Giáo án Tổng hợp các môn học buổi 1 Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nam Xá

Giáo án Tổng hợp các môn học buổi 1 Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nam Xá

TuÇn 29

Thứ . ngy thng 3 năm 2012

Tập đọc

Những quả đào (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

 3. Thái độ : KNS: Tự nhận thức – Xác định giá trị bản thân.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc(nếu có). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 32 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học buổi 1 Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nam Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 29
Thứ.. ngàytháng 3 năm 2012
Tập đọc
Những quả đào (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
 3. Thái độ : KNS: Tự nhận thức – Xác định giá trị bản thân.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc(nếu có). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Cây dừa
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Cây dừa.
- Em thích những câu thơ nào? Vì sao ?
- Nhận xét .
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Hỏi: Nếu bây giờ mỗi con được nhận một quả đào, các con sẽ làm gì với quả đào đó?
- Ba bạn nhỏ Xuân, Vân, Việt cũng được ông cho mỗi bạn một quả đào. Các bạn đã làm gì với quả đào của mình? Để biết được điều này chúng ta cùng học bài hôm nay Những quả đào.
- Ghi tên bài lên bảng. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (27’) Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
- Chú ý giọng đọc: 
+ Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời của ông, đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng.
+ Lời của Xuân, đọc giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
+ Lời của Vân, đọc với giọng ngây thơ.
+ Lời của Việt, đọc với giọng rụt rè, lúng túng.
- HS đọc từng câu.
- HS tìm các từ khó. 
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
- Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
- Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
- HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Nêu giọng đọc và tổ chức cho HS luyện đọc 2 
- HS đọc lại đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2.
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân. Chú ý đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của ông.
- HS đọc lại đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại như trên.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
- Nhận xét .
- HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
- Hát
- 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài 
- HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
- Một số HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- 3 HS đọc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-HS đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết 
- Tìm từ và phân tích từ : quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, thốt lên,
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân .
- Chúng ta phải đọc với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt.
- Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Sau một chuyến  có ngon không? 
+ Đoạn 2: Cậu bé Xuân nói .. ông hài lòng nhận xét. 
+ Đoạn 3: Cô bé Vân nói  thơ dại quá!
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- 1 số HS đọc cá nhân .
- 2 HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại.
- HS đọc, HS khác nhận xét và đọc lại.
- HS đọc đoạn 2.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc 1 đoạn trong bài. 
 tiết 2
 v Hoạt động 2: (17’) Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2 và đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét về Xuân ntn?
- Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
- Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét về Vân ntn?
- Chi tiết nào trong chuyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại?
- Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông nhận xét về Việt ntn?
- Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
- Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
v Hoạt động 3: (10’) Luyện đọc lại bài.
- Yêu cầu HS nối nhau đọc lại bài
- Gọi HS dưới lớp nhận xét sau mỗi lần đọc. Tuyên dương các nhóm đọc tốt.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây đa quê hương.
- Theo dõi bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Người ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò. Em hi vọng hạt đào sẽ lớn thành 1 cây đào to.
- Người ông tin rằng sau này Xuân sẽ trở thành 1 người làm vườn giỏi.
- Ông nhận xét về Xuân như vậy vì khi ăn đào, thấy ngon Xuân đã biết lấy hạt đem trồng để sau này có 1 cây đào thơm ngon như thế. Việc Xuân đem hạt đào đi trồng cũng cho thấy cậu rất thích trồng cây.
- Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nỗi cô bé ăn xong rồi vẫn còn thèm mãi. 
- Ông nhận xét: Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá.
- Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì ăn xong rồi vứt hạt đào đi luôn.
- Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, Việt đặt quả đào lên giường bạn rồi trốn về.
- Ông nói Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
- Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Con thích Việt vì cậu là người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương bạn bè, biết san sẻ quả ngon với người khác.
- 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn truyện.
- 5 HS đọc lại bài theo vai.
Toán
 Các số từ 111 đến 200
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
 Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
 Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
 Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
 2. Kỹ năng : Thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132.
 Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học 
 - Học sinh : SGK, vở
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Các số từ 101 đến 110.
- GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110.
- Nhận xét.
3. Bài mới:(1’) Giới thiệu: Trong bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 111 đến 200.
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (12’) Giới thiệu các số từ 101 đến 200
- Gắn hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự giới thiệu số 111.
- HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
v Hoạt động 2: (15’) Luyện tập, thực hành.
+ Bài 2: (a)
- Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
- Nhận xét.
+ Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi:Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 104 và số 102.
- So sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102 với nhau.
- So sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102 với nhau.
- Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101.
- HS tự làm các ý còn lại của bài.
- Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn có nói đúng hay sai?
- Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau.
- Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110.
- Hát
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Có 1 trăm, viết 1 vào cột trăm.
- Có 1 chục và 1 đơn vị, viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- HS viết và đọc số 111.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
 I---l ---l ---l ---l ---l ---l ---l ---l ---l à
111 112 114 116 117 120
- Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kết luận: Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó.
- Điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
- Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Chữ số hàng chục cùng là 0.
- 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn 1.
- Làm bài.
101 < 102	106 < 109
102 = 102	103 > 101
105 > 104	105 = 105
109 > 108	109 > 108
- Bạn học sinh đó nói đúng.
- 155 155 vì trên tia số 158 đ ... c lớp theo các câu hỏi trên.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
- Hát
- 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại: 1 em nói lời chia vui (chúc mừng), em kia đáp lại lời chúc.
- Lớp theo dõi và nhận xét
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi 
- Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
- Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
- Con có thể nói: Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./
- 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. Ví dụ: 
+ Tình huống b:
- Năm mới, bác sang chúc Tết gia đình. Chúc bố mẹ cháu luôn mạnh khoẻ, công tác tốt. Chúc cháu học giỏi, chăm ngoan để bố mẹ luôn vui.
- Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc.
+Tình huống c:
- Cô rất vui vì trong năm học này, lớp ta con nào cũng tiến bộ hơn, học giỏi hơn, lớp lại đoạt được danh hiệu lớp tiên tiến. Cô chúc các con giữ vững và phát huy những thành tích ấy trong năm sắp tới.
- Chúng con xin cảm ơn cô vì cô đã tận tình dạy bảo chúng con trong năm học vừa qua.Chúng con xin hứa với cô sẽ luôn cố gắng làm theo lời cô dạy.
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
- Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
- Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
Toán 
 Mét 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: dm, cm.
 Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
 Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
 2. Kỹ năng : Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét .
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích giờ học toán. 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Thước mét, phấn màu.
 - Học sinh : Vở, thước.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Luyện tập.
- Sửa bài 4
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Mét.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu mét (m).
- Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ độ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m.
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.
- Viết “m” lên bảng.
- HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
- Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
- Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết: 1 m = 10 dm
- HS quan sát thước mét hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm?
- 1 mét dài bằng 100 cm và viết: 1 m = 100 cm
- HS đọc SGK và nêu lại phần bài học.
v Hoạt động 2: (17’) Luyện tập, thực hành.
+ Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống? Vì sao?
- HS tự làm bài.
+ Bài 2:
- HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
- Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện ntn?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài làm HS.
+ Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
- Hãy đọc phần a.
- HS hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m và 10 cm, sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu?
- Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a?
- HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Nhận xét .
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học.
- HS nêu lại quan hệ giữa mét với đêximet, xăngtimet.
- Chuẩn bị: Kilômet.
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS lên bảng thực hành đo độ dài.
- Dài 10 dm.
- HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
- 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. 
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăngtimet.
- Tự làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
- Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
- Điền cm hoặc m vào chỗ trống.
- Cột cờ trong sân trường cao 10
- Cột cờ cao khoảng 10m.
- Điền m
- Làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
b) Bút chì dài 19cm.
c) Cây cau cao 6m.
d) Chú Tư cao 165cm.
Tự nhiên xã hội
 Một số loài vật sống dưới nước
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được tên và lợi ích của một số động vật sống dưới nước đối với con người. Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu)
 2. Kỹ năng : HS rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
 3. Thái độ : KNS: kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống dưới nước
 Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
 Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật
 Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61. Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển ghi tên các con vật (sống ở nước mặn và ngọt).
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Một số loài vật sống trên cạn
- GV nhận xét 
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Một số loài vật sống dưới nước
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (15’) Nhận biết các con vật sống dưới nước
- Chia lớp thành các nhóm 4
- Các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
- Gọi 1 nhóm trình bày.
- Tiểu kết: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông, )
- Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. 
- Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên 
- Tổng hợp kết quả vòng 1.
- GV hỏi về nơi sống của từng con vật
- GV nhận xét
v Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật .
- Treo (dán) lên bảng hình các con vật sống dưới nước (hoặc tên) – Yêu cầu mỗi đội cử 1 bạn lên đại diện cho đội lên câu cá.
- GV hô: Nước ngọt (nước mặn) – HS phải câu được một con vật sống ở vùng nước ngọt (nước mặn). Con vật câu đúng loại thì được cho vào giỏ của mình.
- Hỏi HS: Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
- Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số con vật này.
- Có cần bảo vệ các con vật này không?
- Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước:
+ Vật nuôi.
+ Vật sống trong tự nhiên.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
- Tiểu kết: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khỏe mạnh được.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nhận biết cây cối và các con vật.
- Hát
- HS về nhóm.
- Nhóm HS phân công nhiệm vụ:1 trưởng nhóm, 1 báo cáo viên, 1 thư ký, 1 quan sát viên.
- Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày: ghi tên các con vật dưới các tranh GV treo trên bảng, sau đó nêu nơi sống của những con vật này (nước mặn và nước ngọt).
- Các nhóm theo dõi, bổ sung, nhận xét.
- Lắng nghe GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
- HS chơi trò chơi: Các HS khác theo dõi, nhận xét con vật câu được là đúng hay sai.
- Làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm thuốc (cá ngựa), cứu người (cá heo, cá voi).
- Bạch tuộc, cá mập, sứa, rắn, 
- Phải bảo vệ tất cả các loài vật.
- HS về nhóm 4 của mình như ở hoạt động 1 cùng thảo luận về vấn đề GV đưa ra.
- Đại diện nhóm trình bày, sau đó các nhóm khác trình bày bổ sung.
- 1 HS nêu lại các việc làm để bảo vệ các con vật dưới nước.
 Ký duyƯt cđa Ban gi¸m hiƯu 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_buoi_1_lop_2_tuan_29_nam_hoc_20.doc