Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 6

Tiết 2+3: Tập đọc MẨU GIẤY VỤN

I/ Mục tiêu

- Kiến thức: Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ rộng rãi , sáng sủa , mẩu giấy , lối ra vào , im lặng , xì xào , hưởng ứng , sọt rác , cuời rộ Hiểu nghĩa các từ mới như: xì xào , đánh bạo , hưởng ứng , thích thú.Hiểu nội dung Khuyên chúng ta phải giư gìn trường lớp sạch đẹp. Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp, các em phải dọn ngay.

- Kĩ năng: Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng đúng với lời từng nhân vật . Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( cô giáo, HS)

Biết trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài.

+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định: Cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp . Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp, các em phải dọn ngay .

- Thái độ: Yêu thích môn tập đọc.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn 30/9/2012
Ngày dạy thứ 2 /1/10/2012
Tiết 1:Chào cờ 
Tiết 2+3: Tập đọc MẨU GIẤY VỤN
I/ Mục tiêu 
- Kiến thức: Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ rộng rãi , sáng sủa , mẩu giấy , lối ra vào , im lặng , xì xào , hưởng ứng , sọt rác , cuời rộ  Hiểu nghĩa các từ mới như: xì xào , đánh bạo , hưởng ứng , thích thú.Hiểu nội dung Khuyên chúng ta phải giư gìn trường lớp sạch đẹp. Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp, các em phải dọn ngay.
- Kĩ năng: Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc giọng đúng với lời từng nhân vật . Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( cô giáo, HS)
Biết trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài.
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định: Cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp . Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp, các em phải dọn ngay .
- Thái độ: Yêu thích môn tập đọc.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - 2 HS đọc bài “ Trên chiếc bè“ và trả lời câu hỏi của giáo viên
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ2: Giới thiệu bài (1’)
-Giáo viên giới thiệu bài mới
-GV ghi tên bài lên bảng. 
HĐ4: Luyện đọc (28’)
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
 -Đọc giọng kể cảm động nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
-Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- HD hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc 
-Mời các nhóm thi đua đọc ĐT và CN.
-Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc 
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài . 
TIẾT 2
HĐ1: Tìm hiểu bài (15’)
* Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2 
-Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi : 
 -Mẫu giấy nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
 - Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ? 
* Tìm hiểu nội dung đoạn 3 và 4 
- Cho HS đọc thầm đoạn 3, 4 TLCH
- Tại sao cả lớp lại xì xào ?
-Khi cả lớp đang hưởng ứng lời bạn trai là mẩu giấy không biết nói điều gì xảy ra?
- Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì ?
- Đó có phải là lời của mẩu giấy không ? 
- Vậy đó là lời của ai ?
- Tại sao bạn gái nói được như vậy ?
- Tại sao cô giáo lại muốn nhắc các em cho rác vào thùng? Cho rác vào thùng giúp cảnh quan nhà trường như thế nào ?
HĐ2: Thi đọc truyện theo vai (15’)
- GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn học sinh cách đọc.
-Hướng dẫn đọc theo vai .Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em .
- Chú ý giọng đọc từng nhân vật .
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh .
 - Lớp theo dõi giới thiệu 
 - 2 em nhắc lại đề bài.
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như GV lưu ý khi HD đọc.
- Lần lượt từng em nối tiếp.
- Rèn đọc các từ như : rộng rãi , sáng sủa , mẩu giấy , lối ra vào , im lặng , xì xào , hưởng ứng , sọt rác , cuời rộ 
( Lưu ý hs đọc chậm: Thảo Hoa, Trung)
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- 1 HS đọc chú giải: xì xào, đánh bạo , hưởng ứng , thích thú 
- 4 em đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc. 
- Các nhóm thi đua đọc bài ( ĐT, CN)
-Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
 - Lớp đọc thầm đoạn 1 và 2 TLCH
- Mẩu giấy vụn nằm ngay lối ra vào rất dễ thấy .
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe sau đó nói lại cho cô mẩu giấy nói gì .
- Lớp đọc thầm đoạn 3 và4 TLCH
- Các em không nghe mẩu giấy nói gì .
- Một bạn gái đã đứng lên nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác .
- Bạn nghe được lời mẩu giấy nói:“ Hãy bỏ tôi vào sọt rác “.
- Là lời của bạn gái .
- Vì bạn gái hiểu được ý cô giáo muốn nhắc nhớ hãy bỏ rác vào thùng .
-Muốn học sinh biết giữ vệ sinh trường lớp sach sẽ. Giúp trường lớp luôn sạch đẹp .
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Các nhóm tự phân ra các vai: Người dẫn chuyện, các bạn, bạn gái và cô giáo.
- Luyện đọc trong nhóm 
- Thi đọc theo vai .
 4 Củng cố dặn dò (4’) 
- Em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài – Liên hệ: Phải biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới
Tiết 4: Toán 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I/ Mục tiêu : -Kiến thức: Biết cách thực hiện phép cộng 7 + 5. Lập và học thuộc các công thức 7 cộng với một số. Nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng.Biết giải và trình bày bài giải về nhiều hơn.
- Kĩ năng : Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải các bài toán liên quan. Làm đúng và làm thành thạo các bài tập theo yêu cầu.
+GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận, chính xác.
- Thái độ : Cẩn thận trong khi làm bài.
*Giảm bài tập 3, 5 ( Tr.26) đối với các em làm bài còn chậm.
II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng gài , que tính. 
III/ Hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’)Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
-HS lên đọc các bảng cộng đã học – GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
 -Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 7 +5 
HĐ2:Giới thiệu phép cộng 7 + 5(10’) 
- Nêu bài toán .
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
- Hướng dẫn thực hiện tính viết .
* Lập bảng công thức : 7 cộng với một số 
- Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép cộng trong phần bài học .
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bảng công thức . 
- Xóa dần công thức yêu cầu học thuộc.
HĐ3:Luyện tập (18’)
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
-Yêu cầu nối tiếp nhau nêu miệng.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Cho HS làm bảng con
- GV nhận xét.
Bài 3: GV nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh khá giỏi tính và nhận xét.
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Tóm tắt : Em : 7 tuổi 
 Anh hơn em : 5 tuổi 
 Anh : ... tuổi ? 
-Hs yếu đọc,viết số 2 
-Thu bài chấm chữa.
Bài 5: HS khá giỏi thực hiện.
-GV nhận xét kết quả đúng.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 2 em nhắc lại đề bài.
- Quan sát và lắng nghe 
- Thực hiện phép tính 7 + 5 
- Thao tác trên que tính và nêu kết quả
- HS thực hiện như sách giáo khoa
- Tự lập công thức : 7 + 2 = 9 7 + 3 = 10 7 + 4 = 11 7 + 9 = 16 ......
- Lần lượt các tổ đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc đồng thanh theo yêu cầu gv
- Một em đọc đề bài .
- HS nối tiếp nhau nêu miệng: 7+4, 4+7..
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- HS làm bảng tính viết theo cột dọc .
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng với chục .
- HS nối tiếp nêu kết quả.
- Một em đọc đề 
- HS làm vào vở:
Bài giải : Tuổi của anh là :
 7 + 5 = 12 ( tuổi )
 ĐS: 12 tuổi 
-HS thực hiện vào bảng con.
a/ 7 + 6 = 13 b/ 7 – 3 + 7 = 11 
 4/Củng cố - dặn dò: (4’)
 - Cho HS nhắc lại nội dung bài dạy. Đọc lại các công thức cộng đã học.
 - Nhận xét chung tiết học.
 BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tập chép MẨU GIẤY VỤN	
I/Mục tiêu : 
- Kiến thức: Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn: “ Bỗng một em gái...vào sọt rác “ trong chuyện “Mẩu giấy vụn “
- Kĩ năng: Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần , âm hoặc thanh dễ lẫn : ai/ ay , thanh hỏi thanh ngã.
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, cẩn thận, viết đúng, trình bày khoa học.
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, viết đúng, đẹp và giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả 
III/ Hoạt động dạy hoc:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát.
2/Kiểm tra bài cũ:(4’)
 - HS lên bảng viết các từ: long lanh, non nước , chen chúc , leng keng , lỡ hẹn 
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Viết một đoạn trong bài “ Mẩu giấy vụn” 
HĐ2: Hướng dẫn tập chép (22’)
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép .
-Đoạn chép kể về ai? Bạn gái đã làm gì ?
- Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì ?
- GV hướng dẫn cách trình bày
- Đọc cho HS viết các từ khó bảng con 
- Yêu cầu nhìn bảng chép bài vở
- Đọc lại học sinh dò bài, tự sửa lỗi. 
-Thu vở chấm chữa.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập (8’)
Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2.
-Yêu cầu lớp nêu miệng.
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi một em nêu bài tập 3b.
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một em lên làm bài trên bảng .
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ trong bài sau khi điền .
- Nhắc lại đề bài .
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
- Về hành động của bạn gái. Bạn nhặt mẩu giấy bỏ vào thùng rác “ Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! “ 
- HS chú ý cách trình bày.
- Đoạn văn có 5 câu. Cuối mỗi câu có ghi dấu chấm. Có 2 dấu phẩy .
- đứng, bỗng, mẩu giấy, sọt rác, 
- Nhìn bảng chép bài .
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Đọc yêu cầu đề bài . 
- HS nối tiếp nhau nêu: máy cày, mái nhà, thính tai, giơ tay, chải tóc, nước chảy . 
- Đọc lại các từ khi đã điền xong .
- Đọc yêu cầu đề bài . 
- Học sinh làm vào vở 
- 1em làm trên bảng: ngã ba đường, ba ngả đường vẽ tranh, có vẻ . 
-Đọc lại các từ khi đã điền xong. 
 4/Củng cố - dặn dò: (3’)
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
Tiết 2: TTC LUYỆN TẬP BẢNG CỘNG 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ 
I/ Mục tiêu 
- Kiến thức: Ghi nhớ bảng công thức 7 cộng 1 số. Biết đặt tính rồi tính các phép tính dạng 7 cộng với một số: 7 + 5 
- Kĩ năng: Vận dụng làm tính và giải toán.
*GDKNS: Kĩ năng tự ra quyết định, nhận biết về thời gian, tự tin cẩn thận, chính xác.
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong giờ học.
II/ Đồ dùng dạy học : Vở bài tập toán
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ: (KKt)
 3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1:Luyện tập, thực hành (30’)
 Bài 1 Điền vào chỗ chấm.
7 + ... = 11 ... + 8 = 15
7 + 9 = ... ... + 5 = 12
7 +... = 14 7 + 6 = ...
 Nhận xét, sửa sai
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
7 + 6 7 + 9 
8 + 7 5 + 7
-GV the ... )
- Luyện tập cộng trong phạm vi 100 và Giải toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng 
HĐ2: Luyện tập (30’)
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Cho HS nối tiếp nêu kết quả phép tính 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
-Yêu cầu 2 em lên bảng đặt tính và tính vào bảng con.
- GV nhận xét
Bài 3 : - Mời một học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở như tóm tắt trong SGK.
-GV thu chấm. Nhận xét đánh giá ghi điểm
Bài 4: - Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau .
- Để điền dấu đúng trước tiên ta phải làm gì?
- Nhận xét bài làm học sinh .
-2 em nhắc lại tựa bài.
- Một em đọc đề bài .
- Đọc nối tiếp mỗi em một phép tính 
7 + 3 = 10, 7 + 7 = 14 , 7 + 4 = 11
- Một em đọc đề bài SGK.
- Lớp thực hiện đặt tính và tính ra kết quả ra bảng con
+
+
+
 37 47 24
 15 18 17
 52 65 41
-Một em đọc đề bài .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
Bài giải
 Số quả cả hai thúng là :
 28 + 37 = 65 (quả) 
 Đ/S : 65 quả 
- Lớp tự làm bài .
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả .
-Phải thực hiện phép tính , so sánh kết quả.
 19 +7 = 17 + 9 ; 23 + 7 = 38 – 8
 26 26 
 17 + 9 > 17 + 7 ; 16 + 8 < 28 - 3 
 4/Củng cố - dặn dò: (4’)
 - Cho HS nêu lại nội dung bài học
 - Nhận xét đánh giá tiết học 
 - Dặn về nhà học và làm bài tập.
 Tiết 4: Tập viết Chữ hoa Đ
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức: Nắm về cách viết chữ Đ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ. 
- Kĩ năng: Biết viết cụm từ ứng dụng Đẹp trường đẹp lớp cỡ chữ nhỏ đúng kiểu chữ , cỡ chữ đều nét.
+GDKNS: Kĩ năng quan sát và nhận xét, viết đúng, đẹp, cẩn thận.Trình bày khoa học.
-Thái độ: HS có ý thức say mê học tập.
II/ Đồ dùng dạy học : -Mẫu chữ hoa Đ đặt trong khung chữ . Vở tập viết
 III/ Hoạt động dạy học:
 1/ ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/Kiểm tra bài cũ: (4’) HS viết bảng con D-Dân - GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’) 
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa Đ và một số từ ứng dụng có chữ hoa Đ .
HĐ2:Hướng dẫn viết chữ hoa (10’)
- Quan sát số nét quy trình viết chữ Đ
- Chữ hoa Đ gồm mấy nét? Có những nét nào 
- GV nêu qui trình viết chữ hoa Đ và viết mẫu
- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- Gồm mấy tiếng?
- Yêu cầu nhận xét về độ cao các chữ ?
- Khi viết chữ Đẹp ta nối chữ Đ với chữ e như thế nào? 
- Viết bảng: Yêu cầu viết chữ Đẹp vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
HĐ3: Thực hành viết (18’)
- Hướng dẫn viết vào vở 
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
-2 em nhắc lại đề bài.
-Học sinh quan sát.
- Chữ Đ gồm 1 nét thẳng đứng và 1 nét cong phải nối liền và thêm một nét ngang .
- Quan sát GV viết và viết vào bảng con 
- Đẹp trường đẹp lớp .
- 4 tiếng : Đẹp , trường , đẹp , lớp 
- Chữ Đ, l cao 5 li, các chữ đ, p cao 2 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li. 
- Viết sao cho nét khuyết chữ e chạm vào nét cong phải của chữ Đ
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết 
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
 4/Củng cố - dặn dò: (4’)
- Cho HS nhắc lại cách viết chữ hoa Đ
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
 Ngày soạn 4/10/2012
Ngày dạy thứ sáu 5/10/2012 
 Tiết 1: Chính tả NGÔI TRƯỜNG MỚI
I Mục tiêu : 
- Kiến thức: Nghe viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn cuối trong bài “Ngôi trường mới” 
- Kĩ năng: Viết đúng các từ: rung động, ám áp, thận thương, đáng yêu. Phân biệt s/ x vần ai ay trong một số trường hợp.
+GDKNS: Kĩ năng giao tiếp tự tin ra quyết định: yêu trường, yêu lớp.
-Thái độ: HS yêu thích môn học
 II/ Đồ dùng dạy học : VBT 
III/Hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’)
-HS viết bảng các từ: mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay.
+GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Viết đoạn cuối bài“Ngôi trường mới”
HĐ2: Hướng dẫn nghe viết (22’)
- Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết .
-Dưới ngôi trường mới bạn thấy gì mới ?
- GV hướng dẫn cách trình bày 
-Tìm các dấu câu trong bài chính tả. Chữ đầu câu viết như thế nào? 
-Đọc và yêu cầu viết các từ khó.
- Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm. 
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập (8’)
Trò chơi 1 : Tìm nhanh tiếng có vần ai/ ay
- Chia lớp thành các đội .
- Phát cho mỗi đội 1 tờ Ro ki to và bút dạ trong 3 phút các đội tìm và ghi các từ có vần ai / ay vào giấy . 
Trò chơi 2 : - Yêu cầu lớp chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm(6 em) lên xếp thành 2 hàng dọc tìm những tiếng có chứa s/x 
-Hai em nhắc lại đề bài.
-Lớp đọc đồng thanh đoạn viết .
-Trả lời theo nội dung bài .
- Dấu phẩy , dấu chấm , dấu chấm than 
- Phải viết hoa các chữ đầu câu , đầu đoạn. 
- Lớp đọc và viết vào bảng con: rung động, ám áp, thận thương, đáng yêu.
-Lớp nghe đọc chép vào vở .
- HS soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Lớp tiến hành chia 4 nhóm .
- Các nhóm thi tìm từ có vần ai / ay rồi viết vào tờ giấy , cử đại diện lên dán lên bảng .
- Hai đội thi : Tìm các tiếng có s / x như :đồng xu , su hào , xù lông , sáng sủa , sung sướng , dòng sông , xung phong , 
- Nghe nhận xét , chỉnh sửa những lỗi sai
- Về nhà rèn chữ thêm ở nhà
 4/Củng cố - dặn dò: (3’)
 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học bài và làm bài xem trước bài mới
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I/Mục tiêu : 
- Kiến thức: Ôn tập về mục lục sách . Soạn mục lục sách đơn giản.
- Kĩ năng : Biết soạn mục lục sách đơn giản. Ghi lại tên truyện, số trang, tên tác giả trong phần mục lục.
+GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực, tự ra quyết định: Vận dụng vào thực tế.
+MTR: Hs yếu lắng nghe
- Thái độ : HS có hứng thú trong giờ học.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết bài tập 1, 2. Mỗi em chuẩn bị một tập truyện thiếu nhi
III/Hoạt động dạy học:
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- HS lên kể lại câu chuyện” Chuyện bức tường”
- GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
-Hôm nay các em sẽ thực hành hỏi đáp TLCH theo mẫu khẳng định và phủ định .
HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập (30’)
Bài 1:- Ôn tập về mục lục sách .
-GV yêu cầu học sinh mở sách Tiếng Việt tuần 7. Đọc mục lục các bài ở tuần 7.
-GV theo dõi và uốn nắn cho học sinh.
-Nhận xét kết quả đúng.
 Bài 3 : - Yêu cầu đọc đề bài
-Yêu cầu để quyển truyện lên bàn mở trang mục lục.
-GV nhận xét, đánh giá. 
- Một em nhắc lại đề bài 
-HS theo dõi và nhận biết yêu cầu.
- HS thực hiện theo nhóm 2.
- Viêt tên các bài tập đọc trong tuần.
-Viết tên các bài chính tả trong tuần.
-Viết tên các bài tập viết trong tuần
-Các nhóm báo cáo trước lớp.
- Mở trang mục lục quyển truyện của mình.
-HS tập tra tên truyện và số trang của mỗi mục.
-HS báo cáo trước lớp.
4/ Củng cố - dặn dò: (4’)
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
 .
Tiết 2:Toán BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức: Biết giải bài toán về “ ít hơn “ bằng một phép tính trừ.
- Kĩ năng: Ap dụng làm được các bài tập theo yêu cầu.
+GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận chính xác.
- Thái độ : Cẩn thận chính xác trong khi làm bài.
*Giảm bài tập 3 (Tr.30)
II/ Đồ dùng dạy học : -12 quả cam gắn nam châm .
III/ Hoạt động dạy học
1/ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/Kiểm tra bài cũ: (4’) -Yêu cầu thực hiện đặt tính và tính : 57 + 28 ; 27 + 25
-GV nhận xét và ghi điểm.
3/Bài mới: 
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Học dạng toán về ít hơn.
HĐ2: Giới thiệu bài toán ít hơn
- Nêu bài toán : - Cành trên có 7 quả cam, cành dưới có ít hơn cành trên 2 quả cam . Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam ?
Tóm tắt: Cành trên : 7 quả 
 Cành dưới ít hơn cành trên : 2 quả 
 Cành dưới : ... quả ?
 - Mời một em lên bảng làm .
*GV nhận xét và kết luận: Để thực hiện giải bài toán về ít hơn ta thực hiện bằng phép tính trừ. 
HĐ3: Luyện tập (20’)
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu 1 em nêu tóm tắt đề .
- Yêu cầu viết tóm tắt và trình bày bài giải 
vào vở .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Bài toán thuộc dạng gì ? Tại sao ?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Thu bài chấm chữa.
-2 em nhắc lại đề bài.
- HS nêu .
- Nhìn tóm tắt đọc đề toán.
- Một em lên bảng làm bài .
Bài giải : Số quả cam cành dưới có là :
 7 - 2 = 5 ( quả cam )
 Đ/ S: 5 quả cam .
- Một em đọc đề bài .
- Đọc tóm tắt .
- HS làm vở.
Bài giải: Vườn nhà Hoa có số cây là:
 17 – 7 = 10 ( cây )
 Đáp số: 10 cây
-Một em đọc đề bài .
-Dạng toán ít hơn .
-HS làm bài: 
 Bài giải: Bình cao số cm là: 
 95 – 5 = 90 ( cm)
 Đáp số : 90 cm
 4/Củng cố - dặn dò: (3’)
- Muốn thực hiện bài toán về ít hơn ta làm phép tính gì ? - Phép tính trừ .
-Dặn về nhà học và làm bài tập.
Tiết 3: Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 6 
 I Mục tiêu: 
 -Kiên thức:- Nhận xét được hoạt động của tuần đã qua.
 -Kĩ năng:- Biết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt ở tuần tới.
+GDKNS:- Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác.
 - Thái độ:- Nêu được ưu khuyết điểm của tuần qua.
 III/ Các hoạt động dạy học .
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của giáo viên.
HĐ1: (15’)
- Cho lớp trưởng điều khiển
-GV nhận xét và tuyên dương những cá nhân, tổ có thành tích trong tuần.
HĐ3: Kế hoạch tuần tới. (10’)
-Triển khai hoạt động tuần tới
- GV tổng kết tiết học – Dặn dò chuẩn bị công việc cho tuần sau.
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: - HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan. Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt. 
-Hs lắng nghe thực hiện
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
-Các tổ trực nhật sạch sẽ trước và sau lớp học.
- xếp hàng tập thể dục giữa giờ nghiêm túc, quần áo mặc đồng phục , bỏ áo trong quần, đi dép quai hậu.
- Tiếp tục duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Không quên đồ dùng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 -2012.doc