Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học 9 - Nguyễn Thị Bích Dung

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học 9 - Nguyễn Thị Bích Dung

 Tập đọc

Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I- Mục tiêu.

- Đọc đúng các tiếng: Mồn một, thợ rèn, kiếm sống, quan sang, nắm lấy tay mẹ, phì phào, cúc cắc, bắn toé,.

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài.

- Bước đàu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa, kiếm sống, .

- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- Đồ dùng dạy – học.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85,SGK

 

doc 33 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học 9 - Nguyễn Thị Bích Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
 Tập đọc
Tiết 17: Thưa chuyện với mẹ
I- Mục tiêu.
- Đọc đúng các tiếng: Mồn một, thợ rèn, kiếm sống, quan sang, nắm lấy tay mẹ, phì phào, cúc cắc, bắn toé,...
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài.
- Bước đàu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa, kiếm sống, .
- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85,SGK
III- Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a- Luyện đọc 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt HS đọc ). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b- Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Từ "Thưa" có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+ "Kiếm sống" có nghĩa là gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào.
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
- Gọi HS trả lời và bổ sung.
+ Nội dung chính của bài này là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
- Yêu cầu HS đọc theo cách phân vai .
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cách đọc.
C- Củng cố - dặn dò
 + Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm .
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
+ Đoạn 1: Từ ngày... đến kiếm sống.
+ Đoạn 2: Mẹ Cương... đến bông.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc toàn bài.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời .
+ "Thưa" có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+"Kiếm sống" là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Bà ngạc nhiên và phản đối.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+ Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+ Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cách xưng hô: Đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết,...
+ Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.
- 3 HS đọc phân vai: HS phát biểu cách đọc hay .
- 3 HS đọc phân vai. 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc
 _____________________________________
	Toán
Tiết 41: Hai đường thẳng song song
I –Mục tiêu : Giúp HS :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song .
- Nhận biết được hai đường thẳng song song .
- Rèn kĩ năng vẽ và nhận biết về hai đường thẳng song song.
II - Đồ dùng dạy – học .
-Thước kẻ , ê kê .
III – Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS chữa bài luyện tập thêm tiết 41 .
-GV nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – Giới thiệu hai đường thẳng song song .
-GV vẽ 1 HCN ABCD lên bảng.
Kéo dài về 2 phía 2 cạnh đối diện nhau . Tô màu 2 đường này và nói : 2 đường AB và CD là 2 đường thẳng song song .
-Tương tự kéo dài AD và BC về 2 phía ta cũng có AD và BC là 2 đường thẳng song song .
-GV nêu : 2 đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau .
-Gọi HS lấy VD về 2 đường song song .
-Yêu cầu HS vẽ 2 đường thẳng song song .
3 – Thực hành :
* Bài 1 (51)
-GV vẽ hình sau đó chỉ rõ cho HS cặp cạnh song song .
-Gọi HS tìm tiếp .
-Chữa bài .
*Bài 2 (51)
-Gọi HS đọc đề 
-Yêu cầu quan sát kỹ hình làm bài .
*Bài 3(51)a
-Yêu cầu HS quan sát hình .
+Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
+Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
C – Củng cố – Dặn dò :
-Gọi HS lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song ?
-GV tổng kết giờ học .
-HD học ở nhà và CB bài sau 
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-HS theo dõi thao tác của GV
-HS nghe .
-HS lấy VD :
2 cạnh đối diện của khung ảnh , các chấn song cửa sổ ...
-HS vẽ .
-HS trả lời :
a) Các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật :
AB song song CD ; AD song song với BC 
b) Cạnh MN song song với PQ
 cạnh MQ song song NP .
-HS đọc đề .
-HS làm bài .
+ Cạnh song song với BE là AG và 
CD 
-HS đọc đề bài và quan sát hình .
-Trong hình MNPQ có cạnh MN song song với cạnh QP .
-Trong hình EDIHG có cạnh DI song song với HG , cạnh DG song song với IH .
Kể chuyện
Tiết 9: kể chuyện ĐƯợC CHứNG KIếN HOặC THAM GIA.
I- Mục tiêu.
- Chọn được câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân.
- Biết cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.. 
- Lời kể sinh động tự nhiên, hấp dẫn, sáng tạo. 
- Nhận xét, đánh giá câu chuyện, lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
- HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài.
- Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe( đã đọc )về những ước mơ: kể từng đoạn theo tranh truyện Lời ước dưới trăng. 
- Hỏi HS học sinh dưới lớp ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn kể chuyện.
a- Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
- Hỏi yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 2.
- Treo bảng phụ.
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b- Kể chuyện trong nhóm.
- Chia nhóm 4 HS yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho truyện.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
c- Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Mỗi HS kể, GV ghi nhanh lên bảng tên HS , tên truyện, ước mơ trong truyện.
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa , cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật.
Nhân vật chính trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ.
- Em kể về ước mơ em trở thành cô giáo vì 
em rất yêu cô giáo của em.
- Hoạt động trong nhóm.
- 10 HS tham gia kể chuyện.
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
C- Củng cố - dặn dò 2’.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện: Bàn chân kì diệu.
 ___________________________________
Đạo đức
Bài 5 : tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
II Đồ dùng dạy học
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III . hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao cần tiết kiệm tiền của? 
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Nhận xét, đánh giá.
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Tìm hiểu bài:
*HĐ1: GV kể chuyện
- HS đọc phân vai chuyện
- Cả lớp chú ý - thảo luận câu hỏi SGK
- Trình bầy nhận xét rút ra kết luận.
.
*HĐ2: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ bài 2
- HS thảo luận GV quan sát
- HS trình bầy kết quả lớp trao đổi thảo luận
GV chốt lại 
* HĐ 3: Bầy tỏ thái độ
- GV nêu từng ý kiến bài tập 1
- HS bầy tỏ ý kiến
- HS giải thích và nêu lý do lựa chọn
- Cả lớp trao đổi thảo luận, GV chốt lại
- HS đọc ghi nhớ
*HĐ 4: Liên hệ việc sở dụng thời giờ lập thời gian biểu
3 .Củng cố - dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Đánh giá nhận xét giờ học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
- Ghi tên bài lên bảng
“Một phút”
- Mỗi phút đều đáng quý chúng ta phải biết tiết kiệm.
* Bài 2
- Đến muộn
 + ảnh hưởng đến bài thi 
 + Nhỡ tầu, nhỡ xe
 + Nguy hiểm đến tính mạng
* Bài 3
- ý kiến đúng: D
- ý kiến sai: A, B, C
- SGK
 ____________________________
 Ôn Toán
Luyện tập 
I-Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được các bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn kĩ năng làm toán đúng, nhanh cho HS.
II- Đồ dùng dạy học: HS:Bảng con, vở.
III_ Các hoạt động dạy- học: ___
 Hoạt động dạy
1- Kiểm tra: BTVN trong VBTTN.
2- Bài mới:
- Bài 1a: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
Làm bảng, nêu lại cách làm.
- Bài2:Dòng 1:
GV quan sát, giúp HS yếu.
- Bài 3: Yêu cầu HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.
-Bài 4: GV yêu cầu HS đọc bài toán, tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở.
G ... à lấy DC=3cm .
+Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB =3 cm .
+Nối A với B ta được ABCD .
3 – Thực hành :
*Bài 1 (55)
-GV yêu cầu HS đọc đề , sau đó HS tự vẽ hình vuông có cạnh dài 
4 cm , tính chu vi và diện tích của hình ?
-GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình .
*Bài 2 (55)
-GV yêu cầu HS quan sát rồi vẽ vào vở .
-HD HS xác định tâm của hình tròn bằng cách vẽ đường chéo của hình vuông , giao của 2 đường chéo chính là tâm của hình tròn .
*Bài 3 (55)Dành cho HS khá- Giỏi.
-Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD cạnh 5cm . Kiểm tra xem 2 đường chéo có = nhau không , 
có vuông góc với nhau không ?
-Yêu cầu HS nêu KQ .
-GV : 2 đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau .
C – Củng cố – Dặn dò :
-Tổng kết giờ học .
-Dặn dò CB bài sau .
-HS vẽ .
- HS nhận biết HV
 A B
3cm
 D 3cm C 
-HS làm bài .
4cm
-1 HS nêu .
-HS lớp theo dõi nhận xét 
b) Chu vi của hình vuông :
 4 x 4 = 16 (cm)
Diện tích của hình vuông là :
 4 x 4 = 16 ( cm) 
 Đáp số : 16 cm 
 16 cm2
-HS vẽ hình vào vở , đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
-HS vẽ hình .
+Dùng thước đo độ dài 2 đường chéo .
+Dùng ê ke kiểm tra các góc tạo bởi 2 đường chéo .
-HS nêu : 2 đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau .
 _____________________________________
	 Tập làm văn
Tiết 18: luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I- Mục tiêu
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ỹ rõ ND của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục..
-ểén kĩ năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích.
II- Đồ dùng dạy – học.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập.
a- Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+ Mục đích trao đổi là để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
b- Trao đổi trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu 1HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
c- Trao đổi trước lớp
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
- 3 HS kể chuyện.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
Trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh( chị ) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh ( chị ) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn , thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào các buổi chiều tối.
* Em muốn đi học vẽ vào các sáng thứ 7, chủ nhật.
* Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng nội dung đề bài yêu cầu không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa ?
+ Lời lẽ cử chỉ của bạn đã phù hợp chưa? có giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên mạnh dạn khi trao đổi không?
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
C- Củng cố - dặn dò. 2’
+ Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, 
 _________________________________________
Lịch sử
Bài 7 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
I – Mục tiêu:
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sauk hi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
-Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, , là một người cương nghị, mưu cao và có trí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
- GD các em biết kính trọng những người có công góp phàn gìn giữ nền độc lập cho dân tộc. 
II - Đồ dùng dạy – học .
- Hình minh hoạ SGK .
-Phiếu học tập .
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi :
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ? 
+Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ? 
-GV nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – Phát triển bài : 
*HĐ 1 : Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất .
-GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời :
+Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình nước ta như thế nào ?
-GV : Sau khi Ngô Quyền mất , tình hình đất nước có nhiều rối ren,
yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước về 1 mối .
*HĐ 2 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
-GV tổ chức cho HS thảo luận :
+Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
+Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
+Sau khi thống nhất đất nước , Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? 
*HĐ 3 :Tình hình đất nước ta trước và sau khi thống nhất .
-GV yêu cầu HS lập bảng so sánh .
+Tình hình đất nước ta trước và sau khi thống nhất ?
- Gọi HS trình bày .
-GV tổng kết .
- 2 HS trả lời .
-HS nhận xét, bổ sung .
- HS đọc SGK trả lời .
-Triều đình lục đục , tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích , ruộng đồng bị tàn phá , quân thù lăm le ngoài bờ cõi
-HS thảo luận .
+Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn , Ninh Bình .
Từ nhỏ đã tỏ ra có chí lớn .
+Lớn lên gặp buổi loạn lạc , ông đã xây dựng lực lượng đem quân dẹp 12 sứ quân ,năm 968ông đã thống nhất được đất nước .
+Ông lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu là Thái Bình .
- HS thảo luận trả lời .
 _____________________________
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 9
i- Mục tiêu.
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Rèn kĩ năng kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM và kĩ năng sống cho HS.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
ii- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng nhận xét mọi hoạt động của lớp trong tuần về tất cả các mặt.
- HS bày tỏ ‏‎ kiến với nhận xét của lớp trưởng.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt.
- Một số em chưa cố gắng.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.
4.HS kể chuyện tấm gương đạo đức HCM.
-1 em kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
- Lớp trao đổi về ND, ‏‎ nghĩa GD của truyện.
- HS liên hệ thực tế bản thân.
Kỹ Thuật
Tiết 9: Khâu đột thưa(tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đợt thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
- Mẫu khâu đột thưa trên bìa bằng len(sợi).
- Vật liệu: vải, len( sợi), kim, kéo, thước, phân vạch.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy trình khâu đột thưa?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1 - Giới thiệu bài:
2 - Các hoạt động:
*HĐ1: HS thực hành khâu đột thưa.
- Hs nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kĩ thuật theo 2 bước 
+ Bước1: vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
_ Chú ý: Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
- GV uốn nắn thao tác cho những Hs còn lúng túng.
*HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS .
C. Tổng kết - dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS.
- Dặn dò: về nhà học và thực hành .
- 2 HS trả lời.
- HS khác NX bổ sung.
- HS nhắc lại
- NX bổ sung.
- HS thực hành khâu.
- HS trưng bày.
- HS đánh giá sản phẩm.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 9
i- Mục tiêu.
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
ii- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt.
- Một số em chưa cố gắng.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop4 t9CKTKN 2bngay.doc