TUẦN 29
Ngày soạn: 24 /3/2012
Ngày dạy: Sáng thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 : CHÀO CỜ
Tiết 2 Toán CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu
-Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
-Đọc viết các số từ 111 đến 200.
-So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số từ 111 đến 200
II. Chuẩn bị
-Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100.
-Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ : trăm,chục, đơn vị,viết số,đọc số.
III. Các hoạt động dạy - học
TUẦN 29 Ngày soạn: 24 /3/2012 Ngày dạy: Sáng thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 : CHÀO CỜ Tiết 2 Toán CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I. Mục tiêu -Nhận biết được các số từ 111 đến 200. -Đọc viết các số từ 111 đến 200. -So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số từ 111 đến 200 II. Chuẩn bị -Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100. -Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ : trăm,chục, đơn vị,viết số,đọc số. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ Tiết trước các em học bài gì ? Các số từ 101 đến 110. - GV yêu cầu HS làm bài tập + Bài 3 : Điền dấu >, <, = vào chỗ trống. - 1 HS lên điền. + Bài 4 : Viết các số ( GV đọc ): 103 , 105 , 106 , 107 , 108. 110 , 104 , 100 , 102 , 109. - 2 HS viết bảng – Lớp viết bảng con. - Chấm VBT ( 5 – 7 bài ). - Nhận xét – Ghi điểm. - Nhận xét chung. 2.Bài mới a.Giới thiệu : Ghi tựa. - HS nhắc. Trong bài học hôm nay , các em sẽ được học về các số từ 111 đến 200. b.Giới thiệu các số từ 111 đến 200 = Giới thiệu số 111. - GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi . Có mấy trăm ? 100. - GV yêu cầu HS viết số 100 vào cột trăm. - 1 HS viết. - GV gắn thêm HCN biểu diễn 1 chục và hình vuông nhỏ , hỏi . Có mấy chục và mấy đơn vị ? 1 chục và 1 đơn vị. - GV yêu cầu HS lên viết 1 chục, 1 đơn vị vào các cột chục , đơn vị. - 1 HS viết. - GV : Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111. - HS viết và đọc số 111. GV giới thiệu số 112 , 115 tương tự như giới thiệu số 111. GV yêu cầu HS thảo luận và tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng : 118, 120, 121, 122, 127, 135. - HS thảo luận để viết các số còn thiếu trong bảng. Sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp (1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số). - GV yêu cầu đọc các số vừa lập được. - HS đọc. c.Luyện tập , thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài . - HS làm bài VBT. - GV yêu cầu HS đổi vở và kiểm tra cho nhau. - HS kiểm tra chéo. Bài 2 (Giảm tải câu b) - GV vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó yêu cầu HS làm bài - 1 HS làm bảng – Lớp làm VBT. - Nhận xét – Ghi điểm. Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? Điền dấu >,<,= vào chỗ trống. - GV : Muốn điền cho đúng chúng ta phải so sánh các số với nhau. - GV viết bảng : 123 124 Em hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 123 và số 124 ? Chữ số hàng trăm cùng là 1. Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124 ? Chữ số hàng chục cùng là 2. Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 ? 3 nhỏ hơn 4, hay 4 lớn hơn 3. - GV : Vậy khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 hay 124 lớn hơn 123 và viết : 123 123. - GV yêu cầu HS làm các ý còn lại. -HS tự làm bài. - Nhận xét . 3.Củng cố Các em vừa học toán bài gì ? Các số 111 đến 200 4.Dặn dò Về nhà ôn bài và làm bài tập - Nhận xét tiết học. Tiết 3 + 4 Tập đọc NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu -Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật. -Hiểu nội dung bài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình . Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan , biết suy nghĩ , đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. - GDKNS: Kỹ năng tự nhận thức. -GHHD cần có tấm lòng nhân hậu II. Chuẩn bị -Tranh minh hoạ bài tập đọc ( Nếu có ). -Bảng ghi sẵn các từ , các câu cần luyện ngắt giọng. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài cây dừa. -2 HS đọc thuộc lòng bài. + Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với gì? HS trả lời - GV nhận xét – ghi điểm . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Ghi tựa . - HS nhắc lại tựa . Hôm nay các em sẽ đọc truyện “Những quả đào”. b. Luyện đọc : - GV đọc mẫu . - Tóm tắt nội dung : - HS theo dõi bài . Nhờ những quả đào, ma ông biết tính các cháu . Ông hài lòng về các cháu , đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào . - Bài chia làm mấy đoạn ? Bài có 4 đoạn . - Bài có mấy nhân vật ? 4 nhân vật . - Luyện đọc từ khó . - HS theo dõi và đọc . - Làm vườn , hài lòng, nhận xét, với vẻ tiếc rẻ, thốt lên, trãi bàn . 2,3 HS đọc – lớp đọc đồng thanh. - GV chú ý sữa sai cho HS . + Em hiểu thế nào là “hài lòng” ? HS đọc chú giải SGK +Em hiểu “thốt lên” ý nói như thế nào ? HS đọc chú giải SGK. - Hdẫn đọc ngắt nghỉ hơi câu văn dài . - HS theo dõi . - GV treo bảng phụ đã chép sẵn các câu văn dài . - GV đọc mẫu - 1,2 HS đọc . - GV chú ý sửa sai cho HS . . Đọc từng câu . - HS nối tiếp nhau đọc theo hàng ngang . . Đọc đoạn trước lớp . - HS nối tiếp nhau đọc theo hàng dọc . - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó . - HS chú ý giải nghĩa từ . + Em hiểu thế nào là “cái vò “? 1,2 HS đọc chú giải SGK + Em hiểu thế nào là “thơ dại “? 1,2 HS giải nghĩa từ ý nói còn bé chưa biết gì . + Em hiểu “ thốt” là gì ? 1,2 HS đọc chú giải SGK Đọc từng đoạn trong nhóm . - HS đọc theo nhóm cặp, hội ý cử người thi đọc . . Thi đọc giữa các nhóm . Các nhóm đại diện thi đọc – Lớp theo dõi nhận xét . - GV nhận xét nhóm có giọng đọc hay nhất . . Đọc đồng thanh . - Lớp đọc đồng thanh toàn bài . c. Tìm hiểu bài : - 4 HS đọc lại 4 đoạn của bài . - Câu hỏi 1: 1 HS đọc – Lớp đọc thầm đoạn 1. Người ông dành những quả đào cho ai ? cho vợ và ba đứa cháu nhỏ . - Câu hỏi 2 : - 1H đọc câu hỏi – Lớp đọc thầm bài . Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ? Lớp đọc thầm cả bài và nói về 3 hành động . - GV yêu cầu lớp thảo luận nhanh. - HS thảo luận theo cặp và đưa ra ý kiến của mình . Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào của mình? Cô bé Vân đã làm gì với quả đào của mình ? Việt đã làm gì với quả đào của mình ? - Yêu cầu HS phát biểu ý kiến . - HS xung phong phát biểu – lớp nghe và nhận xét – bổ sung nếu sai . - GV nhận xét – tuyên dương nhóm có câ trả lới đúng . - Câu 3: - 1HS đọc câuhỏi 3 – lớp theo dõi Nêu nhận xét của ông về từng cháu ? Vì sao ông nhận xét như vậy ? - HS đọc thầm bài – tra đổi ý kiến - GV quan sát HS làm việc . - Đại diện phát biểu ý kiến – lớp nhận xét bổ sung . ...Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi, vì Xuân thích trồng cây. Vân còn thơ dại quá ,vì Vân háu ăn . nên hết phần của mình mà vẫn thèm . Việt có tấm lòng nhân hậu, biết nhường miếng ngon của mình cho bạn . - Câu 4 : - 1 HS đọc câu hỏi – lớp theo dõi bài. . Em thích nhân vật nào ? Vì sao ? - HS chọn nhân vật mình yêu thích - Nhiều HS nối tiếp nhau nêu ý kiến - GV nhận xét . GV tóm ý toàn bài . - HS theo dõi . d. Luyện đọc lại : - 4 HS đọc lại 4 đoạn của bài – lớp lắng nghe . - GV nhận xét – tuyên dương . - GV gọi HS đọc bài theo lời nhân vật . - 5 HS đọc – Lớp nhận xét - GV nhận xét – ghi điểm . 3. Củng cố Các em vừa học tập đọc bài gì ? Những quả đào . Qua câu chuyện vừa học em yêu thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ? - Vài HS phát biểu . - GV nhận xét – giáo dục 4.Dặn dò : Về đọc lại bài, tìm hiểu bài Chuẩn bị tiết sau . Ngày soạn: 24/3/2012 Ngày dạy: Sáng thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 Toán CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I.Mục tiêu - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc viết chúng. - Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. - Bài tập cần làm: Bài 2, 3. - GDHS tính cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị -Các hình vuông , hình chữ nhật biểu diễn trăm , chục , đơn vị. -Kẻ sẵn trên bảng lớp bảng có ghi trăm , chục , đơn vị , đọc số , viết số. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ Tiết trước các em học bài gì ? - Các số từ 111- 200. - Bài 2 : - 3 HS nêu miệng – lớp nhận xét. - GV nhận xét – ghi điểm . - Bài 3 : gọi HS lên so sánh các số từ 111- 200. , = -2 HS lên bảng thực hiện 123 124 120 152 - Làm bảng con. 129 120 186 186 - GV nhận xét – ghi điểm và chấm 3- 5 vở bài tập 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi tựa - HS nhắc lại . Các em đã biết cấu tạo và biết đọc, biết viết các số từ 100 đến 200. b. Nội dung : Giới thiệu các số có 3 chữ số Đọc và viết số theo hình biểu diễn. - HS theo dõi GV làm việc . - GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi : Có mấy trăm ? Có 2 trăm . - Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi : Có mấy chục ? Có 4 chục . - Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi : Có mấy đơn vị ? Có 3 đơn vị . - GV yêu cầu HS hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chụcvà 3 đơn vị . - 1 HS lên bảng viết số – lớp viết vào bảng con : 243 - GV yêu cầu HS đọc số vừa viết được . - Một số HS đọc cá nhân – lớp đọc đồng thanh. Hai trăm bốn mươi ba. - GV hỏi 243 gồm mấy trăm , mấy chục và mấy đơn vị ? ... 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị . - GV tiến hành tương tự với các số : 235, 310 , 240, 411, 205, 252 như trên để HS nắm cách đọc , cách viết và cấu tạo của các số . - HS thực hiện như trên . Tìm hình biểu diễn cho số : - GV đọc số yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số GV đọc . - HS thực hiện trên mô hình đồ dùng học tập của các em. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu thực hiện . c. Luyện tập ,thực hành Bài 2 : - 1 HS đọc yêu cầu – lớp theo dõi Bài tập yêu cầu làm gì ? - Mỗi số sau ứng với cách đọc nào ? - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm – lớp làm vở nối số với cách đọc - Yêu cầu HS đọc số vữa nối . 315 -d. 311 – c. 322 – g. 521 – e. - GV nhận xét và ghi và gi điểm . 420 – b. 405 – a. Bài 3( tiến hành tương tự như các bài trên ) - 2 HS lên bảng làm – lớp làm vào vở . - GV quan sát HS làm – chấm 5- 7 vở nhận xét và ghi điểm . - HS nộp vở chấm – nhận xét bài bạn làm . 3. Củng cố Các em vừa học Toán bài gì ? Các số có ba chữ số . - Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số. - HS nối tiếp nhau đọc và viết số có 3 chữ số . - GV nhận xét tuyên dương . 4.Dặn dò : Về ôn lại cách đọc , viết số có 3 chữ số. Tiết 2 Kể chuyện NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu -Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc 1 cụm từ theo mẫu. -Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. - HSKG biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai. ... ác hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ Tiết trước các em viết chữ hoa gì? - Chữ hoa Y - Yêu cầu viết vào bảng con. - HS viết bảng - Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu : Ghi tựa. - HS nhắc. Trong giờ tập viết này, chúng ta sẽ tập viết chữ A hoa và cụm từ ứng dụng Ao liền ruộng cả. b.HD viết chữ hoa Quan sát số nét , quy trình viết Chữ A hoa cao mấy li , rộng mấy li ? Cao 5 li và rộng 5 li. Chữ A hoa gồm mấy nét? Là những nét nào? Gồm 2 nét . Là nét cong kín và nét móc ngược phải. Em hãy nêu cách viết nét cong kín ? - GV giảng quy trình viết nét móc ngược phải. - HS chú ý lắng nghe. - GV vừa viết vừa giảng lại quy trình viết lần 2. Viết bảng - GV yêu cầu HS viết chữ A hoa trong khung vào bảng con . - HS viết bảng. - GV sửa cho từng HS . c.Viết cụm từ ứng dụng Giới thiệu cụm từ ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng. - HS đọc : Ao liền ruộng cả. Thế nào là “Ao liền ruộng cả” ? Nói về sự giàu có ở nông thôn, nhà có nhiều ao, nhiều ruộng. Quan sát và nhận xét Cụm Từ ứng dụng có mấy chữ ? là chữ nào ? Có 4 chữ . Là chữ : Ao, liền, ruộng, cả. Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ A hoa kiểu 2 và cao mấy li ? Cao 2 li rưỡi đó là chữ l , g Các con chữ còn lại cao mấy li ? Cao 1 li. Viết bảng - GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng. - HS viết bảng. - GV sửa cho từng HS . d.Viết vở - GV chỉnh lỗi - HS viết - GV thu bài chấm ( 5-7 bài ). 3.Củng cố Các em vừa viết bài gì ? Bài 29 4.Dặn dò Về nhà luyện viết lại bài và chuẩn bị bài học tiết sau “Bài 30”. - Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 25 tháng 3 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 Toán : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số. - Biết so sánh các số có ba chữ số. -Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. -Bài tập cần làm: Bài 1,2(a,b) 3(cột 1), 4. - GDHS: Tính cẩn thận khi làm bài. II. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - GV gọi HS làm bài “ So sánh các số có 3 chữ số”: 567 687 318 117 - 2 HS làm bài tập – Lớp làm bảng con. - Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới a.Giới thiệu : Ghi tựa. - HS nhắc. Trong bài học này, chúng ta sẽ củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh, thứ tự các số trong phạm vi 1000. b.HD luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS làm bài , sau đó dổi chéo vở để KT với nhau. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV Bài 2 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? điền các số còn thiếu vào ô trống. - GV yêu cầu HS làm bài. - 4 HS làm bảng lớp – Lớp làm VBT. - GV chữa bài – Ghi điểm. Bài 3 - GV nêu yêu cầu bài toán và cho lớp làm bài . - 2 HS làm bảng – Lớp làm VBT. - Chữa bài – Ghi điểm. Bài 4 - GV yêu cầu đọc đề bài. - 1 HS đọc. - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS làm bảng – Lớp làm VBT. - Chữa bài – Ghi điểm. - Nhận xét – Tuyên dương. 3.Củng cố Các em vừa học bài gì ?Nêu cách so sánh các số có ba chữ số Luyện tập. 4.Dặn dò Về nhà ôn luyện cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Tiết 2 Chính tả: (Nghe viết) HOA PHƯỢNG I. Mục tiêu -Nghe và viết lại đúng bài thơ “Hoa phượng”. Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. -Làm đúng các bài tập chính tả. -Rèn cách viết đúng viết đẹp GDHS ý thức rèn chữ giữ vở II. Chuẩn bị -Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ Tiết trước các m học bài gì ? Những quả đào. - GV đọc và HS viết bảng : - 3 HS viết. Xâu kim, chim sâu, cao su, củ sâm, tình nghĩa, tin yêu, xinh đẹp, - Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu : Ghi tựa. - HS nhắc. Trong giờ chính tả này, chúng ta sẽ nghe và viết lại bài thơ “Hoa phượng”. Sau đó làm các bài tập chính tả. b.HD viết chính tả .Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - GV đọc bài thơ - HS chú ý theo dõi. Bài thơ cho ta biết điều gì ? Bài thơ tả hoa phượng. Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng ? Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh HD cách trình bày Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy câu thơ ? Mỗi câu thơ có mấy chữ ? có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ . Mỗi câu có 5 chữ. Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ? Viết hoa. Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng ? Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Giữa các khổ thơ viết như thế nào ? Để cách 1 dòng. .HD viết từ khó - GV đọc các từ khó , dễ lẫn. - HS viết bảng - GV yêu cầu HS đọc các từ vừa viết. - Vài HS đọc : lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực, chen lẫn, mắt lửa, Viết chính tả - GV đọc bài thơ. - HS chú ý theo dõi. - GV đọc bài. - HS viết bài. .Soát lỗi - GV đọc lại bài viết. - HS soát lỗi. Chấm bài - GV thu bài chấm (10 bài) - Nhận xét bài viết. c.HD làm bài tập Bài 2 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? điền vào chỗ trống - GV yêu cầu HS làm bài. - HS tự làm bài vào VBT. - Nhận xét – chữa bài và ghi điểm. 3.Củng cố Các em vừa viết chính tả bài gì ? Hoa phượng. 4.Dặn dò Về nhà viết lại bài và làm bài tập chính tả (VBT) Tiết 3 Luyện Tiếng Việt : LUYỆN VIẾT CHỮ HOA A (kiểu 2) I. Mục tiêu -Củng cố viết chữ A hoa theo cỡ vừa và nhỏ -Biết viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ. Rèn cách viết đúng ly và cỡ chữ GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở II. Chuẩn bị -Vở tập viết lớp 2 , tập hai. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ Tiết trước các em học bài gì ? Bài 28. - GV đọc : Yêu luỹ tre làng. - HS viết bảng - Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu : - HS nhắc. Trong giờ tập viết này, chúng ta sẽ luyện viết chữ hoa A và cụm từ ứng dụng Ao liền ruộng cả. b.HD viết chữ hoa Quan sát số nét , quy trình viết Chữ A hoa cao mấy li , rộng mấy li ? Cao 5 li và rộng 5 li. Chữ A hoa gồm mấy nét? Là những nét nào? Gồm 2 nét . Là nét cong kín và nét móc ngược phải. Viết bảng Yêu cầu HS viết chữ hoa A - HS viết bảng -GV sửa cho từng HS. c. Viết cụm từ ứng dụng -HS đọc cụm từ ứng dụng. Thế nào là ao liền ruộng cả? -Trả lời cá nhân. Cụm từ có mấy chữ, là những chữ nào? - Có 4 chữ: Ao, liền, ruộng, cả. Nêu độ cao các con chữ? HS viết vào bảng con, viết vào vở bằngchữ nghiêng - Thực hiện. - Thu chấm một số bài- Nhận xét. 3. Củng cố Các em vừ luyện viết bài gì? Chữ hoa A kiểu 2 4.Dặn dò:Về nhà luyện viết chữ hoa A và chuẩn bị bài sau: Bài 29 - Lắng nghe. Ngày soạn: 25 /3 /2012 Ngày dạy: Chiều thứ 6 ngày 30 tháng 3 năm 2012 Tiết 1 Luyện Toán LUYỆN TẬP: MÉT I. Mục tiêu -Ôn lại mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét. - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài; Đề xi mét, xăng ti mét. -Ôn các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài. -Tập ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. -Ứng dụng kiến thức vào thực tế II. Chuẩn bị -Thước mét. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ Luyện tập - GV gọi HS làm bài 2 - 2 HS làm bảng – Lớp làm vở nháp. Chữa bài và nhận xét -Ghi điểm. 2.Bài mới a.Giới thiệu : - HS nhắc. c.Luyện tập , thực hành Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm(VBT trang – 64 ) -Đọc yêu cầu Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? . - GV viết lên bảng : 1 m = dm . - HS quan sát và theo dõi. Viết số nào vào chỗ chấm ? Vì sao ? Điền số 10 vào chỗ trống . Vì 1 mét bằng 10 đềximét. - GV yêu cầu HS tự làm bài tập. - HS làm bài. Bài 2:Tính (VBT trang – 64 ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - 1 HS đọc. Các phép tính trong bài có gì đặc biệt? Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét. Khi thực hiện phép tính với các đơn vị độ dài, chúng ta thực hiện như thế nào? như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả. - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS làm bảng. - Chữa bài – Ghi điểm. Bài 3(VBT trang – 64 ) - GV gọi đọc đề bài. - 1 HS đọc. -Tâm vải thứ nhất dài bao nhiêu mét ? -Tâm vải thứ nhất dài 21m. Tâm vải thứ 2 như thế nào so với tâm vải thứ 1 ? -Tâm vải thứ 2 ngắn hơn 7m Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ? -Hỏi tấm vải thứ hai dài bao nhiêu mét Làm thế nào để tính được tấm vải thứ hai dài bao nhiêu mét Thực hiện phép trừ 21m và 7m. - GV yêu cầu HS làm bài. - 1 HS làm bảng – Lớp làm vở Bài giải 21 - 7 = 14 (m) Đáp số : 14 m - GV chữa bài – Ghi điểm. Bài 4: Nâng cao -Chiếc ô tô dài khoảng bao nhiêu mét ? -Phòng học rộng khoảng mấy mét ? -Bảng lớp dài khoảng mấy mét -Đọc câu hỏi - GV yêu cầu HS làm bài HS trả lời câu hỏi vào phiếu -HS nối tiếp trả lời - GV Nhận xét – Ghi điểm. 3.Củng cố 1 m bằng bao nhiêu đeximét ? bằng 10 dm. 1 m bằng bao nhiêu xentimét ? bằng 100 cm. 4.Dặn dò - Về nhà ôn bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài học tiết sau. Tiết 2 Sinh hoạt: SINH HOẠT SAO I.Yêu cầu : 1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua. - Đề ra kế hoạch tuần tới. - Yêu cầu HS có ý thức phê và tự phê tốt, biết khắc phục các mặt hạn chế để vươn lên. 2. Sinh hoạt sao theo chủ đề 3. Ôn chuyên hiệu: Chăm ngoan, học giỏi. - GD HS yêu quý, chăm sóc, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. II. Tiến hành sinh hoạt: - GV Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua: Ưu điểm: - Đi học chuyên cần - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tự quản tốt Tồn tại: - Vẫn còn tình trạng nói chuyện trong lớp - Một số em còn làm việc riêng ở lớp. - Sinh hoạt sao: Các sao tiến hành sinh hoạt theo chủ điểm Sao trưởng điều khiển theo 6 bước hoạt động. Bước 1: Tập hợp điểm danh. Bước 2: Kiểm tra vệ sinh cá nhân. Bước 3: Kể việc làm tốt trong tuần. Bước 4: Đọc lời hứa sao nhi. Bước 5: Triển khai sinh hoạt chủ điểm. Bước 6: Phát động kế hoạch tuần tới. GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương các sao hoạt động tốt. 5. Kế hoạch tuần tới: Tuần 30 - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30.4 - Duy trì số lượng đi học chuyên cần. - Thực hiện tốt hoạt động ngồi giờ, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không ăn quà vặt, vệ sinh môi trường... - Thi đua học tập giành nhiều điểm mười, tăng cường phát biểu. - Ôn tập để đạt kết quả cao ở cuối năm học - Duy trì PT "Giữ vở sạch-viết chữ đẹp". Ký duyệt :
Tài liệu đính kèm: