Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 23 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 23 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt

I – MỤC TIÊU:

v v Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

v Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

v Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

v Biết : Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.

v Nhắc mọi người cùng thực hiện.

1. Học sinh hiểu:

- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

2. Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.

3. Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 23 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 13 / 3 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai : 15 / 3 / 2010
TUẦN 27
+
Tiết trong ngày
Môn
Bài
1
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 
 (Tiết 2).
2
Tập đọc- KC
Ôn tập tiết 1 + Kiểm tra đọc
3
Tập đọc - KC
Ôn tập tiết 2 + Kiểm tra đọc
4
Toán
Luyện tập.
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức
Tiết 27 Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 2).
TUẦN 27
I – MỤC TIÊU: 
Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
Biết : Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
Nhắc mọi người cùng thực hiện.
1. Học sinh hiểu:
Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
2. Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Vở bài tập đạo đức 3.
 Phiếu học tập, cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,...để chơi đóng vai.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những việc nên làm về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? - Những việc nên làm về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là: Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn, hỏi mượn khi cần.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Cách tiến hành.
Giáo viên phát phiếu, giao việc yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
Yêu cầu đại diện một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm khác nhận xét bổ sung
Giáo viên kết luận: Tình huống a, c: sai; tình huống b, d: Đúng.
Học sinh thảo luận theo cặp.
Thấy bố đi công tác về...mua quà gì cho mình (Sai).
Mỗi lần sang nhà hàng xóm... Xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. ...(Đ).
Bố công tác ở xa...lấy thư xem Hải viết gì? (Sai)
 Sang nhà bạn...”Cậu thấy tớ xem những đồ chơi này được không ? »(Đ).
Hoạt động 2: Đóng vai.
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành.
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống trong bài tập 5.
Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh...chẳng thấy bạn.
Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ...em làm gì?
Qua bài này, em rút ra bài học gì ?
 * Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm. 
Học sinh thảo luận tình huống và phân vai.
Một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai theo cách của mình trước lớp.
Chờ bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
Học sinh đọc bài học ở SGK trang 41.
4. Củng cố: Tại sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? - Vì: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
5. Dặn dò: Về thực hiện theo bài học.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------0----------------------------------
Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Tiết 79 Bài: ÔN TẬP (TIẾT 1) + KIỂM TRA ĐỌC 
TUẦN 27
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ôn tập Tiết 1
Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng / phút), trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
 Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh ( SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
Học sinh khá giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng / phút), kể được toàn bộ câu chuyện
Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
6 tranh minh họa truyện kể (BT2) trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. Mỗi tiết ôn tập chỉ kiểm tra từ 4 đến 6 học sinh .
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho 4 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. 
( Kim Anh, Quang Anh, Chương, Cường.)
Gọi mỗi HS được kiểm tra đọc 1 đoạn trong bài tránh 2 học sinh kiểm tra liền nhau đọc cùng 1 đoạn và trả lời cùng 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT .
Đọc tiếng : 6 điểm.
 * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
( Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm;
đọc sai từ 3 - 5 tiếng : 2 điểm;
 đọc sai từ 6 -10 tiếng : 1,5 điểm;
đọc sai 11- 15 tiếng : 1,0 điểm;
đọc sai 16 - 20 tiếng: 0,5 điểm; 
đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm).
* Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu ( Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu ) : 1 điểm.
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu ở 3 đến 4 dấu câu : 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu 60 tiếng / phút: 1 điểm 
 ( Đọc từ trên 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu : 0 điểm) .
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng , chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm.
Bài tập 2: Kể lại câu chuyện Quả táo theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện. Sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, biết sử dụng phép nhân hoá làm cho câu chuyện trở nên sống động. 
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh đọc bài, ôn bài.
 Lớp nhận xét bổ sung.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc .
1. Hội vật( trang 58, 59 ).
2. Hội đua voi ở Tây Nguyên ( trang 60, 61).
3. Đối đáp với vua ( trang 49,50 ).
4. Nhà ảo thuật ( trang 40, 41).
5. Nhà bác học và bà cụ ( trang 31,32 ).
6. Ông tổ nghề thêu ( trang 22,23).
Học sinh đọc yêu cầu của bài
Học sinh quan sát tranh, trao đổi theo cặp, quan sát tranh, tập kể theo nội dung một tranh, sử dụng phép nhân hoá trong lời kể.
Học sinh tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
2 học sinh kể lại toàn truyện.
3. Củng cố: 1 học sinh kể lại toàn truyện.
4. Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
---------------------------------------0---------------------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 80 Bài: ÔN TẬP (Tiết 2) + KIỂM TRA ĐỌC
TUẦN 27
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 .
Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá. (BT2 a / b). 
 Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
 Bảng lớp chép bài thơ Em thương bài tập 2.
4 bảng nhóm viết nội dung bài tập 2, kẻ bảng để học sinh làm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ÔN TẬP (Tiết 2)
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. Mỗi tiết ôn tập chỉ kiểm tra từ 4 đến 6 học sinh .
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho 4 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. ( Đăng, Điệp, Hải , Hậu).
Gọi mỗi HS được kiểm tra đọc 1 đoạn trong bài tránh 2 học sinh kiểm tra liền nhau đọc cùng 1 đoạn và trả lời cùng 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT . 
Đọc tiếng : 6 điểm.
 * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
( Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm;
đọc sai từ 3 - 5 tiếng : 2 điểm;
 đọc sai từ 6 -10 tiếng : 1,5 điểm;
đọc sai 11- 15 tiếng : 1,0 điểm;
đọc sai 16 - 20 tiếng: 0,5 đie ... rang 60, 61).
3. Đối đáp với vua ( trang 49,50 ).
4. Nhà ảo thuật ( trang 40, 41).
5. Nhà bác học và bà cụ ( trang 31,32 ).
6. Ông tổ nghề thêu ( trang 22,23).
Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Học sinh lắng nghe – theo dõi.
2 học sinh đọc lại-cả lớp theo dõi SGK.
Chiều chiều từ mái rạ vàng/ Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.
Khói ơi vươn nhẹ lên mây/ Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!
Câu 6 tiếng viết lùi vào 3 ô, câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô.
Học sinh luyện viết vào bảng con các từ dễ sai: mái rạ vàng, xanh rờn, lên mây, bay quẩn
Học sinh nghe - viết bài vào vở.
Học sinh đọc thầm soát lỗi, sửa ra lề lỗi những chữ viết sai.
Học sinh đổi vở cho nhau soát lỗi sai của bạn phát hiện và gạch dưới lỗi sai của bạn bằng bút chì. Học sinh phải tự chữa lỗi của mình.
Học sinh giơ tay.
3. Củng cố: Nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
Câu 6 tiếng viết lùi vào 3 ô, câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô.
4. Dặn dò: Về luyện đọc thêm. Về ôn các bài tập đọc học thuộc lòng đã học .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------0---------------------------------
TUẦN 27
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 27
Môn : Thể dục
Tiết 53 Bài : ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ. 
– TRÒ CHƠI : “HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, cờ nhỏ để cầm (mỗi học sinh 2 lá).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Cán sự tập hợp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Cho học sinh khởi động các khớp.
- Cho học sinh bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 nhóm 3 em lên nhảy dây. 
Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: * Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. 
- Giáo viên điều khiển học sinh tập cả 8 động tác. Sau đó cho cán sự điều khiển.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai.
* Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và điều khiển học sinh chơi (2 lần). 
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
4. Củng cố: - Cho học sinh đi theo vòng tròn, hít thở sâu .
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài thể dục phát triển chung với cờ và nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
12- 14’
9 – 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT 
GH
x x x x x x x
Hoàng Oanh
 X
 X
Hoàng Yến
x x x x x x x 
GH
 * * *
 * * LT *
 * *
 * * *
TUẦN 27
Nghe - viết đúng , trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Học sinh khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng / phút), viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ / 15 phút).
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
TUẦN 27
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 79 Bài: ÔN TẬP (Tiết 1) + BỘ ĐỘI VỀ LÀNG .
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
* Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao.
- Biết đọc vắt dòng (liền hơi) một số dòng thơ cho trọn vẹn ý. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bịn rịn, đơn sơ.
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Học thuộc lòng bài thơ. 
- Giáo dục học sinh kính trọng, yêu quí anh bộ đội.
II - CHUẨN BỊ.
Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK;
- Bảng phụ viết nội dung luyện đọc cho học sinh;
- Bảng nam châm hoặc bảng cài, môït số bông hoa bằng giấy .
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên bảng đọc bài Rước đèn ông sao và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc. 
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* 
* Tập đọc:
*Luyện đọc.
a) Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. Đọc vắt dòng 1+2, 3+43, 5+6; 8+9, 10+11.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: bịn rin, đơn sơ, xôn xao.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về?
+ Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội ?
+ Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy?
* Học thuộc lòng:
- Gọi 2-3 học sinh thi đọc bài thơ.
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn bài thơ, xoá dần cho học sinh đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Thi đọc thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa.
- Một vài học sinh thi đọc thuộc cả bài thơ.
- 
- Nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm.
- Đọc giọng nhẹ nhàng.
- Mái ấm, nhà vui, đàn em...
- Mẹ già bịn rịn, đàn con ờ rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở...chè xanh.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
+Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân.
+Bộ đội phải chịu nhiều vất vả.
+Bộ đội là con em của nhân dân.
+Bộ đội hi sinh để giành lại độc lập.
- 2-3 học sinh đọc.
- Học sinh đọc cá nhân, bàn, nhóm.
- Học sinh hái hoa và đọc thuộc từng khổ thơ.
3. Củng cố: Bài thơ giúp em hiểu điều gì? Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết 
trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
4. Dặn dò: Về học thuộc - Chuẩn bị bài Báo cáo...
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------0--------------------------------------
TUẦN 27
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 27
Môn: Tập đọc+ Kể chuyện
Tiết 80 Bài: ÔN TẬP (Tiết 2) +
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : *Ôn tập tiết 2:
*Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lưng cong cong, lúp xúp.
- Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới (Đường mòn Hồ Chí Minh, thung lũng, mũ tai mèo, chất độc hoá học).
- Hiểu được sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Thêm tranh ảnh bộ đội hành quân.
- Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ và cho biết: Vì sao nnhững chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
2. Bài mới: giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Ôn tập tiết 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài tập đọc kết hợp trả lời câu hỏi trong bài theo đoạn đọc các bài tập đọc đã học ở tuần 19,20.
Giáo viên nhận xét.
* Tập đọc.
* Luyện đọc.
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
1. Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao ?
2. Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc ?
3. Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ ?
*Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc mẫu lại cả bài.
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo bài.
- 
- Học sinh đọc thầm theo.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài
- Học sinh sửa lỗi phát âm.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
Tìm hiểu nghĩa các từ cuối bài.
Luyện đọc trong nhóm.
- Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng đến đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.
- Dốc trơn và lầy/ Đường trơn rất khó đi nên đoàn quân chỉ nhích từng bước.
- Những rặng rừng đỏ lên vì bom Mĩ/ Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thi đọc từng đoạn trong bài.
Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc đúng, hay.
3. Củng cố: Bài đọc này giúp em hiểu điều gì ? (Hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn trong thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ là công việc rất khó khăn, gian khổ).
4. Dặn dò: Về luyện đọc thêm và trả lời câu hỏi. Về ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 27 thu 23.doc