Tiết 2, 3: TẬP ĐỌC
Những quả đào
I- Mục tiêu :
- Đọc trơn được cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
- Hiểu nghĩa từ mới : hài lòng , thơ dại , nhân hậu .
- Hiểu nội dung của truyện: Nhờ những quả đào, người ông biết được tính nết của từng cháu mình.Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
II- Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ SGK.
Tuần 29: Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2011 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2, 3: Tập đọc Những quả đào I- Mục tiêu : - Đọc trơn được cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. - Hiểu nghĩa từ mới : hài lòng , thơ dại , nhân hậu ... - Hiểu nội dung của truyện: Nhờ những quả đào, người ông biết được tính nết của từng cháu mình.Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. II- Đồ dùng : - Tranh minh hoạ SGK. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1: A- Kiểm tra bài cũ: Đọc học thuộc lòng bài: “Cây dừa” trả lời câu hỏi. Nhận xét, đánh giá cho điểm Vài HS Nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : HS mở SGK 2- Luyện đọc : GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn đọc mấy nhân vật. HS lắng nghe + Đọc từng câu - GV uốn nắn cho HS. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. + Đọc đoạn - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Đọc câu khó : - Quả to này xin phần bà. Ba quả nhỏ hơn phần các cháu. - Ôi,/ cháu của ông còn thơ dại quá!// - HS nêu cách đọc. + Thi đọc giữa các nhóm : Thi giữa các nhóm Nhận xét, đánh giá bình chọn Đại diện nhóm thi đọc Tiết 2: 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: - Người ông dành những quả đào cho ai ? - Người ông đã dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ. Câu 2: - Xuân đã làm gì với những quả đào? - HS trả lời. Câu 3: - Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào? - Sau này Xuân sẽ trở thành một người làm vườn giỏi. - Ông đã nhận xét về Vân như thế nào? - HS trả lời. - Ông đã nhận xét về Việt như thế nào? - HS trả lời. Câu 4: - Em thích nhân vật nào? Vì sao? - HS trả lời. 4- Luyện đọc lại : Đọc sắm vai trong nhóm. HS tự phân vai. Nhận xét chọn cá nhân, nhóm đọc hay. C- Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 4: Đạo Đức Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2) I- Mục tiêu : - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ. - HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. - HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. II- Đồ dùng : - Tranh, ảnh SGK, sưu tầm được. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Xử lí tình huống. Nêu các tình huống HS biết ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật. H: Nếu em là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? GV kết luận : Thuỷ nên khuyên bạn: cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm. - HS thảo luận theo nhóm bốn. - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến. Hoạt động 2 : Tư liệu Giới thiệu tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật. Sau phần trình bày GV tổ chức cho HS thảo luận. HS củng cố khắc sâu bài học. - GV kết luận: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. C- Củng cố- dặn dò: GV chốt kiến thức bài. Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 5: Toán Các số từ 111 đến 200 I- Mục tiêu : Giúp HS biết : - Nhận biết được các số 111 đến 200. - Đọc viết các số từ 111 đến 200. - Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200. - Nắm được thứ tự của các số này. II- Đồ dùng : - Các hình vuông to, nhỏ, hình chữ nhật như bài học SGK. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Đọc viết các số sau: 107, 106, 110, 120. Nhận xét, đánh giá 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. Đọc và phân tích số. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. 2- Bài giảng : * Giới thiệu các số từ 111 đến 200. - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm. - Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 chục vào cột chục, 1 vào cột đơn vi. - Để chỉ tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết 111. - HS viết và đọc số 111. - Giới thiệu số 112, 115 tương tự như giới thiệu số 111. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được. - Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. 3- Luyện tập : Bài 1 : (SGK tr 145) - Viết (theo mẫu): - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra vở lẫn nhau. - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. Bài 2 : (SGK tr 145) Số? ( Phần a) - Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cho cả lớp làm bài vào vở ô li. - Nhận xét và cho điểm. - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kết luận: Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó. Bài 3 : (SGK tr 145) 123124 120152 129120 186186 126122 135125 136136 148128 155158 199200 HS so sánh từng cặp số rồi điền dâu Mời HS đọc bài C- Củng cố- dặn dò: Bài học về kiến thức gì? Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 6: Hướng dẫn tự học I- Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thiện bài học trong ngày. - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định ổn định tổ chức lớp Lớp hát 2. Các hoạt động Hoạt động 1 Hoàn thiện bài học môn: Hoạt động 2 Phụ đạo HS yếu Hoạt động 3 Bồi dưỡng HS giỏi 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 7: mĩ thuật (Đồng chí Hương dạy) Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2011 Tiết 1: chính tả (tập chép) Những quả đào I- Mục tiêu : - Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, in / inh. - Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ. II- Đồ dùng : - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Viết bảng: xâu kim, song cửa. GV nhận xét, cho điểm 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. Nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn viết bài : GV đọc đoạn tập chép 1 HS đọc lại H: Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? HS tự tìm, trả lời + Ngoài các chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao? - Viết hoa tên riêng của các nhân vật: Xuân, Vân, Việt. Chữ dễ lẫn xong, trồng, bé dại, cho 1 HS lên bảng, cả lớp bảng con Viết bài vào vở: Cho HS nhìn bảng tập chép HS viết bài GV quan sát, nhắc nhở Chấm và chữa bài : Soát lỗi Chấm 7-8 bài, nhận xét HS tự đổi vở soát lỗi 3 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2: lựa chọn Cho HS đọc yêu cầu bài HS đọc yêu cầu bài, làm bài, chữa bài, nhận xét GV nhận xét chốt lời giải đúng C- Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 2: Toán Các số có ba chữ số I- Mục tiêu : Giúp HS biết : - Nhận biết các số có ba chữ số là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị. - Đọc viết thành thạo các số ba chữ số. - HS yêu thích giờ học. II- Đồ dùng : - Hình vuông to, nhỏ, hình chữ nhật. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: So sánh dãy số, điền dấu >; <; =; ? 132123 120152 130130 150149 Nhận xét, đánh giá 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. 2- Bài giảng : * Giới thiệu các số có ba chữ số. - Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm? - Có 2 ... i học môn: Hoạt động 2 Phụ đạo HS yếu Hoạt động 3 Bồi dưỡng HS giỏi 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 01 tháng 04 năm 2011 Tiết 1: Tập làm văn Đáp lời chia vui. Nghe, trả lời câu hỏi I- Mục tiêu : - Biết đáp lại lời chia vui của người khác bằng lởi của mình. - Nghe kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương nhớ và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn. II- Đồ dùng : - Bảng phụ bài tập 1. Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Đối thoại Nhận xét, đánh giá HS tự nghĩ ra để đối đáp, nhận xét 2 HS B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: ( miệng) Nói lời chia vui, lời đáp HS đọc yêu cầu của bài, sau đó thực hành theo cặp Thực hành: Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em ! HS 1: cầm bó hoa trao cho HS 2 HS 2: nói lời sinh nhật bạn tròn 8 tuổi GV nhận xét Nhận xét Bài tập 2 : ( viết) Quan sát tranh SGK nói về tranh nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi SGK. HS lần lượt trả lời các câu hỏi Nhận xét “Sự tích hoa dạ lan hương” cho HS nghe Mẫu: a. Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? Vì ông lão nhặtnở hoa. Cho HS làm câu còn lại HS làm bài, chữa bài, nhận xét C- Củng cố- dặn dò: Nêu ý nghĩa câu chuyện? Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách tỏ lòng biết ơn rất cảm động với người đã cứu sống và chăm sóc nó. Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Về nhà thực hành đối đáp lời chia vui với người thân. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 2: âm nhạc (bs) (Đồng chí Lý dạy) Tiết 3: Toán Mét I- Mục tiêu : Giúp HS: - Biết mết là đơn vị đo dộ dài, biết đọc, viết kí hiệu của đơn vị mét (m). - Biết được mối quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : dm, cm. - Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản . II- Đồ dùng : - Thước mét có cạnh cm + 1 sợi dây dài 3m. III- Các hoạt động dạy học : Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ: Đọc và so sánh các số: 299, 420, 875, 950, 1000 GV nhận xét, đánh giá 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con. Nhận xét B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu của bài học. 2- Bài giảng : * Giới thiệu mét (m). - Đưa ra một chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. - Vẽ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 m. - Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m). - Viết “m” lên bảng. - Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. - Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài. - Đoạn thẳng trên dài mấy đê xi met? - Dài 10 dm. - Giới thiệu: 1 m bằng 10 dm và viết lên bảng: 1 m = 10 dm. - HS đọc: 1 mét bằng 10 đê xi met. - Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 mét dài bằng bao nhiêu xăng ti met? - 1 mét dài bằng 100 xăng ti met. - Nêu: 1 mét dài bằng 100 xăng ti met và viết bảng: 1 m = 100 cm. 3- Luyện tập : - Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học. Bài 1 : (SGK tr 150) Số? - Viết bảng: 1 m = cm và hỏi: Điền số nào vào ô trống? Vì sao? - HS nêu yêu cầu của bài. - Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăng ti met. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. Bài 2 : (SGK tr 150) Tính: - Các phép tính trong bài có gì đặc biệt? - HS nêu yêu cầu của bài. - Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét. - Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện như thế nào? - Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả. - Yêu cầu HS tự làm. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ô li. Bài 4 : (SGK tr 150) - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - 2 HS đọc đề toán. Cây dừa : 5 m Cây thông cao hơn : 8 m Cây thông cao : mét? - HS làm bài vào vở ô li. C- Củng cố- dặn dò: GV chốt kiến thức bài. Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Về nhà xem lại bài Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 4: Hướng dẫn tự học I- Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thiện bài học trong ngày. - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. II- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định ổn định tổ chức lớp Lớp hát 2. Các hoạt động Hoạt động 1 Hoàn thiện bài học môn: Hoạt động 2 Phụ đạo HS yếu Hoạt động 3 Bồi dưỡng HS giỏi 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 5: luyện viết Thi viết bài Quả măng cụt I- Mục tiêu: - HS viết được bài viết Quả măng cụt - Viết đúng, đẹp. Có ý thức rèn luyện viết chữ đẹp. II- Đồ dùng: - Bài viết, vở, bút. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS Chuẩn bị vở viết, bút 2. Bài mới Giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu bài học HS nghe Đọc mẫu bài viết 2 HS đọc lại H: Nêu hình dáng bên ngoài của Quả măng cụt? 1 HS nêu, nhận xét Nêu cách trình bày bài viết 1 HS nêu: chữ đầu dòng viết hoa, lùi vào 1 ô Viết bài Đọc cho HS viết bài HS nghe, viết Trình bày bài viết Nhận xét, đánh giá chọn bài viết đẹp, khen Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Tiết 6: giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Bài 3: Bữa ăn cùng khách I- Mục tiêu: - HS nhận thấy được cần phải văn minh, lịch sự trong bữa ăn hoặc khi ngồi ăn với khách. - HS có kỹ năng: biết quan tâm đến mọi người. Phải biết thưa gửi với người lớn tuổi. - Biết nhắc nhở bạn bè những việc sai của bạn - HS có thái độ tôn trọng mọi người. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa SGK. - Thẻ ý kiến.. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 Bài cũ GV nêu câu hỏi bài trước Giáo viên nhận xét GV nhắc lại kiến thức bài hôm trước HS trả lời Lớp nhận xét Hoạt động 2: Nhận xét hành vi GV giới thiệu bài, ghi bảng HS quan sát trình bày kết quả từng tranh GV kết luận từng tranh, tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. GV rút ra lời khuyên từng tranh, liên hệ nội dung từng tranh, lời khuyên thực tế. Hoạt động 3: bày tỏ ý kiến Bài tập 1 GV kết luận hành vi Bống đã mạnh dạn góp ý với Bi, giúp Bi thực hiện tốt việc làm hàng ngày trong bữa ăn. GV gợi ý để HS rút ra lời khuyên và liên hệ với thực tế. 1 HS nêu yêu cầu HS giơ thẻ ý kiến HS rút ra lời khuyên HS liên hệ Hoạt động 4: Trao đổi thực hành Bài tập 2 Giáo viên nhận xét Giáo viên phân tích cái đúng, cái sai và cách ứng xử với thực tế. 1 HS nêu yêu cầu HS thảo luận trình bày kết quả Hoạt động 5: Tổng kết bài Cho HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học và nhắc lại lời khuyên. HS nhắc lại lời khuyên HS chuẩn bị bài 4 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 7: Hướng dẫn tự học I- Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thiện bài học trong ngày. - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. II- Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định ổn định tổ chức lớp Lớp hát 2. Các hoạt động Hoạt động 1 Hoàn thiện bài học môn: Hoạt động 2 Phụ đạo HS yếu Hoạt động 3 Bồi dưỡng HS giỏi 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: