Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 22 - Dương Thị Huệ

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 22 - Dương Thị Huệ

Tiết 22 ĐẠO ĐỨC

 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. HS biết:

- Cần nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau

- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng ngưới khác.

2. HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.

3. HS biết quý trọng những người biết nói lời yệu cầu, đề nghị phù hợp.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh tình huống cho hành động 1tiết 1.

- Phiếu học tập.

- Bộ tranh nhỏ.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 22 - Dương Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22	Ngày soạn : Thứ bảy , ngày 11 tháng 2 năm 2006.
 Ngày dạy : Thứ 6 , ngày 17 tháng 2 năm 2006.
Tiết 22 ĐẠO ĐỨC
 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. HS biết: 
- Cần nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau 
- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng ngưới khác.
2. HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
3. HS biết quý trọng những người biết nói lời yệu cầu, đề nghị phù hợp.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh tình huống cho hành động 1tiết 1.
- Phiếu học tập.
- Bộ tranh nhỏ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Ổn định tổ chức:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
 + HS1: Muốn mượn bút của bạn em nói lời yêu cầu như thế nào?
 + HS2: Muốn nhờ mẹ mua quà sinh nhật bạn em nói đề nghị như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta luyện tập biết nói lời yêu cầu , đề nghị.
- Ghi đề bài.
2.2: Hoạt động 1:HS tự liên hệ.
* Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu : Những em nào đã biết nói lới yêu cầu , đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ ? Hãy kể lại một vài trường hợp.
- GV nhận xét khen những em biết thực hiện.
2.3: Hoạt động 2: Đóng vai.
* Tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu cho HS thảo luận tình huống, đóng vai theo từng cặp.
Tình huống 1: Em muốn được bố hoặc mẹ cho 
- 2 HS trả lời:Tùng , Vũ.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe. Ghi đề bài.
- HS tự liên hệ và kể.
- Từng cặp HS thảo luận , đóng vai.
đi chơi vào ngày chủ nhật.
Tình huống 2: Em muốn hỏi nhờ chú công an đường đi đến nhà người quen.
Tình huống 3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ cây bút.
- Mời vài ba cặp đóng trước lớp.
GV kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ dù nhỏ của ngưới khác , em cần có lời nói và hành động phù hợp.
2.4 : Hoạt động 3: 
Trò chơi “ Văn minh-lịch sự”
* Cách tiến hành: 
- Phổ biến luật chơi.
Người chủ trò đúng trên bảng nói to một câu đề nghị nào đó đối với các bạn trong lớp.
Chẳng hạn:
- Mời các bạn đứng lên.
- Mời các bạn ngồi xuống.
- Tôi muốn các bạn giơ tay phải.
Nếu là lời lịch sự thì thực hiện theo, nếu lời không lịch sự không làm theo , ai sai bị phạt.
- Nhận xét 
Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
3.Củng cố : 
- Cần nói lời yêu cầu ,đề nghị với người khác như thế nào ?
-Chốt ý
 Biết nói lời yêu cầu ,đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là sự tôn trọng người khác .
4. Dặn dò:
- Về nhà thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 Nhận xét tiết học.
- Lớp nhận xét , góp ý.
.
-Lắng nghe.
- Thực hiện trò chơi.
- Cho HS thay phiên nhau làm quản trò.
- Nói lịch sự thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 64
 TẬP ĐỌC 
 	 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc : đọc lưu loát .Đọc đúng các từ khó dễ lầm và giọng đọc vui tươi, nhí nhảnh.
Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Phân biệt được lời nhân vật với người dẫn truyện.
2. Hiểu: Hiểu được ý nghĩa của các từ mới :ngầm, cuống quýt , đắn đo, thình lình, coi thường, trốn đằng trời, buồn bã, quý trọng. 
* Câu truyện ca ngợi sự thông minh lanh lợi của gà rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn không nên kiêu căng coi thường người khác.
3 .Học thuộc lòng bài vè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ ghi sẵn các câu, từ cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài vè chim.
 - Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
2.1:Giới thiệu bài : Treo tranh 1: Tranh vẽ cảnh gì?
 - Rút đề bài.Ghi bảng.
2.2: Luyện đọc:
a, Đọc mẫu: Đọc mẫu tòan bài.
- Giọng đọc dẫn truyện thong thả.
- Giọng chồn khi chưa gặp nạn thì hênh hoang, khi gặp nạn thì ỉu xìu, buồn bã.
- Giọng gà rừng khiêm tốn, bình tĩnh, tự tin.
b, Đọc câu:
- Nghe và chỉnh sửa.
c, Đọc đoạn:
Gọi HS đọc chú giải
 + Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được chia như thế nào?
 Gọi HS đọc đoạn 1
- Nêu cách ngắt giọng của câu văn đầu trong bài: “ Gà rừng và chồn là đôi bạn thân /nhưng chồn vẫn ngầm coi thường bạn.//”
- 2 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi:Vi, Long.
- Một anh thợ săn đang đuổi con Gà.
 - Lắng nghe. Ghi đề bài
-Theo dõi.
- Đọc cá nhân .
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS đọc, lớp theo dõi.
- Có 4 đoạn
Đoạn 1: Gà Rừng hàng trăm.
Đoạn 2: Một buổi sáng còn trí khôn nào cả.
Đoạn 3: Đắn đo một lúc  vào rừng.
Đoạn 4: còn lại. 
- HS đọc.
 HS vưà đọc bài nêu cách ngắt giọng.
 Lớp nhận xét thống nhất cách ngắt 
giọng.
Tiết 106
 TOÁN
	 KIỂM TRA
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2006.
 Ngày dạy : Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006.
 ÂM NHẠC
Tiết 21 ÔN TẬP BÀI HÁT : HOA LÁ MÙA XUÂN
I. MỤC TIÊU:
- Học ôn bài hát: Hoa lá mùa xuân. Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Tập hát gọn tiếng rõ lời, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bà.
 - Hát kết hợp với múa đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
Băng nhạc bài hát lớp 2. Nhạc cụ dạy âm nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Ổn định tổ chức:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên hát bài Hoa lá mùa xuân
- Nhận xét bài cũ. Ghi điểm
2. Bài mới :
* Hoạt động 1:
- Ôn tập bài hát .
- Cho HS nghe băng nhạc .
- Chú ý hướng dẫn các em hát gọn tiếng, rõ lời và lấy hơi đúng chỗ.
-Tập cho HS hát gõ đệm theo nhịp 2
 Tôi là lá tôi là hoa.
 Tôi là hoa lá hoa mùa xuân 
- Hướng dẫn hát đối đáp .
- Theo dõi ,động viên HS.
*Hoạt động 2:
- Hát kết hợp vận động múa phụ hoạ.
- Gọi từng nhóm tìm vài động tác múa.
- Lấy vài động tác hay kết hợp múa.
3. Củng cố:
 -Gọi HS lên hát múa và gõ đệmtheo phách,nhịp 2 vài động tác múa . 
4. Dặn dò:
 - Về ôn lại bài hát. Chuẩn bị bài: Chú chim nhỏ dễ thương.
-2 HS lên hát: Thành , Tùng.
- Nghe.
- Nghe và hát thầm theo.
- Theo dõi.
- Hát theo dãy tổ nhóm .
- Hát thep nhóm dãy.
- Chia 2 nhóm.
- Mỗi nhóm hát 1 câu.
- Cả 2 nhóm cùng hát và đệm theo phách.
 Cho đời muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi.
- Thảo luận rồi tìm vài động tác múa đơn giản.
 Từng nhóm biểu diễn .
 Cả lớp biểu diễn múa .
- Biểu diễn theo ca nhân, nhóm.
-Lắng nghe.
Tiết 107 	 
 TOÁN
 PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU:
- Sau bài học, học sinh có thể :Nhận biết được phép chia (phép chia là phép tính ngược của phép nhân) . Biết đọc viết và tính kết quả của phép nhân.
- Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gồm 6 bông hoa , 6 hình vuông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
2. Bài mới :
2.1: Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng. 
2.2: Giới thiệu phép chia:.
Phép chia: 6 : 2 =3
- Treo 6 bông hoa và nêu bài tóan : “ có 6 bông hoa chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy bông hoa?”
 Bài toán 2: Có 6 ô vuông , chia thành 2 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô vuông?
- Khi chia 6 ô vuông thành 2 phần bằng nhau thì mỗi phần có mấy ô vuông?
*Chốt: 6 bông hoa chia đều cho 2 bạn thì mỗi bạn được 3 bông hoa. 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 ô vuông. Ta có phép tính để tìm số hoa cho mỗi bạn , số ô vuông cho mỗi phần là : 
 6 : 2 = 3
 Ghi : 6 : 2 = 3 . Chỉ vào dấu “:”. Đây là dấu chia đọc là 6 : 2 = 3.
Phép chia: 6 : 3 = 2
- Nêu bài toán : Có 6 bông hoa chia đều cho một số bạn, mỗi bạn được 3 bông hoa. Hỏi có mấy bạn được nhận hoa?
-Có 6 ô vuông, chia thành các phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi chia được mấy phần bằng nhau?
GV chốt: Để tìm số bạn được nhận hoa, số phần chia.
- 2 học sinh làm bài bảng lớn, lớp làm nháp: Hào , Hân.
HS lắng nghe. Ghi đề bài
- Một học sinh thực hiện chia 6 bông hoa cho hai bạn . Lớp theo dõi.
-  mỗi bạn có 3 bông
+ Học sinh lấy ô vuông cùng thao tác.
- Học sinh làm bảng lớp
- Mỗi phần có 3 ô vuông
- Học sinh chia bằng đồ dùng trực quan và nêu kết quả. Có 2 bạn được nhận hoa .
- Học sinh thực hiện chia bằng trực quan và nêu kết quả chia được hai phần.
mỗi phần có 3 ô vuông, ta có phép chia nào?
 Ghi : 6 : 3 = 2
c. Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
-Nêu bài toán: Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần có mấy ô vuông?
 Hãy nêu phép tính để tìm tổng số ô vuông
- Nêu bài toán : có 6 ô vuông chia thành 2 phần thì mỗi phần có mấy ô vuông? Hãy nêu phép tính tìm số ô vuông của mỗi phần? 
- Có 6 ô vuông chia thành các phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi chia được mấy phần như thế? 
* GV nêu : 3 x 2 = 6 nên 6 :2 = 3 và
 6 :3 = 2 đó là quan hệ giữa phép nhân và phép chia .Từ một phép nhân ta lập được 2 phép chia tương ứng.
- Học sinh lên bảng lập phép chia 6 : 3 = 2
- Đọc cá nhân
- HS suy nghĩ và trả lời có 6 ô vuông
- 3 x 2 = 6
- Mỗi phần có 3 ô vuông.
- PT 6 : 3 = 2
- HS nêu : 6 : 3 = 2
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu ba ...  có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình.
* Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi chúng ta
Nên bỏ qua và thông cảm với họ.
- 2 HS: Hiền, Hào đọc đoạn văn viết về một loài chim mà con yêu thích.
-Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn bên cạnh.
- Bạn nói tớ xin lỗi, tớ vô ý quá.
- Bạn nói khộng sao.
- 2 HS đóng vai 
- Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn.
Bài 2:Viết sẵn các tình huống vào giấy .
- Gọi 1 cặp HS lên bảng thực hành tình huống 
- 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy và 1 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành.
Bài 3:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Treo bảng phụ.
 + Đoạn văn tả về loài chim gì?
- Yêu cầu HS tự làm và đọc bài của mình.
 Nhận xét và chốt câu đúng b-d-a-c
Nhận xét và cho điểm.
3.Củng cố : 
- Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi?
- Nhận xét 
- Gọi HS đọc bài tập 3 của mình .
4.Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Về nhà thực hiện đáp lại lời xin lỗi người khác trong cuộc sống hàng ngày
- HS1: Một bạn vội nói với một bạn trên cầu thang “xin lỗõi cho tớ đi trước một chút” bạn đáp lại thế nào?
- HS 2 :Mời bạn không sao bạn cứ đi trước.
- Tình huống b:
Không sao. / có sao đâu. / Không có gì.
- Tình huống c:
Không sao. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé. Không sao tớ giặt là nó sạch lại thôi.
- HS đọc lớp đọc thầm.
- Chim gáy.
- HS làm bài vở và 3 em đọc bài làm.
Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Chú nhẩn nha nhặt thóc xa bên từng gốc rạ. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Thỉnh thoảng chú cất tiếng gáy “cúc cu cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.
HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 110 	
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS 
- Học thuộc bảng chia 2
- Aùp dụng bảng chia 2 để giải các bài tập liên quan.
- Củng cố biểu tượng về một phần hai.
Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, chính xác
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV vẽ lên bảng một số hình hình học. Yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu một phần hai hình
Nhận xét và cho điểm học sinh. 
2. Bài mới :
2.1: Giới thiệu bài: Trong giờ học tóan hôm nay các em sẽ được luyện tập và thực hành vế các kiến thức trong bảng chia 2, một phần 2.
- Ghi đề bài lên bảng. 
2.2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS làm bài
Nhận xét và cho điểm
- Gọi HS đọc bảng chia 2
Bài 2: nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn
- Nhận xét và cho điểm
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
+ Có tất cả bao nhiêu lá cờ?
+ Chia đều cho hai tổ nghĩa là chia như thế nào?
- Gọi 1 HS làm bảng lớn.
Cho học sinh thảo luận nhóm. 
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở
Gọi 1HS lên bảng làm
- HS quan sát hình vẽ và giơ tay phát biểu ý kiến.
HS lắng nghe. Ghi đề bài
 - 1 HS làm bài bảng, lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi người làm một phép tính nhân và một phép tính chia.
- Lớp làm vở.
- Đọc đề bài.
- Nghĩa là chia thành hai phần bằng nhau.
Học sinh thảo luận nhóm. 
Đại diện nhóm trình bày.
HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở
 -1HS lên bảng làm
 Tóm tắt:
Bài 4: gọi 1 HS đọc đề bài.
- Chấm một số bài, nhận xét
Bài 5: Bài tập các em quan sát hình vẽ và cho biết hình nào có một phần hai số con chim đang bay.
* Tương tự hỏi hình c
Nhận xét và cho điểm
3.Củng cố :
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia hai
4. Dặn dò:
-Về nhà học thuộc lòng bảng chia 2 và tập chia phần theo 1/2.
Nhận xét tiết học.
 2 tổ : 18 lá cờ
 1 tổ :  lá cờ? 
Giải:
 Số lá cờ mỗi tổ nhận là:
18 : 2 = 9(lá cờ)
Đáp số: 9 lá cờ.
- Đọc đề bài. Lớp đọc thầm.
- HS tự làm vở.
 Tóm tắt: 
 2 bạn : 1 hàng
20 bạn : hàng
 Giải:
 20 bạn xếp được số hàng là: 
 20 : 2 = 10 (hàng)
 Đáp số: 10 hàng.
- Quan sát và trả lời hình a, c
- Vì ở hình a tổng số chim được chia thành hai phần bằng nhau và mỗi phần có 4 con chim.
2 HS đọc thuộc lòng
HS lắng nghe
Tiết 22
TẬP VIẾT
 CHỮ S HOA 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng sáo tắm thì mưa theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
Rèn HS tính chăm chỉ, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Viết chữ S hoa đặt trong khung chữ.
-Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Sáo tắm thì mưa
HS : bảng phấn, vở tập viết.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS viết bảng lớn chữ R từ ríu rít.
 Nhận xét. Ghi điểm .
2. Bài mới:
2.1: Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các con sẽ tập viết chũ S hoa và cụm từ ứng dụng Sáo tắm thì mưa.
2.2: Hướng dẫn tập viết:
a,Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Cho HS quan sát chữ mẫu 
 + Chữ S hoa cao mấy dòng li?
 + Chữ S hoa gồm mấy nét là những nét nào?
Vừa viết và hướng dẫn cách viết : dừng bút ở đường kẻ 6 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút lại đường kẻ 6. Đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên đường kẻ 2.
- 2 HS: Vinh, Tùng viết bảng lớn , lớp viết bảng con.
HS lắng nghe. Ghi đề bài
- Quan sát nhận xét.
- Chữ S hoa cao 5 dòng li.
- Viết một nét liền và hai nét cơ bản. Nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu.
 - Tô tay trên không.
- Theo dõi và uốn nắn.
 Nhận xét và sửa sai.
b,Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc.
Sáo tắm thì mưa là nói về kinh nghiệm trong dân gian , hễ thấy sáo tắm thì trời sẽ mưa.
* Quan sát nhận xét:
Cụm từ sáo tắm thì mưa có mấy chữ và chữ S hoa cao mấy li?
 + Các chữ còn lại cao mấy li?
 + Nêu vị trí dấu thanh có trong cụm từ?
 + Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
* Viết bảng: Yêu cầu HS viết chữ áo vào bảng con.
- Nhận xét và sửa sai.
c, Hướng dẫn viết vở:
-Chỉnh sửa lỗi.
3.Củng cố : 
- 2 HS thi viết bảng lớn: S, S, áo.
- Nhận xét chọn em viết đẹp.
 4. Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
- Viết bảng con hai lần.
- Đọc cá nhân.
- Có 4 chữ ghép lại là: sáo, tắm , thì, mưa.
Chữ S cao 2,5dòng li.
- Chữ t cao 1,5 dòng li, còn lại cao 1 dòng li.
- Dấu sắc đặt trên chữ ă, dấu huyền đặt trên chữ i.
- Bằng một con chữ.
- Viết bảng.
- HS viết.
 1 dòng chữ S cỡ vừa
 2 dòng chữ S cỡ nhỏ
 1 dòng chữ sáo cỡ nhỏ
 1 dòng chữ sáo cở vừa.
 3 dòng cụm từ ứng dụng.
- Viết bảng lớn.
Tiết 22
 TỰ NHIÊN _ XÃ HỘI (tiếp theo)
 CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU : 
HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
- HS ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu câu hỏi
 Nêu nghề tiêu biểu của địa phương em?
 Ích lợi của nghề đó đối với địa phương?
- Nhận xét và cho điểm 
2. Bài mới :
2.1:Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cuộc sống xung quanh.
- Ghi đề bài.
2.2:Hoạt động 1: kể tên một số nghành nghề ở thành phố.
- Cho HS thảo luận cặp đôi để kể tên một số nghành nghề ở thành phố mà em biết.
Từ kết quả trên em rút ra điều gì?
Kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau của mọi miền Tổ Quốc. Những người dân thành phố cũng làm nhiều nghề khác nhau.
Họat động 2: Kể và nói tên một số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo câu 
hỏi:
 Mô tả những gì nhìn thấy trong các hình vẽ?
 Nói tên nghành nghề của người dân trong hình vẽ?
 Nhận xét chốt ý đúng .
- Hình 2:vẽ bến cảng, ở đó có nhiều tàu thuyền, ô tô, cần cẩu, qua lại.
- 2 HS: Mạnh, Thư trả lời:
HS lắng nghe. Ghi đề bài
- HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
- Đại diện nêu kết quả, nhóm khác góp ý.
- Ở thành phố cũng có nhiều nghề khác nhau.
- HS thảo luận theo nhóm:
 Nhóm 1: Hình 2
 Nhóm 2: Hình 3
Nhóm 3: Hình 4
 Nhóm 4: Hình 5
Đại diện các nhóm nêu kết quả về hình của mình theo câu hỏi .
Người dân làm ở đó có thể là bác lái xe, bốc vác, lái tàu
- Hình 3:vẽ một khu chợ. Ở đó có rất nhiều người :người mua hàng, bán hàng tấp nập.
- Hình 4:vẽ một nhà máy. Trong nhà máy các cô chú công nhân đang làm việc.
- Hình 5:vẽ một khu nhà có nhà trẻ, bách hóa , giải khát. Những người trong đó có thể là người bảo vệ , cô giáo, người bàn hàng
Họat động 3: Liên hệ thực tế.
*Với học sinh nông thôn.
Yêu cầu :
+Thảo luận cặp đôi để biết mình sống ở huyện nào.
 +Những người dân nơi bạn sống làm nghề gì?
 +Mô tả lại công việc của họ cho lớp biết .
3.Củng cố : Trò chơi: bạn làm nghề gì
- GV phổ biến cách chơi :GV gọi tên một HS lên bảng đứng quay mặt xuống lớp nói 3 câu mô tả đặc điểm ,công việc phải làm của nghề đó .Sau 3 câu gợi ý em trên bảng phải nói được đó là nghề nào?Nếu đúng được chỉ tên bạn khác ,nếu sai thì em đó phải chơi lại.
4. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm nhận xét , bổ sung
- HS thảo luận và trình bày kết quả.
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_22_duong_thi_hue.doc