Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16; Thứ 2, 3, 4 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16; Thứ 2, 3, 4 - Năm học 2009-2010

Tiết 1: TOÁN

NGÀY – GIỜ

I/ MỤC TIÊU:

Giúp HS:

 - Nhận biết được một ngày có 24 giờ.

 - Biết cách gọi tên giờ trong một ngày.

 - Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian : Ngày, giờ.

 - Củng cố biểu tượng về thởi điểm, khoảng thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ.

 - Bước đầu có hiêủ biết về đơn vị thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài. Đồng hồ để bàn. Đồng hồ điện tử.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát

2. Kiểm tra bài cũ: (3) GV goị 3 HS lên bảng làm bài tập.

 

doc 14 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16; Thứ 2, 3, 4 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: TOÁN
NGÀY – GIỜ
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 - Nhận biết được một ngày có 24 giờ.
 - Biết cách gọi tên giờ trong một ngày.
 - Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian : Ngày, giờ.
 - Củng cố biểu tượng về thởi điểm, khoảng thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ.
 - Bước đầu có hiêủ biết về đơn vị thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài. Đồng hồ để bàn. Đồng hồ điện tử.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) GV goị 3 HS lên bảng làm bài tập.
 HS 1: x +14 = 40 HS 2: 52 - x = 17 HS 3: x – 22 = 38
3.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn, ghi tên bài lên bảng. (1 phút)
*Hoạt động 1:Giới thiệu ngày, giờ: ( 15 phút).
Bước 1: 
- Yêu cầu HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm.
- Nêu: “Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời”.
- Đưa ra mặt đồng hồ, quay đến 5 giờ và hỏi:Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
- Quay mặt đồng hồ đến 11 giờ và hỏi:
? Lúc 11 giờ trưa em làm gì?
- Quay đồng hồ đến 2 giờ và hỏi:
? Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 8 giờ và hỏi:
? Lúc 8 giờ tối em em làm gì?
- Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi:
Lúc 12 giờ đêm em làm gì?
- Giới thiệu: “Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm”.
Bước 2: 
- GV nêu: “Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước ®12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết một ngày”.
? Vậy 1ngày có bao nhiêu giờ?
- 24 giờ trong ngày lại chia ra các buổi.
- Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi.
? Buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc mấy giờ?
- Làm tương tự với các buổi còn lại
? 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- GV có thể nêu tên các giờ khác.
*Hoạt động 2: Thực hành: (15 phút).
 Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
? Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?
? Điền số mấy vào chỗ chấm?
? Em tập thể dục lúc mấy giờ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
 Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài.
? Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ?
? Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng?
? Hãy đọc câu trên bức tranh 2.
? 17 giờ còn gọi mấy giờ chiều?
? Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều?
? Bức tranh 4 vẽ điều gì?
? Đồng hồ nào chỉ 10 giờ đêm?
? Vậy còn bức tranh cuối cùng?
 Bài 3:
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
4.Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
? Một ngày có mấy giờ?
? Một ngày bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc mấy giờ?
? Một ngày chia làm mấy buổi? 
? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy gờ
-Về nhà xem lại bài đã học và luyện tập kĩ cách xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Bây giờ là ban ngày.
- Bây giờ em đang ngủ.
- Em ăn cơm cùng các bạn.
- Em đang học bài cùng các bạn.
- Em xem ti vi.
- Em đang ngủ.
-HS nhắc lại.
- HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời:
- 1 ngày có 24 giờ.
-1 giờ sáng ® 10 giờ sáng.
- HS làm tương tự.
- Còn gọi là 13 giờ.
- Xem giờ® ghi số chỉ giờ vào chỗ
- Chỉ 6 giờ.
- Điền 6
- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
- Làm bài. 1 HS đọc và chữa bài.
- Đọc đề bài.
- Lúc 7 giờ sáng.
- Đồng hồ C
- Em chơi thả diều lúc 17 giờ.
- 17giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
- Đồng hồ D chỉ 5 giờ chiều.
- Em ngủ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ B chỉ 10 giờ đêm.
- Em đọc truyện lúc 8g tối. Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối.
- Làm bài.
- 20 giờ hay 8 giờ tối.
Tiết 2: ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I/ MỤC TIÊU:
 - HS biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 - HS có thái độ tôn trọng những quy định về giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Dụng cụ lao động như chổi, sọt đựng rác,..
 - Các tấm bìa có ghi sẵn nội dung để chơi trò chơi.
 - Vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút) .
 - HS 1: Kể tên những nơi công cộng mà em biết?
 - HS 2: Ích lợi của việc giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng?
 - GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).
*Hoạt động 1: Trò chơi “Cùng giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng”. (10 phút).
- GV phát những tấm bìa cho các nhóm
 + Nhóm 1:Công viên: Cây cối; hoa, lá; ghế đá; cột đèn; vỏ bánh kẹo, hoa quả.
 + Nhóm 2: Rạp chiếu phim: Mua vé; phòng chiếu; nói chuyện; ăn quà.
 + Nhóm 3: Bảo tàng: Các hiện vật trưng bày; im lặng, đi nhẹ nhàng; cười to; đi lại lung tung, ăn quà.
 + Nhóm 4: Trên đường phố: Đi dưới lòng đường; đi bộ dàn hàng ngang; vỏ bánh kẹo; thùng rác.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
- Lấy tấm bìa bấc kì, ví dụ như cây cối Yêu cầu HS nói điều nên làm hoặc không nên làm với cây cối nơi công cộng.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm dán bảng nội quy của nhóm mình xây đựng được lên bảng và cử 1 bạn đọc.
- GV cùng HS chấm điểm, chọn bảng nội quy đúng, ngắn gọn, đầy đủ để trao giải
*Hoạt động 2: Thực hành giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. (16 phút).
a. GV đưa HS đi dọn vệ sinh 1 nơi công cộng gần trường, mang theo chổi, sọt rác.
b. GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cụ thể cho HS.
c. Yêu cầu nêu kất quả.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá.
? Các em đã làm được những việc gì?
? Giờ đây nơi công cộng này như thế nào?
-GV tuyên dương những HS gương mẫu.
KẾT LUẬN: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mọi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
? Vì sao chúng ta phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
? Thế nào là giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
- GV nhận xét tiết học.
- Các nhóm nhận các tấm bìa có ghi sẵn nội dung.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu: Cần bảo vệ cây cối; không được phá hoại cây cối,..
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lên dán bảng nội quy của nhóm mình, sau đó cử đại diện đoc bảng nội quy của nhóm mình.
+ Ví dụ: Nhóm 4 : Trên đường phố.
1. Đi trên vỉa hè,không đi dưới lòng đường.
2. Không đi dàn hàng ngang.
3. Vức rác vào thùng rác.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- HS thực hiện công việc.
- Nêu kết quả cần đạt được.
- HS nghe.
- HS ghi nhớ và thực hiện bài học trong cuộc sống hằng ngày. 
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn được cả bài.
 - Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại
 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, sau các cụm từ. 
 - Hiểu nghĩa các từ :thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động, hài lòng..
 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - Gọi 3 HS lên bảng đọc truyện vui Bán chó sau đó lần lượt trả lời câu hỏi 1,2,3 trong bài này.
 - GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1phút).
*Hoạt động 1:Luyện đọc : (20 phút).
- GV đọc mẫu toàn bài. Sau đó yêu cầu HS đọc lại.Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm.
- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ.
- Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu.
- Yêu cầu HS đọc các câu cần luyện ngắt giọng.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm. 
- Đọc đồng thanh.
*Hoạt động 2: Thi đọc giữa các nhóm:
- GV nhận xét chung.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu
+ Bé rất thích chó/nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
Cún mang cho Bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì,/ khi thì con búp bê.//
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1,2,3,4
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS đọc đồng thanh.
(8 phút).
- HS các nhóm thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét bạn đọc hay.
Tiết 2
*Hoạt động 1:HD Tìm hiểu bài: (15 phút)
-Yêu cầu đọc đoạn 1.
? Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Yêu cầu đọc đoạn 2.
? Chuyện gì xảy ra khi Bé mải chạy theo Cún?
? Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào?
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
? Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
- Yêu cầu đọc đoạn 4.
? Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
? Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui?
- Yêu cầu đọc đoạn 5.
? Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai?
? Câu chuyện này cho em thấy điều gì?
*Hoạt động 2: Thi đọc lại bài. ( 15 phút).
- Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện nối tiếp giữa các nhóm và cá nhân.
- GV nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
? Câu chuyện này cho em thấy điều gì? 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại bài .
- Chuẩn bị kĩ bài tiết sau kể chuyện.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Cún Bông(con chó bác hàng xóm)
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau va ...  lúc 8 giờ tối. An đá bóng lúc 5 giờ chiều.
- Đi học đúng giờ/ đi học muộn.
- Quan sát tranh đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh.
- Là 7 giờ
- 8 giờ
- Bạn HS đi học muộn.
- Câu a sai, câu b đúng.
- Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ.
- HS chơi trò chơi.
- Nghe và theo dõi để biết cách chơi.
- HS thực hành chơi trò chơi.
Tiết 4: THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “NHÓM BA NHÓM BẢY”
 I :MỤC TIÊU:
-Ôn 2 chơi trò chơi “ vòng tròn” và “nhóm ba nhóm bảy”Y/C biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II :ĐỊA ĐIÊÛM, PHƯƠNG TIỆN.
Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập.
 Phương tiện:Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi.
 III:Nội dung và phương phá lên lớp.
Nội dung
Định lượng
phương pháp và tổ chức 
1: Phần mở đầu:
-G/V nhận lớp phổ biến nội dung Y/C giờ học.
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Xoay các khớp (2x8 N)
-Ôn các động tác tay, chân,lườn, bụng, toàn thân.(2x8 N)
2:Phần cơ bản:
a:Chơi trò chơi “vòng tròn”
-G/V nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
-Cho H/S chơi thử trước khi chơi chính thức.
b: Chơi trò chơi “kết bạn”
G/V nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho H/Schơi thử trước khi chơi chính thức.
3: Phần kết thúc.
-H/Scúi người thả lỏng 5-10 lần.
-Cúi người lắc thả lỏng 5-10 lần.
-G/Vhệ thống bài.
-Nhận xét tiết học :T/D – PB.
6-10 phút
1 lần
1lần
18-22phút
8-10phút
8-10phút
4-6 Phút
 €€€€€€€€€
 €€€€€€€€€ 
 % & &
 n n
 n 
 n n
 n
 n
 n
 n
 n n
 n
 n 
 n
€€€€€€€€€
€€€€€€€€€
% & &
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: TẬP ĐỌC
THỜI KHOÁ BIỂU
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc đúng các số chỉ giờ. Đọc đúng các từ:vệ sinh, sắp xếp, rửa mặt, nhà cửa,
 - Ngh hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, giữa các câu.
 - Hiểu tư øngữ : Thời gian biểu, vệ sinh cá nhân.
 - Hiểu tác dụng của thời gian biểu là giúp cho chúng ta làm việc có kế hoạch .
 - Biết cách lập thời gian biểu cho hoạt động của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn cần hướng dẫn đọc.
 - SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định tổ chức: (1 phút) Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra nội dung bài Con chó nhà hàng xóm.
 - HS 1: Đọc đoạn 1,2 và trả lời: Bạn của Bé ở nhà là ai? Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé điều gì?
 - HS 2: Đọc đoạn 3 và trả lời: Những ai đã đến thăm Bé? Tại sao Bé vẫn buồn?
 - HS 3:Đọc đoạn 4,5 và trả lời câu hỏi: Cún đã làm gì để Bé vui? Vì sao Bé chóng khỏi bệnh?
 -GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).
*Hoạt động 1:HD Luyện đọc: (12 phút).
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc chậm, rõ ràng.
- Yêu cầu HS xem chú giải và giải nghĩa từ thời gian biểu, vệ sinh cá nhân.
- Hướng ẫn phát âm các từ khó.
- Hướng dẫn ngắt giọng và yêu cầu đọc từng dòng.
- Yêu cầu đọc theo đoạn.
- Đọc trong nhóm.
*Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài: (14 phút).
- Yêu cầu HS đọc bài, hỏi:
? Đây là lịch làm việc của ai?
? Hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày (buổi sáng Phương Thảo làm những việc gì? Từ mấy giờ đến mấy giờ?)
? Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì?
? Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác so với ngày thường?
4.Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
? Theo em, thời gian biểu có cần thiết không? Vì sao? 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết thời gian biểu hằng ngày của em. 
- 1 HS đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Đọc giải nghĩa từ.
- Nhìn bảng đọc.
- Nối tiếp nhau đọc từng dòng trong bài
- Đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc 1 đoạn.
 + Đoạn 1: Sáng.
 + Đoạn 2: Trưa.
 + Đoạn 3: Chiều.
 + Đoạn 4: Tối.
- Cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm thi đọc.
- Đọc đồng thanh cả lớp.
- Đây là lịch làm việc của bạn Ngô Phương Thảo, HS lớp 2A Trường Tiểu học Hoà Bình.
- Kể từng buổi, ví dụ:
+ Buổi sáng, Phương Thảo thức dậy lúc 6 giờ. Sau đó, bạn tập thể dục và làm vệ sinh cá nhân đến 6giờ 30. Từ 6giờ 30 đến 7giờ, Phương Thảo ăn sáng rồi xếp sách vở chuẩn bị đi học. Thảo đi học lúc 7giờ và đến 11 giờ bắt đầu nghỉ trưa.
- Để khỏi bị quên việc và để làm các việc một cách trình tự hợp lí.
- Ngày thường buổi sáng từ 7giờ đến 11 giờ bạn đi học. Còn ngày thứ 7 bạn đi học vẽ, ngày chủ nhật đến thăm bà.
Tiết 2: TOÁN
NGÀY – THÁNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS :
 - Biết đọc tên các ngày trong tháng. Bước đầu biết xem lịch, biết đọc thứ ngày tháng trên một tờ lịch.
 - Làm quen với đơn vị đo thời gian: ngày tháng. Biết có tháng 30 ngày hoặc 31 ngày
 - Củng cố về các đơn vị: ngày, tuần lễ. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một quyển lịch tháng hoặc tờ lịch tháng 11, 12.
 - SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - GV gọi 2 HS kiểm tra lại cách xem giờ đúng trên đồng hồ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút).
*Hoạt động 1: Giới thiệu các ngày trong tháng: 
- Treo tờ lịch tháng 11 như phần bài họcvà hỏi.
? Em có biết đó là gì không?
? Lịch tháng nào ? Vì sao em biết?
? Lich tháng cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc tên các cột.
? Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?
? Ngày 1 tháng 11 là thứ mấy?
- Yêu cầu HS lên chỉ vào ô ngày 1/ 11.
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các ngày khác.
- Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày vừa tìm.
? Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
- GV keết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng
*Hoạt động 2: Thực hành: (16 phút).
 Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và viết các ngày trong tháng.
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- Yêu cầu HS nêu cách viết của ngày 7 tháng 11.
? Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
 Bài 2:
- Treo tờ lịch tháng 12 như trong bài học.
? Đây là lịch tháng mấy?
- Hãy điền các ngày còn thiếu vào lịch.
? Sau ngày 1 là ngày mấy?
? Tháng 12 có bao nhiêu ngày?
? Ngày 22 tháng 12 là ngày thứ mấy?
? Ngày 25 tháng 12 là ngày thứ mấy?
? Tháng 12 có mấy ngày chủ nhật?
- Yêu cầu HS nhìn vào bảng lịch và hỏi.
? Thứ 6 liền sau ngày 19/12 là ngày nào?
? Thứ 6 liền trước ngày 19/12 là ngày nào?
 KẾT LUẬN: Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng có 30 ngày, có tháng có 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
3.Củng cố – Dặn dò: (3 phút) . 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập xem ngày, tháng trên tờ lịch.
( 14 phút).
- Tờ lịch tháng .
- Lịch tháng 11vì ở ô ngoài có in số 11 to.
- Các ngày trong tháng.
- Thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5chủ nhật.
- Ngày 1
- Thứ 7
- Thực hành chỉ ngày trên lịch.
- Tìm theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- Tháng 11 có 30 ngày.
- HS nghe và ghi nhớ.
- Đọc phần làm mẫu.
- Viết chữ ngày sau đó viết số 7, viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11.
- Viết ngày trước.
- HS làm bài, sau đó 1 em đọc ngày tháng cho 1 em thực hành viết trên bảng.
- Lịch tháng 12.
- Ngày 2.
- Có 31 ngày.
- Ngày thứ 2.
- Ngày thứ 5.
- Có 4 ngày chủ nhật.
- Là ngày 26 tháng 12.
- Là ngày 12 tháng 12.
Tiết 3: THỦ CÔNG
Cắt dán biển báo giao thông chỉ lối
đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết cách thực hiện gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi ngược chiều.
 - Trình bày sản phẩm dúng, đẹp.
 - Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV :Hình mẫu chỉ chiều xe đi. Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông hai loại trên.
 - HS :Giấy thủ công, kéo, hồ dán,bút chì, thước kẻ,..
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: HDHS cắt, dán BBGT. (25 phút).
 GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu hình mẫu biển báo giao thông chỉ chiều xe đi để HS quan sát và nhận xét về kích thước, màu sắc của biển báo có gì giống và khác so với biển báo chỉ lối đi thuận chiều đã học.
 GV làm mẫu:
- Bước 1: Gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi.
+ Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô.
+ Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 2 ô. Gấp đôi hình chữ nhật theo chiều dài và đánh dấu, cắt bỏ phần gạch chéo như H 1 , sau đó mở ra được hình mũi tên.
+ Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
- Bước 2: Dán biển báo chỉ chiều xe đi.
+ Dán chân biển báo.
+ Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô.
+ Dán mũi tên màu trắng ở giữa hình tròn.
+ GV tổ chức HS thực hành quan sát, uốn nắn, gợi ý giúp đỡ những HS còn lúng túng.
-Tổ chức trưng bày sản phẩm..
3. Củng cố - Dặn dò: (4 phút).
- GV nhận xét tiết học: 
- Giờ sau mang theo giấy thủ công, giấy trắng. Để thực hành Gấp, cắt , dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi
- Các bộ phận của biển báo chỉ chiều xe đi có kích thước giống như biển báo chỉ lối đi thuận chiều nhưng chỉ khác về màu sắc.
- HS tập làm vào giấy nháp.
- HS theo dõi, quan sát.
- HS quan sát làm theo.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_15_thu_2_3_4_nam_hoc.doc