I – MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Học sinh hiểu Quốc ca Việt Nam là bài hát Nghi lễ của nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Học thuộc bài Quốc ca Việt Nam, tập hát chuẩn xác với tính chất hùng mạnh. Chia câu để dạy hát và giải thích một số từ ngữ trong lời ca.
- Băng nhạc, máy nghe.
- Tranh ảnh về lễ chào cờ, một lá cờ Việt Nam.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: Hát + Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
² Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn học .
² Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam (lời 1)
a) Giới thiệu bài- Ghi đề:
Giới thiệu tác giả: Nhạc sĩ Văn Cao.
- Cho học sinh nghe băng bài Quốc ca Việt Nam.
- Tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát (mỗi câu hát chép một dòng), cho học sinh đọc đồng thanh lời 1 của bài hát, sau đó giải thích từ khó.
- “Đường vinh quân thù”: Cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù. “Sa trường” (từ cổ): Chiến trường.
b)Dạy hát:
- Dạy từng câu hát, nối tiếp đến hết bài.
- Theo dõi uốn nắn sửa sai.
- Trong bài có những tiếng ngân 3 phách hoặc ngân và nghỉ đến 3 phách. Giáo viên đếm phách cho học sinh hát đều. Chú ý hát đúng những chỗ có dấu chấm dôi.
- Trong bài có hai tiếng ở cuối hai câu hát thường dễ lẫn cao độ với nhau. Giáo viên hướng dẫn kĩ để học sinh hát đúng.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
1. Bài Quốc ca được hát khi nào?
2. Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam?
3. 3. Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe băng.
- Học sinh đọc đồng thanh lời 1 của bài hát.
Đoàn quân Việt Nam đi,
.
Nước non Việt Nam ta vững bền.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh hát từng câu nối tiếp đến hết bài.
- Cá nhân hát, nhóm hát ,cả lớp hát
- -Học sinh hát đúng:
- “Đường vinh quang xây xác quân thù”
- “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng”.
1: - Khi chào cờ.
2: - Nhạc sĩ Văn Cao.
3: - Thái độ nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam, mắt hướng nhìn Quốc kì.
Ngày soạn : 17 / 8 / 2009 Ngày dạy: Thứ tư: 19 / 8 / 2009 TUẦN 1 + Tiết trong ngày Môn Bài 1 Âm nhạc Học hát: Quốc ca Việt Nam (Lời 1) 2 Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ sự vật - So sánh 3 Toán Luyện tập 4 TN - XH Hoạt động thở và cơ quan hô hấp 5 Thủ công Gấp tàu thuỷ hai ống khói ( 2 tiết) (Tiết 1) Môn: Âm nhạc. Tiết 1 Bài: HỌC HÁT: QUỐC CA VIỆT NAM (LỜI 1) TUẦN 1 I – MỤC TIÊU Biết hát theo giai điệu và lời 1. Học sinh hiểu Quốc ca Việt Nam là bài hát Nghi lễ của nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam. II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Học thuộc bài Quốc ca Việt Nam, tập hát chuẩn xác với tính chất hùng mạnh. Chia câu để dạy hát và giải thích một số từ ngữ trong lời ca. Băng nhạc, máy nghe. Tranh ảnh về lễ chào cờ, một lá cờ Việt Nam. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Ổn định: Hát + Điểm danh. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn học . Giáo viên nhận xét – Đánh giá. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam (lời 1) a) Giới thiệu bài- Ghi đề: Giới thiệu tác giả: Nhạc sĩ Văn Cao. Cho học sinh nghe băng bài Quốc ca Việt Nam. Tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát (mỗi câu hát chép một dòng), cho học sinh đọc đồng thanh lời 1 của bài hát, sau đó giải thích từ khó. “Đường vinhquân thù”: Cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù. “Sa trường” (từ cổ): Chiến trường. b)Dạy hát: Dạy từng câu hát, nối tiếp đến hết bài. Theo dõi uốn nắn sửa sai. Trong bài có những tiếng ngân 3 phách hoặc ngân và nghỉ đến 3 phách. Giáo viên đếm phách cho học sinh hát đều. Chú ý hát đúng những chỗ có dấu chấm dôi. Trong bài có hai tiếng ở cuối hai câu hát thường dễ lẫn cao độ với nhau. Giáo viên hướng dẫn kĩ để học sinh hát đúng. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. Bài Quốc ca được hát khi nào? Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam? 3. Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào? Học sinh lắng nghe. Học sinh nghe băng. Học sinh đọc đồng thanh lời 1 của bài hát. Đoàn quân Việt Nam đi, ... Nước non Việt Nam ta vững bền. Học sinh lắng nghe. Học sinh hát từng câu nối tiếp đến hết bài. Cá nhân hát, nhóm hát ,cả lớp hát -Học sinh hát đúng: “Đường vinh quang xây xác quân thù” “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng”. 1: - Khi chào cờ. 2: - Nhạc sĩ Văn Cao. 3: - Thái độ nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam, mắt hướng nhìn Quốc kì. . 4. Củng cố: Học sinh xung phong lên hát, nhóm hát, cả lớp hát. 5. Dặn dò: Về hát ôn cho thuộc. Chuẩn bị học lời 2. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------------- ¥¥ Môn: Luyện từ và câu Tiết 1 Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH TUẦN 1 I – MỤC TIÊU Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật( BT1) Tìm được nững sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ( BT2) Nêu được những hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó( BT3). Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong bài tập 1. Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong bài tập 2. Tranh (ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yên. Tranh minh hoạ một cánh diều giống như dấu á. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở, ĐD môn học. - Giáo viên nhận xét - Đánh giá. Bài mới: Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò 1. Giới thiệu bài. Ghi đề. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. a) Bài tập 1: Giáo viên mới 1 học sinh lên bảng làm mẫu. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1. Giáo viên lưu ý học sinh: Người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật. Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ. Giáo viên nhận xét. Chốt lại lời giải đúng. Từ em cũng chỉ sự vật. b) Bài tập 2: Giáo viên mời 1 học sinh làm mẫu. Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng. Giáo viên chốt lại lời giải đúng. c) Bài tập 3: Giáo viên mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Giáo viên khuyến khích học sinh trong lớp phát biểu tự do. Học sinh lắng nghe. Bài tập 1: 1-2 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. cả lớp đọc thầm theo. 1 học sinh lên bảng làm mẫu. Lớp làm bài vào vở. 3 học sinh lên bảng gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ. Lớp nhận xét. Cả lớp chữa bài trong vở. Tay em đánh răng. Răng trắng hoa nhài. Tay em chải tóc. Tóc ngời ánh mai. Bài tập 2: 1-2 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. 1 học sinh làm mẫu. Cả lớp làm bài. 3 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn. Lớp nhận xét bài trên bảng. a) Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành. b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ (tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch). c) Cánh diều được so sánh với dấu « á » . d) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ. Cả lớp chữa bài trong vở. Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Học sinh phát biểu: Em thích hình ảnh so sánh a) vì hai bàn tay em bé được ví với những bông hoa là rất đúng. Em thích hình ảnh so sánh b) vì cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch. Hình ảnh so sánh ở câu c) thật hay vì cánh diều giống hệt dấu “á”mà chúng em viết hàng ngày. Hình ảnh so sánh ở câu d) rất bất ngờ: dấu hỏi được ví với một vành tai nhỏ, hỏi rồi lắng nghe xem người ta trả lời thế nào. . 3. Củng cố: Em hãy nêu một câu nói theo cách so sánh đơn giản. Tóc bà em trắng như bông. Bạn Oanh học giỏi hơn bạn Huyền. Bạn Vũ cao hơn bạn Huấn 4. Dặn dò: - Về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì. Làm bài tập trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- Môn: Toán Tiết 3 Bài: LUYỆN TẬP TUẦN 1 I – MỤC TIÊU Biết cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn( có một phép trừ) Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, tính toán chính xác, trình bày bài sạch đẹp. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên chữa bài tập về nhà trong vở bài tập. - Giáo viên nhận xét - ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính (Cho học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau rồi chữa bài). Bài 2: Yêu cầu học sinh nêu được cách tìm số bị trừ hoặc cách tìm số hạng trong một tổng rồi tìm x. Bài 3: Giáo viên giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải toán có lời văn (về ý nghĩa phép trừ). Bài 4: Dành cho học sinh khá giỏi Cho học sinh tự làm bài. rồi chữa bài. Bài 1: Học sinh tự đặt tính rồi tính. Đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau rồi chữabài. + + + 324 761 25 a) 405 128 721 729 889 746 - - - b) 645 666 485 302 333 72 343 333 413 Bài 2: Học sinh nêu được cách tìm số bị trừ hoặc cách tìm số hạng trong một tổng rồi tìm x. a) x – 125 = 344 b)x + 125 = 266 x = 344 + 125 x = 266 - 125 x = 469 x = 141 Bài 3: Học sinh đọc đề- Tìm hiểu đề. Một em tóm tắt, một em giải trên bảng lớp. Lớp làm vở. Nhận xét - chữa bài. Bài giải: Số nữ có trong đội đồng diễn là: 285 – 140 = 145(người) Đáp số: 145 người Bài 4: Học sinh xếp ghép được hình “con cá” như sau: . 3. Củng cố: - Nêu : Cách tìm số bị trừ ? Học sinh trả lời. Cách tìm số hạng trong một tổng ? Học sinh trả lời. 4. Dặn dò: - Về xem lại bài. Làm bài tập trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- Môn: Tự nhiên - xã hội Tiết 1 Bài: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP TUẦN 1 I – MỤC TIÊU Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ. (Khuyến khích học sinh đạt ở mức cao hơn: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.) Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình trong SGK trang 4,5. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. .Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học. Nhận xét. 2. . Bài mới: Giới thiệu bài . Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1 Bước 1: Trò chơi: GV cho cả lớp cùg thực hiện động tác “bịt mũi nín thở”. GV hỏi :Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu như thế nào ? Bước 2: GV gọi 1HS ... ữ số là số có 3 chữ số). Chữa bài: Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài. Bài 2: Yêu cầu học sinh tự tính kết quả mỗi phép tính. Chữa bài: Cho học sinh đổi chéo vở để chữa từng bài. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt của bài toán. Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán. Yêu cầu học sinh làm bài. Bài 4: Cho học sinh xác định yêu cầu bài, sau đó tự làm bài. Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trong bài. Đổi vở để kiểm tra chéo. Hoạt động cá nhân. Bài 1: 4 học sinh làm bảng lớp Cả lớp làm vở. Nhận xét-đổi vở kiểm tra-chữa bài. 108 75 + 183 367 120 + 487 85 72 + 157 487 302 + 789 Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. 4 học sinh làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở. a) b) 93 58 + 151 168 503 + 671 367 125 + 492 487 130 + 617 Nhận xét đổi vở, kiểm tra chữa bài. Bài 3: học sinh đọc yêu cầu bài toán. 1 học sinh nêu thành bài toán rồi giải trên bảng lớp. Cả lớp giải vào vở. Bài giải: Số lít dầu ở cả hai thùng là: (Hoặc : Cả hai thùng có số lít dầu là) 125+ 135=260 (l ) Đáp số: 260 lít dầu Bài 4: học sinh đọc yêu cầu của bài Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. 9 học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trước lớp. Đổi vở để kiểm tra chữa bài. a) 310 + 40 = 350 150 + 250 = 400 450 -150 = 300 b) 400 + 50 = 450 c)100 – 50 = 50 305 + 45 = 350 950 – 50 = 900 515 – 15 = 500 515 – 415 = 100. . 3. Củng cố: Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần. Chấm một số bài, nhận xét. 4. Dặn dò: - Làm bài 5 trang 6 - Chuẩn bị bài: Trừ các số có ba chữ số (Có nhớ một lần). Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- Môn: Tự nhiên và xã hội Tiết 2 Bài: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ? TUẦN 1 I – MỤC TIÊU Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói, bụi sẽ hại sức khoẻ . Giáo dục học sinh có ý thức thở bằng mũi, không thở bằng miệng. Khuyến khích học sinh đạt ở mức cao hơn: Biết được khi hít vào, khí ô xy có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các – bô – níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi. II - ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Các hình trong SGK (Trang 6,7). Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện động tác thở sâu. Nêu ích lợi của việc thở sâu? -Ích lợi của việc thở sâu giúp ta trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? –Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. -Cơ quan hô hấp gồm: mũi , khí quản, phế quản và hai lá phổi. Cần làm gì để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?- Giữ vệ sinh sạch sẽ, lau mũi bằng khăn sạch , không cho tay vào ngoáy mũi. Giáo viên nhận xét - đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Giáo viên hướng dẫn, học sinh lấy gương ra soi - giáo viên đặt câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi? Khi bị xổ mũi, em thầy gì chảy ra từ hai lỗ mũi? Hàng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? Gọi đại diện học sinh trả lời. Giáo viên giảng: Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào. Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. Hoạt động 2: Làm việc với SGK Bước 1: Làm việc theo cặp. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 3,4,5 trang 7,SGK và thảo luận. Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi? Bước 2: Làm việc cả lớp. Giáo viên chỉ định một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời. Thở không khí trong lành em cảm thấy như thế nào? Thở không khí có nhiều khói bụi em cảm thấy như thế nào? Nó có hại gì? Kết luận: Không khí trong lành là không khí chứa nhiều khí ô xi, ít khí các bô níc, khói, bụikhí ô xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các-bô-nic, khói bụi,là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ Học sinh hoạt động theo cặp bàn. Lấy gương soi để quan sát phía trong lỗ mũi của mình và trả lời. Trong lỗ mũi có nhiều lông mũi. Nước nhầy chảy ra từ hai lỗ mũi. Em thấy trên khăn có nhiều bụi bẩn. Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng vì là hợp vệ sinh có lợi cho sức khoẻ. Học sinh lên trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét bổ sung. Học sinh lắng nghe. Tranh 3: Không khí trong lành. Tranh 4,5: Không khí có nhiều khói bụi. Khoan khoái, dễ chịu, giúp chúng ta khoẻ mạnh. Ngột ngạt, khó chịu.- Sẽ có hại cho sức khoẻ. 4 học sinh trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước lớp. Lớp nhận xét. Học sinh lắng nghe. . 3. Củng cố: Học sinh nhắc lại bài học. -Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? -Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng vì là hợp vệ sinh có lợi cho sức khoẻ. 4. Dặn dò: Về xem lại bài, làm bài tập trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- Môn: Luyện tập tiếng Việt Tiết 1 Bài: Ôn chính tả: CẬU BÉ THÔNG MINH TUẦN 1 I – MỤC TIÊU Củng cố bài chính tả Cậu bé thông minh . Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định của bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập ( BT) (2) a điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (Học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ch). Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng. Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn học sinh cần chép, nội dung bài tập (BT2a). Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3. Vở bài tập, bảng con , phấn. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học (Vở, bút, bảng,), nhằm củng cố lại nền nếp học tập cho các em. - Giáo viên nhận xét - ghi điểm. Bài mới: Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò 1. Giới thiệu bài - ghi đề 2. Hướng dẫn học sinh tập chép. a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét: Đoạn này chép từ bài nào? Tên bài viết ở vị trí nào? Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào? Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con. Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó. Giáo viên theo dõi, nhận xét. b) Cho học sinh chép bài vào vở. Giáo viên đọc cho học sinh soát lại bài. c) Chấm, chữa bài. Giáo viên chấm khoảng 5-7 bài, nhận xét từng bài về các nội dung: bài chép, chữ viết, cách trình bày. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét. Ai điền đúng, điền nhanh, phát âm đúng? Bài tập 3: Giáo viên mở bảng phụ nêu yêu cầu của bài tập. Sau mỗi chữ, giáo viên sửa lại cho đúng. Cho học sinh học thuộc 10 chữ và tên chữ bằng cách xoá dần. Học sinh lắng nghe. 2-3 học sinh nhìn bảng đọc lại bảng chép Cậu bé thông minh. Viết giữa trang vở. 3 câu. Câu 1: Hôm sau ba mâm cỗ. Câu 2: Cậu bé đưa cho nói: Câu 3: Còn lại. Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm. Cuối câu 2 có dấu hai chấm. Viết hoa. Học sinh viết từ khóvào bảng con: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt. Học sinh chép bài trong SGK. Học sinh chép bài vào vở. Chữa bài: học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chép. Bài tập 2: Điền vào chỗ trống l/n . 1Học sinh đọc yêu cầu của bài. Lớp làm bảng con. 2 học sinh làm bài trên bảng phụ. Chữa bài: học sinh đọc thành tiếng bài làm. Lớp nhận xét. Lớp viết lời giải đúng vào vở. Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ. Bài tập 3: (Điền chữ và tên chữ còn thiếu). 1 học sinh làm mẫu: ă-á. 1 học sinh làm bài trên bảng lớp trong khi đó các học sinh khác viết vào bảng con. Nhiều học sinh nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ. STT Chữ Tên chữ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 a ă â b c ch d đ e ê a á ớ bê xê xê hát dê đê e ê Học sinh học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp. Lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự. . 3. Củng cố: - 1 vài học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ và tên chữ cái vừa học. 4. Dặn dò: - Về xem lại bài, làm bài tập vào vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0-----------------------------
Tài liệu đính kèm: