Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 6

Tiết 1: Âm nhạc

Học hát bài : Múa vui

Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước

I MỤC TIÊU :

 - HS hát đúng giai điệu và lời ca.

 - Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát.

- HS yêu thích học hát.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Nhạc cụ thường dùng.Thanh ,phách,

- Tập bài hát.

III CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 21 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Âm nhạc
Học hát bài : Múa vui
Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước
I Mục tiêu : 
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát.
- HS yêu thích học hát.
II Đồ dùng dạy học :
Nhạc cụ thường dùng.Thanh ,phách, 
Tập bài hát.
III Các hoạt động đạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS lên hát bài: Xoè hoa
- Nhận xét vào bài.
2. Dạy học bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV tự vào bài.
b) Hoạt động1:Dạy bài hát : Múa vui 
- GV giới thiệu tên bài hát? tên tác giả? Nội dung bài hát?
- GV hát mẫu( Nghe băng ) 
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài hát.
- GV dạy hát từng câu.
* Hát kết hợp vỗ tay theo phách 
+ Vỗ tay theo phách 
- GV làm mẫu cho HS hát vỗ tay theo .
+ Vỗ tay theo nhịp : GV cũng làm mẫu..HS vỗ tay theo .
GV theo dõi sửa cho HS
* Hát kết hợp với vận động .
- GV Tuyên dương nhóm, cá nhân múa đẹp hát hay 
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học .
- Về nhà ôn lại bài hát .
+ 2 – 3 HS lên hát bài : Xoè hoa
- HS nghe.
- HS nêu , HS bổ sung .
- HS đọc nội dung bài hát.
- HS hát từng câu.
- HS hát cả bài , hát theo dãy , theo tổ , hát cả lớp.
- HS hát cả bài đồng thanh.
2 ¯ ¯/ /
4 Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x x
2 ¯ ¯/ /
4 Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- HS hát lại cả bài một lần.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: Chính tả 
Mẩu giấy vụn
I- Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác không mất lỗi một đoạn: (Bỗng em gái.sọt rác.) trong bài tập đọc : Mẩu giấy vụn
- Viết đúng và nhớ cách viết một số có tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ai/ay; s/x; thanh hỏi, thanh ngã
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết viết đoạn cần chép - vở bài tập
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng viết bài , nhận xét vào bài.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b- H/dẫn tập chép:
+ Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- GV treo bảng phụ, đọc nội dung đoạn chép
Đoạn văn kể về ai? 
Bạn gái đã làm gì?
+ Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn viết có mấy câu?
- Bài chính tả có những dấu câu nào?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày đoạn văn có dấu ngoặc kép.
+ Hướng dẫn viết từ khó 
- GV cho HS từ khó dễ lẫn : Mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, cười, rộ lên
+ Viết chính tả 
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm chữa bài
c - H/dẫn làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay.
Bài 3: GV nêu yêu cầu
xa xôi, sa xuống , phố xá, đường sá, ngã ba đường , ba ngả đường. 
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
3 - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập viết những chữ còn viết sai
- HS viết bảng con: long lanh, chen chúc, non nước, leng keng, lỡ hẹn
- 2 HS đọc lại
- 2 dấu phẩy
- Kể về hành động của bạn gáI 
- Bạn gái nhặt mẩu giấy bỏ vào thùng rác.
Có 6 câu
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm than
- HS viết bảng tiếng dễ viết sai
Cả lớp viết bảng con 
+ HS chép bài vào vở
- Đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vở bài tập
- HS lên bảng làm, ở dưới làm vào vở bài tập
- Chữa bài đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 3: Toán
47 + 5; 47 + 25
I- Mục tiêu: - HS biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Biết áp dụng để giải các bài tập về tìm tổng khi biết các số hạng, giải toán có lời văn, cộng các số đo độ dài. HS được củng cố về biểu tượng về hình chữ nhật, bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
- Giúp HS hứng thú tự tin thực hành toán.
II- Đồ dùng dạy học:- Que tính, bảng phụ 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra: Đọc bảng công thức cộng 7 cộng với một số.
- Nhận xét cho điểm 
2- Bài mới:
a- Giới thiệu phép cộng 47 + 5
- GV nêu bài toán: SGK
- GV có thể hướng dẫn bằng que tính 
- H/dẫn đặt tính và tính như SGK
b. Giới thiệu phép cộng 47 + 25 .
Tương tự như trên -> Cho hs lên bảng tự làm nêu cách làm (HS khá nêu)
- GV nhận xét chốt lại 
3- Thực hành:
 Bài 1(1phần của trang 27, 1 phần trang 28)
- Gọi nêu cách đặt tính và cách tính?
- GV giúp đỡ HS yếu cách tính.
Bài 2:Trang 28:Muốn biết đúng hay sai ta làm như thế nào? 
 - Cho HS làm miệng, nhận xét 
Bài 3: ( Trang 27)Cho HS nêu yêu cầu.
Bài cho gì? tìm gì? 
- Muốn biết đoạn thẳng AB dài bao nhiêu ta làm như thế nào?
Bài tập 4: GV vẽ hình trên bảng
4 - Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách tính
- 1 HS đọc thuộc lòng công thức 7 cộng một số
- 1 HS tính nhẩm
- HS lắng nghe và phân tích đề.
- HS tự đặt tính và tính kết quả
- Kiểm tra bằng que tính
 47 - 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1
+ 5 - 4 thêm 1 là 5, viết 5.
 52
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách cộng.
- HS tự đặt tính và kết quả vào bảng con
- HS làm bảng con, nhận xét , bổ sung.
17 47 25 57 27 67
 4 7 7 18 15 29
- Ta tính kết quả của phép tính .
HS nêu kết quả, nhận xét bổ sung
- Ta lấy độ dàI đoạn CD cộng với độ dàI đoạn AB dài hơn 
Bài giải: Đoạn AB dài là:
 17 + 8 = 25 (cm)
 Đáp số: 25 cm
 HS quan sát đếm hình
- Có 9 hình chữ nhật
Tiết 4: Kể chuyện
Mẩu giấy vụn
I- Mục tiêu: 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được nội dung từng đoạn và toàn bộ câu chuyện "Mẩu giấy vụn"
- Dựng lại câu chuyện theo vai, thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể theo từng vai.
- Theo dõi, nhận xét và đánh giá lời kể của bạn.
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGK
III - Hoạt động dạy và học
1- Kiểm ta bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể chuyện tuần trước , nhận xét vào bài.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b- H/dẫn kể chuyện:
* Kể từng đoạn:
- GV treo tranh: Cho HS kể theo tranh .
+ Bước 1: Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS tập kể trong nhóm dựa vào tranh minh hoạ .
+ Bước 2: Kể trước lớp
GV nêu câu hỏi:
- Cô giáo đang chỉ gì cho HS thấy cái gì ?
nằm ở đâu? 
- Cô giáo nói gì với HS? 
- Cả lớp có nghe thấy mẩu giấy nói gì không?
- Chuyện gì sảy ra sau đó ?
* Phân vai dựng lại câu chuyện:
- GV nêu yêu cầu( Với HS yếu chỉ cần kể thuộc chuyện)
- H/dẫn HS thực hiện
- GV giúp đỡ HS yếu , gợi ý với những đoạn HS khó kể , giúp đỡ HS nhớ lại chuyện để kể .
3 - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Khuyến khích kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện "Chiếc bút mực"
- HS nhận xét, bổ sung .
- HS quan sát tranh
- HS tự kể theo nhóm
- Lần lượt HS lên trước lớp kể 
- Thấy mẩu giấy vụn, nằm giữa cửa ra vào.
- HS nêu lại chính xác đoạn cô giáo nói với HS .
- Cả lớp không nghe thấy mẩu giấy nói gì ?
- Bạn giá đứng lên nhặt mẩu giấy vứt vào sọt rác.
- Thi kể chuyện trước lớp
+ HS kể theo yêu cầu của GV
- Lần đầu kể không nhìn sách
- Lần sau kể kèm theo động tác
- HS bình chọn những nhóm kể hấp dẫn, hay.
- HS nghe dặn dò.
Tuần 6
Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Đạo đức 
Gọn gàng ngăn nắp ( Tiết 2)
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS biết được : biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp và ích lợi của việc gọn gàng ngăn nắp.
- Biết tự liên hệ bản thân và thực hiện sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- Thích giờ học.
II- Đồ dùng dạy học:
Truyện Bác Hồ ở Pắc Bó 
III các hoạt động dạy học chủ yếu:
1) Kiểm tra 
- Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
- Không ngăn nắp gọn gàng sẽ gây ra hậu quả gì?
2) Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:Tự liên hệ bản thân .
- Yêu cầu HS lên bảng kể cách giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tậpvà nơi sinh hoạt hàng ngày của em.
- Em đã giữ gìn gọn gàng ngăn nắp chưa ? Em đã làm những việc gì để thực hiện gọn gàng ngăn nắp ?
- Đã có lúc nào em không thực hiện gọn gàng ngăn nắp chưa ? khi đó có chuyện gì sảy ra ?
- GV chốt: Khen HS đã biết gọn gàng ngăn nắp, nhắc nhở HS chưa gọn gàng ngăn nắp.
- Một vài HS lên kể 
- Cả lớp nhận xét bạn thực hiệngiữ gọn gàng ngăn nắp, góc học tập .Nếu chưa thì nêu ý kiến giúp bạn thực hiện gọn gàng ngăn nắp 
Hoạt động 2: Trò chơi: Gọn gàng , ngăn nắp. Gv phổ biến cách chơi :
- Chia lớp thành 4 nhóm, HS lấy đồ dùng, sách vở cặp sách của tất cả các bạn trong nhóm để nên bàn không theo thứ tự và cho HS chơi 2 vòng 
- HS chơi 
Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập.
vòng 2 : thi lấy đồ nhanh theo yêu cầu.
+ Bình chọn nhóm thẳng cuộc 
Hoạt động 3:Kể chuyện “Bác Hồ ở Pắc Bó.”
- GV kể chuyện 
- Câu chuyện này kể về ai?
- Qua câu chuyện này em học tập được điều gì ở Bác Hồ?
- Em hãy đặt lại tên cho truyện ?
- Nhận xét chốt lại 
- HS chú ý nghe
- Kể về Bác Hồ ở Pắc Bó rất gọn gàng, ngăn nắp.
- HS nêu 
3) Củng cố dặn dò:Vì sao phaỉ gọn gàng, ngăn nắp? Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ 
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại bài .
 --------------------------------------------------------------------
Tiết 2	 Tiếng việt
Luyện đọc viết bài: Mẩu giấy vụn 
I- Mục tiêu
- Giúp đỡ HS yếu: luyện đọc trơn cả bài tập đọc, và trả lời các câu hỏi của bài"Mẩu giấy vụn". Hiểu nội dung bài, Viết đúng đoạn 3 của bài.
- Bồi dưỡng HS khá giỏi : Đọc lưu loát, biết phân biệt giọng lời kể với lời nhân vật, viết chữ nghiêng đoạn 3 của bài.
- Rèn kĩ năng viết chữ và ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II-Đồ dùng dạy- học
- Vở luyện viết
- Bảng phụ ghi bài tập
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc: 
- GV đọc bài: "Mẩu giấy vụn"
+ Đọc đoạn:GV yêu cầu HS đọc theo đoạn, kết hợp giải nghĩa từ và trả lời câu hỏi SGK.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nêu nội dung bài ?
GV nghe - nhận xét sửa cho HS
+ Luyện đọc theo vai
GV cho từng nhóm thi đọc phân vai
GV lưu ý HS giọng đọc của từng vai
3. Luyện viết
GV đọc mẫu đoạn 3: bài: "Mẩu giấy vụn"
- Đoạn nói về nội dung gì ?
- Bạn trai nói gì ? 
* Hướng dẫn HS trình bày 
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Nêu cách viết chữ sau dấu hai chấm ?
GV nhắc HS cách trình bày bài
GV đọc 
Thu vở - chấm
Nhận xét
4. Bài tập:GV treo bảng phụ
Điền vào chỗ trống sao hay xao .
xôn ..... ao, ngôi ....ao , làm ....ao ; lao ...ao,
sa hay xa:
 ... tít; phù ....., ....xôi ; .... xuống; .....xa
GV nhận xét chốt lại.
5- Củ ... ận xét tiết học 
- HS nêu 
- HS quan sát
- 2 HS lên bảng thao tác
- HS nêu lại các bươc gấp máy bay đuôi rời
 HS thực hành gấp vào giấy thủ công HS trưng bày sản phẩn theo nhóm 
- Nhận xét nhóm làm đẹp 
Về nhà thực hành gấp cho thành thạo
Tiết 2 Toán 
Luyện giải toán về ít hơn
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS yếu biết giải thành thạo bài toán về ít hơn, biết đặt một đề toán theo tón tắt đã cho.
- Bồi dưỡng HS năng khiếu giải thành thạo bài toán về ít hơn ở dạng phức tạp hơn.
- HS vận dụng làm tốt các bài tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các bài tập để luyện.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1) Củng cố lí thuyết:
- Muốn tìm 1 số ít hơn số đã cho ta làm như thế nào?
2) Bài tập: 
Bài 1: Dũng có 38 viên bi. Hùng có ít hơn Dũng 12 viên bi. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu 
Bài 2: Đặt đề toán theo tóm tắt sau:
Tổ 1 : 14 bạn 
Tổ 2 ít hơn tổ 1: 2 bạn 
Tổ 2 :... bạn ?
3- Tổ chức chữa bài:
Bài 1:
- Lấy số đã cho trừ đi phần ít hơn .
- HS tự làm bài vào vở 
Bài 3 Khúc gỗ thứ nhất dài 38 dm. Khúc gỗ thứ hai ngắn hơn khúc gỗ thứ nhất 13 dm. Hỏi: 
a) Khúc gỗ thứ 2 dài bao nhiêu dm ? 
b) Cả 2 khúc gỗ dài bao nhiêu dm?
Bài 4: Con lợn nặng 65 kg. Con chó nhẹ hơn con lợn 45 kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu ki lô gam?
- Gọi HS tóm tắt và lên bảng làm 
 Tóm tắt: 
Dũng : 38 viên bi 
Hùng kém Dũng : 12 viên bi 
Hùng : ... viên bi ?
- GV nhận xét chốt bài đúng. 
- HS yếu lên bảng giải 
Hùng có số viên bi là:
 38 – 12 = 26 ( viên bi )
 Đáp số 26 viên bi 
- HS khá nhận xét 
Bài 2 Gọi HS nêu đề toán và giải.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Nhận xét bài làm của HS 
- HS nêu miệng bài toán 
Tổ 1 có 14 bạn. tổ hai có ít hơn tổ 1 là 2 bạn. Hỏi tổ 2 có bao nhiêu bạn ?
- HS lên bảng giải bài toán.
Bài 3 Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Bài toán có mấy câu hỏi ? Vậy phải làm mấy phép tính ? 
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu 
- HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng giải
- Thu vở chấm nhận xét.
- HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán 
Bài giải: 
a) Khúc gỗ thứ hai dài số dm là?
 38 – 13 = 25 ( dm ) 
b) Cả hai khúc gỗ dài là:
38 + 25 = 63 ( dm )
Đáp số a) 25 dm ; b) 63 dm 
- Cả lớp giải vở
 Bài giải
Con chó nặng số ki lô gam là:
65 - 45 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg
3- Củng cố dặn dò:GV củng cố lại cách làm bài toán về ít hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
Tiết 3: Giáo dục An toàn giao thông 
Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
và biển báo hiệu giao thông đường bộ
I- Mục tiêu:
KT:- HS biết cảnh sát giao thông ( CSGT) dùng hiệu lệnh (bằng tay, còi, gậy) để điều khiển xe và người đi lại.
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và biển báo giao thông.
KN:- Quan sát và biết thực hiện đúng khigặp hiệu lẹnh của CSGT
- Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101, 102, 103.
TĐ: - Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Có ý thức tuân theo luật giao thông.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bức tranh trong SGK phóng to,
- 3 biển báo 101 , 102, 112 phóng to 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài 
2.Bài mới :
a. Hoạt động 1:Giới thiệu hiệu lệnh của cảnh sát giao thông 
Hằng ngày đi trên đường phố ... các em thường thấy các chú CSGT làm việc gì ?
- Để đảm bẩo ATGT các em có thấy biển hình tròn, hình tam giác không ? đó là các biển báo hiệu gì? 
GV chốt lại :về hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo giao thông.
b) Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
MT: Giúp HS biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện lệnh đó 
- GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5
để HS tìm hiểu các tư thế của CSGT và nhận biết việc thực hiện theo hiệu lệnh đónhư thế nào?
+ Hình 1: Hai tay dang ngang của CSGT dùng để báo hiệu gì? 
+ Hình 2, 3: Một tay dang ngang báo hiệu gì?
+ Hình 4,5 : Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng báo hiệu gì?
- GV làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
c- Hoạt động3 :Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh 
- GV phổ biến cach chơi 
+ GV nhận xét HS chơi
* Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo ATGT khi đi trên đường .
HS lắng nghe 
 - Điều khiển các lọai xe đi lại đúng đường để đảm bảo ATGT 
- Biển báo hiệu là hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn để điều khiển giao thông 
HS quan sát tranh SGK 
4 em một nhóm ,quan sát tranh và thảo luận
Từng nhóm cử đại diện trình bày và giải thich ý kiến của nhóm mình 
- CSGT dùng hiệu lệnh ( bằng tay, cờ, còi, gậy chỉ huy) để chỉ huy giao thông - ...thì người và xe đi phía trước mặt và ngay sau lưng dừng lại; người và xe bên phải được đi .
- ...Tất cả người và xe phải dừng lại 
- HS lên bảng làm lai 
- HS chơi: Lần một GV đóng làm CSGT , HS là người tham gia giao thông 
Lần 2: HS tự chơi 
Thực hiện tốt ATGT
III. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học
- Về nhà thực hiện tốt an toàn giao thông 
- Chuẩn bị giờ sau
 -------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006
Tiết 1: Tiếng việt 
Luyện : Trả lời câu hỏi – Khẳng Định , phủ định
I- Mục tiêu:
- Giúp HS yếu dựa vào tranh và câu hỏi để trả lời và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định phủ định .
- Bồi dưỡng HS năng khiếu : Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, câu khẳng định phủ định nhanh, phù hợp. 
- Thích giờ học 
II- Đồ dùng dạy học:
- Các bài tập để luyện 
- Vở tiếng việt
III- Các hoạt động dạy học :
1) Củng cố lí thuyết:
- Gọi HS kể lại câu chuyện đẹp và không đẹp? bằng cách ghép những bức tranh?
- Câu trả lời thể hiện sự đồng ý là gâu gì ? (Câu khẳng định)
- Câu trả lời hiện sự không đồng ý là câu gì? ( Câu phủ định ) 
2) Bài tập 
Bài 1: Cho HS quan sát tranh- SGK
- Bức tranh vẽ gì? 
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu? 
- Hai chú dế đi bằng cách nào ? 
- Hai chú gặp những con vật nào? trên đường đi?
- Các con vật 2 bên đường có thái độ như thế nào?
- Cho HS tự làm bài vào vở 
- GV theo dõi hướn dẫn HS yếu.
Bài 2: Cho HS đặt tên cho câu chuyện.
3) Tổ chức chữa bài cho HS :
- Cho HS tự làm bài vào vở.
HS nào làm xong bài 1 có thể làm bài tiếp theo.
Bài 3: Trả lời câu hỏi bằng 2 cách .
a) Em có thích đi học không ?
b) Bố có mua sách không ?
c) Em có đi ngủ bây giờ không
Bài 4: Đặt câu theo mẫu sau: mỗi mẫu 2 câu.
a) Cái áo cuả em không đẹp đâu. 
b) Cái áo của em có đẹp đâu.
c) Cái áo của em đâu có đẹp.
Bài 1 GV treo tranh:
- HS yếu đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Cho HS khá giỏi ghép những câu trả lời đó thành đoạn văn.
- Vẽ 2 chú dế 
- Dế Mèn và Dế Trũi đi ngao du thiên hạ
- Ghép ba bốn lá bèo sen lại 
- Gọng vó, cua kềnh, săn sắt... 
- bái phụ, âu yếm, hoan nghênh .
 Bài 2 HS khá giỏi đặt tên cho câu chuyện của bài tập 1.
- Nhận xét bổ sung 
- HS đặt tên 
VD: Cuộc tham quan lí thú 
 Hai chú Dế đi chơi xa.
Bài 3:
GV nêu câu hỏi HS trả lời:
- Nhận xét 
Bài 4: GV yêu cầu HS tự đặt câu theo mẫu rồi đọc : mỗi mẫu đặt 2 câu.
- HS trả lời 
+ Có, em rất thích đi học.
+ Không em không thích đi học.
....
- HS tự đặt 
VD: Cái bút của em không tốt đâu.
Cái cặp của em đâu có đẹp.
3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học lại bài 
Tiết 2: Tự học
Hoàn thành kiến thức trong ngày
I . Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn chỉnh kiến thức của môn học trong ngày : Mỹ thuật, vở bài tập toán trang 33, bài tập tiếng việt trang 23 
- Giáo dục HS ý thức suy nghĩ , trật tự để làm bài cho tốt .
- HS sôi nổi tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS :vở bài tập các môn học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. GV nêu yêu cầu giờ học .
2.Hướng dẫn HS tự hoàn thành kiến thức trong ngày .
Nêu các kiến thức cần hoàn thành trong ngày ?
- Cho HS tự làm bài vào vở 
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
3- Hướng dẫn HS chữa bài 
HS nêu như phần mục tiêu 
- HS tự làm bài vào vở 
*.Môn Mỹ thuật :- Cho HS hoàn thành bài vẽ 
- GV giúp đỡ HS yếu (nếu có)
*. Môn Toán:
- HS hoàn thành các bài tập về bài toán về ít hơn vở bài tập toán trang 33
 - GV giúp đỡ HS yếu, kém.
- GV chốt lại kiến thức về bài toán về ít hơn 
*. Môn Tập làm văn:- HS làm nốt bài tập khẳng định, phủ định 
- Cho HS chữa bài nếu còn bài nào HS chưa hiểu 
* GV chốt lại bài khẳng định phủ định.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.Tuyên dương HS có ý thức học tốt.
- Dặn dò HS về nhà xem bài.
- HS hoàn thành bài vẽ của mình nếu chưa làm xong.
- HS tự hoàn thành bài tập toán.
Gv hướng dẫn chữa bài 3:
 Bài giải 
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
 17 - 6 = 11 ( tầng )
 Đáp số 11 tầng 
- HS làm nốt vở bài tập Tiếng Việt.
- HS đọc lại bài của mình, HS khác nhận xét cho bạn ..
 - HS nêu miệng , HS nhận xét .
 - HS nghe dặn dò.
Tiết 3: Thể dục
Ôn 5động tác đã học của bài 
thểdục phát triển chung 
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục ôn 5 động tác vươn thở, tay chân, lườn bụng . Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác và đúng thứ tự 
 - Chơi trò chơi:Nhanh lên bạn ơi.
 - HS tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV:Sân tập, còi, 
- HS: Trang phục gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay 
- Khởi động
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
5 phút
1 phút
3 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo GV
- Xoay các khớp. Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
2. Phần cơ bản
a. Ôn tập 5 động tác: vươn thở, tay chân, lườn, bụng .
GV theo dõi, sửa sai cho HS
25phút
10- 15 phút
- GV hô cho lớp tập lần đầu
- Lớp trưởng điều khiển lớp ôn các nội dung trên một lần, sau đó cho các tổ tự luyện tập
* Thi tập theo nhóm 
- HS tập lại 5 động tác đã học 
- GV tuyên dương nhóm, cá nhân tập đúng đều nhớ động tác
* Lần 1: - GV vừa làm mẫu vừa hô.
+ Lần 2,3: Cán sự hô hết động tác nêu tên động tác sau và tập luôn
- HS luyện tập 
c. Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi 
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi
8phút
- HS chơi vui vẻ, đúng luật chơi
3. Phần kết thúc
- Nhận xét giờ học
- Về ôn lại 5 động tác đã học.
- Dặn HS về ôn lại các động tác đã học 
5phút
- Thả lỏng
- Đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát
- Nghe dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_6.doc