Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 17

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 17

Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009

Tiết 2 Đạo đức (T17)

Trật tự trong trường học

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Kiến thức : hs hiểu : cần giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp

- Kĩ năng : giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập , quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em .

- Thái độ: giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học

II . CHUẨN BỊ :

GV: Tranh BT 3, 4 ; Điều 28 quyền trẻ em

HS : Vở BTĐĐ

 

doc 50 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY :TUẦN 17
T.N
MÔN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
14/12
C . cờ
17
Tuần 17
Đạo đức
17
Trật tự trong trường học T2 
Toán
65
Luyện tập chung 
Học vần
247
Bài 69: ăt - ât T1
Học vần
248
Bài 69: ăt - ât T2
Thứ
ba
15/12
Toán
66
Luyện tập chung 
Học vần
249
Bài 70: ôt - ơt T1
Học vần
250
Bài 70: ôt - ơt T2
TNTV
89
Bài 45:Trời mưa T1
 .N
17
Tự chọn
Thứ
tư
16/12
Toán
67
Luyện tập chung
Học vần
251
Bài 71 : et - êt T1
Học vần
252
Bài 71 : et - êt T2
Mĩ thuật
17
Vẽ tranh ngôi nhà của em. 
TNTV
90
Bài 45:Trời mưa T2
Thứ
năm
17/12
Thể Dục
17
Trò chơi vận động
Toán
68
Kiểm tra định kì.
Học vần
253
Bài 72 : ut - ưt T1
Học vần
254
Bài 72 : ut - ưt T2
TNTV
91
Bài 46:Thời tiết T1 
Thứ
sáu
18/12
TNXH
17
Giữ gìn lớp học sạch,đẹp
Tập viết
255
Thanh kiếm âu yếm,xay bột,nét chữ,kết bạn..
Thủ công
17
Gấp cái ví
HĐTT
17
Tổng kết tuần 17-Kế hoạch tuần 18
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 2 Đạo đức (T17)
Trật tự trong trường học
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Kiến thức : hs hiểu : cần giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp 
- Kĩ năng : giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập , quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em .
- Thái độ: giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học 
II . CHUẨN BỊ :
GV: Tranh BT 3, 4 ; Điều 28 quyền trẻ em 
HS : Vở BTĐĐ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: (1’) 
B. Bài cũ : (5’) 
- GV treo tranh BT 3 – yêu cầu HS nêu lại nội dung tranh.
- Nhận xét bài cũ
C . Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- Tiết này các em tiếp tục học bài : Trật tự trong trường học .
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3: (9’)
- GV cho HS quan sát tranh BT 3 và thảo luận : Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào ?
- Gọi đại diện HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận : Các em cần trật tự khi ngồi học, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. Có như vậy chúng ta mới nghe giảng và hiểu bài được.
3. Hoạt động 2 : Tô màu tranh BT 4: ( 8’)
- GV cho HS quan sát tranh trong BT 4 – yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh.
- GV nhận xét – yêu cầu HS tô màu vào những bạn biết giữ trật tự trong lớp học.
- Gv theo dõi, giúp đỡ thêm
- Gv nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
+ Vì sao lại tô màu vào bạn đó ?
+ Chúng ta có nên học tập theo bạn đó không ? Vì sao?
- GV nhận xét và kết luận : Các em cần phải học tập những điều hay, vì có như vậy các em mới tiến bộ được.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
- Hát
- Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh
- HS quan sát – thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát và nêu nội dung từng tranh
- Học sinh tìm và tô màu vào những học sinh biết giữ trât tự trong lớp học
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- Học sinh lắng nghe
4. Hoạt động 3 : HS làm bài tập 5: ( 7’ )
- GV nêu yêu cầu bài tập 5
- GV yêu cầu HS thảo luận BT5 
+ Việc làm của 2 bạn trong tranh đúng hay sai ? Vì sao?
+ Mất trật tự trong lớp có hại gì ? 
- Gọi đại diện HS trình bày.
- GV nhận xét và kết luận: Nếu chúng ta làm mất trật tự trong giờ học sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, bản thân mình sẽ không nghe được bài giảng, không hiểu bài, làm mất thời gian của cô. 
5. Củng cố : (3’)
- GV cho HS đọc bài thơ trong SGK.
- GV giáo dục : Khi xếp hàng ra vào lớp các em cần trật tự, đi ngay ngắn, không xô đẩy nhau,  . Trong giờ học các em phải chú ý nghe cô giảng bài, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. Giữ trật tự trong lớp giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
5. Dặn dò : (1’)
- Yêu cầu HS thực hiện bài học ngay hôm nay.
- Chuẩn bị : Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- HS thảo luận
- Đại diện HS trình bày
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc CN, lớp
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán ( T65)
Luyện tập chung
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Giúp HS 
- Củng cố cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
- Viết các số trong phạm vi 10 theo thứ tự đã biết.
- Tự nêu bài toán và biết giải phép tính bài toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách Toán.
- Hộp đồ dùng toán.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn luyện tập : (30’)
Bài 1: Số
- Bài yêu cầu gì?
Bài 2: Viết các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV chữa bài và cho học sinh đọc lại 2 dãy số 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
a)- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu thành bài toán: Có 4 bông hoa, thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa?
- GV yêu cầu học sinh nêu lại bài toán
- GV hướng dẫn học sinh tự viết phép tính: Có tất cả mấy bông hoa?
b) GV hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt bài toán: 
Có : 7 lá cờ
Bớt đi : 2 lá cờ
Còn : ... lá cờ
- Gv nêu lại bài toán
3 . Củng cố: (1’)
GV hệ thống bài và nhận xét tiết học
4. Dặn dò: (1’)
 Dặn học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập và xen trước bài sau: Luyện tập chung
-2HS làm bảng lớp , cả lớp làmbảng con.
 6	 7 	 8 	 9
+ - - + 
 4 2 3 1
10 5 5 10
- Học sinh nêu yêu cầu: Điền số thích hợp vào ô trống
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở sau đó nêu miệng kết quả
2 = 1 + 1 6 = 2 + 4 8 = 5 + 3
3 = 1 + 2 6 = 3 + 3 8 = 4 + 4
4 = 3 + 1 7 + 1 + 6 9 = 1 + 8
4 = 2 + 2 7 = 5 + 2 9 = 6 + 3
5 = 4 + 1 7 = 4 + 3 9 = 7 + 2
5 = 3 + 2 8 = 7 + 1 9 = 5 + 4
6 = 5 + 1 8 = 6 + 2 10 = 9 + 1
- 2 học sinh làm bài trên bảng phụï, cả lớp làm vào vở
2 ; 5 ; 7 ; 8 ; 9
9 ; 8 ; 7 ; 5 ; 2
- Học sinh đọc lại 2 dãy số trên bảng
- Học sinh quan sát tranh và nêu lại bài toán
- Học sinh viết phép tính thích hợp:
 4 + 3 = 7
- 2-3 học sinh nhắc lại bài toán
-Học sinh viết phép tính thích hợp:
7 - 2 = 5
- Học sinh lắng nghe
Tiết 4 + 5 Học vần ( T147, 148)
Bài 69 : ăt ât
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Giúp học sinh
- HS đọc và viết được: ăt, rửa mặt, ât, đấu vật
 - HS đọc được câu ứng dụng 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật
* Giúp HSHN
- Đánh vần, đọc và viết được vần : ăt, ât, mặt, vật
 - Đánh vần theo giáo viên các từ ứng dụng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh hoạ từ ngữ ứng dụng . 
- Bộ chữ Học vần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Yêu cầu học sinh viết
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài : (1’)
Trong tiết học vần hôm nay cô sẽ giúp các em làm quen với 2 vần mới đó là vần ăt ât
2. Dạy vần
1.2 . ăt
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lại vần ăt lên bảng và nói: vần ăt gồm có âm gì trước, âm gì sau?
b) Đánh vần ( 3’)
- GV yêu cầu học sinh đánh vần: 
GV chỉnh sửa lỗi phát âm
- Yêu cầu học sinh đọc trơn:ăt
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
c) Ghép tiếng khoá ( 4’)
- Gv viết lên bảng tiếng mặt
- GV hỏi: Cô có tiếng gì trên bảng?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của âm, vần trong tiếng mặt
- GV yêu cầu học sinh 
đánh vần:
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: mặt
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (3’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: 
rửa mặt
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 3’)
- GV hỏi: Vần ăt gồm những con chữ nào? Độ cao các con chữ ?
- GV viết mẫu lên bảng lớp vần ăt theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn quy trình viết .
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ ăt
- Gv chỉnh sửa cho học sinh
- GV hỏi: 
+ Từ rửa mặt gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ trong từng tiếng?
- GV viết mẫu: 
rửa mặt
- GV nhận xét, chữa lỗi cho học sinh
* Hướng dẫn HSHN viết chữ ăt, mặt
2.2: ât
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lại vần ât lên bảng và hỏi: vần ât gồm có âm gì trước, âm gì sau?
- So sánh vần ât và vần ăt giống và khác nhau ở chỗ nào?
b) Đánh vần ( 3’)
- GV yêu cầu học sinh đánh vần
GV chỉnh sửa lỗi phát âm
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: ât
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
c) Ghép tiếng khoá ( 4’)
- Gv viết lên bảng tiếng vật
- GV hỏi: Cô có tiếng gì trên bảng?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của âm, vần và dấu thanh trong tiếng vật ?
- GV yêu cầu học sinh đánh vần:
- GV chỉnh sửa
- Yêu cầu học sinh đọc trơn:
- Gv chỉnh sửa
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (3’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: 
đấu vật
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 3’)
- GV hỏi: Vần ât gồm những con chữ nào? Độ cao các con chữ ?
- GV viết mẫu lên ... ..
+ 2 hs ngồi gần thảo luận với nhau và trả lời
- Học sinh thảo luận câu hỏi theo huớng dẫn của giáo viên
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh nối tiếp phát biểu ý kiến cá nhân
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành
- Học sinh lắng nghe
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 + 3 Tập viết ( T15,16)
Thanh kiếm, xay bột, âu yếm, nét chữ, kết bạn
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Học sinh viết được các từ: thanh kiếm, xay bột, âu yếm, nét chữ, kết bạn
- Củng cố kĩ năng viết chữ đều nét, liền mạch, thẳng dòng kẻ
- Rèn luyện tính cẩn thận, biết yêu cái đẹp của chữ Việt
* Học sinh viết được các từ: xay bột, âu yếm, nét chữ
* Rèn luyện tính cẩn thận, biết yêu cái đẹp của chữ Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng mẫu viết chữ : thanh kiếm, xay bột, âu yếm, nét chữ, kết bạn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV kiểm tra, nhận xét, ghi điểm
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (2’)
- GV cho học sinh quan sát bảng chữ mẫu sẽ viết trong tiết học. Nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn viết chữ: ( 32’)
a. thanh kiếm
- GV giải nghĩa tiếng thanh kiếm
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ thanh kiếm gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- Hướng dẫn HS viết vào bảng con
b. xay bột
- GV giải nghĩa tiếng xay bột
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ xay bột gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
c. âu yếm
- GV giải nghĩa tiếng âu yếm
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ âu yếm gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
d. nét chữ
- GV giải nghĩa tiếng nét chữ
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ nét chữ gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
d. kết bạn
- GV giải nghĩa tiếng kết bạn
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ kết bạn gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Hát
- 2 Học sinh viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con: đỏ thắm, mầm non
- Học sinh quan sát
- HS đọc theo giáo viên: thanh kiếm, xay bột, âu yếm, nét chữ, kết bạn
- Học sinh lắng nghe
- HS quan sát từ thanh kiếm trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ 2 tiếng: thanh và kiếm
+ Con chữ t cao 3 ô li, con chữ h, k cao 5 ô li, các con chữ khác cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- HS viết vào bảng con : thanh kiếm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ xay bột trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: xay và bột
+ Con chữ b, y cao 5 ô li, t cao t ô li, các con chữ khác cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con: xay bột
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ âu yếm trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: âu và yếm
+ Con chữ y cao 5 ô li, các con chữ khác cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con: âu yếm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ nét chữ trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: nét và chữ
+ Con chữ t cao 3 ô li, con chữ h cao 5 ô li, các con chữ khác cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con: nét chữ
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ kết bạn trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: kết và bạn
+ Con chữ t cao 3 ô li, con chữ b, k cao 5 ô li, các con chữ khác cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con: kết bạn
Tiết 2
3. Học sinh viết vào vở Tập viết
a. Nhắc lại nội dung tập viết: (5’)
- GV chỉ bảng cho học sinh đọc
b. Học sinh viết bài :( 25’)
- GV nêu yêu cầu: Viết mỗi từ hai dòng vào vở Tập viết
- GV theo dõi, chỉnh sửa
* Hướng dẫn HSHN viết váo vở Tập viết: xay bột, âu yếm, nét chữ
 4. Chấm điểm:( 7’)
- GV thu một số vở chấm
- Sửa những lỗi sai phổ biến trên bảng
- Tuyên dương những học sinh đó
5. Củng cố: (2’)
- GV chỉ bảng
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết đẹp, trình bày sạch sẽ
6. Dặn dò: ( 1’)
- Dặn học sinh về nhà tập viết thêm vào vở ô li. 
- Hoàn thành bài viết (nếu chưa hoàn thành ở lớp)
- Xem trước bài tập viết tiết sau
- Học sinh lần lượt đọc lại nội tập viết trên bảng: thanh kiếm, xay bột, âu yếm, nét chữ, kết bạn
- HS viết bài vào vở, mỗi từ viết 2 dòng
* HSHN: Viết xay bột, âu yếm, nét chữ
mỗi từ một dòng
- Học sinh bình chọn những bài viết đúng, đẹp nhất
- Học sinh đọc lại nội dung tập viết trên bảng phụ
- Học sinh lắng nghe
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T17)
Gấp cái ví
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cách gấp cái ví bằng giấy.
- HS nắm được kĩ năng gấp, gấp đều, đẹp.
- Giáo dục HS tính xác , khéo léo 
II . CHUẨN BỊ :
- GV: Mẫu cái ví có kích thước lớn, quy trình gấp, giấy màu hình chữ nhật
- HS : Giấy màu có kẻ ô, giấy vở học sinh, vở thủ công
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động : (1’)
Bài cũ: (5’)
Giáo viên kiểm tra chuẩn bị của học sinh
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
- Tiết này các em học gấp cái ví. 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét: (3’)
- GV cho hs quan sát mẫu gấp cái ví có 2 ngăn được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật 
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cái ví ?
- GV nhận xét – chốt : Cái ví được gấp bằng giấy, gồm có nhiều ngăn.
3. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu cách gấp: (5’)
- GV hướng dẫn HS chọn vật liệu : Vật liệu gồm có những gì ?
- GV hướng dẫn HS gấp từng bước theo quy trình :
+ Bước 1 : Lấy đường dấu giữa : đặt giấy theo chiều dọc, gấp đôi tờ giấy dùng tay vuốt nhẹ để tạo nếp, mở tờ giấy màu ra ta được đường dấu giữa.
+ Bước 2 : Gấp 2 mép ví : Ta gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1ô
Học sinh hát
Học sinh quan sát 
- HS nhận xét: cái ví có hai ngăn, được gấp bằng giấy
- HS: Giấy nháp, giấy màu
- Học sinh quan sát 
+ Bước 3 : Gấp ví : Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa.
- Lật mặt sau gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví.
- GV cho học sinh thực hành gấp cái ví trên giấy nháp. GV hướng dẫn thêm cho học sinh
- HS thực hành gấp cái ví trên giấy có kể ô li
3. Củng cố : ( 3’)
- GV cho HS nhắc lại các bước gấp cái ví.
- GV nhận xét, bổ sung
4. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị cho tiết sau thực hành gấp cái ví ( t2 )
- Nhận xét tiết học .
- Học sinh nhắc lại
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 17
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thật
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần (Xoan,Vư,I Hồ,Biên,Ni)
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Ngọc,Buang,Chi,Thái,Điêm
+ Một số học sinh còn nói chuyện riêng nhiều: Đức,Ơ Luỹ,Tư
* Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- Chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ Tăng cường ôn tập đọc, viết, làm toán chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì 1
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi thật
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc