Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 19 (buổi chiều)

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 19 (buổi chiều)

Tập đọc

 CHUYỆN BỐN MÙA.

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng và có ích cho cuộc sống; trả lời được câu hỏi 1, 2, 4- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 19 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19: 	
 Thứ hai. 
Tập đọc 
 CHUYỆN BỐN MÙA.
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng và có ích cho cuộc sống; trả lời được câu hỏi 1, 2, 4- Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
Tiết 1: 
1. Kiểm tra : 
 Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu về bốn mùa và ghi tên bài lên bảng.
+ Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu, chú ý phân biệt giọng của các nhân vật.
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc câu.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
- Giáo viên hướng dẫn đọc:
* Từ: vườn bưởi, rước, tựu trường, nảy lộc, tinh nghịch.
* Câu: - Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, / có giấc ngủ ấm trong chăn.//
 - Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Yêu cầu luyện đọc đoạn và giải nghĩa từ.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc 
Tiết 2: 
+ Tìm hiểu bài:
- Cho học sinh đọc thầm cả bài.
Hỏi: - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- Theo lời của nàng Đông thì mùa xuân có gì hay?
- Theo lời của Bà Đất thì mùa xuân có gì hay?
Hỏi học sinh khá giỏi:
 - Mùa hạ có gì hay?
 - Mùa thu có gì hay?
 - Mùa đông có gì hay?
- Em thích mùa nào nhất? Vì sao?
- Bài văn ca ngợi điều gì?
+ Luyện đọc lại. 
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, mỗi nhóm có 6 em nhận các vai trong truyện, tự luyện đọc theo vai trong nhóm của mình sau đó tham gia thi đọc giữa các nhóm. 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nêu: Ở đất nước ta, các mùa không thể hiện rõ lắm ( đặc biệt là ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa, nắng.)
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, chỉ và nêu tên từng cô nàng và kể những điều em biết về vẻ đẹp của các mùa trong năm, ngoài những vẻ đẹp đã được nêu trong bài . 
- Dặn học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Nhận xét giờ học
- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu 
- Học sinh tìm từ và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. 
- Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh đọc và giải nghĩa từ như SGK.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc thầm 
- Tượng trưng cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm, có ngày nghỉ hè của học trò.
- Có vườn bưởi chín vàng; có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ, trời xanh cao, học sinh tựu trường.
- Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn, ấp ủ mầm sống cho cây.
- Học sinh nêu và giải thích.
- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng và có ích cho cuộc sống
- Thực hành luyện đọc theo nhóm và thi đọc theo vai trước lớp.
+
16
+
26
+
36
+
46
+
56
29
38
47
36
25
45
64
83
82
81
Toán (Tiết 91)
 TỔNG CỦA NHIỀU SỐ.
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được tổng của nhiều số. 
- Biết cách tính tổng của nhiều số. 
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
- Giáo viên viết: 2 + 3 + 4 = .
- Giáo viên nêu: “Đây là tổng của các sồ, 3, 4”, yêu cầu học sinh đọc, sau đó yêu cầu học sinh tự nhẩm kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn đặt tính theo cột dọc.
- Giáo viên giới thiệu tổng: 12 + 34 + 40 = 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách đặt phép tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính.
- Tiến hành tương tự với:15 + 46 + 29 + 8 =
2. Thực hành:
Bài 1: Tính.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét kết quả.
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn: Để làm đúng bài tập cần quan sát kỹ hình vẽ minh họa, điền các số còn thiếu vào ô trống, sau đó thực hiện tính.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh đọc tất cả các tổng được học trong bài- nêu cách đặt tính và tính.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh tự nhẩm kết quả và nêu:
 2 + 3 + 4 = 9
- Học sinh đặt tính và tính ở bảng con
- Học sinh đặt tính và tính ở bảng con- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh làm vào vở - nêu kết quả 8 + 7 + 5 = 20
6 + 6 + 6 + 6 =24
- Học sinh thực hiện phép tính theo cột dọc.
 14 36 15
 +33 + 20 15
 21	 9 +15
 68 65 15
 60
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở- lên bảng sửa bài
12 kg + 12 kg + 12 kg = 36 kg
- Một số học sinh nêu.
 Thứ ba. 
Kể chuyện (Tiết 19)
CHUYỆN BỐN MÙA
 I. Mục tiêu : 
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1; biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
 - Học sinh khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
 2/ Hướng dẫn kể chuyện:
 a/ Kể lại đoạn 1 theo tranh:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lần lượt từng tranh, nêu nội dung, nhận ra từng nàng tiên theo y phục
- Cho học sinh kể lại đoạn 1 trước lớp.
- Cho học sinh kể theo nhóm.
- Tổ chức thi kể trước lớp .
- GV hướng dẫn HS nhận xét- sửa chữa 
 b/ Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Cho 2 học sinh nối tiếp nhau kể 2 đoạn trước lớp.
- Cho học sinh kể theo nhóm.
- Tổ chức thi kể trước lớp .
- GV hướng dẫn HS nhận xét- sửa chữa 
 c/ Kể lại câu chuyện theo vai:
- Cho học sinh khá giỏi xung phong nhận vai kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
3/ Củng cố: 
 Cho học sinh xung phong kể cả câu chuyện
 GV nhận xét tiết học – tuyên dương 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh quan sát và nêu.
- 4 học sinh nối tiếp nhau kể.
- Học sinh kể theo nhóm.
- Hai nhóm thi kể đoạn 1- Nhận xét
- 2 học sinh kể.
- Học sinh kể theo nhóm.
- Hai nhóm thi kể cả câu chuyện- Nhận xét
- Lần lượt 6 học sinh nhận vai và kể - Nhận xét.
- Học sinh xung phong kể cả câu chuyện
Toán (Tiết 92)
 PHÉP NHÂN.
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng ô vuông có 2 chấm tròn; các hình minh họa trong bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính: 
 6 + 6 + 6 + 6 =
 9 + 9 + 9 + 9 =
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu phép nhân.:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Lấy bảng ô vuông có 2 chấm tròn và lấy 5 lần. 
- Hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
 Vì sao em biết?
 Tổng này có đặc điểm gì?
 Tổng này có bao nhiêu số hạng?
- Giáo viên hướng dẫn chuyển 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành 2 x 5 = 10
- Giáo viên giới thiệu cách đọc: “Hai nhân năm bằng mười”; giới thiệu dấu nhân “x”
- Giáo viên nêu: Khi chuyển từ tổng 
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân
2 x 5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng, 5 là các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần. Như vậy chỉ có tổng những số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân.
- Hỏi: Khi nào ta có thể chuyển tổng thành phép nhân?
+ Luyện tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu như ở vở BT: Quan sát hình vẽ, viết phép cộng rồi chuyển thành phép nhân. 
- Cho học sinh làm bài vào vở- Lên bảng sửa bài.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm như mẫu ở vở. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở - Lên bảng sửa bài.
3/ Củng cố - Dặn dò. 
Hỏi: : Khi nào ta có thể chuyển tổng thành phép nhân?
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 6 + 6 + 6 + 6 = 24
 9 + 9 + 9 = 27
- Học sinh thực hiện. 
- Có tất cả 10 chấm tròn.
Vì: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
- Các số hạng đều bằng 2
- Có 5 số hạng.
- Đọc theo hướng dẫn.
- Khi tổng có các số hạng bằng nhau.
- Học sinh tự làm rồi chữa. 
b/ 5 + 5 + 5 = 15 c/ 3 + 3 + 3 + 3 = 12
 5 x 3 = 15 3 x 4 = 12
- Học sinh làm bài vào vở - Lên bảng sửa bài.
b/ 9 + 9 + 9 = 27 
 9 x 3 = 27
c/ 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50
 10 x 5 = 50
- Khi tổng có các số hạng bằng nhau.
Chính tả (Tiết 37)
 Tập chép: CHUYỆN BỐN MÙA.
 Phân biệt: DẤU HỎI – DẤU NGÃ
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng viết sẵn đoạn văn và các bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Học sinh KK
1. Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Hướng dẫn tập chép. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. 
- Gọi học sinh đọc
- Hỏi: Bà Đất nói gì?
- Đoạn văn có những tên riêng nào?
- Cho học sinh tìm và nêu từ khó viết- Giáo viên gạch dưới: tựu trường, mầm sống, đâm chồi nảy lộc
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 2
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên đọc lại bài.
 - Hướng dẫn học sinh soát lỗi. 
- Giáo viên chấm bài
3/ Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2:Gọi học sinh đọc đề bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
Bài 3:
- Trò chơi: Thi tìm trong bài chuyện bốn mùa các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh thi tìm các chữ theo yêu cầu đã nêu . Sau 2 phút, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn và đúng là nhóm thắng cuộc. 
- nhận xét và tuyên đương nhóm thắng cuộc. 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết- Sửa chữa lỗi
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về viết lại bài cho đúng 
- 2 học sinh đọc lại
- Bà Đất khen các nàng tiên mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu. 
- Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Học sinh ... inh thảo luận để hoàn thành bảng nhân 2
- Yêu cầu hoc sinh đọc bảng nhân 2 vừa lập được
- Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
 Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài – Nối tiếp nhau nêu kết quả - GV ghi kết quả lên bảng.
Bài 2.
 - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Chia nhóm 5 học sinh 
Hỏi: Bài toán cho biết gì?
 Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận – Trình bày – Nhận xét.
Bài 3: 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 2 là số nào?
- 2 cộng thêm mấy thì bằng 4 ?
- Tiếp sau số 4 là số nào?
- Gv nêu: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Tổ chức trò chơi ”Viết tiếp sức”, chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh.
 - Cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2 vừa học.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra giấy nháp:
2 + 2 + 2 + 2 = 8 ; 2 x 4 = 8
5 + 5 + 5 +5 + 5 = 25 ; 5 x 5 = 25
- HS nhắc lại tựa bài
- Thực hiện quan sát và trả lời: Có 2 chấm tròn.
- 2 chấm tròn được lấy 1 lần
- 2 được lấy 1 lần
- HS đọc phép nhân: 2 nhân 1 bằng 2
- Thực hiện tương tự như trên.
- Thảo luận để lập bảng nhân 2- Trình bày – Nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2 
- Đọc bảng nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Làm bài - nêu kết quả.
2 x 2 = 4 2 x 8 = 16 2 x 7 = 14
2 x 4 = 8 2 x 10 = 20 2 x 5 = 10
2 x 6 = 12 2 x 1 =2 2 x 9 = 18
 2 x 3 = 6 
- Đọc: Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?
- Có tất cả 6 con gà, mỗi con gà có 2 chân.
- Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?
- Thảo luận – Trình bày – Nhận xét.
Bài giải
Sáu con gà có số chân là:
2 x 6 = 12(chân)
 Đáp số: 12 chân
- Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là 2.
- Tiếp sau số 2 là số 4.
- 2 cộng thêm 2 bằng 4.
- Tiếp sau số 4 là số 6.
- Làm bài tập.
- Tham gia trò chơi
- Một số HS đọc theo yêu cầu. 
Chuyển sang phép cộng để tính
Tập viết (Tiết 19)
 P – Phong cảnh hấp dẫn.
I. Mục tiêu: 
 - Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng nhỏ). 
 - Viết đúng chữ Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng nhỏ),cụm từ: Phong cảnh hấp dẫn.
 (3 lần) 
 II. Đồ dùng dạy học: 
 Chữ mẫu ; Bảng kẻ sẵn khung chữ
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra: 
Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
 Giáo viên dùng chữ mẫu để GTB.
+ Hướng dẫn học sinh viết chữ P:
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu.
Hỏi: Chữ P cao mấy li, rộng mấy li?
 Chữ P gồm mấy nét?
 Chữ P giống chữ nào đã học?
- Giáo viên hướng dẫn và viết mẫu:
 . Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái, dừng bút trên ĐK2.
 . Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5, viết nét cong trên có 2 hai đầu uốn vào trong, dừng bút ở ĐK4.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con.
+ Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng: 
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: 
 Phong cảnh hấp dẫn
- Giáo viên nêu: Phong cảnh hấp dẫn là phong cảnh đẹp, làm mọi người mê say.
- Em có nhận xét gì về độ cao của các con chữ?
- Giáo viên hướng dẫn và viết mẫu: Phong - Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên chấm bài 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi
- Tổ chức cho học sinh thi viết đẹp viết nhanh chữ P- Phong
- Dặn học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Cao 5 li, rộng 4 li.
- Gồm 2 nét. 
- Giống chữ B
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh viết bảng con chữ P từ 2, 3 lần. 
- Học sinh đọc cụm từ. 
- Chữ P, g, h cao 2 li rưỡi, p, d cao 2 li , các chữ còn lại cao 1 li.
- Luyện viết chữ Phong vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt 2 học sinh thi viết
Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 19)
ĐÁP LỜI CHÀO – LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu: 
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại.
 II. Đồ dung dạy học:
	Tranh minh hoạ BT1; Bảng ghi sẵn BT3
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh quan sát tranh.
Hỏi: Tranh 1 minh hoạ điều gì?
Bài 2: Em nói thế nào trong trường hợp sau:
Bạn của chị đến nhà và tự giới thiệu:
- Chị là Thanh, bạn học cùng lớp với chị Hoa của em. Hoa có nhà không em?
Em sẽ nói thế nào nếu:
. Chị em có nhà.
. Chị em không có nhà.
Chia nhóm cho học sinh thảo luận.- đóng vai theo hai tình huống.
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương
3/ Tổng kết:
 - Nhận xét tiết học- Tuyên dương./
- Một chi đang chào các em nhỏ.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi – ghi lời đáp và đóng vai theo nhóm.- Đóng vai trước lớp- Nhận xét
VD: a/ Mình chào Hoa! Mình tên là Thu, học lớp 2/1, trường Tiểu học Tiểu Cần A.
b/ Cháu chào cô! Mẹ cháu có nhà đấy ạ.
- Thảo luận nhóm đóng vai (2 cặp)- Nhận xét.
. Em chào chị Thanh! Chị Hoa có nhà đấy ạ! Mời chị vào nhà chơi.
. Em chào chị Thanh! Chị Hoa không có nhà đâu ạ! Chị có việc gì nhắn lại không?
Toán (Tiết 95)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Thuộc bảng nhân 2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2)
- Biết thừa số, tích.
II. Đồ dùng dạy học
 	 Bảng ghi sẵn các bài tập 
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kỳ trong bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
 + Giới thiệu bài
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
Viết lên bảng:
2
 x 3
- Hỏi: Ta điền mấy vào ô trống? Vì sao?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập, sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Nêu kết quả.
Bài 3 
- Gọi một HS đọc đề bài.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - Lên bảng sửa bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm và cho điểm HS
 Bài 5 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh 
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 2
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh thực hiện.
- Điền 6 vào ô trống vì 2 nhân 3 bằng 6
- Làm bài và chữa bài
2
16
2
10
 x 8 x 5	
 2
4
9
 x 2 + 5
2
8
2
 x 4 - 6
- HS làm bài - Nêu kết quả.
2 cm x 5 = 10 cm 2 kg x 4 = 8 kg
2 cm x 8 = 16 cm 2 kg x 6 = 12 kg
 2 kg x 9 = 18 kg
- Học sinh đọc đề bài
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - Lên bảng sửa bài.
Bài giải
Số bánh xe có tất cả là:
2 x 8 = 16(bánh)
Đáp số: 16 bánh xe. 
 - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi- Nhận xét.
Thừa số
 2
 2
2
2
2
Thừa số
5
7
9
10
2
Tích
10
14
18
20
4
Chính tả (Tiết 38)
 Nghe viết: THƯ TRUNG THU.
 Phân biệt: DẤU HỎI – DẤU NGÃ
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng viết sẵn đoạn văn và các bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên đọc cho học sinh viết: tựu trường, nảy lộc, có ích
2.Bài mới. 
+ Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ. 
- Gọi học sinh đọc
- Hỏi: Bài thơ cho ta biết điều gì?
- Bài thơ có mấy câu?
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Những chữ nào phải viết hoa?
Giáo viên nêu: Chữ “Bác” chỉ Bác Hồ phải viết hoa để tỏ long tôn kính.
- Cho học sinh tìm và nêu từ khó viết- Giáo viên gạch dưới: ngoan ngoãn, cố gắng, gìn giữ, Trung thu.
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con
- Giáo viên đọc đoạn thơ lần 2
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên đọc lại bài.
 - Hướng dẫn học sinh soát lỗi. 
- Giáo viên chấm bài
+ Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề bài
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận – Trình bày.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Cho học sinh làm bài vào vở
- Tổ chức trò chơi: “Viết tiếp sức” . Chon 2 đội chơi, mỗi đội 4 học sinh .
- Hướng dẫn nhận xét và tuyên đương nhóm thắng cuộc. 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết- Sửa chữa lỗi
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về viết lại bài cho đúng 
- 1 học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con
- 2 học sinh đọc lại
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác luôn quan tâm đến các cháu.. 
- Có 12 câu.
- Có 5 chữ.
- Chữ đầu câu và Bác Hồ Chí Minh.
- Học sinh tìm và nêu từ khó viết
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh viết bài vào vở. 
- Học sinh soát bài.
- Soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh thảo luận – Trình bày.
Kết quả: cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, con muỗi.
- Làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi.
Kết quả: thi đỗ, đổ rác
 giả vờ, giã gạo
Nêu từ khó viết
Nghe đọc và đánh vần để viết
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 19:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- GV nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở HS.
 	2/ Kế hoạch tuần 20:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 19 .
 	 	- Giáo dục học sinh không tham của rơi. 
 	- Nhắc nhở và kiểm tra việc học thuộc bảng nhân 2, bảng nhân 3.
 3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19 BUOI CHIEU CHUAN.doc