Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B - Tuần 4

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B - Tuần 4

Tựa bài : ( Tập chép) BÍM TÓC ĐUÔI SAM Môn : CHÍNH TẢ

Tiết: 7 Tuần 4 Ngày dạy :7/9/2010

I./ MỤC TIÊU :

- Chép chính xácbài CT, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài “ Bím tóc đuôi sam”.

- Làm được BT2, BT3 a/b , hoăc BT CT phương ngũ do GV soạn

II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV:nội dung bài viết, BT

- HS: vở chính tả, VBT, thẻ từ.

III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 42 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Lớp : Hai 
Tựa bài :	( Tập chép) BÍM TÓC ĐUÔI SAM Môn : CHÍNH TẢ
Tiết: 7 Tuần 4 Ngày dạy :7/9/2010
I./ MỤC TIÊU : 
- Chép chính xácbài CT, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài “ Bím tóc đuôi sam”.
- Làm được BT2, BT3 a/b , hoăc BT CT phương ngũ do GV soạn 
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV:nội dung bài viết, BT
- HS: vở chính tả, VBT, thẻ từ.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt đông của Thầy:
*Hoạt đông của Trò:
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ: GỌI BẠN.
3./ Bài mới: : BÍM TÓC ĐUÔI SAM 
Giới thiệu – ghi tựa bài.
*-Hoạt động 1: Tập chép
Mục tiêu: Hiểu nội dung, viết đúng chính xác
Phương pháp: Đàm thoại.
- Đọc đoạn chép
HDHS nắm nội dung bài viết:
- Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai?
- Vì sao Hà không khóc nữa?
- Bài chính tả có những dấu câu nào?
- HDHS viết từ khó
- HD viết bài vào vở,đọc từng hàng
- Nộp bài HS, chấm
*-Lưu ý: Viết đúng chính tả các tiếng khó, viết hoa
*-Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Nắm qui tắc chính tả về iên, yên, phân biệt r/d/gi
Phương pháp: Luyện tập
- HDHS làm BT 2:
- yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu nhi
- da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da.
- vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân
* Lưu ý: điền đúng iên/ yên, r, d, / gi, ân/ âng.
4./ Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học .
- HT: cả lớp
- Dò và đọc lại bài viết
- Cuộc trò chuyện giữa thầy giáo với Hà.
- Vì Hà được thầy khen có bím tóc đẹp nênm rất vui, tự tin, không buồn tủi vì sự trêu chọc của Tuấn nữa.
- Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm.
- Viết từ, tiếngkhó: thầy giáo, xinh xinh, vui vẽ, khuôn mặt, nói, nín khóc
- Viết vào vở,Soát lỗi, ghi lỗi
- Nộp bài cho GV
- HT: nhóm
- Điền vào chỗ trống: iên hay yên?
- r, dhay gi?
- ân/ âng?
- Thực hiện miệng và thẻ từ
*Nhận việc về nhà:
Chuẩn bị bài sau
Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
 Nguyễn Thanh Vũ
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Lớp : Hai 
Tựa bài : ( Nghe viết) TRÊN CHIẾC BÈ Môn : CHÍNH TẢ
Tiết:8 Tuần 4 Ngày dạy :9/9/2010
I./ MỤC TIÊU : 
- Nghe- viết i chính xác, ; Trình bày đúng bài CT ” Trên chiếc bè”.
-Làm được BT2, BT3 a/b , hoăc BT CT phương ngũ do GV soạn .
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV:nội dung bài viết, BT
- HS: vở chính tả, VBT, thẻ từ.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt đông của Thầy:
*Hoạt đông của Trò:
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
3./ Bài mới: : TRÊN CHIẾC BÈ
Giới thiệu – ghi tựa bài.
*-Hoạt động 1: Nghe viết
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài viết đúng chính tả.
Phương pháp: Luyện tập, đàm thoại
- Đọc đoạn chép
HDHS nắm nội dung bài viết
- Dế Mèn và DeÁ trũi rủ nhau đi đâu?
- Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
- Bài chính tả có chữ nào viết hoa?
- Sau dấu chấm xuống dòng chữ đầu câu viết thế nào?
- HDHS viết từ khó
- HD viết bài vào vở,-đọc từng hàng
- Nộp bài chấm
* Lưu ý: Viết đúng chính tả các tiếng khó, viết hoa chữ cái đầu bài, đầu đoạn, tên.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Phân biệt d/r/gi
Phương pháp: Thực hành.
- HDHS làm BT 2:
- Tiếng, hiền, biếu, chiếu,khuyên, chuyền, truyện, yến
- dỗ: ( dỗ dành, dỗ em) giỗ( giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ. Dòng( dòng nước, dòng sông, dòng kẻ), ròng( ròng rã, mấy năn ròng, khóc ròng,Vần( đánh vần, vần thơ,), vầng( vầng trán, vầng trăng) dân( nhân dân, dân dã, dân lành) dâng ( dâng kính, hiến dâng, nước dâng lên, trào dâng.
* Lưu ý: phân biệt được các phụ âm đầu.
4./ Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học .
HT: cả lớp
- Dò và đọc lại bài viết:
- đi ngao du thiên hạ, dạo chơi khắp đó đây.
- Ghép ba bốn lá sen lại làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông.
- Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng,Ngày, Bế, Mùa.
-Viết hoa , lùi vào 1 ô.
-Viết từ, tiếngkhó: Dế Trũi, ngao du, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt, dưới đáy
-Viết vào vở,-Soát lỗi, ghi lỗi
- Nộp bài cho GV
-HTTC: nhóm
- Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê
- Thực hiện miệng
- Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu.
*Nhận việc về nhà :
Chuẩn bị bài sau
 Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
Nguyễn Thanh Vũ
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Lớp : Hai 
Tựa bài :	BÍM TÓC ĐUÔI SAM Môn : KỂ CHUYỆN
Tiết:4 Tuần 4 Ngày dạy :7/9/2010
I./ MỤC TIÊU : 
- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1,2 của câu chuyện (BT1); Bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình(BT2).
- Kể lại nối tiếp từng đoạn của câu chuyện 
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV; tranh phóng to
- HS: SGK
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt động của Thầy :
*Hoạt động của Trò :
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ: BẠN CỦA NAI NHỎ
3./ Bài mới: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
Giới thiệu – ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Kể đoạn 1, 2
MT: HS kể lại được đoạn 1, 2
- Kể mẫu
- HDHS kể từng đoạn
- Gợi ý.:
- HD quan sát tranh
- Hà có hai bím tóc ra sao?
- Khi Hà đến trường mấy bạn gái reo lên thế nào?
-Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào?
-Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
* Lưu ý: kể được đoạn 1,2
* Hoạt động 2: Kể đoạn 3
MT: HS kể lại được đoạn 3
- HD kể đoạn 3
- Đọc yêu cầu đoạn 3
- HD quan sát tranh
- HD theo gợi ý kể từng đoạn trong nhóm.
- HD kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét.
* Lưu ý: kể được đoạn 2 
* Hoạt động 3:Kể toàn bộ câu chuyện.
MT: HS kể lại được toàn bộ câu chuyện
- HDHS kể toàn bộ câu chuyện
- Tổ chức cho nhóm , cá nhân thi đua kể.
- Nhận xét.
* Lưu ý:Kể được cả câu chuyện theo đúng giọng diễn cảm.
4./ Củng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học .
- HT: nhóm
- Kể lại đoạn 1, 2 theo tranh
- Quan sát tranh kể chuyện theo từng tranh trong SGK, theo nhóm
- Hai bím tóc rất đẹp.
-“Aùi chà , chà! Bím tóc đẹp quá!”
-Tuấn sắn tới nắm bím tóc và nói:-Tớ mệt quá, cho tớ vịn vào nó một lúc.
-Hà oà khóc, và chạy đi mách thầy
-Lần lượt từng học sinh trong nhóm kể
-Kể từng đoạn trước lớp
-Nhận xét
-HT: nhóm
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lời của em.
- Quan sát tranh
- Hà vừa mách tội Tuấn vừa khóc thút thít.Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà,Vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm.Nghe thầy nói thế Hà ngạc nhiên hỏi lại”Thật thế không ạ?” thầy bảo; “thật chứ!”Thế là hết cả buồn tủi, nín khóc hẳn
- Kể chuyện trong nhóm
- Nhận xét
- HT: nhóm, cá nhân
Kể lại toàn bộ câu chuyện thi đua giữa các nhóm.
- Nhận xét.
- Bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất
* Nhận việc về nhà : Chuẩn bị bài sau
Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
Nguyễn Thanh Vũ
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Lớp : Hai 
Tựa bài : CÁM ƠN , XIN LỖI	Môn : Tập làm văn
Tiết: 4 Tuần 4 Ngày dạy :10/9/2010
I./ MỤC TIÊU : 
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2)..
- Nói 2,3 câungắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi (BT3).
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Tranh phóng to
- HS: :VBT, thẻ từ
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt đông của Thầy:
*Hoạt động của Trò :
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ: 
3./ Bài mới: 
Giới thiệu – ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Bài tập 1
Mục tiêu: Nói lời cám ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
HDHS làm bài tập 1
- Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
- Cô giáo cho em mượn quyển sách.
- Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi
- Nhận xét.
* Lưu ý: Nói được lời cảm ơn theo từng tình huống
Bài tập 2
- HDHS làm bài tập 2 
- Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
- Em mãi chơi, quên làm việc mẹ dặn.
- Em đùa nghịch, va phải một cụ già.
- Nhận xét
* Lưu ý: Nói được lời xin lỗi theo đúng tình huống.
* Hoạt động 3: Bài tập 3
MT: Nhìn tranh kể lại sự việc trong đó có dùng lời cám ơn xin lỗi.
- HDHS làm bài tập 3
- Treo tranh
-Tranh 1
-Tranh 2
-Nhận xét.
* Lưu ý: Nhìn tranh nói nội dung 3, 4 câu có dùng lời cảm ơn, xin lỗi
Bài tập 4
-HDHS làm bài tập 4
-Nhận xét
-Chấm bài
-*Lưu ý: Viết được những câu đã nói.
4./ Cũng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học .
- HT: Nhóm
- Nói lời cảm ơn của em trong mỗi trường hợp sau:
- Cảm ơn bạn!Mình cảm ơn bạn nhé!May quá không có bạn thì mình ước hết.
- Em cám ơn cô ạ! Em xin cám ơn cô.
- Chị( anh) cảm ơn em! Cảm ơn em nhé! Em ngoan quá. Rất cảm ơn.
- Thực hiện miệng.
- Nối tiếp nhau nói trong nhóm.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau.
-Thực hiện miệng
- Oâi, xin lỗi cậu! Xin lỗi tớ vô ý quá!
- Oâi con xin lỗi mẹ !Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ không thế nữa.
- Cháu xin lỗi cụ!Oâi cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ.
- Nói nối tiếp trong nhóm
- Trình bày trước lớp
-Nhận xét.
- HT : Nhóm 
- Quan sát tranh đoán xem việc gì sẽ xãy ra kể lại những sự việc trong tranh bằng 3, 4 câu nhớ dùng lởi cảm ơn hay xin lỗi cho thích hợp:
- Mẹ mua cho Hà con gấu bông. Hà giơ tay nhận gấu bông và nói :” Con cảm ơn mẹ ạ!”
- Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn.Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ.Cậu nói:”Con xin lỗi mẹ!”
- Thực hiện theo nhóm
- Trình b ... vai
-Nhóm trình bày
-Nhận xét
-HT: nhóm
-Thực hiện theo nhóm. 
-Tình huống 1: nhóm 1, 2
-Tình huống 2: nhóm 3, 4
-Thảo luận nhóm 
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét
-HT: nhóm
-Thực hiện theo nhóm
-Trình bày những trường hợp mắc lỗi và sữa lỗi.
-Nhận xét.
*Nhận việc về nhà :
Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
Nguyễn Thanh Vũ
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Lớp : Hai 
Tựa bài :	Vẽ tranh : ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY Môn : MĨ THUẬT .
Tiết: 4 Tuần 4 Ngày dạy :9/9/2010
I/.MỤC TIÊU :
 - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc ,vẻ đẹp củ một số loài cây trong vườn.
- Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản
- HS vẽ được tranh vườn cây đơn giản,( hai hoặc ba cây) vẽmàu theo ý thích .
II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1.Thầy: Một số tranh ảnh về các vườn cây . Hdẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH, tranh của HS 
 2.Trò: Giấy hoặc vở tập vẽ, Bút chì , chì màu , sáp màu , màu nước .
III/*HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 * Hoạt động của Thầy :
1.Oån định : Kiểm SS
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm dụng cụ học tập 
 Nhận xét
3.Bài mới: Vẽ tranh : Đề tài VƯỜN CÂY.
*Hoạt động 1: Chọn nội dung đề tài. 
MT: Biết chọn đề tài để vẽ
+ Giới thiệu ghi tựa bài lên bảng .
- Giới thiệu tranh cho - Hs quan sát .
-Tranh có hình ảnh nào? Các màu ra sao?
+Lưu ý: Nhận biết các vườn cây .
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh 
- GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng màu sắc của vườn cây định vẽ .
- Phác khung hình chính các loại cây .
-Vẽ nhữnh hình ảnh phụ : mây ,mặt trời . - Chỉnh sửa cho hoàn chỉnh ,vẽ màu .
 +Nhắc lại cách vẽ - Nhận xét
*Hoạt động 3 : Thực hành
MT: HS vẽ được tranh vườn cây đơn giản
 Quan sát tranh - Chọn đề tài vẽ .
- Cho HS thực hành 
-Theo dõi ,nhắc nhở sửa chữa .
 Thu chấm bài -Chọn bài đẹp .
- Khen ngợi động viên.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh gia
MT: Biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Cho quan sát bài của Hs .
- Sắp xếp bốcục ,hình ảnh ,màu sắc .
 Nhận xét chung
4.Củng cố - dặn dò: 
Nêu câu hỏi
Nhận xét
Chỉnh sửa bài cho đẹp . 
 Đất nặn, giấy màu , bì a .
 * Hoạt động của Trò :
 Hát vui
-Lấy dụng cụ ra để lên bàn.
Hình thức hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Theo dõi
- Quan sát tranh
-Trả lời:Cácloại cây, cỏ, màu tươi đẹp 
Hình thức hoạt động :Cá nhân, cả lớp.
- Nhớ lại tranh định vẽ .
Chú ý theo dõi 
- Nhắc lại cách vẽ .-Nhận xét
Hình thức hoạt động :Cá nhân , cả lớp
 - Quan sát – Chọn đề tài định vẽ .
Vẽ màu vào vở tập vẽ .
 Nộp bài
Hình thức hoạt động :Cá nhân, cả lớp
- Quan sát –Nhận xét theo Hdẫn
+ Chọn bài đẹp theo y ùthích .
-Trả lời câu hỏi 
 Nhận xét tuyên dương
Nhận việc về nhà :Đất nặn , giấy màu .
Xem: Nặn hoặc xé dán con vật .
Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
Nguyễn Thanh Vũ
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Lớp Hai	
Tựa bài: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết4: Tuần: 4 Ngày dạy: 8/0 9 / 2010
I./ MỤC TIÊU : 
- Biết tập thể dục hằng ngày , lao động vừa sức ,ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đu ûsẽ giúp cho hệ cơ và xương phát tiển tốt .
- Biết đi đứng , ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống .
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV:Tranh , SGK
-HS: VBT, SGK
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ: 
3./ Bài mới: 
Giới thiệu – ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt .
Ÿ Mục tiêu: Biết những việc nên làm để cơ và xương phát triển tốt.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận, hỏi đáp, diễn giảng.
- Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
- HD và gợi ý xuống các nhóm giúp các nhóm làm việc theo từng hình .
- Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt
* Lưu ý: biết được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt .
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Nhấc một vật “
Ÿ Mục tiêu: Biết cách nhấc 1 vật nặng
Ÿ Phương pháp: Thực hành
-Biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lý để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống .
-Làm mẫu và phổ biến luật chơi .
-Kết luận : Đội thắng cuộc .
* Lưu ý:Khi nhấc một vật , lưng phải thẳng , dùng sức ở hai chân để co, đầu gối và đứng thẳng dậy để nhấc vật , không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng
4./ Củng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học ..
-HT: Nhóm 
-Thực hiện theo từng cặp 
-Nói với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, SGK
-Trình bày trước lớp,
-Nhận xét 
-Thực hiện trả lời câu hỏi SGK nên ăn uống , đầy đủ, lao động vừa sức , tập luyện thể dục thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ và cho cơ và xương phát triển tốt.
-HT: Nhóm 
-Thực hiện thành 2 nhóm 
-Vài học sinh nhấc mẫu 1 vật nặng là dùng sức của cả hai chân và tay chứ không dùng sức của cột sống .
-Nhận xét 
-Bắt đầu em đứng đầu hàng dọc chạy lên nhắc vật nặng mang về để ở vạch chuẩn rồi chạy xuống cuối hàng .HS đứng thứ hai lại nhắc vật nặng bê lên để về chỗ cũ rồi chạy về cuối hàng. Tiếp theo là HS đứng thứ 3 lại chạy lên nhắc vật nặng mang về để vạch chuẩn rồi chạy rồi chạy về cuối hàng cứ như thế cho đến hết .Đội nào xong trước đội đó thắng .
-Nhận xét
* Nhận việc về nhà 
 Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28tháng 8 năm 2010
Người soạn
	 Nguyễn Thanh Vũ 
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Lớp Hai	
Tựa bài: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC. Môn: Thủ công
Tiết:4Tuần: 4Ngày dạy:8/9 2010
I./ MỤC TIÊU : 
	- HS biết cách gấp máy bay phản lực
	- Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng , thẳng
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
	- GV: Mẫu máy bay phản lực, quy trình gấp tên lửa
	- HS Vở thủ công, giấy màu.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt đông của Thầy:
*Hoạt động của Trò :
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ:
3./ Bài mới:
Giới thiệu – ghi tựa bài.
*-Hoạt động 1: nói cách gấp máy bay
MT: HS nói được cách gấp máy bay
Gọi HS nói các bước gấp
*Lưu ý: Nói được các bước gấp.
*Hoạt động 2: Thực hành
MT: HS gấp được máy bay phản lực
-Tổ chức cho HS Thực hành.
-Gợi ý HS trang trí sản phẩm
-Nhận xét đánh giá sản phẩm
*_Lưu ý: Kích lệ những sản phẩm có sáng tạo
4./ Củng cố - dặn dò :
Nhận xét tiết học .
Hát
-HT: Nhóm
-Nói lại các bước gấp
Bước 1: gấp tạo mũi ,ø thân, cánh máy bay phản lực
-Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài, lấy đường dấu giữa.Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp
Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa.
-Gấp theo đường dấu gấp sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điềm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1/3 chiều cao
-Gấp theo đường dấu gấp sao cho đỉnh a ngược lên trên để giữ chặt hai nếp gấp bên.
Gấp tiếp theo đường dấu gấp sao cho hai đỉnh phía trên và hai mép bên sát vào đường dấu giữa.
-Bước 2: Tạo máy bay và sử dụng bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được máy bay phản lực.
- Cầm vào nếp gấp giửa cho hai cánh máy bay ngang sang hai bên hướng máy bay chếch lên phía trên để phóng như phóng tên lửa.
-HT : Cả lớp
-Thực hành gấp máy bay phản lực trên giấy màu
-Trang trí sản phẩm
-trưng bày sản phẩm
-Nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp.
-Nhận xét
*Nhận việc về nhà :
Nguyễn Văn Thảnh, ngày28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
	 	 Nguyễn Thanh Vũ
Trường TH Nguyễn Văn Thảnh B KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Lớp Hai	
Tựa bài: XOÈ HOA Môn: Âm nhạc
Tiết: 4Tuần:4 Ngày dạy:10 / 9/ 2010
I./ MỤC TIÊU : 
-Biết đây là một bài dân ca .
-Biết hát đúng giai điệu và lời ca
-HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-GV: Song loan, Thanh phách
-HS :Trống, bài hát
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
*Hoạt đông của Thầy:
*Hoạt động của Trò :
1./Oån định : Hát
2./ Bài cũ: 
3./ Bài mới: 
Giới thiệu – ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Dạy hát
MT: Hát đúng giai điệu và lời ca
- Hát mẫu
- HD đọc lời ca
- Dạy hát từng câu
* Lưu ý: hát được lời bài hát
* Hoạt động: Hát + gõ đệm
MT: HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HDHS vừa hát vừa gõ theo phách
- HD vừa hát vừa gõ theo nhịp
- HD vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca
*Lưu ý: Gõ đệm theo phách , theo nhịp, theo tiết tấu lời ca cho đúng.
4./ Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học .
- HT: nhóm
- Nghe
- đọc lời ca
- Hát từng câu
- Thực hiện theo nhóm
- Trình bày trước lớp -Nhận xét
- HT: Cả lớp
- Hát và gõ theo phách:
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồøng vang 
 x x x x x x 
vang .Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng
 x x x x x
-Hát gõ theo nhịp
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang 
 x x x 
Vang. Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
 X x x
-Hát gõ theo tiết tấu lời ca
-Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang
 X x x x x x x x x
 vang. Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
 X x x x x x x x
Trình bày trước lớp. -Nhận xét
*Nhận việc về nhà :
Nguyễn Văn Thảnh, ngày 28 tháng 8 năm 2010
Người soạn
	 Nguyễn Thanh Vũ 

Tài liệu đính kèm:

  • doct4.doc