Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 15; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 15; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – CÂU KIỂU AI LÀMGÌ?

I/ MỤC TIÊU:

 - Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật.

 - Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu: ai, thế nào?

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật.

 - Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu: ai, thế nào?

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổ định tổ chức: (1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút).

 - Gọi 1 học sinh làm bài tập 1, 1 học sinh làm bài tập 2 của tuần trước.

 - GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 15; Thứ 5,6 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – CÂU KIỂU AI LÀMGÌ?
I/ MỤC TIÊU:
 - Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật.
 - Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu: ai, thế nào?
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật.
 - Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu: ai, thế nào?
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổ định tổ chức: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút). 
 - Gọi 1 học sinh làm bài tập 1, 1 học sinh làm bài tập 2 của tuần trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
(28 phút).
 Bài 1: Làm miệng.
 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 
- HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV treo tranh.
 - Chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi, với mỗi câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời.
 - Gọi 1 học sinh làm mẫu câu a.
 - Yêu cầu một số học sinh nối tiếp nhau trả lời câu hỏi b, c, d.
 - GV nhận xét sau mỗi câu trả lời.
- 1 HS khá trả lời câu hỏi a.
- HS nối nhau trả lời câu hỏi .
 Bài tập 2: Làm nhóm.
 - Tìm từ chỉ đặc điểm.
 - Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài.
 - GV phát bút dạ và giấy khổ to cho học sinh làm bài.
 - Mời dại diện các nhóm lên trình bày ở bảng.
 - Cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS nêu: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- Các nhóm làm bài vào tờ giấy kổ to.
- Các nhóm dán tờ giấy khổ to lên bảng.
+ Tính tình của người.
Tốt, xấu, ngoan, hư, chăm chỉ, siêng năng, chịu khó, cần cù, kiên nhẫn, 
+ Chỉ màu sắc của một vật: trắng, xanh, đỏ, vàng, nâu, hồng, tím 
+ Chỉ hình dáng của một vật:
Cao, thấp, dài, ngắn, ốm, béo, vuông, tròn, 
 Bài tập 3: Đặt câu.
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
 ? Tiết học hôm nay chúng ta đã học những vấn đề gì?
 ? Hãy nêu một vài câu theo kiểu câu: Ai, thế nào?
 - Nhận xét chung tiết học.
- HS đọc: Mái tóc ông em bạc trắng.
? Ai?
? Thế nào?
- Ai (cái gì, con gì)
Thế nào?
- Mái tóc bà em
- Tính tình mẹ em
 Bàn tay em bé
- Nụ cười của chị
- Nụ cười của anh
(vẫn còn) đen nhánh.
(rất) hiền hậu
Trắng hồng/ mũn mĩm.
Tươi tắn, rạng rỡ.
Hiền lành
- HS nêu: Tóc của mẹ đã hoa râm rồi.
 Thân hình của anh em rất khoẻ khắn.
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP VIẾT
Bài 15 N
I/ MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng viết chữ.
- Biết viết chữ N cỡ vừa và N cỡ nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng: “Nghĩ trước, nghĩ sau” cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu chữ N đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỏ nhỏ kể ô li, Nghĩ (dòng 1) Nghĩ trước, Nghĩ sau” (dòng 2).
- Vở tập viết.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút). 
 - Gọi 2 học sinh viết mẫu chữ M. Miệng (miệng nói tay làm).
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết.
(15 phút).
 - GV giới thiệu mẫu cho học sinh quan sát.
N
 ? Chữ N hoa cao mấy li?
 ? Gồm mấy nét?
 - GV nêu cách viết:
 + Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải dừng bút ở đường kẻ 6.
 + Nét 2+3: Từ điểm dừng bút ở nét 1, đổi chiều bút viết một nét xuôi phải lên đường kẻ 6 rồi cong xuống dưới đường kẻ 5.
 - GV vừa viết bảng lớp vừa nêu cách viết.
 - Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
 - Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
 - GV nói: “Nghĩ trước, nghĩ sau có nghĩa là suy nghĩ trước khi làm”.
- HS quan sát và nhận xét.
- Cao 5 li.
- Gồm 3 nét: nét móc ngược trái, nét xiên, nét móc ngược phải.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng con con chữ , 3 lượt.
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
N Ngh ĩ tr ư ơc nh ìn sau
 ? Những chữ nào cao 2,5 ô li?
 ? Những chữ nào cao 1, 25 ô li?
 ? Những chữ nào cao 1,5 ô li?
 ? Những chữ nào cao 1 ô li?
 ? Khoảng cách giữa các chữ được viết như thế nào?
 - GV nói các em chú ý: Giữa chữ N và g giữ khoảng cách vừa phải vì hai chữ này không có nét nối với nhau.
- Chữ N, g, h.
- Chữ s, r.
- Chữ t.
- Chữ I, ư, ơ, a, u.
- Bằng khoảng cách viết con chữ O.
 - Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
 - GV theo dõi, nhận xét.
- HS viết bảng con chữ Ngh ĩ.
- Viết cụm từ: Ngh ĩ tr ư ơc nh ìn sau 
*Hoạt động 2: Học sinh viết vào vở tập viết.
 - GV đi từng bàn uốn nắn những học sinh viết chậm, sai.
 - Chấm chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút).
 - Nêu lại cách viết con chữ N hoa.
 - Tuyên dương những em viết đẹp.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà viết 1 trang ở BT nhà
(17 phút).
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng trừ nhẩm.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ có có nhớ dạng (đặt tính theo cột)
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.
- Củng cố về cách tìm đường thẳng (qua 2 điểm, qua 1 điểm)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK, SHD, VBT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút).	
 - GV chấm 4 điểm lên bảng, gọi 2 học sinh vẽ đường thẳng và đặt tên cho đường thẳng đó. 
 - Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1:HDHS thực hành. (30 phút).
 Bài 1: Tính nhẩm.
 - GV ghi đề lên bảng. Gọi HS trả lời nhanh kết quả của phép tính.
- HS làm bài miệng.
 12 – 5 = 7 14 – 9 = 5
 14 – 7 = 7 15 – 9 = 6
 16 – 7 = 9 17 – 9 = 8
 11 – 8 = 3 16 – 8 =8
 13 – 8 = 5 17 – 8 = 9
 15 – 8 = 7 18 – 9 = 9
 Bài 2: Trừ theo cột dọc.
 - Gọi lần lượt học sinh lên bảng.
- HS thực hiện, dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
 56
- 18
 38
 74
 - 29
 45
 93
 - 37
 56
- Nhận xét, sửa sai.
 Bài 3: Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
 ? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
 - Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Dứới lớp các em làm bài vào vở.
32 – x = 18 20 – x = 2
 x = 32 – 18 x = 20 – 2
 x = 14 x = 18
 x – 17 = 25
 x = 25 + 17 
 x = 42
 Bài tập 4: Yêu cầu các lớp vẽ đoạn thẳng vào vở.
 - Nhận xét cách vẽ của học sinh.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
 - GV chốt lại nội dung chính của bài học.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học thuộc bảng trừ, quy tắc tìm số bị trừ, số trừ.
- HS vẽ đường thẳng vào vở.
 a. Đi qua hai điểm MN.
 M N
 b. Đi qua hai điểm O
 O
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRƯỜNG HỌC
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
 - Tên trường, địa chỉ của trường mình có ý nghĩa của tên trường (nếu có).Mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường (vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân phơi, vườn trường, ).
 - Cơ sở vật chất của nhà trường và một số hoạt động diễn ra trong trường.
 - Tự hào và yêu quý trường học của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình vẽ trong SGK trang 32, 33.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: (4 phút). 
 - Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà chúng ta phải làm gì?
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).
*Hoạt động 1: Quan sát trường học. (15 phút).
 Bước 1: GV tổ chức cho học sinh đi tham quan trường học để khai thác nội dung sau.
 - Tên trường và ý nghĩa của tên trường: GV tập trung trước cổng trường.
 - Yêu cầu học sinh đọc tên trường trên biển, nói địa chỉ của trường và gợi ý cho học sinh trao đổi về ý nghĩa. Nếu tên trường là tên của danh nhân hay một sự kiện lịch sử).
- HS nêu tên trường.
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
 - Quan sát lớp học, phòng chuyên dùng làm việc của ban giám hiệu.
 - GV tổ chức cho học sinh đi tham quan các phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học.
 - Sân trường; vườn trường và nhận xét chung rộng hay hẹp ở đó trồng những cây gì?
- Các lớp học được ghi tên phòng, lớp rõ ràng, có tất cả ba dãy, dành cho lớp bán trú và các khối lớp không bán trú, các phòng khác, sân trường, vườn trường.
 Bước 2: Trong lớp.
 - GV tổng kết buổi tham quan.
- HS nhớ lại cảnh quan trường của mình.
*Hoạt động 2: Làm việc với SGk. (7 phút).
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
 - GV gọi 1 số học sinh trả lời trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
 - Kết luận:
- HS làm việc theo cặp.
- HS nêu trước lớp.
*Hoạt động 3: Trò chơi “hướng dẫn viên du lịch”
 Bước 1: GV gọi một số học sinh tự nguỵên tham gia trò chơi.
 - GV phân vai và cho học sinh nhập vai.
(7 phút).
- HS đóng vai.
Một số học sinh đóng vai là khách tham quan nhà trường hỏi 1 số câu hỏi.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
 ? Trường của em tên gì?
 ? Trường của em nằm trên con đường nào?
 - Kết thúc buổi học các em hát bài: “Em yêu trường em”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS điền trước lớp.
- HS khác nhận xét.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: CHÍNH TẢ
N-V: BÉ HOA
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đọan trong bài “Bé Hoa”.
 - Tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: ai, ay; s/x; ât/ âc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Gọi 1 học sinh lên bảng, dưới lớp viết bảng con một số từ có âm đầu s, x; ât/âc.
 - HS viết: thật thà, nhấc lên, bậc thang, xếp hàng, hòn than, 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
(22 phút).
 - Gọi 2 học sinh đọc lại bài viết.
 ? Em Nụ đáng yêu thế nào?
 - GV đọc một số từ khó cho học sinh viết bảng.
 - GV theo dõi, uốn nắn.
- 2 HS đọc.
- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to tròn và đen láy.
- HS viết:
 Hoa, Nụ, trông, yêu, đen láy, võng, ngủ.
 - Hướng dẫn HS viết bài.
 - GV đọc bài viết.
 - GV theo dõi, uốn nắn.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở soát lỗi chính tả.
 - Chấm bài, tổng kết lỗi
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
(10 phút).
 Bài 2: Tìm từ chứa vần ai/ ay.
 - Gọi 1 học sinh đọc yêu câù của bài tập.
 - GV đọc các câu a, b, c, yêu cầu học sinh ghi từ vào bảng con, sửa sai.
 - Kiểm tra bảng
- HS đọc:
 Tìm tiếng có chứa vần ai, ay.
HS làm viết bảng con: Bay, chảy, sai.
 Bài 3: Điền vào chỗ trống.
 - GV đọc yêu cầu của bài tập.
 - Nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
 - GV chốt lại nội dung chính của bài học.
 - Nhận xét tiết học.
- HS làm bài vào vở
a. s hay x:
 Sắp xếp, xếp hàng.
 Sáng sủa, xôn xao.
b. ât hay âc:
 Giấc ngủ, thật thà
 Chủ nhật, nhắc lên.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
CHIA VUI – KỂ VỀ ANH CHỊ
I/ MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng, hợp với tình huống giao tiếp.
Rèn kĩ năng viết:
- Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ BT1 (SGK).
 - VBT, SHD.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1 phút) HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút). 
 - Gọi 2 HS lên bảng: 1 HS làm bài tập 1 (tiết tập làm văn tuần 14).
 - 1 HS làm bài tập 2 (đọc lời nhắn tin đã viết).
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút).
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
( 28 phút).
 Bài tập 1+ 2: ( làm miệng).
 - Gọi HS đọc.
 - GV nhắc: Các em chú ý nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị.
 - Khen ngợi những học sinh nhắc lại lời chia vui của Nam đúng nhất.
 - GV nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau đọc lời yêu cầu của Nam.
“Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm đạt giải nhất’.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
 Em chúc mừng chị.
 Chúc mừng chị đạt giải nhất.
 Chúc chị học giỏi hơn nữa.
 Chúc chị năm sau đạt giải cao hơn.
 Chị ơi! Chị giỏi quá, em rất tự hào về chị.
 Bài tập 3: (viết).
 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - GV gợi ý: Các em cần chọn viết về một người đúng là anh, chị em của em (anh chị em ruột hoặc anh chị em họ).
- GV chấm điểm.
 - GV đọc những bài văn hay do các em viết.
4. Củng cố –Dặn dò: ( 3 phút)
 - Yêu cầu thực hành nói lời chia vui cần thiết.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà viết lại đoạn văn hoàn chỉnh nói về người thân.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở BT.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét.
- Bình chọn bài viết hay nhất.
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ (tính viết).
- Củng cố cách thực hiện cộng, trừ liên tiếp.
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, phép trừ.
- Củng cố về giải toán bằng phép trừu đối với quan hệ “Ngắn hơn”
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK, thước, bút chì.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
.1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bảng trừ.
 - Nếu quy tắc tìm số hạng chưa biết. số hạng = tổng – số hạng.
 - Nêu quy tắc tìm số trừ. Số trừ = số bị trừ – hiệu
 - Nêu quy tắc tìm số bị trừ. Số bị trừ = hiệu + số trừ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: Luyện tập thực hành
(30 phút).
 Bài 1: Tính nhẩm.
 - Yêu cầu HS nêu kết quả của phép tính.
- HS làm miệng.
 16 – 7 = 9 10 – 8 = 2
 11 – 7 = 4 17 – 8 = 9
 14 – 8 = 6 11 – 4 = 7
 13 – 7 = 6 15 – 7 = 8
 15 – 6 = 9 12 – 3 = 9
- Nhận xét, ghi điểm.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 - Yêu cầu học sinh tự làm bảng con rồi chữa bài bảng lớp.
a. 32
 - 29
 3
 61
- 19
 42
 44
 - 8
 36
b. 53
 - 29
 24
 94
 - 57
 37
 30
 - 6
 24
 Bài 3: Tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
 - GV ghi đề bài: x + 14 = 30
 ? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
 - Gọi HS làm bài bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
- HS quan sát.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- HS thực hiện.
a. x + 14 = 60 x – 22 = 38
 x = 60 – 14 x = 38 + 22
 x = 46 x = 60
 Bài 5: Bài toán về ít hơn.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
 - GV chốt lại nội dung chính của bài học.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài để tiết sau làm bài kiểm tra đạt kết quả cao.
 - Gọi 1 HS nêu đề bài, tòm tắt và giải toán.
 Tóm tắt:
 Băng giấùy đỏ 65 cm.
 Băng giấy xanh ngắn hơn: 17 cm.
 Băng giấy xanh  cm?
- HS giải:
 Băng giấy màu xanh dài là:
- 17 = 48 (cm)
 Đáp số: 48 cm.
-----------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
-Nhận xét, ưu khuyết điểm trong tuần, có hướng khắc phục trong tuần tới.
-Học sinh biết phê và tự phê.
-Giáo dục học sinh có tinh thần làm chủ tập thể.
-Rèn thói quen mạnh dạn, hoạt bác trước đông người.
II. CHUẨN BỊ
-Sổ ghi chép các hoạt động trong tuần.
-Phương hướng hoath động tuần 16.
III. NỘI DUNG
1. Ổn định: HS hát
*Hoạt động 1:
Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
GV hướng dẫn.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
+Học tập.
+Nền nếp
+Đạo đức tác phong.
+Các tổ báo cáo cụ thể tình hình hoạt động của tổ mình.
*Hoạt động 2: tổng kết.
-GV nhận xét tình hình hoạt động trong tuần 15.
+Trong tuần qua các em chưa có nỗ lực nhiều trong học tập, vẫn còn một số em làm bài chậm. Viết còn sai nhiều ở môn chính tả.
+Nền nếp lớp chưa thể hiện các hoạt động rõ nét. Việc ra vào lớp chưa thật sự nghiêm túc. Giờ chuyển tiết còn ồn ào. 
-HS theo dõi.
-Bình bầu tổ và cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 3: 
-Phổ biến phương hướng tuần 16.
-Phấn đấu thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
-Soạn vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
-Khắc phục mọi nhược điểm ở tuần 15.
-HS nghe.
-Tự đánh giá và nhận xét bản thân của mình trong tuần qua.
*Hoạt động 4:
-Sinh hoạt vui chơi
-Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt văn nghệ qua các hình thức.
-Thi kể chuyện.hát tập thể.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_15_thu_56_nam_hoc_20.doc