TIẾT 3 Thủ công
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết cách gấp máy bay phản lực.
HS nắm được quy trình gấp máy bay phản lực.
- Kĩ năng: HS gấp được máy bay phản lực với các nếp gấp phẳng đều.
- Thái độ: HS hứng thú gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:
· Mẫu máy bay phản lực được gấp bằng giấy thủ công.
· Giấy thủ công có kẻ ô.
· Mẫu quy trình gấp máy bay phản lực.
· Hình chụp máy bay phản lực.
- HS: Giấy thủ công hoặc giấy nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TIẾT 3 Thủ công GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết cách gấp máy bay phản lực. HS nắm được quy trình gấp máy bay phản lực. Kĩ năng: HS gấp được máy bay phản lực với các nếp gấp phẳng đều. Thái độ: HS hứng thú gấp hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Mẫu máy bay phản lực được gấp bằng giấy thủ công. Giấy thủ công có kẻ ô. Mẫu quy trình gấp máy bay phản lực. Hình chụp máy bay phản lực. HS: Giấy thủ công hoặc giấy nháp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Gấp tên lửa (4’) - Cho HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa: - Muốn gấp tên lửa ta phải thực hiện mấy bước? Kể ra? Ị Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Gấp máy bay phản lực (tiết 1) - GV đưa tranh máy bay phản lực. - Hỏi: Hình chụp ảnh gì? Ị Máy bay phản lực thường được sử dụng trong chiến đấu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và học cách gấp máy bay phản lực Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5’) - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - GV giới thiệu mẫu gấp máy bay phản lực. - Hỏi: Hình dáng của máy bay phản lực? Màu sắc của mẫu gấp máy bay phản lực? Máy bay phản kực có mấy phần? Phần mũi có gì khác so với tên lửa? Ị Máy bay phản lực có hai phần: Phần mũi hơi nhọn, phần thân dài và 2 cánh ở 2 bên. - Để gấp được máy bay phản lực ta cần tờ giấy có hình gì? - GV mở dần mẫu gấp máy bay phản lực và kết luận ta cầ tờ giấy hình chữ nhật giống như gấp tên lửa. - Để gấp được máy bay phản lực, ta gấp phần nào trước, phần nào sau? - GV lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi được tên lửa như ban đầu và yêu cầu HS quan sát, trả lời. Ị Từ tờ giấy hình chữ nhật ta có thể gấp được máy bay phản lực. Khi gấp ta gấp phần mũi trước, phần thân sau. - Ta vừa quan sát mẫu gấp máy bay phản lực. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu quy trình gấp máy bay phản lực. Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp (25’) - Phương pháp: Trực quan – Giảng giải – Làm Mẫu. * Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực. - GV gắn quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh họa cho bước gấp 1. - GV nêu: Gấp giống như gấp tên lửa. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa. (Hình 1) - Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa. (Hình 2) - Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa. (Hình 3) - Gấp cho đường dấu gấp hình 3 sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều cao H. (Hình 4) - Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt hai nếp gấp bên. (Hình 5) - Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 5 sao cho 2 đỉnh phía trên và 2 mép bên sát vào đường dấu giữa. (Hình 6) - Ta vừa thực hiện xong bước 1, đó là gấp tạo mũi và thân máy bay phản lực. Để tìm hiểu cách tạo máy bay phản lực và sử dụng nó như thế nào ta sẽ qua bước 2. * Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng. - Để tạo máy bay phản lực, ta sẽ bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa, được máy bay phản lực. (Hình 7) - Cầm vào nếp gấp giữa, cho 2 cánh máy bay ngang sang 2 bên, hướng máy bay chếch lên phía trên để phóng như phóng máy bay phản lực. (Hình 8) - GV chốt: Để gấp hình máy bay phản lực ta phải thực hiện mấy bước? Kể ra? Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa tên lửa và máy bay phản lực? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đại diện nhóm thao tác lại các bước gấp (bằng giấy nháp). Ị Nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Về nhà gấp nhiều lần cho thành thạo. - Chuẩn bị bài: “ Gấp máy bay phản lực” (tiết 2) - Hát - 2 bước. Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. - Máy bay phản lực. - Dài. - Đỏ (vàng, xanh). - 2 phần (mũi, thân) - So với tên lửa thì hơi nhọn.. - Hình chữ nhật, hình vuông. - Gấp phần mũi trước, phần thân sau. - Hoạt động lớp. - HS quan sát mẫu quy trình gấp. - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp. (Hình 7) - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp. (Hình 8) - 2 Bước. Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực. Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng. - Giống nhau: Mũi, thân, cánh ở 2 bên. - Khác nhau: Phần mũi của tên lửa nhọn hơn máy bay phản lực. - Cả nhóm quan sát, nhận xét HS gấp máy bay phản lực. TIẾT 9 Tập đọc BẠN CỦA NAI NHỎ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp HS đọc trơn được toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, chặn lối, hích vai, rình, gã Sói, ngã ngửa Hiểu nghĩa của các từ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc. Kĩ năng: Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết phân biệt giọng khi đọc đúng lời các nhân vật: Lời của Nai Nhỏ: hồn nhiên, ngây thơ. Lời của Nai bố: lúc đầu lo ngại, sau vui lòng, hài lòng. Lời của người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. Thái độ: Thấy được các đức tính của Nai Nhỏ: khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người. Rút ra nhận xét: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh họa bài tập đọc đọc trong SGK. Bảng phụ hoặc băng giấy viết câu văn cần giúp HS đọc đúng. HS: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Hát (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Mít làm thơ (4’) - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc: + HS 1: Đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi: Dạo này Mít có gì thay đổi? + HS 2: Đọc đoạn 2. Trả lời câu hỏi: Mít đã chăm chỉ như thế nào? + HS 3: Đọc cả bài. Trả lời câu hỏi: Câu chuyện có gì vui? Ị Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Bạn của Nai Nhỏ - GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những con vật gì? - Chúng đang làm gì? - Muốn biết vì sao chú Nai lại húc ngã con Sói, chúng ta sẽ học bài tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (15’) - Phương pháp: Thực hành – Trực quan – Giảng giải. Đọc mẫu toàn bài: (1’) - Lời Nai Nhỏ: ngây thơ, hồn nhiên. - Lời Nai cha: lúc đầu lo, sau vui vẻ, hài lòng. - Lời dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. - Gọi 1 HS khác đọc đoạn 1, 2. (1’) Ị Nhận xét. Đọc từng câu: (4’) - Giới thiệu các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng: chặn lối, ngăn cản, hích vai, gã Sói, ngã ngửa, rình - Yêu cầu HS đọc từng câu. Ị Nhận xét. Đọc từng đoạn trước lớp: (4’) - Treo bảng giấy có viết câu văn bài và tổ chức cho HS luyện đọc. Một lần khác, / chúng con đang đi dọc bờ sông / tìm nước uống / thì thấy lão Hổ hung dữ / đang rình sau bụi cây // Sói sắp tóm được Dê Non / thì bạn con đã kịp lao tới, / dùng đôi gạc chắc khỏe / húc Sói ngã ngửa // (giọng tự hào). Con trai bé bỏng của cha, / con có người bạn như thế / thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa. // (giọng vui vẻ, hài lòng) - Yêu cầu HS nhắc lại nghĩa của từ đã chú giải ở cuối bài. - GV giải nghĩa thêm những từ HS chưa hiểu. Rình: nấp một chỗ kín để theo dõi hoặc để chờ bắt - Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo từng đoạn. Ị Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Luyện đọc theo vai (5’) - Phương pháp: Thực hành. - Đọc từng đoạn trong nhóm: (3’) Chia nhóm HS. Theo dõi các nhóm đọc. Ị Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai hay hơn”. - Yêu cầu HS đại diện nhóm thi đọc theo vai. Ị Nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Về luyện đọc thêm và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. - Hát - 3 HS lên đọc và TLCH. - Tranh vẽ con sói, hai con Nai và một con dê. - Một con Nai húc ngã con Sói. - Lớp, cá nhân. - Mở SGK trang 22. - Theo dõi SGK và đọc thầm, sau đó đọc chú giải. - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi. - 5 HS đọc cá nhân. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc nối tiếp từng câu từ đầu cho đến hết bài. - 5 HS luyện đọc, sau đó cả lớp đọc . - 5 HS luyện đọc, sau đó cả lớp đọc: - 5 HS luyện đọc, sau đó cả lớp đọc . - HS đọc: Ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc. - Tiếp nối đọc đoạn 1, 2 cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp, cá nhân. - Mỗi nhóm 3 HS đọc theo vai Nai Nhỏ, Nai cha, người dẫn chuyện. - Các nhóm cử đại diện đọc trước lớp. - HS đọc. TIẾT 10 Tập đọc BẠN CỦA NAI NHỎ (TIẾT 2 ) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp HS đọc trơn được cả bài. Hiểu nội dung bài đọc. Kĩ năng: Biết trả lời các câu hỏi và phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. Thái độ: Thấy được đức tính của bạn Nai để học tập. Rút ra được nhận xét: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người đỡ bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Sách giáo khoa. HS: Sách giáo khoa, trả lời câu hỏi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Bài mới: Bạn của Nai Nhỏ (tiết 2) - Qua 1 tiết được luyện đọc về các nhân vật trong chuyện Bạn của Nai Nhỏ. Ở tiết này, ta sẽ đi vào nội dung câu chuyện nhé! Ị Ghi tự ... ên bảng thảo luận về thứ tự các bức tranh. Sau đó HS chọn tranh, HS2 đưa tranh cho bạn, HS3 treo tranh. - Trả lời chưa đúng. Thứ tự của các tranh là 1 – 4 – 3 – 2. - HS kể. - “Tình bạn” – “Bê Vàng và Dê Trắng”. - HS đọc yêu cầu. - Làm vở bài tập. - HS tham gia chơi : thứ tự 3, 1, 4, 2. - 2à3 HS đọc lại. - Hoạt động lớp, nhóm. - Đọc yêu cầu. - Danh sách HS tổ 1 lớp 2 A.. - 3 HS lần lượt. HS cả lớp theo dõi. - 2 em nhìn SGK trang 12 và kể TIẾT 15 Toán 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết cách thực hiện phép cộng ở dạng 9 + 5. Lập và học thuộc các công thức 9 cộng với một số. Áp dụng phép cộng dạng 9 cộng với 1 số để giải các bài toán có liên quan. Kĩ năng: Rèn HS biết cách thực hiện phép cộng 9 + 5. Rèn kĩ năng lập bảng công thức: 9 cộng với một số. Thái độ: HS làm toán cẩn thận, chính xác và đúng. Tích cực tham gia các hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ: GV: Bảng cài, que tính. HS: Que tính, bộ số học toán. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’) - HS sửa bài 5 trang 16. Ị Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 9 cộng với một số : 9 + 5 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ biết thực hiện phép cộng ở dạng 9 + 5. Tự lập và học thuộc các công thức 9 cộng với một số Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: GV giới thiệu phép cộng : 9 + 5 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - GV nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có bao nhiêu que tính? - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. - GV hỏi: Em làm thế nào ra 14 que tính? - Ngoài cách sử dụng que tính chúng ta còn cách nào khác không? - GV cùng HS thực hiện trên bảng gài, que tính. - Nêu: 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính bó thành 1 chục. 1 Chục que tính với 4 que tính rời là 14 que tính. Vậy 9 cộng 5 bằng 14. - GV hướng dẫn HS thực hiện tính viết. - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính. - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính. Ị Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Lập bảng cộng 9 cộng với 1 số (5’) - Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan. - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép cộng trong phần bài học. 2 HS lên bảng lập công thức cộng với một số. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức. - GV xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu HS đọc để học thuộc. Ị Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Thực hành (15’) - Phương pháp: Luyện tập – Đàm thoại. * Bài 1/ 17: - Bài 1 yêu cầu chúng ta tính gì? 9 + 2 = 9 + 5 = 2 + 9 = 5 + 9 = 9 + 4 = 9 + 6 = 4 + 9 = 6 + 9 = Ị Sửa bài, nhận xét. * Bài 2/ 17: - Nêu yêu cầu của bài 2. - HS nào làm xong thì lên bảng sửa bài. Ị nhận xét, tuyên dương. * Bài 4 /17: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: - Có: 1 cây cam - Thêm 8 cây cam - Tất cả: ? cây cam - HS sửa bài – Nhận xét. Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi. - Chia HS thành 2 đội A, B. 4. Nhận xét – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS học thuộc bảng công thức 9 cộng với 1 số. - Chuẩn bị : 29 + 5. - Hát. - 1 HS sửa ở bảng lớp. Đoạn thẳng OA dài 6 cm. Đoạn thẳng OB dài 4 cm. Đoạn thẳng AB dài 10 cm hoặc 1 dm. - HS thao tác trên que tính và trả lời có tất cả 14 que tính. - Đếm thêm 5 que tính vào 9 que tính. - Đếm thêm 9 que tính vào 5 que tính. - Gộp 5 que với 9 que rồi đếm. - Tách 5 que thành 1 và 4; 9 với 1 là 10; 10 với 4 là 14 que - HS thực hiện phép cộng 9 + 5. - HS cùng làm theo các thao tác của GV. + 9 5 14 - HS nhắc lại. - Lớp. - HS tự lập công thức. 9 + 2 = 11 9 + 6 = 15 9 + 3 = 12 9 + 7 = 16 9 + 4 = 13 9 + 8 = 17 9 + 5 = 14 9 + 9 = 18 - Lần lượt các tổ, các bàn đọc đồng thanh các công thưc, cả lớp đồng thanh theo tổ chức của GV. - HS xung phong đọc thuộc. - Lớp, cá nhân. - Tính nhẩm. - HS tự làm ở vở bài tập toán. - Đặt tính rồi tính. - HS làm vào vở bài tập toán. . 11 . 17 . 18 .16 .14 - 1 HS đọc. - Có 9 cây cam, mẹ trồng thêm 8 cây cam nửa. - Hỏi trong vườn đó có tất cả bao nhiêu cây cam? Giải: Số cây cam trong vườn đó có tất cả là: 9 + 8 = 17 (cây) Đáp số: 17 cây. - HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV. { RÚT KINH NGHIỆM: Chính tả: Thể dục: Tập làm văn: Toán: Mĩ thuật Tiết 2 : VẼ LÁ CÂY I. Mục tiêu 1. Kiến thức : HS nhận biết được hình dáng đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại cây. Biết cách vẽ lá cây. 2. Kỹ năng : Rèn HS vẽ được một lá cây và tô màu theo ý thích 3. Thái độ : Yêu thích môn Mỹ thuật, yêu thích và ham học vẽ. II. Chuẩn bị : GV: Tranh vẽ, hoặc (lá thật) một vài loại lá cây. Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây 1 số bài vẽ của HS năm trước HS: Vở tập vẽ, 1 số lá cây, bút chì, bút màu III. Các hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1.Kiểm tra bài cũ - Nhận xét việc xem tranh tuần 2 - Kiểm tra dụng cụ học tuần 3 - GV nhận xét 2.Bài mới : 1) Giới thiệu bài : GV dùng trực quan giới thiệu HS: Trong tiết mỹ thuật hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ lá cây. 2) Phát triển các hoạt động a. HĐ 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu 1 số hình ảnh các loại lá (ảnh, lá thật) - Yêu cầu HS nêu tên, đặc điểm vài loại lá GV nhận xét – Rút ra kết luận : Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau b. HĐ 2: Cách vẽ cái lá GV treo hình minh hoạ (tranh, ảnh ) yêu cầu HS quan sát GV vừa giới thiệu vừa vẽ lên bảng - Yêu cầu HS nhận xét rút ra cách vẽ GV nhận xét – chốt ý : - Vẽ hình dáng lá trước - Vẽ chi tiết lá sau - Vẽ màu theo ý thích (xanh non, xanh đậm, màu vàng,đỏ) c. HĐ 3 : Thực hành GV cho HS một số bài vẽ chiếc lá của HS năm trước - GV gợi ý cho HS vẽ + Vẽ với phần giấy + Vẽ hình dáng trước, vẽ chi tiết sau, tô màu theo ý thích. Yêu cầu 2, 3 HS lên bảng vẽ GV quan sát cả lớp – giúp đỡ d. HĐ 4 : Nhận xét, đánh giá GV thu 1 số bài vẽ – đính lên bảng cho HS quan sát GV yêu cầu HS nhận xét – xếp loại GV nhận xét – bổ sung và xếp loại 3) Củng cố – dặn dò - Cho 4 tổ thi nhau vẽ 4 lá cây theo ý thích - GV 4 tổ – 4 tờ giấy Rôki - Tổ nào vẽ trước, tô màu đẹp à Tổ đó được tặng bông hoa màu đỏ, tổ nào vẽ sau à bông hoa màu vàng. GV nhận xét, tuyên dương Dặn dò : Vẽ tập vẽ cho quen tay, sưu tầm ảnh vềù cây - Nhận xét tiết học - HS nghe - HS để ra đầu bàn - HS quan sát - HS nghe nhắc lại tựa bài - HS quan sát – nhận xét vẻ đẹp của từng loại lá và màu sác - HS nối tiếp nhau nêu : Lá bưởi Lá bàng Lá trầu, lá hoa hồng, lá mít, lá chuối, lá dừa, lá mận HS quan sát kỹ - Chú ý cách vẽ chiếc lá - HS nêu cách vẽ + Vẽ hình dáng chung của cái lá + Vẽ các chi tiết cho giống chiếc lá + Vẽ màu theo ý thích - HS vẽ nháp - HS quan sát - HS cả lớp thực hành vẽ - 3 HS lên bảng vẽ - HS quan sát bài vẽ trên bảng và bài vẽ đính trên bảng - HS nhận xét + Hình dáng (rõ đặc điểm) + Màu sác (phong phú) - 4 tổ thi nhau vẽ, đại diện dán lên bảng - Cả lớp nhận xét bổ sung cho các tổ Hát ÔN TẬP BÀI HÁT : THẬT LÀ HAY (Tiết 3) I. Mục tiêu - Hát thuộc, diễn cảm và làm động tác phụ hoạ theo nội dung của bài. - Trò chơi: Dùng nhạc đệm với một số nhạc cụ gõ - Tập biểu diễn II. Chuẩn bị : GV: Máy, băng nhạc, một số nhạc cụ gõ HS: Sách hát và thuộc bài hát III. Các hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1.Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu vài học sinh lên hát bài “ Thật là hay”. GV nhận xét – tuyên dương - Yêu cầu 4 tổ thi nhau lên hát GV nhận xét 2. Bài mới 1) Giới thiệu bài: Ôn lại bài hát “Thật là hay” 2) Phát triển các hoạt động a. HĐ 1: Ôn bài hát: Thật là hay - GV bắt giọng cho học sinh hát - GV theo dõi – chỉnh sửa cho học sinh b. HĐ 2: Hướng dẫn cách đánh nhịp 2/4 GV hướng dẫn và đánh nhịp mẫu. Một phách mạnh, một phách nhẹ Yêu cầu học sinh đánh theo GV Gọi vài học sinh lần lượt lên điều khiển cho cả lớp hát) d. HĐ 3 : Hướng dẫn sử dụng nhạc cụ gõ - GV làm mẫu 1 số nhạc cụ gõ: Song loan, trống con, thanh phách, mõ - GV cho từng nhóm 4 học sinh sử dũng nhạc cụ gõ Em 1 : Song loan Em 2 : Trống con Em 3 : Thanh phách Em 4 : Mõ Tất cả tập gõ theo âm hình tiêt tấu: 2/4. GV theo dõi, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò : - GV gọi 1 số học sinh thể hiện lại âm hình tiết tấu. - Yêu cầu học sinh biểu diễn từng nhóm. GV nhận xét tuyên dương - Dặn dò : về tập gõ nhạc cụ cho quen - Chuận bị : Xòe hoa. - 3 học sinh lên hát và biểu diễn theo sáng tạo của học sinh - Học sinh 4 tổ thi nhau hát - Học sinh nhận xét - Học sinh nghe – nhắc lại Học sinh hát và vỗ tay đệm theo Lần 1 : Tốc độ vừa phải Lần 2 : Tốc độ nhanh hơn - Học sinh nghe và quan sát mẫu GV - Học sinh tập đánh nhịp 2/4 theo GV - Vừa hát vừa đánh nhịp - 2 học sinh lên điều khiển, cả lớp hát và đánh nhịp - Học sinh quan sát làm theo GV - Học sinh 4 tổ thi nhau sử dụng nhạc cụ gõ. Lớp quan sát – nghe, nhận xét - 5 à 7 học sinh thực hiện - Học sinh 4 nhóm thi nhau biểu diễn Học sinh tham gia nhận xét
Tài liệu đính kèm: