Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 17

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 17

TUẦN 17

Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011

Chào cờ: Nhận xét đầu tuần

.

TẬP ĐỌC: TIẾT 49+50

TÌM NGỌC

 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc với giọng kể chậm rãi

- Hiểu nội dung : Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa thông minh ,thực

sự là bạn của con người (TLCH 1, 2, 3)

II/ CHUẨN BỊ :

-Tranh : Tìm ngọc (SGK)

 

doc 55 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Chào cờ: Nhận xét đầu tuần
...................................................................................................................
TẬP ĐỌC: TIẾT 49+50
TÌM NGỌC
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc với giọng kể chậm rãi
- Hiểu nội dung : Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa thông minh ,thực 
sự là bạn của con người (TLCH 1, 2, 3)
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh : Tìm ngọc (SGK)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kđ:(1’)
2.Bài cũ: (5’)
-Gọi hs đọc bài Thời gian biểu 
- Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài:(1’)
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Thái độ của những nhân vật trong tranh ra sao ?
-Chỉ vào bức tranh : Chó mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào b.Luyện đọc(30’)
-Giáo viên đọc mẫu lần 1, giọng nhẹ nhàng, tình cảm, khẩn trương.
 Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó .
 Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Gọi hs đọc chú giải
 Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
 -Nhận xét cho điểm.
 TIẾT 2
c. Tìm hiểu bài: (20’)
-Gọi 1 em đọc. 
-Gặp bọn trẻ định giết con rắn chàng trai đã làm gì ?
-Con rắn đó có gì kì lạ ?
-Rắn tặng chàng trai vật quý gì ?
-Ai đánh tráo viên ngọc ?
 -Vì sao anh ta tìm cách đánh tráo viên ngọc ?
-Thái độ của anh chàng ra sao ?
-Chuyện gì xảy ra khi chó ngậm ngọc mang về?
-Khi bị Cá đớp mất ngọc, Chó- Mèo đã làm gì ?
-Lần này con nào sẽ mang ngọc về ?
-Chúng có mang ngọc về được không ? Vì sao ?
-Mèo nghĩ ra kế gì ?
-Qụa có bị mắc mưu không và nó phải làm gì ?
-Thái độ của chàng trai như thế nào khi thấy ngọc ?
-Tìm những từ ngữ khen ngợi Chó và Mèo ?
d.Luyện đọc lại:(15’)
-Nhận xét.
4. Củng cố-Dặn dò :(2’)
-Em biết điều gì qua câu chuyện ?
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về đọc bài.Chuẩn bị tiết kể chuyện.
Hát
-3 hs đọc 
-hs trả lời
-Chó và Mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai.
-Rất tình cảm.
-Tìm ngọc.
Hs theo dõi.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo.
 -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu khó
Xưa/ có chàng trai/ thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.
-Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// Nào ngờ,/ vừa đi một quãng/ thì có con quạ sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cao.//
-2 hs đọc 
-HS đọc từng đoạn nối tiếp trong nhóm.
- HS thi đọc theo nhóm đồng thanh
-Bỏ tiền ra mua rồi thả rắn đi.
-Là con của Long Vương.
-Một viên ngọc quý.
-Người thợ kim hoàn.
-Vì anh biết đó là viên ngọc quý.
-Rất buồn.
-Chó làm rơi ngọc bị cá nuốt mất.
-Rình bên sông, thấy có người đánh được cá, mổ ruột cá có ngọc. Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
-Mèo đội trên đầu..
-Không vì bị quạ lớn đớp lấy rồi
bay lên cao.
-Giả vờ chết để lừa quạ.
-Qụa mắc mưu, van lạy xin trả ngọc.
-Mừng rỡ.
-Thông minh, tình nghĩa..
-Chó, Mèo là những con vật gần gũi, rất thông minh và tình nghĩa. 
-Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh. 
.....................................................................................................................
TOÁN:TIẾT 81 
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I/ MỤC TIÊU : 
–Thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm 
-Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 
-Biết giải bài toán về nhiều hơn
-Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.
II/ CHUẨN BỊ : 
Ghi bảng bài 3,4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ:(1’)
2. Bài cũ: (5’) Luyện tập phép trừ có nhớ, tìm số trừ.
-Ghi : 100 – 38 100 - 7 100 – x = 53
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới :
 a.Giới thiệu bài. Ghi tên bài(1’)
b.Bài tập (30’)
 Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Yêu cầu học sinh tự nhẩm và ghi kết quả vào vở.
-Giáo viên - nhận xét 
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Khi đặt tính phải chú ý gì ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Nhận xét.
-Nêu cụ thể cách tính : 38 + 42, 36 + 64, 81 – 27, 100 – 42.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
- Hướng dẫn học sinh điền số vào ô trống 
- Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
- Yêu cầu học sinh giải vào vở .
-Nhận xét, cho điểm.
4 Củng cố-Dặn dò: (2’)
Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS còn yếu cần cố gắng hơn.
:HS ôn bảng cộng, trừ-Làm bt5.Chuẩn bị bài ôn tập(tt)
-Nx tiết học 
-2 em đặt tính và tính.Lớp bảng con.
_ _
 92 93
-Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
-Tính nhẩm 
-Làm bài vào vở
 9 + 7 = 16 8 + 4 = 12
 7 + 9 = 16 4 + 8 = 12
 16 – 9 = 7 12 – 8 = 4
 16 – 7 = 9 12 – 4 = 8
 6 + 5 = 11 2 + 9 = 11
 5 + 6 = 11 9 + 2 = 11
 11 – 6 = 5 11 – 2 = 9
 11 – 5 = 6 11 – 9 = 2
-Đặt tính.
-Đặt sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị..
+ + + _ _ _ 
 80 82 82 54 45 58 
-3 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
- Điền số vào ô trống 	 
17
10
9
 +1 +7
 9 + 8 = 17
 9 + 6 = 15
 9 + 1 + 5 = 15
-1 em đọc đề.
-Lớp 2A trồng được 48 cây. Lớp 2B trồng nhiều hơn 12 cây.
-Số cây lớp 2B trồng được..
-Bài toán về nhiều hơn.
 Giải.
 Số cây lớp 2B trồng được là:
 48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số : 60 cây.
...................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC:TIẾT 17
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T2)
I/ MỤC TIÊU :
-Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng 
 -Nêu được những việc Cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường lớp, đường làng, ngõ xóm .
-Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 II/ CHUẨN BỊ :
Tranh, ảnh , đồ dùng cho sắm vai.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ:(1’)
2.Bài cũ: (5’)
-Đánh dấu + vào ô trống trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành.
-Nhận xét, đánh giá.
3.Dạy bài mới : 
a Giới thiệu bài:(1’)
b.Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra.(10’)
-GV yêu cầu vài đại diện báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
-Nhận xét. Khen những em báo cáo tốt.
c.Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai đúng ai sai”(10’)
-GV phổ biến luật chơi :
-Giáo viên đọc ý kiến
- Người lớn mới phải giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng
-Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường
-Đi nhẹ nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng
- Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim
- Bàn tán với nhau khi đang xem phim trong rạp chiếu phim
-Thảo luận với nhau trong giờ kiểm tra
-Theo dõi
-GV nhận xét, khen thưởng.
d.Hoạt động 3 : Tập làm người hướng dẫnviên(10’)
-GV đưa ra tình huống.
“Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào tham quan Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì ?”
Kết luận : Mọi người đều phải giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng .Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi , môi trường trong lành , có lợi cho sức kho
4.Củng cố - Dặn dò: (2’)
Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơicông cộng?
Thực hiện theo nd bài học
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học
-Hát
-Làm phiếu giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng:
c Giữ yên lặng trước đám đông.
c Bỏ rác đúng nơi quy định.
c Đi hàng hai hàng ba giữa đường.
c Xếp hàng chờ đợi đến lượt mình.
c Đá bóng trên đường giao thông.
-Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng/ tiết 2.
-Một vài đại diện HS lên báo cáo.
-Nhận xét, bổ sung.
.
-Chia 2 đội.
-Cử ra đội trưởng.
-Các đội chơi xem xét ý kiến đó Đ hay S, giơ tay trả lời.
- Mỗi ý kiến đúng ghi được 5 điểm.
-Đội nào ghi nhiều điểm đội đó thắng.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
Kính chào quý khách thăm viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh củaViện Bảo tàng, chúng tôi xin nhắc nhở quý khách một số việc sau :
1.Không vứt rác lung tung.
2.Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3.Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
-Nhận xét bổ sung.
......................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
TOÁN TIẾT 82
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ TRỪ (TT)
I/ MỤC TIÊU : 
–Thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm 
-Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 
-Biết giải bài toán về ít hơn
-Cộng trừ nhẩm, và cộng trừ viết đúng, nhanh chính xác.
-Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
Ghi bảng bài 4 -5.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ:(1’)
2.Bài cũ : (5’)
-Ghi bảng : 91 – 37 85 – 49 39 + 16 - 27
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài:(1’)
 b.Baì tập:(30’)
 ... hân, nhảy (2 x 8 nhịp)
-Ôn trò chơi “Vòng tròn” (6-8 phút)
-Cán sự lớp điều khiển.
-Đứng quay mặt theo vòng tròn, đọc vần điệu kết hợp nhún chân., đến nhịp 8. (4-6 lần) .
-HS ôn trò chơi “Bỏ khăn”
-Chia theo tổ và phân địa điểm.
-Cán sự lớp điều khiển.
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc, hát
-Cúi người.
-Nhảy thả lỏng .
.
Tuần 17
Thứ . . . . . . ngày . . . . . . tháng . . . . . .năm . . . . .
Tập đọc
Thêm sừng cho ngựa.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•	-Đọc trơn cả bài. Biết ngắt ngỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
•	-Biết đọc truyện với giọng vui, phân biệt lời người kể với lời từng nhân vật (mẹ, Bin).
Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ ngữ : hì hoáy, giải thích.
•-Cảm nhận được tính hài hước của truyện : cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải ngựa, con vật đó sẽ thành con bò .
2.Kĩ năng : Rèn trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
3.Thái độ :Phải chịu khó rèn luyện sẽ thành công.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa : Thêm sừng cho ngựa.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
 4’
1’
1.Bài cũ : Gọi 2 em đọc bài Gà “tỉ tê” với gà.
-Trứng và gà mẹ trò chuyện với nhau bằng cách nào 
-Qua câu chuyện em hiểu gì về loài gà ?
-Bắt chước tiếng gà mẹ gọi con khi không có gì nguy hiểm ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Biết đọc truyện với giọng vui, phân biệt lời người kể với lời từng nhân vật (mẹ, Bin).
-GV đọc mẫu lần 1 (vui, chậm rãi, ôn tồn, ngạc nhiên, hồn nhiên, tự tin)
-Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn, giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
 *Đọc từng đoạn : Chia 2 đoạn :
-Đoạn 1 : Từ đầu . Cho mẹ xem.
-Đoạn 2 : Từ Bin  khoe với mẹ.
-Đoạn 3 : Còn lại.
 -Giảng từ : hí hoáy, giải thích (STV/ tr145)
*Luyện đọc câu :
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa của các từ ngữ : hì hoáy, giải thích. Cảm nhận được tính hài hước của truyện : cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải ngựa, con vật đó sẽ thành con bò .
Hỏi đáp : 
-Bin ham vẽ như thế nào ? Bin định vẽ con gì ?
-Vì sao mẹ hỏi :”Con vẽ con gì đây?”
-Bin định chữa bức vẽ như thế nào ?
-Giáo viên : Chuyện đáng cười chính là ở câu nói của Bin vì Bin ngây thơ tưởng rằng : chỉ cần vẽ thêm hai cái sừng thì con vật trong tranh sẽ biến thành con bò.
-Em hãy nói vài câu cho Bin để Bin đỡ buồn ?
-Luyện đọc lại.
-Nhận xét.
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Giáo dục tư tưởng .Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-2 em đọc Gà “tỉ tê” với gà và TLCH.
-Thêm sừng cho ngựa.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu , phát hiện ra các từ khó.
-Luyện đọc từ khó : nền, nào, lại, quyển vở, hí hoáy.
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn (đọc 2-3 vòng)
-2 em nhắc lại.
-Đúng,/ không phải con ngựa.// Thôi,/ để con vẽ thêm hai cái sừng/ cho nó thành con bò vậy.//
-HS luyện từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Đồng thanh.
-Đọc thầm.
-Trên nền nhà, ngoài sân, chỗ nào cũng có , bức vẽ bằng phấn, than. Bin vẽ con ngựa.
-Mẹ không nhận ra đó là con ngựa. Vì Bin vẽ không giống ngựa.
-Vẽ thêm hai cái sừng để nó biến thành con bò.
-Bạn hãy chịu khó luyện tập bạn sẽ 
vẽ đúng.
-3 nhóm mỗi nhóm 3 em đọc theo vai
-1 em đọc lại bài.
-Tập đọc bài.
Tuần 17
TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : THÊM SỪNG CHO NGỰA.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Thêm sừng cho ngựa.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 :
 Hỏi đáp : 
-Bin định vẽ con gì ?
-Vì sao mẹ hỏi : Con vẽ con gì đây ?
-Em định chữa bút vẽ như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc “Bin đem vở và bút ra tận chuồng ngựa  đến hết.
-Bài viết có những dấu câu nào ?
-Cho viết bảng con từ khó.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài : Thêm sừng cho ngựa.
-1 em đọc lại.
-Con ngựa.
-Vì mẹ chưa hình dung được Bin vẽ cái gì.
-Vẽ thêm hai cái sừng .
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, chấm cảm, hai chấm
-Viết bảng : hí hoáy, chuồng ngựa,vẽ rồi xoá, khoe.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Tuần 17
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
QUYỀN TRẺ EM .
Chủ đề 1 : TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ – MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG
QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-Học sinh hiểu được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội như mọi người.
2.Kĩ năng : 
-Học sinh có thể nói về mình một cách dễ dàng.
-Học sinh có thể giao tiếp, ứng xử đúng mực trong quan hệ với tập thể gia đình cộng đồng.
3.Thái độ : 
-Có thái độ tự tin, tự trọng mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp, không nhút nhát.
-Biết đối xử tốt trong quan hệ bạn bè, những người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
-5 tranh về quyền trẻ em.
-Chuyện kể về “bạn Ngân”.
-Bài hát “Em là bông hồng nhỏ”
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
25’
4’
1’
Hoạt động 1 : Trò chơi : Tìm bạn.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được trẻ em có quyền có cha mẹ, có tên, có tiếng nói riêng, có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, được tôn trọng và bình đẳng.
-GV : chia 3 nhóm.
-Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Tìm bạn”
-Trò chơi “Tìm bạn” sẽ giúp các em tự giới thiệu về mình.
-GV hướng dẫn cách thực hiện trò chơi.
-Nhóm hãy tự giới thiệu về mình ?
-GV hỏi : Em hãy cho biết gia đình em có mấy người 
-Em có mấy anh chị em ? Có sống chung với ông bà không ?
-Em có về quê nội hay quê ngoại không ? Quê ông bà em ở đâu ? Em có thích không ?
-Bố mẹ em có quan tâm đến em không ?
-Em có ước muốn điều gì không ?
-HS chơi trò chơi xong GV tóm ý : Các em rất mạnh dạn tự tin khi kể về mình, về gia đình mình.
-Yêu cầu lớp hát bài “Mẹ của em ở trường”
-GV truyền đạt : Là một con người dù trai hay gái ai cũng có họ tên , cái tên chứng tỏ mình có cha mẹ, gia đình khi mới sinh ra được đặt tên.
-Trực quan : Tranh 1 : Nhìn tranh các em thấy gì ?
-Tranh 2 : Em nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh 2 ?
+Em bé thật bất hạnh, và như thế em bé không có cha mẹ, gia đình.
+Trong trò chơi “Tìm bạn” không có sự phân biệt bạn trai hay gái, giỏi hay yếu.
-Tranh 3 : Nhìn bức tranh em thấy thế nào ?
-GV : Đây là hành động không đúng.
+Tuổi thơ các em có nhiều ước muốn thật giản dị, dễ thương
Treo 2 tranh : 2 bức tranh nói lên điều gì ?
+Các em có muốn đến trường học tập không ?
+Các em có muốn vui chơi không ?
-Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề “Tôi là một đứa trẻ”. Một đứa trẻ có quyền có tên họ, có cha mẹ, có gia đình, có quêâ hương và không bị phân biệt đối xử.
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Bạn Ngân”
Mục tiêu : Qua câu chuyện kể các em biết được trẻ em cũng có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội.
-Giáo viên kể chuyện “Bạn Ngân”
-Nhân vật trong truyện là bé trai hay gái ?
-Tiếng nói của bạn Ngân có dễ nghe dễ hiểu không ? Tại sao ?
-Vì sao bạn Ngân cảm thấy buồn ?
-Vì sao các bạn thay đổi thái độ với Ngân ?
-Điều gì đã giúp Ngân sung sướng ?
-Nhận xét .
+GV giảng : Trong lớp nếu có bạn nói khó nghe do
khác miền thì chúng ta không nên trêu chọc, nếu khó nghe thì nhờ bạn nói chậm lại rồi dần dần mình sẽ hiểu. 
+Như vậy các em có quyền giữ tiếng nói riêng của mình.
Hoạt động 3 :Trò chơi “Tiếp sức”
Mục tiêu : Qua trò chơi học sinh nhận biết được các quyền và bổn phận của trẻ em.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Đọc tìm hiểu thêm bài.
-Chia 3 nhóm.
-Theo dõi.
-1 em điều khiển lớp nói : gió thổi, gió thổi. Cả lớp vỗ tay 2 cái rồi nói “thổi ai, thổi ai”
-Bạn điều khiển : Thổi nhóm.
-Nhóm tự giới thiệu về mình.
-Hoạt động cá nhân.
-Cá nhân tự giới thiệu.
-Hát bài “Mẹ của em ở trường”
-Bố đi làm giấy khai sinh cho bé.
-Em bé bị bỏ rơi.
- Hình ảnh một người lớn đang đánh một em bé.
-Trẻ được đi học, đi chơi..
-Muốn được đi học, vui chơi.
-Bé gái.
-Khó nghe do khác miền. 
-Bị lẻ loi.
-Các bạn hiểu được Ngân nói chậm cho Ngân rõ.
-Ngân được bạn quan tâm.
-1 em nhắc lại.
-Đồng thanh.
-Chia 2 nhóm mỗi nhóm 7 em.
-Học sinh tự đề cử bạn cùng tham gia thi đua tiếp bút. 
-Đọc tìm hiểu thêm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 17.doc