàn bộ câu chuyện.
-GV nhận xét cách thể hiện lời nhận vật.
+Câu chuyện có những nhân vật nào?
+GV gọi 1 nhóm HS lên đóng vai .
-Cho cả lớp nhận xét.
4.Củng cố:
-Câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà” nói lên điều gì?
5.Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Liên hệ thực tiễn qua câu chuyện.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị cho giờ sau
-2 HS nhắc lại ý chính của đoạn.
-Là cây sáng kiến. 
-Chọn ngày làm ngày lễ ông bà.
-Chọn ngày 1-10. Vì ngày đó trời bắt đầu lạnh.
-Gọi 2-3 Hs kể lại đoạn 1
-Chưa biết tặng ông bà món quà gì.
-bố đã mách Hà.
 - Con chưa biết chuẩn bị quà gì để biếu ông bà bố ạ!
-> 2 HS kể lại đoạn 2.
-Con cháu đông vui,....
-Hà tặng ông chùm điểm 10 ..
-2 HS kể lại đoạn 3.
-4 HS /1 nhóm kể cho nhau nghe từng đoạn. (HS thứ 4 kể lại toàn truyện cho nhóm nghe- nếu bạn quên, HS trong nhóm nhắc bạn)
-đại diện các tổ nối tiếp lên kể cho nhau nghe từng đoạn.-> HS khác nhận xét.
-1 HS khá (giỏi) kể lại toàn bộ câu chuyện cho cả lớp nghe.
-Hà, Bố, Bà, Ông, người dẫn chuyện
-Dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lòng hiếu thảo của bạn Hà đối với ông bà.
 Toán
 	Số tròn chục trừ đi một số
I - Mục tiêu:- Giúp Hs thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc 2 chữ số (có nhớ), vận dụng khi giải toán có lời văn. 
-Rèn kĩ năng làm tính trừ có nhớ và tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia.
II - Đồ Dùng:
-4 bó que tính, mỗi bó 10 que tính.
-Bảng gài que tính.
III - Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số. ... , nêu quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng con
+GV nhận xét sửa sai cho từng HS.
c) Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu câu ứng dụng 
-Yêu cầu HS quan sát nhận xét về chiều cao, khoảng cách giữa các chữ trong từ ứng dụng đó.
- GV viết mẫu chữ Hai.
d) Hướng dẫn viết vở.
- GV cho HS viết bài vào vở Tập viết.
+Theo dõi, uốn nắn cho HS
+Chấm bài - nhận xét.
4.Củng cố : Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn viết tiếp bài.
- HS quan sát, nhận xét.
+ cao 5 li gồm 3 nét: nét lượn ngang, nét khuyết dưới kết hợp với nét khuyết trên và nét sổ thẳng. 
+HS quan sát.
- HS viết không trung sau đó viết bảng con 3 lần. 
-Đọc và giải nghĩa từ ứng dụng: Hai sương một nắng (Nói lên nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân).
-Nối tiếp nhau nêu
- HS viết bảng con 2 lần.
-Viết bài theo mẫu.
Toán
 31 - 5
I.Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện tính phép trừ 31- 5, giải toán, làm quen với hai đoạn thẳng cắt nhau.
- Có kĩ năng tính và thực hiện tính.
- giáo dục lòng say mê học Toán cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: que tính.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Hát. 
2.Kiểm tra bài cũ: 
-3 HS đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số. 
-Nhân xét cho điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài.
b) Giới thiệu phép trừ: 31 – 5
- Nêu bài toán: 
.- Yêu cầu HS thao tác trên que tính hoặc nhẩm..
+31 trừ 5 bằng bao nhiêu?
- Đặt tính và thực hiện tính
- Gọi 1 số HS nhắc lại
-Yêu cầu mỗi HS tự lấy một VD về dạng toán trên, sau đó đặt tính rồi tính.
c)Luyện tập: 
*Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV đọc cho HS viết phép tính vào bảng con.
+ Củng cố dạng toán 31 - 5.
*Bài 2:
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài và nêu cách đặt tính và tính.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
+Rèn kỹ năng đặt tính và tính.
*Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài , tự làm bài
- Yêu cầu HS giải thích vì sao lại thực hiện phép tính 51 - 6
-Gọi HS nhận xét
*Bài 4: 
GV treo bảng phụ.
-Yêu cầu HS trả lời.
 4.Củng cố : Nêu lại cách tính 31-5
5. Dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn làm bài trong VBT Toán.
- Học sinh nhắc lại.
