Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học: 2011-2012

Toán

 Số bị chia- Số chia- Thương

A- Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia. Củng cố Kn thực hành chia trong bảng 2

B- Đồ dùng: Các thẻ ghi sẵn như bài học

C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
 Số bị chia- Số chia- Thương
A- Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia. Củng cố Kn thực hành chia trong bảng 2
B- Đồ dùng: Các thẻ ghi sẵn như bài học
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
2 x 3.............2 x 5
10 : 2......... 2 x 4
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu " Số bị chia- Số chia- Thương"
- GV ghi bảng: 6 : 2 =?
- GV giới thiệu( Gắn thẻ)
6 là số bị chia
2 là số chia
3 là thương
- Gv nêu tiếp các VD khác:
10 : 2 = 5 : 18 : 2 = 9
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1:
- Đọc yêu cầu?
- Ghi bảng: 8 : 2 = ?
- Nêu tên gọi các thành phần của phép chia trên?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2:
- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu?
- Treo bảng phụ có ghi 3 phép chia
- Lập phép chia từ phép nhân 2 x 4 = 8?
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Các hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:- Gv nêu 1 số phép chia- HS nêu tên gọi các thành phần của phép chi đó.
* Dặn dò: Ôn lại bài
- Hát
- 2 HS điền trên bảng
- Nhận xét
- HS nêu KQ: 6 : 2 = 3
- HS đọc
- HS đồng thanh
- HS nêu tên gọi các thành phần của phép chia
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- 8 : 2 = 4
- 8 là SBC; 2 là số chia; 4 là thương
- Tính nhẩm
- HS nhẩm và nêu KQ
- Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống
- 8 : 2 = 4; 8 : 4 = 2
- Tương tự HS làm bài vào vở
Thứ hai, ngày 06 thỏng 02 năm 2012
Tập đọc
Bác sĩ sói
I. Mục đớch yờu cầu: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( Ngựa, Sói). Hiểu nội dung chuyện : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
*KNS: Ra quyết dịnh; ứng phó với căng thẳng
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ Đọc bài : Cò và Cuốc. Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì ? GV nhận xột, chấm điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và bài học
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu cả bài
- HD giọng đọc : giọng người kể vui, vẻ tinh nghịch, ....
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ dễ viết sai : rỏ dãi, cuống lên, hiền lành, lễ phép, làm ơn, lựa miếng
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ Chú ý đọc đúng các câu :
- Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, / một ống nghe cặp vào cổ, / một áo choàng khoác lên người, / một chiếc mũ theu chữ thập đỏ chụp lên đầu. //
- Sói mừng rơn, / mon men lại phía sau, / dịnh lựa miếng / đớp sâu vào đùi ngựa cho ngựa hết đường chạy./
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
- 2 HS đọc bài
- Khi lao động, không ngại vất vả, khó khăn
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luyện đọc từ
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- Luyện đọc câu
- Đọc từ ngữ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
+ HS đọc
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? Sói làm gì để lừa Ngựa ?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
- Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá ?
- Chọn tên khác cho chuyện theo gợi ý ?
d. Luyện đọc lại: GV nhắc HS đọc thể hiện rõ lời của từng nhân vật
- Thèm nhỏ rãi
- Nó giả làm bác sĩ để khám bệnh choNgựa
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình đau ở chân sau, nhờ Sói làm ơn xem giúp
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Só cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng hươ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- HS thảo luận, chọn tên cho chuyện
+ 3, 4 nhóm HS ự phân các vai thi đọc chuyện
IV Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm làm việc tốt. Yêu cầu HS về nhà xem trước nhiệm vụ bài kể chuện Bác sĩ Sói. Xem trước bài: Nội quy đảo Khỉ.
Toán
Bảng chia 3
A- Mục tiêu: Thành lập bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3. Vận dụng bảng chia 3 để giải bài toán có liên quan. 
B- Đồ dùng: Các tấm bìa , mỗi tấm có 3 hình tròn. Bảng phụ- Bảng nhân 3.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Đọc bảng chia 2?- Nêu tên gọi các thành phần một số phép tính trong bảng?
3/ Bài mới:
a) HĐ 1:Lập bảng chia 3.
- Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Nêu bài toán:" Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?"
- Nêu phép tính để tìm số chấm tròn?
- Nêu bài toán ngược.
- Đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa?
- Viết lên bảng phép tính: 12 : 3 = 4
* Tương tự với các phép tính khác
- Đọc bảng chia 3?
b) HĐ 2: Thực hành.
* Bài 1:
- HS tự làm bài
- Nêu KQ- GV nhận xét, cho điểm
* Bài 2: 
- Đọc yêu cầu?
- Có tất cả bao nhiêu HS?
- 24 HS chia đều thành mấy tổ?
- Muốn biết mỗi tổ có mấy bạn HS ta làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- BT yêu cầu ta làm gì?
- Số cần điền là số ntn? Vì sao?
- Chữa bài , nhận xét.
4/ Củng cố:
- Đọc bảng chia 3?
* Dặn dò: Ôn bảng chia 3.
- Hát
- 2- 3 HS đọc
- Nhận xét
- Bốn tấm bìa có 12 chấm tròn.
- 3 x 4 = 12
- 12 : 3 = 4
- HS đọc
- HS đọc bảng chia 3- Thi đọc thuộc lòng
- HS tự làm bài vào phiếu HT
- Nêu KQ
- 24 học sinh
- Chia đều thành 3 tổ
- Thực hiện phép chia 24 : 3
 Bài giải
 Mỗi tổ có số học sinh là:
 24 : 3 = 8( học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh
- Điền số thích hợp vào bảng
- Là thương của phép chia. Vì dòng đầu là SBC, dòng hai là số chia, dòng 3 là thương.
- HS làm bài vào Phiếu HT
- Thi đọc bảng chia 3
Chính tả 
(tập chép)
Bác sĩ Sói
I. Mục đớch yờu cầu: Chép chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện bác sĩ Sói. Làm đúng các bài tập phân biệt l / n, hoặc ươc / ươt
II Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả; VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc 6 tiếng bắt đầu bằng r / d / gi 
- GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ, đọc bài chép 1 lần
- Tìm tên riêng trong đoạn chép ?
- Lời của Sói được đặt trong dấu gì ?
+ Từ dễ viết sai : chữa, giúp, trời giáng, ...
* HS chép bài vào VBT
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa, ước mong, khăn ướt, lần lượt, cái lược.
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, sửa sai
- 3 em lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi
- 2, 3 HS đọc lại
- Ngựa, Sói
- Dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm
- HS viết bảng con
+ HS chép bài
+ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên lớp làm
+ Thi tìm nhanh các từ :
- Bắt đầu bằng l / n
- Chứa tiếng có vần ươc / ươt.
+ HS lên bảng làm theo cách thi tiếp sức
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu về nhà viết lại cho đúng những chữ còn sai trong bài chính tả.
Kể chuyện
Bác sĩ Sói
I. Mục đớch yờu cầu: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện. Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm. Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
*KNS: Ra quyết dịnh; ứng phó với căng thẳng
II. Đồ dùng: 4 ttranh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện : Một trí khôn hơn trăm trí 
khôn
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD kể chuyện
* Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện
+ GV treo tranh HD HS quan sát
- Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
- ở tranh 2 Sói thay đổi hình dáng thế nào ?
- Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
- GV và HS nhận xét
* Phân vai, dựng lại câu chuyện
- GV chia HS làm nhiều nhóm
- GV nhận xét
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện
+ HS quan sát tranh minh hoạ
- Ngựa đang gặm cỏ, Só đang rỏ dãi vì thèm thịt Ngựa
- Sói mặc áo khoác trắng, đội mũ thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe, đeo kính, giả làm bác sĩ
- Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón nhón chân chuẩn bị đá
- Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, sói bật ngửa, bốn cẳng hươ giữa trời, mũ văng ra ...
- HS nhìn tranh tập kể 4 đoạn trong nhóm
- Thi kể chuyện giữa các nhóm
+ HS tập kể theo nhóm
- Từng nhóm kể chuyện
- Nhận xét nhóm bạn
Toán
 Một phần ba
A- Mục tiêu: Nhận biết được một phần ba. Biết đọc, viết đúng một phần ba. Rèn KN nhận biết, đọc, viết một phần ba
B- Đồ dùng: Các hình như SGK. Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 9 : 3.........6 : 2
15 : 3...........2 x 2
2 x 5........... 30 : 3
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu "Một phần ba"
- Cho HS quan sát , dùng kéo cắt hình vuông làm 3 phần bằng nhau và giới thiêu: " Có một hình vuông, chia làm ba phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần ba hình vuông"
- Tiến hành tương tự với hình tròn và hình tam giác.'
- Trong toán học để thể hiện một phần ba hình vuông, một phần ba hình tròn...., người ta dùng số" một phần ba", viết là 1/ 3
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1: Đã tô màu hình nào?
- Chấm bài , nhận xét.
* Bài 2:
- Nêu yêu cầu BT?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 3:
- Nhận xét, cho điểm
4/ Củng cố:
- Đọc thuộc lòng bảng chia 3?
* Dặn dò: Ôn lại bài; xem bài Luyện tập.
- Hát
- 3 HS làm
- Nhận xét
- Đọc " Một phần ba"
- Viết : 1 
 3
- Các hình đã tô màu 1/3 là A, D, C
- Hình nào có 1/3 số ô vuông được tô màu?
 HS nêu: - Các hình đó là: A, B, C
- Hình nào đã khoanh tròn vào 1/3 số con gà?
- Hình b. Vì có 12 con gà, chia làm ba phần bằng nhau, thì mỗi phần có 4 con gà, hình b có 4 con gà được khoanh.
- HS đọc cỏ nhõn
Tập đọc
Nội quy Đảo Khỉ
I. Mục đớch yờu cầu: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Đọc rõ, rành rẽ từng điều quy định. Hiểu nghĩa cac từ khó : n ...  Củng cố:
- Đọc thuộc bảng chia 3?
* Dặn dò: Ôn lại bài. Xem bài: Tim một thừa số của phộp nhõn.
- hát
- HS nêu
- Nhận xét
- Hs làm phiếu hT
- Đọc thuộc lòng bảng chia 3
- Mỗi HS làm 1 phép tính nhân và 1 phép chia theo đúng cặp
- Nêu KQ
- Tính theo mẫu
- Bằng 4 cm
- Lấy 8 chia 2 bằng 4 sau đó viết tên đơn vị là cm.
- Làm phiếu HT
- Có 15 túi gạo chia đều vào 3 tuío. Hỏi mỗi túi có mấy kg gạo?
- có tất cả 15 kg gạo
- Nghĩa là chia làm 3 phần bằng nhau, mỗi túi là một phần
 Bài giải
 Mỗi túi gạo có số kg là:
 15 : 3 = 5( kg)
 Đáp số: 5 kg
Bài giải
 27 lít dầu rót được vào số can là:
 27 : 3 = 9( can)
 Đáp số: 9 can.
Chính tả
(nghe - viết)
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục đớch yờu cầu:	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n, ươt / ươc.
II Đồ dùng: Bản đồ Việt nam, bảng phụ viết nội dung BT2. VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : củi lửa, lung linh, nung nấu, nêu gương, bắt chước, ...
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết. 
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào ?
- Tìm câu tả đàn voi vào hội
+ GV chỉ cho HS vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Việt nam
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
* GV đọc, HS viết bài vào vở
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
- Mùa xuân
- hàng trăm con voi nục nịch kéo đến
- HS quan sát
- Tây Nguyên, nườm nượp, ...
+ HS viết bài
+ Điền vào chỗ trống l hay n
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm 
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà viết lại cho đúng những câu viết sai.
	- Xem bài: Quả tim khỉ.
Tập viết
Chữ hoa T
I. Mục đớch yờu cầu: Biết viết chữ T hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng cụm từ Thẳng như ruột ngựa theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II Đồ dùng: GV : Mẫu chữ T viết hoa, bảng phụ viết : Thẳng (1 dòng), Thẳng như ruột ngựa (1 dòng). Vở TV
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : Sáo
- Nhắc lại cụm từ viết giờ trước ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và nhận xét chữ T
- GV treo chữ mẫu
- Chữ T viết hoa cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
- GV HD HS quy trình viết chữ T
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết
* HD HS viết trên bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
c. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
- Nêu cách hiểu cụm từ
* HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét
- Độ cao các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng
+ GV viết mẫu chữ Thẳng trên dòng kẻ
* HD HS viết chữ Thẳng vào bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết
d. HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi giúp đỡ HS
e. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Sáo tắm thì mưa
+ HS quan sát
- Chữ T cao 5 li
- Chữ T được viết bằng 3 nét
- HS quan sát
+ HS tập viết 2, 3 lượt trên bảng con
- Thẳng như ruột ngựa
- Thẳng thắn, không ưng điều gì thì nói ngay
+ T, h, g : cao 2,5 li. t cao : 1,5 li. Các chữ cái còn lại cao 1 li
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
- HS quan sát
+ HS viết
+ HS viết vào vở TV
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Khen ngợi những HS viết đẹp, Nhắc HS tập viết thêm trong vở TV
Thủ công
Ôn tập chương II - Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I Mục tiêu: Cho HS ôn lại kĩ năng qua sản phẩm là một trong những sản phẩm gấp, cắt, dán đã học. 
II Đồ dùng: Các hình mẫu của các bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 để HS xem lại. Giấy mầu
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
+ GV cho HS quan sát từng mẫu gấp
- GV giao nhiệm vụ cho các tổ gấp
* Tổ 1 : gấp cắt dán hình tròn. Gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều
* Tổ 2 : Gấp cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. Cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng
* Tổ 3 : Gấp, cắt, dán phong bì
- GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ HS còn lúng túng
+ GV nhận xét sản phẩm của HS
- Giấy màu
+ HS quan sát
- Từng HS gấp, cắt, dán sản phẩm của mình
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tiếp tục tập gấp, cắt, dán các hình đã học
Toán
 Tìm một thừa số của phép nhân
A- Mục tiêu: HS biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số còn lại của phép nhân. Biết cách trình bày bài toán dạng tìm x
B- Đồ dùng: 3 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 2 chấm tròn. Thẻ từ ghi sẵn :Thừa số- Thừa số- Tích
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1:Hướng dẫn tìm một thừa số của phép nhân.
- Gắn 3 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Nêu phép tính để tìm được số chấm tròn?
- Nêu tên gọi các thành phần của phép tính trên?( Gv gắn thẻ từ)
- Dựa vào phép tính nhân trên , lập phép chia tương ứng?
- Vậy nếu lấy tích chia cho một thừa số thì sẽ được thừa số kia
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
* Hướng dãn tìm thừa số chưa biết:
- Ghi bảng: x x 2 = 8
- x là gì trong phép nhân?
- Muốn tìm thừa số x ta làm ntn?
- Vậy x bằng mấy?
* Tương tự với phép tính 3 x x = 15
- Muốn tìm một thừa số trong ohép nhân ta làm ntn?
b) HĐ 2: Luyện tập
* Bài 1:
- Nhận xét, cho điểm
*Bài 2:
- BT yêu cầu gì?
- x là gì trong phép tính của bài.
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:
- Đọc đề?
- Có bao nhiêu HS ngồi học?
- Mỗi bàn có mấy HS?
- Muốn tìm số bàn ta thực hiện phép tính gì?
Chấm bài, nhận xét
4/ Củng cố:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
* Dặn dò: Ôn lại bài. Xem bài: Luyện tập.
- Hát
- Có 6 chấm tròn
- 2 x 3 = 6
- HS nêu
6 : 2 = 3; 6 : 3 = 2
- Ta lấy tích chia cho thừa số kia
- Hs đọc x x 2 = 8
- x là thừa số
- Ta lấy tích ( 8) chia chia cho thừa số còn lại ( 2)
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Hs tự làm bài
- Nêu KQ
- Tìm x
- x là thừa số chưa biết
trong phép nhân
- Lớp làm phiếu HT
x x 3 = 12 3 x x = 21
 x = 12 : 3 x = 21 : 3
 x = 4 x = 7
 - Hs đọc đề
- Có 20 học sinh ngồi học
- Mỗi bàn có 2 học sinh
- Phép chia: 20 : 2 
- 1 HS giải trên bảng- Lớp làm vở
 Bài giải
 Số bàn học có là:
 20 : 2 = 10
 Đáp số: 10 bàn 
- HS nêu thuộc lòng
Tập làm văn
Đáp lời khẳng định. Viết nội quy
I. Mục đớch yờu cầu:	Rèn kĩ năng nghe, nói. Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự. Rèn kĩ năng viết : biết viết lại một vài điều trong nội quy của trường. Khụng làm BT1. 2.
*KNS :Giao tiếp :ứng xử văn hoá; Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng: Nội quy nhà trường, bảng phụ ghi BT2, tranh ảnh hươu sao, con báo. SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
+ GV tạo ra hai tình huống
- 2 HS đáp lại
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1: Giảm tải
- Đọc yêu cầu bài tập
- Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai vứi ai ?
- Trao đổi về việc gì ?
- GV nhận xét
* Bài tập 2 : Giảm tải 
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV giới thiệu tranh, ảnh hươu sao và báo
- GV nhận xét
* Bài tập 3 
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV kiểm tra chấm vở một số bài
- 1 cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp
+ Đọc lời các nhân vật trong tranh
- HS quan sát bức tranh
- Giữa các bạn HS đi xem xiếc với cô bán vé
- Các bạn hỏi cô ..... cô đáp ......
- Từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi đáp
+ Nói lời đáp của em
- 1 cặp HS thực hành hỏi đáp
- Nhận xét bạn
+ Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em
- 1, 2 HS đọc thành tiếng bản nội quy
- HS tự chọn và chép vào vở 2, 3 điều trong bản nội quy
- 5, 6 HS đọc bài làm của mình
IV Hoạt động nối tiếp
	- GV nhận xét tiết học
	- Yêu cầu về nhà thực hành nói những điều đã học.
	- Xem bài: Đỏp lời phủ định. Nghe, trả lời cõu hỏi.
Đạo đức
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Hiểu: Thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và bản thân mình. Có thái độ tôn trọng những người biết cư xử đúng mực.
*KNS: KN giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại .
II. Tài liệu- phương tiện: Bộ đồ chơi điện thoại
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã biết nhận lỗi và sửa lỗi chưa ?
- Nêu những tấm gương biết nhận lỗi và sửa lỗi ?
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Gv nêu nội dung bài học.
HĐ2: Thảo luận
- GV hướng dẫn HS đóng vai theo tình huống của bài tập 1.
+ Khi điện thoại reo bạn Vinh đã làm gì và nói gì khi nghe điện thoại ?
* Gv kết luận.
HĐ3: Sắp xếp câu
- GV ghi các từ ngữ lên bảng yêu cầu HS sắp xếp lại các câu.
* GV kết luận.
HĐ4: Thảo luận nhóm
- Cho các nhóm sử dụng điện thoại tập gọi và đối thoại
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Thực hành theo bài học.
- Chuẩn bị cho tiết 2.
- HS tự liên hệ
- Nêu tấm gương tiêu biểu/
- Nhận xét, đánh giá
- HS nghe
- HS nhận tình huống, thảo luận theo cặp và đóng vai
- Từng cặp HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc và sắp xếp lại cho đúng trình tự nhân và gọi điện thoại.
- Trình bày
- Thực hành nhận và gọi điện thoại.
Sinh hoạt lớp 
I. Nhận định tuần 23:
a. GV nhận xét chung
	- HS đi đều, đúng giờ
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
	- Thực hiện tốt hoạt động giữa giờ
	- Tham gia đầy đủ các phong trào đội
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
b. Tồn tại
	- Còn có hiện tượng nói chuyện riêng: Luõn, Ngọc Sơn, Thanh Phỳc
c. ý kiến bổ xung của HS
II. Phương hướng tuần 24:
	- Duy trì tốt nề nếp lớp
	- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
	- chuẩn bị thi giữa học kỡ II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2011_2012.doc