Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 12

 Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2 + 3: Tập đọc SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I/ Mục tiêu

- Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ: Sự tích, lần, la cà, bao lâu, khản tiếng, xoè cành Hiểu nghĩa các từ mới như: vùng vằng, la cà, mỏi mắt, chờ mong, và hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Kĩ năng: - Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng.Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.

*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Kĩ năng nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định: Phải biết quý trọng tình cảm mẹ con chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng.

- Thái độ: Yêu thích môn tập đọc.

II/ Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh họa câu chuyện trong SGK

-Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 năm học 2012 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 
Ngày soạn 11/11/2012
Ngày dạy thứ 2 ngày 12/11/2012 
 Tiết 1: Chào cờ 
Tiết 2 + 3: Tập đọc SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I/ Mục tiêu 
- Kiến thức: Đọc trơn toàn bài, chú ý các từ: Sự tích, lần, la cà, bao lâu, khản tiếng, xoè cành Hiểu nghĩa các từ mới như: vùng vằng, la cà, mỏi mắt, chờ mong, và hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.
- Kĩ năng: - Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng.Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Kĩ năng nhận thức, xác định giá trị bản thân, ra quyết định: Phải biết quý trọng tình cảm mẹ con chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng.
- Thái độ: Yêu thích môn tập đọc.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa câu chuyện trong SGK
-Bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/ Kiểm tra bài cũ (5’) 
 -Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài “Cây xoài của ông em”
 -Nhận xét ghi điểm
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiêu chủ điểm mới
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Sự tích cây vú sữa” -GV ghi tên bài lên bảng. 
HĐ2: Luyện đọc (25’)
- GV đọc mẫu toàn bài . 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- -Đọc giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng câu
-Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn . 
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
-Kết hợp uốn nắn các em cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc ( treo bảng phụ)
- Kết hợp GV giải nghĩa các từ khó:
vùng vằng, la cà
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Thi đua đọc .
-Lắng nghe và bình chọn nhóm đọc tốt .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 
TIẾT 2
HĐ3: Tìm hiểu bài (12’)
-Cho H S thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi.
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Trở về không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
- Thứ qua lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
-GV treo tranh cho HS quan sát.
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
- Câu 5( dành cho HS KG)
- Câu chuyện nói về điều gì?
*Mẹ luôn thương yêu và dành tất cả cho con. Phải biết ngoan ngoãn, vâng lời mẹ
HĐ4: Luyện đọc lại (15’)
- GV đọc mẫu toàn bài lần hai và hướng dẫn học cách nhấn giọng ở những từ thể hiện tình thương yêu của mẹ dành cho con.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-2 HS nhắc lại tên bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS luyện đọc từ khó : Sự tích, lần, la cà, bao lâu, khản tiếng, xoè cành
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu lần 2 .
- 3 em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp . 
- Luyện đọc các câu văn theo hướng dẫn.
- Lắng nghe -1 HS đọc chú giải
- 3 em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc ).
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 2
-Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Bị mẹ mắng nên bỏ nhà ra đi.
-Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm 
-Quả lớn nhanh, da căng mịn, 
- HS quan sát, nhận biết.
-Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu bé.
-Học sinh nêu theo ý của mình
-Tình cảm thương yêu con 
-HS theo dõi, lắng nghe.
-HS luyện đọc theo nhóm 3 và thi đọc nối tiếp nhau đọc mỗi em đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi ở đoạn đó.
4 Củng cố - dặn dò: (4’)
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Phải ngoan ngoãn học giỏi để mẹ vui lòng
- HS thi đua hát các bài hát về mẹ.
-Về nhà luyện đọc diễn cảm, đọc và kể lại câu chuyện.
 ..
Tiết 4: Toán TÌM SỐ BỊ TRỪ 
I/ Mục tiêu 
-Kiến thức: Biết tìm x trong các bài tập dạng x- a = b bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ) Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của 2 đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
-Kĩ năng: HS biết vận dụng và thực hiện đúng các bài tập.
*GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận, chính xác.
-Thái độ: HS có hứng thú say mê học tập.
-Làm các bài tập 1,2, 4
 II/ Đồ dùng dạy học: : Hình vẽ như trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
 - Gọi HS lên bảng làm x + 18 =52 ; 27 + x = 8
 - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
 -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu của bài học
HĐ2: Tìm số bị trừ (12)
-Giáo viên giới thiệu 10 – 4 = 6
- Hỏi HS tên gọi của các số trong phép trừ.
-10 = 6 + ?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
Giáo viên giới thiệu x – 4 = 6
- x là gì trong phép trừ
-Giáo viên cho học sinh nêu miệng cách tính.
-Giáo viên nhận xét
-Cho HS nêu lại cách tìm số bị trừ.
HĐ3: Luyện tập (17’)
Bài1: Cho HS nêu yêu càu bài tập
-Cho học sinh làm bảng con
-Giáo viên nhận xét và cho HS nêu cách tính.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
-Cho hs dùng bút chì điền kết quả vào SGK.
-Cho học sinh nêu cách làm.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập
-Cho học sinh dùng bút chì kẻ đoạn thẳng theo yêu cầu bài tập.
-GV quan sát HS vẽ và nhận xét
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-HS quan sát, nhận biết.
-Học sinh nêu 10 là số bị trừ
 4 là số trừ
 6 là hiệu
10 = 6 + 4
-Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
-Học sinh nêu x số bị trừ
 x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
-5 học sinh nối tiếp nêu trước lớp.
-Một em nêu
- HS làm bài vào bảng con
 x – 4 = 8 x – 8 = 24
 x = 8 + 4 x = 24 + 8
 x = 12 x = 32
 x – 8 = 24 ; x – 9 = 18 
-Vài học sinh nêu
- Tự làm bài
-Học sinh điền số 15 , 21 , 49 , 62 ,94
-HS nêu trước lớp.
.
 C B
o
.
.
 D 
 A 
- HS đổi chép vở kiểm tra bài nhau
 4/Củng cố - dặn dò: (4’)
-HS nhắc lại quy tắc về tìm số bị trừ.
-Dặn học sinh về ôn lại bài.
 Ngày soạn 13/11/2012
Ngày dạy thứ 4/14/11/2012
Tiết 1: Kể chuyện SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I/ Mục tiêu 
-Kiến thức: Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa
-Kĩ năng: HS kể đúng nội dung câu chuyện, biết thể hiện lời kể với các điêu bộ, cử chỉ
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp tự tin và hợp tác khi kể chuyện.
-Thái độ: HS có ý thức say mê học tập.
II/ Đồ dùng dạy học: Câu hỏi gợi ý
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
 - Gọi bốn học sinh lên kể lại từng đoạn câu chuyện”Bà cháu” 
 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy.
HĐ2:Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện(20’)
- GV hướng dẫn học sinh kể đoạn 1 bằng lời kể của em.
+ Kể không nguyên văn như sách giáo khoa.
- Cho học sinh kể
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét và gọi thêm nhiều học sinh kể
- Cho học sinh kể phần chính của câu chuyện 
- Cho học sinh kể cá nhân
- GV hướng dẫn hs kể đoạn 3 theo tưởng tượng.
- Em mong muốn câu chuyện kết thúc ntn ?
HĐ3: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện (7’)
- Cho học sinh nối tiếp nhau kể
- Cho học sinh kể cá nhân 
- Giáo viên nhận xét học kể. 
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- Học sinh kể đoạn 1 bằng lời của mình
( Thêm một số nội dung/ hình ảnh )
- Ngày xưa/ có một cậu bé rất lười biếng và ham chơi. Cậu cùng mẹ ở trong một ngôi nhà nhỏ...
- Học sinh nhận xét bạn kể
- Học sinh thực hành kể bằng lời của mình.
- HS thực hành kể cho nhau nghe theo bàn.
- Một số em trình bày trước lớp
- Học sinh nêu mong muốn của mình.
VD: Mẹ cậu bé sống lại/...
- HS nối tiếp nhau kể theo đoạn
-Học sinh kể cả câu chuyện
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò: (3’)
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Về nhà kể cho thuộc câu chuyện 
 ..
Tiết 2: Toán 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5 
I/ Mục tiêu 
- Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 13 – 5, lập được bảng 13 trừ đi một số Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5
- Kĩ năng: HS biết vận dụng để thực hiện đúng các bài tập.
*GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, tự ra quyết định, cẩn thận, chính xác.
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong giờ học.
*Làm các bài tập 1,2 ,4
 II/ Đồ dùng dạy học: Que tính
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
 2/ Kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc bảng công thức 12 trừ đi một số
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hình thành kiến thức (12’)
-Giới thiệu phép trừ 13 - 5
-GV dùng que tính hình thành phép trừ 13 -5 và ghi lên bảng.
- Cho hs dùng que tính bớt để tìm kết quả.
- Giáo viên nêu nhận xét: 
 13 – 5 = 8
- Cho học sinh nêu cách đặt tính
- GV ghi bảng 13 – 5 theo cột dọc và cho hs nêu cách tính 
* Hình thành bảng trừ 
- Cho HS dùng que tính hình thành bảng trừ. 
- Gv xoá dần bảng.
HĐ3: Luyện tập (16’)
Bài 1: a) Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thi đua tiếp sức điền kết quả trên bảng.
- Giáo viên theo dõi và uốn nắn.
-GV nhận xét kết quả đúng.
Bài 2: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
-GV nhận xét kết quả đúng.
Bài 4: Cho học sinh tóm tắt bài tập.
-GV theo dõi và uốn nắn cho học sinh.
- Cho học sinh làm bài vào vở
- Thu chấm vài bài.
-Theo dõi GV giới thiệu
-Học sinh quan sát GV hình thành.
-HS thực hành bớt và nêu cách bớt.
-Học sinh nêu cách đặt tính 
-Học sinh nêu cách tính như SGK
-
 13
 5
	 8	 
-Học sinh tính và nêu kết quả13 – 4 .....13 – 9
-HS đọc thuộc lòng.
- Học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh thi đua làm theo tổ và nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 9 + 4 = 13 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13
 4 + 9 = 13 5 + 8 = 13 6 + 7 = 13
 13 - 9 = 4 13 – 8 = 5 13 – 7 = 6
 13 – 4 = 9 13 – 5 = 8 13 – 6 = 7
- HS thực hành làm vào.
-HS thực hiện vào vở nháp.
-HS nối tiếp lên bảng chữa bài. 
- Một em lên bảng tóm tắt
 13 xe đạp
 bán 6 cái xe ? xe đạp 
 Giải: 
 Cửa hàng còn lại số xe đạp là.
 13 – 6 = 7( cái )
 Đáp số: 7 cái - 
4/ Củng cố - dặn dò: (4’)
- Cho vài học sinh ... 
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
 HĐ2: Phép tính 53 – 15 (10’)
- Giáo viên nêu bài toán
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
-Yêu cầu lấy que tính và thao tác trên que tính.
-Yêu cầu học sinh nêu cách bớt.
-Gọi hs nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính.
-GV nhận xét, uốn nắn.
HĐ3: Luyện tập(17’)
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bảng con.
-Yêu cầu hs nêu cách tính của các pt vừa làm.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào?
-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 3 học sinh lên bảng làm bài.
Bài3: HS nhắc lại cách tìm số chưa biết trong1 tổng.
Bài 4: Vẽ hình lên bảng 
-Muốn vẽ hình vuông ta nối mấy điểm với nhau?
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Nghe và nhắc lại bài toán.
-Thực hiện phép trừ 53 – 15
-Thao tác trên que tính và trả lời
-Nêu cách bớt
-Học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính như sách giáo khoa: 
–
 -HS nối tiếp nêu cách tính.
 53
 15
 38 
-HS làm bảng con 3 hs lên bảng làm.
–
–
–
 43 93 63
 28 54 36
 15 39 27
-Đọc yêu cầu
-Lấy số bị trư, trừ đi số trừ.
-Học sinh làm bài
–
–
–
 63 83 53
 24 39 17
 39 44 36
-Học sinh nhắc lại quy tắc (3 em)
-Lớp chia 3 nhóm, mỗi tổ làm một phép tính.
x – 18 = 9 x + 26 = 73 .
x = 9 + 18 x = 73 – 26
x = 27 x = 47
-Nối 4 điểm với nhau
-Học sinh tự vẽ hình vào vở
 4/Củng cố - dặn dò: (3’)
-Yêu cầu nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính dạng 53 – 15
- Nhận xét tiết học – Về nhà ôn lại các phép trừ có nhớ.
Tiết 4: Ôn luyện từ và câu ÔN TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM
I/ Mục tiêu :
 - Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về tình cảm gia đình.
 - Kĩ năng: Áp dụng làm được các bài tập có liên quan.
*GDKNS: Kĩ năng nhận biết, tự tin ra quyết định, tính cẩn thận, chính xác.
-Thái độ: HS có ý thức say mê học tập.
I/ Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Cho 2 học sinh nêu những từ ngữ ở bài tập 1 tiết luyện từ và câu trước
 - Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
Nêu tên bài và mục tiêu bài dạy
HĐ2: Mở rộng vốn từ (17’)
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh thảo luận nhóm ghi từ vào bảng nhóm.
- Cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2: Cho học sinh làm bài vào vở.
-Giáo viên nhận xét
HĐ2: Đặt câu (10’)
- Cho HS chơi trò chơi “Thi đặt câu”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi. Chia 3 đội chơi, lần lượt đặt câu theo các từ ngữ về tình cảm.
-Giáo viên nhận xét.
- HS theo dõi
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Học sinh chia 6 nhóm
- Ghép các tiếng sau thành từ có 2 tiếng: thương, trọng, nhớ, kính, nghĩa, từ, nhân, cẩn, quý, yêu.
+Thương yêu, nhân từ...
-Đại diện nêu kết quả thảo luận.
- Chọn từ ngữ để điền vào chỗ chấm cho thành một câu hoàn chỉnh.
a) Anh chị phải ..........các em
b) ......phải biết vâng lời thầy cô
c) Con cái phải biết ơn........
-Nêu miệng câu lời giải.
-Học sinh đặt câu và nêu được trong câu đó có từ ngữ về tình cảm.
-Lớp chia 3 đội
VD: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu lẫn nhau.
4/ Củng cố - dặn dò: (3’)
- Cho học sinh nêu lại các từ đã ghép ở bài tập một
- Giáo viên nhận xét tiết học .
 BUỔI CHIỀU
 Tiết 1: Tập chép MẸ
I/ Mục tiêu : 
- Kiến thức: Chép lại chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Làm đúng các bài tập 2 và 3a
- Kĩ năng: HS viết đúng các từ lời ru, quạt, gió, suốt đời., trình bày đúng bài thơ lục bát.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự ra quyết định, trình bày sạch đẹp, khoa học.
-Thái độ: HS có hứng thú trong học tập
II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn chép . 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) hát.
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
-Cho học sinh viết bảng :cây vú sữa, cành lá, sữa mẹ, chọn nghé
 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Viết một đoạn trong bài “ Mẹ”
HĐ2: Hướng dẫn tập chép (20’) 
- Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
- Giáo viên đọc mẫu treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn chép 
 -Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
 - Hướng dẫn cách trình bày :
 - GV hướng dẫn HS cách trình bày.
- Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Chép bài : Yêu cầu HS nhìn bảng và chép bài vào vở
- Soát lỗi : -Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi 
- Chấm bài : -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ .
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập (6’)
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu một học sinh lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 3: Trò chơi “Thi tìm những tiếng bắt đầu từ r/ gi. Những tiếng có thanh hỏi thanh ngã ”
-Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Lớp đọc đồng thanh	
-Người mẹ được so sánh với những ngôi sao và ngọn gió.
- Dòng 6 viết lùi vào cách lề 2 ô, dòng 8 cách lề 1 ô. Chữ đầu dòng viết hoa.
-Đọc, viết các từ khó: lời ru, quạt, gió, suốt đời.
-Nhìn bảng chép bài
- HS tự soát lỗi theo bài trên bảng.
-Đọc đề
-Một học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập. 
-Lớp chia hai đội chơi tham gia hai lượt
-Lượt 1: Tìm tiếng có r/ gi
-Lượt 2: Tìm tiếng có dấu ~?
-Nhận xét đội thắng đội thua.
4 Củng cố - dặn dò: (3’)
-Gọi học sinh đọc lại các tiếng ở bài tập 3
-Nhận xét tiết học – Về nhà viết lại các lỗi sai
Ngày soạn 15/11/2012
Ngày dạy thứ 6/16/2012
Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu 
-Kiến thức: Thuộc bảng 13 trừ đi một số Thực hiện phép trừ dạng 33 – 5; 53 -15 Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15
-Kĩ năng: HS biết vận dụng và thực hiện đúng các bài tập.
*GDKNS:Kĩ năng tự ra quyết định, nhận biết về thời gian, tự tin cẩn thận, chính xác khoa học.
-Thái độ: HS có hứng thú trong giờ học.
*Làm các bài tập 1,2 ,4
 II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát
2/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
 - GV kiểm tra các bảng trừ đã học.	 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 3/ Bài mới
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu tên bài và mục têu bài dạy
HĐ2: Luyện tập(27’)
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
-Cho hs dùng bút chì điền kết quả vào sgk.
-Cho học sinh nêu miệng kết quả.
-Giáo viên nhận xét
Bài 2: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách đặt tính
–
-Cho học sinh làm vào bảng con.
-Giáo viên nhận xét kết quả
Bài 4: Cho học sinh đọc nội dung bài.
-Giáo viên hướng dẫn hs tóm tắt và giải.
-Giáo viên thu vở chấm nhận xét kết quả.
- Theo dõi GV giới thiệu bài
-Một em nêu yêu cầu
-Học sinh điền kết qua vào sgk.
-Học sinh nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
13 – 4 = 9 13 – 6 = 7 13 – 8 = 5
13 – 5 = 8 13 – 7 = 6 13 – 9 = 4
-Một em nêu yêu cầu bài tập
-HS nêu cách đặt tính.
-Học sinh làm bảng.
–
–
–
–
 63 73 33 93
 35 29 8 46
 28 44 25 47
-HS đọc yêu cầu 
-Học sinh tóm tắt và giải vào vở
 68 quyển vở
 Phát: 48 q/ vở Còn: ? quyển vở 
 Giải 
 Cô giáo còn lại số quyển vở là.
 68 – 48 = 20 ( quyển vở)
 Đáp số: 20 quyển vở
4/Củng cố - dặn dò: (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ dạng : 33 – 5;
- Nhận xét tiết học
Tiết 2: Thể dục 
Tiết 3: Tập làm văn ÔN LUYỆN VỀ CÁCH VIẾT BƯU THIẾP
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: Củng cố cho học sinh về cách viết bưu thiếp.
-Kĩ năng: Viết được bưu thiếp ngắn gọn, đủ ý.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin ra quyết định.
-Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học: Vở nháp.
III/ Các hoạt động dạy học
1/Ổn định tổ chức: (1’) Hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
 - HS lên thể hiện nói lời chia buồn, an ủi theo tình huống: Con vật mà bà em yêu quý và chăm sóc bị mất. – GV nhận xét, đánh giá.
 3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập (12’)
-GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh. 
- Được tin trường học của một người bạn của em bị lũ lụt nặng. Em hãy viết một bưu thiếp để an ủi và chia sẻ với bạn.
-GV nhận xét và hướng dẫn học sinh cách dùng từ cho đúng.
HĐ3 Thực hành viết ( 15’)
-GV hướng dẫn học sinh cách trình bày vào vở.
- GV nhận xét và ghi điểm.
- Lớp theo dõi giới thiệu 
-Đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận và đưa ra các ý kiến: cách xưng hô, các điều mà em muốn hỏi và chia sẻ với bạn.
- HS đưa ra ý kiến.
-HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hành viết vào vở.
-HS đọc bài trước lớp.
 4/Củng cố , dặn dò(4’)
 - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
 -Dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
 ****************************************************************************
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu : 
 - Kiến thức: Tổng kết các hoạt động đã qua của tuần 
 - Kĩ năng: Học sinh tự nhận xét và đánh giá được các hoạt động trong tuần của lớp.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. HS có ý thức trong các hoạt động của lớp đề ra
-Thái độ: HS có hứng thú trong giờ học.
 II/ Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị các báo cáo trong tuần
III/ Các hoạt động dạy học
*Hoạt động của giáo viên.
*Hoạt động của học sinh.
HĐ1: Đánh giá hoạt động (15’)
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần về các mặt: Học tập, vệ sinh, đoàn kết giúp đỡ bạn.
-GV nhận xét chung và tuyên dương những cá nhân, tổ có thành tích cao.
- GV lắng nghe và nhận xét thêm.
HĐ2: Kế hoạch(10’)
- GV thông qua kế hoạch của tuần 13
* Kết thúc hoạt động: Gv nhận xét tiết học
- Cả lớp lắng nghe nhận xét: 
- Các bạn HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như.
* HS lắng nghe và thực hiện: 
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Phát động phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/11
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
 Em Quang kèm em Linh , em Duyên kèm em Sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12- 2012.doc