- Làm việc cá nhân, nêu cách làm bằng nhiều cách.
+31 trừ đi 5 bằng 26
- Làm bảng con
31 - 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5
 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1
26 - 3 trừ bằng 2, viết 2
-2HS lên bảng, lớp làm bảng con.
* Tính
-HS làm bảng con, 3 HS lên bảng làm bài, lớp chữa bài
*Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và ssố trừ là... 
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- Lớp làm bài vào vở. 
* Lớp làm vở, đổi vở nhận xét.
Tóm tắt
Có 51 quả trứng
Lấy đi: 6 quả trứng
Còn lại: ... quả trứng?
Bài giải
Số quả trứng còn lại là:
51 - 6 = 45 ( quả trứng)
 Đáp số: 45 quả trứng
* HS quan sát và nhận xét: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung
I.Mục tiêu
- Học sinh ôn bài thể dục phát triển chung.
- Rèn kĩ năng tập đúng, đẹp động tác.
- Học sinh có ý thức luyện tập.
II.Địa điểm phương tiện: sân trường, còi.
III.Nội dung phương pháp.
nội dung
1. Phần mở đầu 
- Nhận lớp, phổ biến nội dung bài.
- Cho HS khởi động
2. Phần cơ bản 
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Gọi HS nhắc lại các động tác bài thể dục phát triển chung đã học.
- Hướng dẫn HS luyện tập
- GV theo dõi sửa cho HS.
- Tuyên dương nhóm tập đẹp
*Trò chơi: Bỏ khăn 
- GV nhắc lại cách chơi., cho HS chơi theo nhóm.
-Theo dõi nhắc nhở.
3. Phần kết thúc 
- Yêu cầu HS tập một số động tác thả lỏng.
- Nhận xét tiết học
đ/l
5 phút
25 phút
5 phút
hình thức tổ chức
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo
- HS xoay các khớp, chạy tại chỗ, vỗ tay
- 3 HS nêu
- Chia 3 nhóm luyện tập mỗi động tác tập 4 lần 8 nhịp dưới sự điều khiển của cán sự.
+Các nhóm biểu diễn, chọn nhóm tập đúng, đẹp động tác nhất.
- HS tham gia trò chơi.
- Tập cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
Luyện Tiếng Việt
Luyện Toán 
Luyện Tiếng Việt
An toàn giao thông
Thứ sáu ngày 6 tháng11 năm 2009
 Chính tả ( nghe viết)
Ông và cháu
I.Mục tiêu:
- Học sinh nghe và viết chính xác bài thơ: Ông và cháu, biết trình bày bài thơ 5 chữ.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Học sinh có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Bảng con, Vở viết.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu cả lớp viết bảng con: lo nghĩ, nghỉ học.
-Nhận xét.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn viết chính tả.
* GV đọc bài thơ.
-Khi ông và cháu thi vật nhau thì ai thắng cuộc?
- Khi đó ông nói gì với cháu?
- Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
- Mỗi câu thơ gồm mấy chữ?
* Yêu cầu HS tìm và viết từ khó.
* Viết bài
- Đọc soát lỗi - Chấm bài, nhận xét 
c)Luyện tập: 
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
+ Củng cố quy tắc viết k/ c; l/ n.
4.Củng cố : Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn viết bài thêm ở nhà..
-2 HS đọc lại, lớp đọc thầm
- Cháu thắng cuộc.
- Ông là buổi chiều...
-2 khổ thơ
- 5 chữ 
- 1HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con keo nào, thủ thỉ, trời chiều, rạng sáng.
- Viết vở
-Đổi vở soát lỗi
- HS đọc yêu cầu của bài, HS làm bài 2, 3 trong VBT.
- Đáp án bài 2: ca, có, công,kéo, kim, kiên 3b) Lên non mới biết non cao
 Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
Toán
 51 -15
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng : 51 - 15. áp dụng để giải các bài tập có liên quan. Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ. Củng cố biểu tượng về hình tam giác.
- Có kĩ năng thực hiện tính.
II.Đồ dùng dạy học: que tính
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Tự lấy 2 VD về dạng toán 31 - 5 sau đó đặt tính và tính
 -Nhận xét
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Phép trừ: 51 - 15
- GV nêu đề toán: Có 51 que tính, bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- GV ghi bảng: 51 - 15.
- Yêu cầu HS tìm kết quả bằng que tính
- GV thao tác lại trên bảng. 
Vậy 51 - 15 = 36
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính
c) Luyện tập:
-Yêu cầu HS tự lấy VD dạng 51 - 15.
- Đây chính là nội dung bài số 1.
*Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Nêu số bị trừ, số trừ.
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Gọi HS nhận xét.
+ Củng cố các thành phần và kết quả của phép trừ.
*Bài 3: 
-Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Gọi HS nhận xét cho điểm.
+Rèn kỹ năng tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
*Bài 4:- Vẽ hình lên bảng hỏi:
+ Mẫu vẽ hình gì?
+ Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
 4.Củng cố : Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò : Nhận xét giờ học. 
- HS nhắc lại đề toán.
-51 - 15
- HS nêu các cách làm, lựa chọn cách làm nhanh nhất.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp
 5 1 
 1 5
 3 6
- HS viết vào bảng con, 3 HS lên bảng lấy VD
- 1HS nêu.
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
-Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, nhận xét cho điểm.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
-HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm, lớp chữa bài.
- Hình tam giác
- Nối 3 điểm với nhau
- Tự vẽ hình.
 Tập làm văn
Kể về người thân
I. Mục tiêu
- Học sinh dựa và câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân.
- Có kĩ năng nói và viết một đoạn văn ngắn.
- Học sinh có ý thức học tập.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các câu hỏi BT 1.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ.
-. Nhận xét bài kiểm tra
 3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
-HS xác định người thân của mình gồm những ai? 
-Yêu cầu HS lựa chọn người mà mình định kể.
- GV khơi gợi tình cảm với ông, bà, người thân của HS.
+Lưu ý: Các câu hỏi trong bài chỉ là gợi ý. Yêu cầu của bài là kể chứ không phải là trả lời.
VD: Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất quý em.
*Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề và tự viết bài
+Lưu ý: BT YC viết lại những điều em vừa kể ở bài tập 1.Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng.
- Chấm bài, nhận xét 
4.Củng cố : Nêu lại nội dung bài học.
5.Dặn dò : Nhận xét giờ học 
- HS đọc đề bài và các câu hỏi
- ông, bà, bố, mẹ....
-1 HS giỏi kể trước lớp.
- HS làm việc theo cặp. 2 HS làm 1 cặp kể về người thân của mình cho bạn nghe.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS viết bài vào vở.
- Đọc bài trước lớp: 3, 4 HS đọc.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 Thể dục 
Điểm số 1-2, 1-2- theo đội hình vòng tròn
Trò chơi: Bỏ khăn.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Điểm số1-2,1-2..theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác,rõ ràng. Trò chơi bỏ khăn.
- Rèn ý thức, thái độ học tập vui vẻ, thoải mái .
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân bãi
- Phương tiện: còi, khăn cho trò chơi. 
III- Hoạt động dạy học:
Nội dung
TG
Hình thức tổ chức
1.Phần mở đầu 
- Tập trung học sinh, điểm số.
- GV phổ biến nội dung bài học:
Điểm số 1-2, 1-2...theo đôi hình vòng tròn.
- GV cho hs khởi động xoay khớp cổ tay.
2. Phần cơ bản
- GV cho hs nắm nội dung qui định giờ thể dục điểm số 1-2, 1-2...theo đội hình vòng tròn.
- GV hướng dẫn quan sát, sửa sai.
- GV chấm điểm.
- GV cho hs ôn điểm số 1-2,1-2...theo đôi hình hàng ngang.
- Gv quan sát, sửa sai.
 - GV hướng dẫn chơi trò chơi: Bỏ khăn.
3.Phần kết thúc
- GV tuyên dương một số hs thực hiện tốt .
- GV tâp trung hs nhận xét giờ học
- Chuẩn bị giờ sau
7’
21’
7’
- Hs tập hợp thành 4 hàng dọc.Hs điểm số báo cáo- Hs chuyển đội hình hàng ngang.
- Hs khởi động
- Lớp trưởng cho hs chuyển theo đôi hình vòng tròn .
- Hs nghe và tập theo lớp. Hs ôn theo tổ.
- Hs kiểm tra theo một số vị trí khác nhau.
- Lớp trưởng hô cho hs xếp 4 hàng điểm số1-2,1-2...
- Hs ôn theo lớp nhóm.
 - Hs chơi trò chơi
- Cúi người thả lỏng
Luyện Tiếng Việt
Luyện Toán 
Sinh hoạt ngoại khoá.
********************************************************************
Xét duyệt của Ban chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2tuan 10 Chuan KTKN.doc