Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 14

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 14

TUẦN 14

Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011

 Thi văn nghệ

.

Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011

Chào cờ: Nhận xét đầu tuần

.

TẬP ĐỌC: TIẾT 40+41

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc rõ lời nhân vật trong bài

+Hiểu nội dung : đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh .Anh chị em phải đoàn kết thương yêu nhau( TLCH 1,2 3,5)

- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Giáo dục HS biết anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh : Câu chuyện bó đũa, một bó đũa, túi tiền.

2.Học sinh : Sách Tiếng Việt.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
 Thi văn nghệ
.........................................................................................................................
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Chào cờ: Nhận xét đầu tuần
.........................................................................................................................
TẬP ĐỌC: TIẾT 40+41
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc rõ lời nhân vật trong bài
+Hiểu nội dung : đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh .Anh chị em phải đoàn kết thương yêu nhau( TLCH 1,2 3,5)
- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Giáo dục HS biết anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Câu chuyện bó đũa, một bó đũa, túi tiền.
2.Học sinh : Sách Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ(1’):
2.Bài cũ (5’) :
-Gọi 2 học sinh đọc bài : “ Quà của bố “
- Quà của bố đi cắt tóc về có những gì ?
- Quà của bố đi câu về có những gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài (1’).
 Giáo viên cho học sinh xem tranh “Tranh vẽ cảnh gì “?
-Chỉ vào bức tranh : (Truyền đạt) Truyện ngụ ngôn Câu chuyện bó đũa sẽ cho các em thấy lời khuyên bổ ích về quan hệ anh em. Chúng ta cùng tìm hiểu.
b.Hoạt động 1 : Luyện đọc.(25’)
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi, ôn tồn.
*Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó 
*Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Gọi hs đọc chú giải 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét cho điểm.
 TIẾT 2 
c. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài ()
Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
-Hỏi thêm : Thấy các con không thương yêu nhau, ông cụ làm gì ?
-Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa ?
-Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
-Một chiếc đũa được ngầm so sánh với hình ảnh gì ?
-Cả bó đũa được ngầm so sánh với hình ảnh gì ?
-Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
 Giảng từ : Đùm bọc 
 Đoàn kết 
-GV truyền đạt : Người cha đã dùng câu chuyện rất dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con, giúp cho các con thấm thía tác hại của sự chia rẽ, sức mạnh của đoàn kết.
d.Luyện đọc lại.(10’)
-Nhận xét.
4. Củng cố -dặn do:ø(2’)
-Em hãy đặt tên khác cho truyện ?
Giáo dục tư tưởng anh em phải đoàn kết nhau 
Dặn học sinh về đọc lại bài .chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học
-2 em đọc bài và TLCH.
-Người cha đang nói chuyện với bốn đứa con
-Câu chuyện bó đũa.
-Hs theo dõi 
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :lẫn nhau, buồn phiền, bẻ gãy, đặt bó đũa, va chạm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK
-Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại và bảo://
-Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.//
-Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.//
-Như thế là các con đều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
-2 hs đọc 
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài).
-CN - Đồng thanh.
-1 em đọc cả bài.
-1 em đọc đoạn 1-2. . Lớp theo dõi .
-Ông cụ và bốn người con.
-Ôâng rất buồn, bèn tìm cách dạy con với bó đũa và túi tiền, ai bẻ gãy được đũa ông thưởng tiền.
-Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ (vì không thể bẻ gãy cả bó)
-Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.
-Với từng người con, với sự chia rẽ, sự mất đoàn kết.
-Với bốn người con, với sự thương yêu đùm bọc nhau, với sự đoàn kết.
-1 em đọc đoạn 3.
-Anh em phải đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới có sức mạnh, chia rẽ thì yếu.
( Giúp đỡ che chở )
( Yêu mến nhau chung sức nhau )
-HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con)
-Đoàn kết là sức mạnh, Anh em phải đoàn kết, ..
-................................................................................................................
TOÁN: TIẾT 66
 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 - 9
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
+ Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
- Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Hình vẽ bài 3, bảng phụ.	
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ :(1’) 
2. Bài cũ (5’)õ : Luyện tập tìm số bị trừ.
-Ghi : 15 – 8 18 - 9 17 -8 
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài (1’):
b. Giới thiệu phép trừ 55 - 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9 :(12’) :
* Phép trừ 55 – 8.
Nêu vấn đề: Có 55 que tính, bớt đi 8 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
-Giáo viên viết bảng : 55 – 8.
-Mời 1 em lên bảng thực hiện tính trừ. Lớp làm nháp.
-Em nêu cách đặt tính và tính ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Vậy 55 – 8 = ?
Viết bảng : 55 – 8 = 47.
*Phép tính : 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.
-Gọi 1 em lên đặt tính.
-Em tính như thế nào ?
-Ghi bảng : 56 – 7 = 49.
* Phép tính : 37 – 8.
* Phép tính 68 – 9.
 c.Luyện tập (17’):
Bài 1 :
-Gọi 5 em lên bảng. Lớp tự làm. vào vở 
- Gọi một số em nêu cách tính .
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 
-Muốn tìm số hạng chưa biết em tìm như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
4.. Củng cố-Dặn dò: (2’)
 Khi đặt tính cột dọc phải chú ý gì ?
-Thực hiện bắt đầu từ đâu ?
-Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về học thuộc bảng trừ .
Hát
-3 em đặt tính và tính, tính nhẩm.Lớp bảng con.
 _ _ _
 7 9 9 
-Nghe và phân tích đề toán.
-1 em nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 55 - 8
-1 em lên đặt tính và tính.
_
 47
-Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới, sao cho 8 thẳng cột với 5 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải sang trái) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7 viết 7 nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4 viết 4.
- Vậy : 55 – 8 = 47.
-Nhiều em nhắc lại cách đặt tính và tính.
-1 em lên đặt tính và tính
 - .
 49
-Viết 56 rồi viết 7 xuống dưới, sao cho 7 thẳng cột với 6 (đơn vị). Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
-Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải sang trái) 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9 viết 9 nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4 viết 4.
- Vậy 56 – 7 = 49.
-1 em lên đặt tính và tính.
 _
 29 
-7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9 nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2 viết 2.
Vậy 37 – 8 = 29 
-1 em lên đặt tính và tính
 _ 
 59
- 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9 viết 9 nhớ 1, 6 trừ 1 bằng 5 viết 5. 
 Vậy 68 – 9 = 59
-4 em nhắc lại cách tính 4 bài.
-Hs nêu yêu cầu 
-Hs làm bài 
_ _ _ _ _
 36 69 88 57 6
_ _ _ _ _ 
 59 87 28 47 39
 _ _ _ _ _ 
 78 69 39 49 28
-1 hs nêu
-Muốn tìm số hạng chưa biết lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-2 em lên bảng làm, mỗi em 1 cột.
 x + 9 = 27 7 + x =35 
 x = 27 – 9 x = 35 – 7 
 x = 18 x = 28
-Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị.
...................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC: TIẾT 14
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (TIẾT1)
I/ MỤC TIÊU :
 -Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
+Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
+giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của học sinh 
 - Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài hát “Em yêu trường em”. “Đi học”. Tranh, Phiếu , tiểu phẩm.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN -
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.KĐ: (1’)
2.Bài cũ: (5’) : 
-Em sẽ làm gì khi em có quyển sách hay mà bạn hỏi mượn ?
-Khi bạn đau tay lại phải xách nặng, em sẽ làm gì 
-Trong lớp em có bạn bị ốm, em phải làm gì ?
-Nhận xét, đánh giá.
3.Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài(1’) .
-Hát bài hát “Em yêu trường em” .
 b.Hoạt động 1 : Tiểu phẩm.(10’)
 *Mục tiêu : Giúp học sinh biết được một việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-GV phân vai : Bạn Hùng
-Cô giáo Mai 
-Một số bạn trong lớp
-Người dẫn chuyện.
-Giáo viên hướng dẫn thảo luận theo câu hỏi :
-Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình ?
-Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy ?
-Nhận xét. 
c.Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.(10’)
 *Mục tiêu : Giúp học sinh bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng và không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Tranh (5 tranh / tr 50)
-Giáo viên đề nghị thảo luận nhóm theo các câu hỏi -Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? Vì sao?
-Nếu là bạn trong tranh em sẽ làm gì ?
-GV nhận xét.
-GV đưa ra câu hỏi đề nghị thảo luận lớp :
-Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
d.Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.(8’)
 *Mục tiêu :Giúp cho học sinh nhận thức được bổn phận của ngư ...  con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ(1’):
2.Bài cũ(5’) : 
-Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 14,15,16,17,18 trừ đi một số.
-Nhận xét.
3.Dạy bài mới :
 a.Giới thiệu bài(1’)
 b.Luyện tập.(28’)
Bài 1 : Trò chơi “Xì điện”
-GV chia bảng làm 2 phần : Ghi các phép tính trong bài 1 lên bảng. Chuẩn bị phấn xanh, đỏ.
-GV đọc : 18 - 9
-GV khoanh phấn đỏ hoặc xanh vào vào phép tính .
-Nhận xét.
Bài 2:
-Yêu cầu gì ?
-Nêu cách thực hiện các phép tính : 35 – 8, 81 – 45, 94 – 36.
-Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
-x là gì trong ý a,b, là gì trong ý c ?
-Em nêu cách tìm số hạng, số bị trừ ?
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề nhận dạng đề.
-Bài toán cho ta biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Muốn biết thùng bé có bao nhiêu ki lô gam đường ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu học sinh giải vào vở .
4..Củng cố .Dặn dò: (2’)
Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ 
Yêu cauà học sinh học bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Học sinh về học thuộc lòng bảng trừ bảng trừ .
.Hát
- 2 em HTL.
-Luyện tập 
-Theo dõi.
-Thực hiện : Chia 2 đội : xanh – đỏ.
-1 bạn trong hai đội nêu : 18 – 9 = 9
-Xì điện cho bạn khác.Đọc 17 - 8
-Bạn ở đội kia nêu 17 – 8 = 9
-Đếm kết quả của từng đội.
18 - 9 = 9 16 - 8 = 8 14 -7 = 7
17 - 8 = 9 15 - 7 = 8 13 -6 = 7
16 - 7 = 9 14 - 6 = 8 12 -5 = 7
15 - 6 = 9 13 -5 = 8 11 -4 = 7
12 - 3 = 9 12 -4 = 8 10 -3 = 7
-Đặt tính rồi tính.
_ _ _ _ _ _ 
 27 46 58 38 36 58
-3 em lên bảng làm mỗi em 2 phép tính.Lớp làm vào vở nháp 
-Tìm x.
-Là số hạng, số bị trừ. 
- Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. 
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ . 
-Lớp làm bài. vào bảng con 
x + 7 = 21 8 + x = 42
 x = 21 – 7 x = 42 – 8 
 x = 14 x = 34
 x – 15 = 15
 x = 15 + 15 
 x = 30
-Bài thuộc dạng toán ít hơn.
- Thùng lớn có 45 kg đường .Thùng bé có ít hơn thùng lớn 6 kg đường 
-Thùng bé có bao nhiêu kg đường ?
-Lấy 45-6
 Tóm tắt
Thùng to : 45 kg 
Thùng bé ít hơn thùng to : 6 kg
Thùng bé : kg?
 Giải
 Thùng bé có là :
 45 – 6 = 39 (kg)
 Đáp số : 39 kg đường.
-2 em nêu.
..................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN :TIẾT 14
QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI. – VIẾT NHẮN TIN.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh
- Viết được một mẩu nhắn tin gọn đủ ý.
-Hs yêu thích môn học
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn gợi ý Bài tập 1.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ(1’):
2.Bài cũ (5’) 
-Gọi 3 em đọc lại đoạn văn ngắn viết về gia đình mình.
-Nhận xét , cho điểm.
3.Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài.(1’)
 b.Làm bài tập.(28’)
B ài 1 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Tranh.
-GV nhắc nhở HS : Trả lời câu hỏi theo ý của mình.
-GV tổ chức cho HS trả lời theo cặp.
-Nhận xét.
Bài 2 : Viết : Em nêu yêu cầu của bài ?
-GV nhắc nhở: Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
-Nhận xét góp ý, cho điểm.
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
Nhắc lại một số việc khi viết tin nhắn.
-Nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh nhớ thực hành viết nhắn tin .
Hát
-Kể về gia đình.
-3 em đọc.
-1 em nêu.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi ( mỗi em nói theo cách nghĩ của em )
-Nhiều cặp đứng lên trả lời.
-Lớp nhận xét, chọn bạn trả lời hay.
a/ Bạn nhỏ bón bột cho búp bê/ Bạn nhỏ đặt búp bê vào lòng, bón bột cho búp bê ăn.
b/ Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm/ Bạn nhìn búp bê thật trìu mến.
c/ Tóc bạn buộc thành 2 bím có thắt nơ/ Tóc bạn buộc 2 bím vểnh lên, thắt hai chiếc nơ trông thật xinh xắn.
d/ Bạn mặc một bộ quần áo rất gọn gàng/ Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp.
-Viết lại một vài câu nhắn.
-Cả lớp làm bài viết vào vở 
 5 giờ chiều ngày 12 – 12.
Mẹ ơi! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ vẫn chưa về. Bà đưa con đi chơi . Khoảng 6 giờ tối Bác Nhí sẽ đưa con về.
 Con : Ngân.
-1 em nêu.
................................................................................................................................
THỦ CÔNG : TIẾT 14
GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (T2)
I/ MỤC TIÊU :
- Học sinh biết gấp, cắt dán hình tròn.
- Gấp cắt dán được hình tròn.Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to ,nhỏ tuỳ thích đường cắt có thể mấp mô.
- Học sinh có hứng thú với giờ học thủ công.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kđ (1’):
2.KTBC(5’):
KT đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài(1’).
Trực quan : Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
b.Hoạt động 1 :Quan sát nhận xét.(6’)
Mục tiêu : Học sinh biết quan sát nhận xét hình tròn được cắt bằng cách gấp giấy
-GV thao tác trên vật mẫu và hỏi :
-Nối điểm O với các điểm M.N.P nằm trên đường tròn.
-So sánh độ dài OM, ON, OP ?
-Do đặc điểm này mà để vẽ đường tròn ta sử dụng dụng cụ. Khi không dùng dụng cụ ta tạo hình tròn bằng cách gấp, cắt giấy.
-So sánh MN với cạnh hình vuông ?
-Giáo viên nhắc nhở : Cắt bỏ phần gạch chéo ta sẽ được hình tròn.
c.Hoạt động 2 : Thực hành gấp hình.(20’)
Mục tiêu : HS biết gấp cắt dán hình tròn
-GV hướng dẫn gấp.
Bước 1 :Gấp hình.
Bước 2 : Cắt hình tròn.
Bước 3 : Dán hình tròn
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
4.Củng cố-Dặn dò: (2’)
Nhận xét tiết học.
 – Lần sau mang giấy nháp, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
Hát
-Gấp cắt dán hình tròn.
-Quan sát.
-Độ dài bằng nhau.
-Bằng nhau
-4 hs lên bảng thao tác lại 
-Học sinh thực hành gấp 
-Hoàn thành và dán vở.
...............................................................................................................
THỂ DỤC :TIẾT 28
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN”
I/ MỤC TIÊU :
-Thực hiện được đi thường theo nhịp (Nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải)Tiếp tục học trò chơi “Vòng tròn”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 
- Biết và thực hiện đúng động tác, đúng nhịp.
- Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Vệ sinh sân tập, còi.
2.Học sinh : Tập hợp hàng nhanh.
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Phần mở đầu (5’)
-Phổ biến nội dung : 
-Giáo viên theo dõi.
-Nhận xét.
2.Phần cơ bản (25’)
-Hd hs đi thường theo nhịp 
Nhận xét, uốn nắn
* Trò chơi “Vòng tròn”.
-Nêu tên trò chơi.
-Điểm số 1-2, 1-2 theo vòng tròn.
-Trò chơi “Vòng tròn”
-Hướng dẫn thực hiện.
-Nhận xét.
3.Phần kết thúc(5’) :
-Giáo viên hệ thống lại bài. 
Nhận xét giờ học.
-Tập hợp hàng.
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
-Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường sau đó đi thường theo vòng tròn.
-Vừa đi vừa hít thở sâu.
-Hs thực hiện 
-Chọn 1 bạn làm chuẩn, thực hiện 2 lần
-Ôn cách nhảy chuyển từ một thành hai vòng tròn và ngược lại (3-5lần)
-Ôn vỗ tay, múa, nhún chân, nhảy chuyển đội hình (5-6 lần)
-Đứng quay mặt vào tâm, học 4 câu 
vần điệu kết hợp vỗ tay :”Vòng tròn”
(8 nhịp). Tập 2-3 lần.
-Đứng quay mặt theo vòng tròn, đọc vần điệu kết hợp nhún chân., đến nhịp 8. (4-6 lần) 
-Cúi người.
-Nhảy thả lỏng .
.............................................................................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU
	Học sinh biết được ưu khuyết điểm trong tuần 
 Rèn cho học sinh tiến bộ trong tuần tới 
 Giáo dục học sinh biết kính yêu thầy cô giáo
.II CÁC HOẠT ĐỘNG 
*.Sinh hoạt lớp.
 a,	GV tổ chức cho HS tự kiểm điểm trong nhóm.
	Các nhóm thảo luận, tìm những bạn đáng tuyên dương để báo cáo với GV chủ nhiệm.
	Phê bình, nhắc nhở các bạn yếu, kém, nhóm để tuần sau các bạn cố gắng khắc phục.
 b,Hoạt động chung cả lớp.
	Các nhóm cử đại diện lên báo cáo.
	GV chủ nhiệm nhận xét, tuyên dương những em tiến bộ trong tuần.
	Đồng thời cũng phê bình khiển trách những em yếu , nghịch trong giờ học.
 c,GV nhận xét chung.
+Về đạo đức: Đi học chuyên cần ra vào lớp đúng giờ , ngoan lễ phép với thầy cô 
+Về học tập : Trong tuần các em đã cố gắng học tập tốt , thi đua học tập sôi nổi Tổ học tốt như tổ 1,3. Hằng ngày các em đã ôn bảng cộng,trừ vào đầu giờ .
 Tồn tại : Một số em hay quên vở , đồ dùng học tập ở nhà .
 + Về hoạt động khác: Vệ sinh cá nhân và lớp sạch sẽ có ù ý thức giữ vệ sinh và bảo quản cơ sở vật chất . Hằng ngày nhặt rác, lau chùi lớp học sạch sẽ sạch sẽ
 d/ Giáo dục chủ điểm ”Kính yêu thầy cô giáo”
 - Giáo viên cho các nhóm thảo luận tìm bài hát về chủ đề ngàỳ nhà giáo việt nam.
 - Gọi các nhóm lên biểu diễn trước lớp .
 - Giáo viên cùng học sinh nhận xét bình chọn nhóm hát hay nhất –tuyên dương
 -Nhắc nhở hs chăm học ,nghe lời thầy cô 
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
-Sửa chữa ngay những nhược điểm trong tuần
-Thi đua học tốt giữa các nhóm 
-Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp ,thực hiện nội qui trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 14.doc