Giáo án Tổng hợp các môn học buổi chiều Lớp 2 - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp các môn học buổi chiều Lớp 2 - Tuần 8

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 - HS biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy.

 - HS mô tả được các động tác khi lên, xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy.

 2. Kĩ năng:

 - HS thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy.

 - Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.

 3. Thái độ:

 - HS thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe.

 - Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: 2 bức tranh như sách HS phóng to ( nếu có). Mũ bảo hiểm.

- Phiếu học tập ghi nội dung tình huống các hoạt động 3

III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 14 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học buổi chiều Lớp 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư , ngày 15 tháng 10 năm 2008
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - HS biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy.
 - HS mô tả được các động tác khi lên, xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy.
 2. Kĩ năng:
 - HS thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy.
 - Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.
 3. Thái độ:
 - HS thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe. 
 - Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II. CHUẨN BỊ:
GV: 2 bức tranh như sách HS phóng to ( nếu có). Mũ bảo hiểm.
Phiếu học tập ghi nội dung tình huống các hoạt động 3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới
- Em hãy kể tên một số PTGT cơ giới mà em biết?
- Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
Xe đạp, xe máy là một PTGT. Vậy khi ngồi trên xe đạp, xe máy các em cần chú ý thực hiện tốt những quy định gì để bảo đảm an toàn cho bản thân. Đó là nội dung bài học hôm nay.
v Hoạt động 2:Nhận biết các hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được những hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
b. Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm 1 hình vẽ. Y/ C quan sát và nhận xét những hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
GV hỏi: 
+ Khi lên, xuống xe đạp, xe máy. Em thường trèo lên ở phía bên trái hay bên phải?
+ Khi ngồi trên xe máy, em nên ngồi ở phía trước hay phía sau người điều khiển xe?
+ Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe đạp, xe máy cần chú ý điều gì?
+ Khi đi xe máy, tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm?
+ Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng?
+ Khi đi xe máy quần áo, giày dép phải như thế nào?
c. Kết luận:
Khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em cần chú ý:
+Lên xuống xe ở bên trái, quan sát phía sau trước khi lên xe.
+Ngồi phía sau người điều khiển xe.
+Ngồi bám chặt vào người phía trước hoặc yên xe.
+ Không bỏ hai tay, ngồi đung đưa chân.
+ Khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
v Hoạt động 3:Thực hành và chơi trò chơi
a. Mục tiêu: Giúp HS tập thể hiện bằng động tác, cử chỉ những hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
b. Cách tiến hành: Chia nhóm 4 thảo luận các tình huống:
Tình huống 1:
 - Bố chở bằng xe máy đưa em đến trường: Thực hiện việc lên xe, xuống xe.
Tình huống 2:
- Mẹ chở bằng xe đạp đưa em đến trường: Thực hiện việc lên xe, xuống xe. Thấy bạn được bố chở bằng xe máy em đã vẫy gọi bạn. Hối mẹ chạy đuổi theo.
 - GV nhận xét – Tuyên dương
c. Kết luận:
- Các em cần thực hiện đúng các động tác và những quy định khi ngồi trên xe để bảo đảm an toàn cho bản thân
- Điều gì sẽ xảy ra nếu như em không thực hiện đúng những quy định khi ngồi trên xe máy, xe đạp?
- HS nêu
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bên trái vì thuận chiều với người đi xe.
- Ngồi phía trước sẽ khuất tầm nhìn của người lái xe.
- Ngồi ôm chặt, không đung đưa chân, khi xe dừng lại hẳn mới xuống xe.
- Đọâi ngay ngắn, khoá chặt dây.
- Quần áo gọn gàng, giày dép phải có quai hậu để không rơi.
Hoạt động nhóm
Các nhóm trình bày – nhận xét – kết luận
- HS trình bày ý kiến
VI . CỦNG CỐ: HS nhắc lại những quy định khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
Tuần 8 	Thứ hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008
RÈN TIẾNG VIỆT 	 LUYỆN ĐỌC
Bài : NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu
 Rèn đọc mạch lạc, trôi chảy, phát âm rõ.
 GD :Tình yêu thương, qúi trọng đối với thầy, cô giáo . 
II. Chuẩn bị
GV: Câu, đoạn, bút dạ.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng nghe và quan sát
Phương pháp: Trực quan, giảng giải
 ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu.
GV đọc mẫu 
 - GV cho HS đọc từng câu, từng đoạn 
 + Luyện đọc câu 
- Giờ ra chơi / Minh thầm thì với Nam: // “Ngoài phố có gánh xiếc.// Bọn mình ra xem đi!”.// 
- Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới/ nắm chặt hai chân em:// “Cậu nào đây? // Trốn học hả ? ” // 
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau.// Cháu này la øhọc sinh lớp tôi//. 
- Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại/ rồi đỡ em ngồi dậy.// Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
v Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn, đọc cả bài.
Ÿ Mục tiêu: Đọc từng đoạn phân biệt lời kể và lời nhân vật.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
 ị ĐDDH: Bảng cài: đoạn.
 - Luyện đọc đoạn trong nhóm 
GV cho HS đọc từng đoạn.
- Hát
- Hoạt động lớp
- HS luyện đọc từng câu
- gánh xiếc, nén nổi, lỗ tường thủng
- xấu hổ , bật khóc , nín , thập thò , nghiêm giọng , trốn học. 
- HS luyện đọc đoạn
- Mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 2 đội thi đọc tiếp sức.
Thứ ba , ngày 14 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC MÔN: TOÁN
Bài : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS 
 Củng cố các công thức cộng qua 10 (trong phạm vi 20) đã học dạng 9 + 5  6 + 5. 
Đơn vị đo độ dài cm- dm
II. Chuẩn bị
GV: Soạn phiếu kiểm tra tuần 2.
HS: giấy nháp.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
. Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Đọc bảng cộng 9. 8. 7 .6 Thực hiện bài 3
Ÿ Mục tiêu: Thuộc công thức và tính. Nhẩm cộng qua 10 phạm vi 20.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
Bài 3 trang 37 ( xem sách toán 2)
v Hoạt động 2: Làm bài trên phiếu
Ÿ Mục tiêu: Ôn tập tính cộng qua 10 có nhớ. Phép trừ không nhớ.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
ị ĐDDH: Phiếu kiểm tra
- Hát
- HS nêu
- HS nêu miệng kết quả
- HS làm bài. Sửa bài. 
Đề bài kiểm tra
1. Nối kết quả của các phép tính sau:
28 + 9
13 + 7
38 + 38
76
37
62
20
64 + 12
14 + 6
47 + 15
2. Điền số vào chỗ trống:
 10 cm = dm	20 cm = dm	100 cm = dm	
 90 cm = dm	50 cm = dm	10 dm = cm
3. Đặt tính rồi tính: 
 48 + 54 84 – 31 6 + 25 69 - 16 7 + 23
Thứ ba , ngày 14 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC TIẾNG VIỆT 
RÈN CHÍNH TẢ
Bài : BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu
 Rèn viết đúng sạch đẹp đoạn 1 của bài
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi các từ khó
HS: Vơ ûrèn, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn đoạn chính tả
Ÿ Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ị ĐDDH: Tranh.
GV đọc đoạn trích
Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
Tại sao lòng An nặng trĩu nỗi buồn?
Tìm những chữ viết hoa trong bài?
An là gì trong câu?
Các chữ còn lại thì sao?
Những chữ nào thì phải viết hoa?
Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải viết thế nào?
Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn sau đó cho viết bảng con.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả 
GV đọc bài cho HS viết.
GV chấm. Nhận xét
- Hát
- HS đọc lại.
- Bài: Bàn tay dịu dàng.
- HS nêu
- An là tên riêng của bạn HS.
- Là các chữ đầu câu.
- Chữ cái đầu câu và tên riêng.
- Viết hoa và lùi vào 1 ô li.
- Viết các từ ngữ: nặng trĩu, nỗi buồn, cổ tích, âu yếm, vuốt ve
- HS viết bài. Sửa bài.
Thứ tư , ngày 15 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC MÔN TOÁN 
Bài: BẢNG CỘNG
I. Mục tiêu
Giúp HS 
– Thực hiện hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập Toán
- Củng cố phép cộng có nhớ và phép trừ không nhớ. Ôn về giải toán
II. Chuẩn bị
GV: Soạn phiếu kiểm tra tuần 2.
HS: giấy nháp.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
. Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập Toán- Bài 4 trang 38
Ÿ Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học buổi sáng
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
Bài 4 trang 38 ( xem sách toán 2)
v Hoạt động 2: Làm bài trên phiếu
Ÿ Mục tiêu: Củng cố phép cộng có nhớ và phép trừ không nhớ. Ôn về giải toán
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
ị ĐDDH: Phiếu kiểm tra
- Hát
- HS nêu
- HS nêu miệng kết quả
- HS làm bài. Sửa bài. 
1. Mai làm được 36 bông hoa, Lan làm được nhiều hơn Mai 7 bông hoa. Hỏi Lan làm được bao nhiêu bông hoa?
Giải
2. Viết số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
30
52
 9
7
Số bị trừ
90
66
19
25
Số hạng
60
14
10
2
Số trừ
60
52
19
15
 Tổng 
Hiệu 
3. Số ?
58
 + 2 + 9 + 6
Thứ tư , ngày 15 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC TIẾNG VIỆT	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài : TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI
- DẤU PHẨY 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS : Hoàn thành bài tập buổi sáng.Củng cố về Bảng chữ cái. Từ ngữ về sự vật. Từ ngữ chỉ hoạt động. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. Tìm cách nói có nghĩa giống nhau.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng cài: từ. Bảng phụ. – HS : VBT 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Luyện tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái - Hoàn thành bài buổi sáng
* Mục tiêu: Nắm được từ chỉ hoạt động, trạng thái
* Phương pháp: Luyện tập
 ị ĐDDH: Bảng cài: từ
 - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập ờ Vở BTTV
Hoạt động 2: Ôn tập về các kiến thức đã học
 * Mục tiêu: Củng cố về Bảng chữ cái. Từ ngữ về sự vật. Từ ngữ chỉ hoạt động. Đặt câu hỏi cho bộ pha ...  
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC TOÁN
Bài : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : 
Giúp HS củng cố về
– Thực hiện hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập Toán
- Cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng ( có nhớ ), so sánh các số có 2 chữ số 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ. Bộ thực hành Toán.
HS: Bộ thực hành Toán
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng có nhớ phạm vi 100. Hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập Toán
Ÿ Mục tiêu: Tính nhẩm và ghi ngay kết quả. HS biết đặt tính 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập, đàm thoại 
ị ĐDDH: Bộ thực hành Toán
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. 
 Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi.
	Chốt lại : Trong phép cộng, nếu 1 số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm ( hoặc bớt ) mấy đơn vị thì tổng tăng thêm ( hoặc bớt đi ) bằng ấy đơn vị 
 Bài 2 trang 39 ( xem sách toán 2)
 Bài 5 trang 39 ( xem sách toán 2)
 a .5 > 58 ; b. 89 < 8
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn 
Ÿ Mục tiêu: Biết làm tính có lời văn bằng 1 phép tính
Ÿ Phương pháp: Thảo luận
ị ĐDDH: Bảng phụ
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề.
Tóm tắt:
Mẹ hái : 38 quả bưởi
Chị hái : 16 quả bưởi
Mẹ và chị hái :  quả bưởi? 
Hỏi:
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì? 
Tại sao em lại làm phép cộng 56 + 18 ? 
- Hát
- 1 HS đọc bài 
- HS chữa trên bảng lớp. Bạn nhận xét.
- HS nêu miệng cách tính- Nhận xét theo cột
- Dùng bảng cài để diền chữ số cần điền. Sửa bài - Nhận xét
- HS phân tích: 
- HS tự tóm tắt và trình bày bài giải : 
- Mẹ hái : 56 quả bưởi
 Chị hái : 18 quả bưởi
- Mẹ và chị hái được bao nhiêu quả bưởi?
- Vì đã biết số quả bưởi của mẹ hái được là 38 , chị hái là 16. Muốn biết cả 2 người hái bao nhiêu quả ta phải gôm vào cộng 
	38 + 16 = 54 ( quả ) 	
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC TIẾNG VIỆT 
RÈN ĐỌC THẦM
Bài : 1- MUA KÍNH 2 - CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu
 Rèn đọc thầm và trả lời câu hỏi theo dạng trắc nghiệm
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi trắc nghiệm
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ĐỌC THẦM
Ÿ Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài. Đánh dấu trắc nghệm
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
ị ĐDDH: Phiếu trắc nghiệm
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài- thực hiện các bài tập trên phiếu.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa bài
GV tổng kết – chốt lại các câu đúng
GV chấm. Nhận xét
- Hát
-HS làm bài. 
-Sửa bài.
Em đọc bài: Mua kính . Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:
 1. Cậu bé muốn mua kính để làm gì?
Để cho đẹp.
Để đọc được sách.
Để bụi khỏi vào mắt.
	2. Cậu bé đã thử kính như thế nào?
Cậu thử chỉ một kính.
Cậu thử hai cái.
Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau.
	3. Tại sao bác bán kính phì cười?
Vì bác thấy cậu bé ngốc nghếch cho rằng chỉ cần đeo kính là đọc được sách.
Vì bác thấy cậu bé ngây thơ quá.
Vì bác thấy cậu bé lười học quá.
	4. Câu chuyện khuyên các em điều gì?
	5. Từ chỉ sự vật trong câu: “ Cậu giở cuốn sách ra đọc thử”	
Cậu
Giở
Đọc 
Cuốn sách
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
 Cậu bé là người đến cửa hàng mua kính.
Em đọc bài:Cô giáo lớp em. Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:
1. Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo?
Cô đến sớm và đón học sinh bằng tình cảm yêu thương.
Cô rất nghiêm khắc.
Cô rất hiền.
2.Những hình ảnh đẹp nào có ở khổ thơ 2 trong lúc cô giáo dạy học sinh tập viết?
Gió đưa thoảng hương nhài.
Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.
Cả hai hình ảnh trên.
3. Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?
4. Từ chỉ hoạt động trong câu: Sáng nào em đến lớp.
Sáng nào
em
đến lớp. 
Em đọc bài:Đổi giày. Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:
1.Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé như thế nào?
Bước đi tập tễnh trên đường.
Bị vấp ngã.
Đi bình thường.
2. Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì?
Nghĩ chân mình một bên dài, một bên ngắn.
Tại đường khấp khểnh.
Mình đi nhầm giày.
3. Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà thế nào?
Vẫn một chiếc thấp, một chiếc cao.
Hai chiếc bằng nhau.
Hai chiếc đều hỏng
4 Em sẽ nói với cậu bé thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi?
5. Từ chỉ sự vật trong câu: Cậu bé chạy vội về nhà.
Cậu bé
chạy vội về
nhà	
Thứ sáu , ngày 17 tháng 10 năm 2008
TỰ HỌC: RÈN ĐỌC	Bài : ĐỔI GIÀY
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Hiểu nội dung khôi hài của truyện : cậu bé ngốc xỏ nhầm giày, bước tập tễnh lại đổ tại chân mình hôm nay bên dài, bên ngắn hoặc tại đường khập khểnh, ngắm 2 chiếc giày để ở nhà, không biết đổi lại thành 2 đôi khớp nhau, lại nói đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao. 
 - Đọc đúng toàn bài. Chú ý các tiếng HS dễ phát âm sai. Ngắt hơi đúng câu dài 
II. Chuẩn bị
GV: Tranh , SGK. Bảng cài: từ khó, câu, đoạn. Bút dạ. - HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Biết nghỉ hơi đúng 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập, phân tích
 ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu.
- GV đọc mẫu . 
- Nêu những từ ngữ cần luyện đọc ? 
- Nêu những từ ngữ chưa hiểu ? 
 - Luyện đọc câu 
 Có cậu học trò nọ / vội đến trường nên xỏ nhầm giày / 1 chiếc cao / 1 chiếc thấp .// Quái lạ / sao hôm nay chân mình / 1 bên dài / 1 bên ngắn ? // Hay là / tại đường khấp khểnh./ Về đổi giày / đi cho dễ chịu. 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ị ĐDDH: Tranh.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung bài 
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
 Đoạn 1: 
 - Vì xỏ nhầm giầy , bước đi của cậu bé ntn ? 
 - Thấy mình đi lại khó khăn, cậu bé cho là tại nguyên nhân gì ? 
- Cậu nghĩ như thế có đáng cười không ? Vì sao ?
 Đoạn 2, 3: 
 - Vì sao cậu bé chạy về nhà đổi giày 
 - Cậu bé nghĩ gì khi ngắm 2 chiếc giày ở nhà ? 
 - Câu nói của cậu đáng cười như thế nào ? 
 - Em nói thế nào để giúp cậu bé chọn được 2 chiếc giày cùng đôi 
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại ị ĐDDH: SGK
Ÿ Mục tiêu: Đọc trôi chảy- mạch lạc
Ÿ Phương pháp: Luyện tập 
 Hướng dẫn cách đọc cho HS 
Qua chuyện này em rút ra bài học gì ?
- Hát
- xỏ nhầm giày , sân trường , gầm giường, tập tễnh , khấp khểnh 
Xỏ nhầm giầy: 	
-> đi nhầm giày chiếc nọ với chiếc kia 
- tập tễnh , lẩm bẩm , khấp khểnh ( chú thích SGK ) 
- HS đọc từng câu liên tiếp đến hết bài. 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, bài
+ Luyện đọc đoạn, bài 
 - Đoạn 1: Từ đầu  khấp khểnh
 - Đoạn 2:Tới sân trường  cho dễ chịu 
 - Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc đoạn 1 
- Bước đi tập tễnh, bước thấp, bước cao.
- Chân mình hôm nay bên dài, bên ngắn, hoặc đuờng đi khấp khểnh 
- Suy nghĩ của cậu rất đáng cười . Xỏ nhầm giày lại đổ tại chân , tại đường đi. 
- HS đọc đoạn 2 , 3 
- Thầy giáo bảo cậu đi nhầm giày . Phải về đổi lại đi cho dễ chịu 
- Đôi này vẫn chiếc thấp chiếc cao 
- Cậu không biết là cậu xỏ nhầm giày, nên 2 chiếc giày ở nhà cũng không cùng đôi . 
- Bạn có 4 chiếc giày , chiếc đang đi ở chân 2 chiếc đang ở nhà . Hãy đặt trước mặt và chọn ra 2 đôi giống nhau 
- Khuyên ta trước khi ra ngoài phải chú ý về cách ăn mặc, không nên cẩu thả.
Thứ sáu , ngày 17 tháng 10 năm 2008
RÈN TOÁN 	LUYỆN TẬP NỘI DUNG TIẾT 36, 38, 40
I. Mục tiêu
Giúp HS hoàn thành bài tập:
Củng cố phép toán dạng 36 + 15; Bảng cộng; Phép cộng có tổng bằng 100.
Củng cố giải toán 
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng cài. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Khởi động 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động : Luyện tập, thực hành
Ÿ Mục tiêu: Củng cố kĩ năng về ít hơn, nhiều hơn
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
ị ĐDDH: Bảng cài và bộ thực hành Toán.
40 + 5
18 + 27
Bài 4 trang 36
5+35 
 36 + 9
Yêu cầu HS tự làm bài.
 Bài 3 trang 37 Viết số 
+6
4
5
6
7
8
+6
10
16
GV nhận xét
Bài 4 trang 38
Có mấy hình tam giác? Có mấy hình tứ giác?
GV nhận xét- Tổng kết – Tuyên dương 
58
 - Bài 3 trang 40
35
 +12 + 30 
 + 15 - 20 
- Hát
- HS tự nhẩmkết quả. 1 HS đọc bài chữa. 
- HS làm bảng con.
- HS thực hiện nhóm
 - HS nhận xét- sửa bài.
- - HS thực hiện theo cá nhân vào nháp
 - HS sửa bài- nhận xét 
Thứ sáu, ngày 17 tháng 10 năm 2008
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I. Yêu cầu:
- Kiểm điểm tuần 8
- Phổ biến tuần 9
II. Nội dung:
1/ Kiểm điểm tuần 8:
a) Chuyên cần: 	
b) Học tập: 	
c) Vệ sinh:	
d) Trật tự:	
2/ Nhiệm vụ tuần 9:
Lớp trưởng truy bài đầu giờ.
Ôn thi Giữa học kì I – (Thứ hai )– Thứ ba: 21. 09 : Thi Tiếng Việt
	 Thứ tư : 22. 09 : Thi Toán
Ổn định xếp hàng tập thể dục giữa giờ nhanh hơn.
Nhắc nhở, theo dõi HS làm trực nhật tốt hơn.
Nhắc nhở HS đi học chuyên cần.
Tham gia các phong trào của Đội: 
	N Tham gia giải Lê Quý Đôn
	N Tập bài hát Chủ đề năm học: 
 “Là măng non thành phố Hồ Chí Minh - Nhạc sĩ: Mộng Lân”
Khối trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_buoi_chieu_lop_2_tuan_8.doc