Giáo án Toán tuần 29 - Chu Ngọc Thanh

Giáo án Toán tuần 29 - Chu Ngọc Thanh

Lớp: 2E Tên bài dạy: Các số từ 111 đến 200

Tiết: 136 – Tuần 29.

Người day: Chu Ngọc Thanh.

I. Mục đích yêu cầu:

* Giúp học sinh:

- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.

- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.

- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.

- Đếm được các số trong phạm vi 200.

II. Đồ dùng dạy học .

- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học 132.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán tuần 29 - Chu Ngọc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán 	Thứ hai ngày 29 tháng 03 năm 2004
Lớp: 2E	Tên bài dạy: Các số từ 111 đến 200 
Tiết: 136 – Tuần 29.	
Người day: Chu Ngọc Thanh.
I. Mục đích yêu cầu:
* Giúp học sinh:
- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
- Đếm được các số trong phạm vi 200.
II. Đồ dùng dạy học .
- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học 132. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
3’
I. Kiểm tra bài cũ:
Đọc số 102; 109; 108
Một trăm không chục năm đơn vị.
Không chục năm đơn vị và một trăm.
Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
- Giáo viên chỉ vào từng số và yêu cầu h/s đọc.
- Giáo viên đọc, h/s viết số.
- Gv nhận xét đánh giá việc học bài của học sinh ở nhà.
1’
5'
7'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
a) Đọc và viết số từ 111 đến 200.
VD: Viết số:111
 Đọc là: Một trăm mười một.
Viết và đọc các số còn lại có trong bảng.
b) Làm việc cá nhân:
GV nêu yêu cầu của tiết học.
GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày bảng như trang 144 SGK.
- GV yêu cầu h/s xác định số trăm, số chục, số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số (h/s nêu ý kiến, gv điền vào ô trống đã có trên bảng phụ).
- H/s nêu cách đọc (chú ý dựa vào hai chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số có ba chữ số, chẳng hạn: mười một - một trăm mười một.
- Tương tự gv hướng dẫn h/s cách đọc, cách viết các số còn lại như số 111.
- GV nêu tên số, chẳng hạn "một trăm ba mươi hai" và yêu cầu h/s lấy các hình vuông (trăm) các hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan số đa cho. H/s làm thao tác trên vật thật, gv bao quát và hướng dẫn những h/s làm chưa tốt. 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
4’
5’
3'
3'
2. Luyện tập:
Bài 1: Viết (theo mẫu).
Bài 2: Số ? 
Bài 3: Điền dấu >,<, = vào chỗ ....
 115 .... 156
 137 ..>.. 130 189 ..<.. 194
 156 ..=.. 156 172 ..>.. 170
 149 ..<.. 152 192 ..<.. 200
 185 ..>.. 179 190 ..>.. 158
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào hình đó.
- Gv cho hs làm việc tiếp với các số khác:
VD: 142; 121; 173. 
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs đổi vở chữa bài.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv gọi 1 hs làm bài trên bảng phụ.
- Hs dưới lớp làm bài vào vở.
- Hs cùng gv chữa bài.
- Gv hướng dẫn hs: 
a. So sánh: 123 ..... 124 
* Cách so sánh như sau:
- Xét chữ số cùng hàng của hai số, theo thứ tự: 
Hàng trăm: hai số này có chữ số hàng trăm cùng là 1.
Hàng chục: hai số này có chữ số hàng chục cùng là 2.
hàng đơn vị: 3<4 
+ Kết luận: 123 < 124 (điền dấu nhỏ hơn).
b. So sánh: 120 .... 152
*Cách so sánh:
- Xét chữ số cùng của hai số, theo thứ tự:
Hàng trăm: hai số này có chữ số hàng trăm cùng là 1.
Hàng chục: 2 < 5.
+ Kết luận: 120 <152 (điền dấu <).
Học sinh làm bài vào vở.
- 1 hs đọc kết quả, hs còn lại cùng chữa bài.
- Hs tự làm bài.
- Gv đưa ra đáp án đúng để hs chữa bài.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
3. Củng cố- dăn dò: 
- 1 đến 3 hs đọc lại các số từ 111 đến 200.
- GV tổ chức trò chơi: "Sắp thứ tự các số từ 111 đến 200".
- Gv hướng dẫn cách chơi như sau: 
Từng tổ lần lượt tham gia chơi, các tổ còn lại theo dõi.
- GV phát cho hs trong tổ các phiếu có viết sẵn các số (111, 112, 113 .... 200). Mỗi hs của từng tổ đều được nhận 1 phiếu (phát ngẫu nhiên, không theo thứ tự).
- GV gọi 1 học sinh ở tổ lên đứng quay lại phía cả lớp, cho cả lớp xem số của mình (làm mốc).
 Ví dụ: số đó là 113. Khi đó hs nào có số 114 phải chạy lên và đứng ngay sát bên trái của bạn số 113, bạn số 115 chạy lên đứng sát bạn vừa rồi, .... bạn số 112 đứng sát bạn số 113 nhưng ở bên phải bạn số 113. Các bạn bí mật số của mình, im lặng tự nhẩm thứ tự số của mình mà chạy lên và đứng vào vị trí thích hợp. Sau khi các bạn đã đứng đủ, cả lớp xác định thời gian hoàn thành công việc, yêu cầu các bạn công khai rơ số của mình kiểm tra. Tính số bạn đứng sai vị trí và tính điểm của tổ:
Chẳng hạn số điểm = 10 trừ đi số bạn đứng sai vị trí.
+ Gv tổ chức cho hs chơi:
- Tổ 1 chơi trước (theo lệnh hướng dẫn của gv).
- Tổ khác tiếp tục chơi (cho đến hết)
* Cả lớp cùng gv thống nhất xếp hạng thi đua từng tổ.
(Nếu còn thời gian thì tổ chức cho hs chơi).
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
Môn: Toán 	Thứ ba ngày 30 tháng 03 năm 2004
Lớp: 2E	Tên bài dạy: Các số có ba chữ số 
Tiết: 137 – Tuần 29.	
Người day: Chu Ngọc Thanh.
I. Mục đích yêu cầu:
* Giúp học sinh:
- Đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số.
- Củng cố về cấu tạo số.
II. Đồ dùng dạy học .
- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học 132. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
3’
I. Kiểm tra bài cũ:
Đọc và viết các số từ 111 đến 200.
Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
- Giáo viên gọi 2 đến 3 hs đọc các số đó.
- Giáo viên nhận xét đánh gia.
1’
5'
7'
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
a) Đọc và viết số từ 243; 235.
VD: Viết và đọc số: 243
 Trăm Chục Đơn vị Viết số Đọc số
 2 4 3 243 hai trăm 
 bốn 
 mươi ba
 2 3 5 235 hai trăm 
 ba mươi 
 lăm
b) Làm việc cá nhân:
* Làm việc chung cả lớp.
GV nêu yêu cầu của tiết học.
GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày trên bảng như trang 146 SGK.
- GV yêu cầu h/s xác định số trăm, số chục, số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số (h/s nêu ý kiến, gv điền vào ô trống).
- H/s nêu cách đọc (chú ý dựa vào hai chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số có ba chữ số, chẳng hạn: bốn mươi ba- hai trăm bốn mươi ba.
- Tương tự gv hướng dẫn h/s cách đọc, cách viết các số còn lại như số 235.
- GV nêu tên số, chẳng hạn "hai trăm mười ba" và yêu cầu h/s lấy các hình vuông (trăm) các hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan số đa cho. H/s sẽ lấy như sau:
l
- Gv cho hs làm việc tiếp với các số khác:
VD: 312; 132; 407. 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
4’
5’
3'
3'
2. Luyện tập:
Bài 1: Nối (theo mẫu).
 235 402 312 213 320
Bài 2: Nối (theo mẫu): 
 420 Bảy trăm chín mươi mốt
 690 Tám trăm mười lăm
 368 Bốn trăm hai mươi
 502 Ba trăm sáu mươi tám
 791 Năm trăm linh hai
 815 Sáu trăm chín mươi
Bài 3: Viết (theo mẫu):
Viết số Trăm Chục Đơn vị Đọc số
 356 3 5 6 ba trăm năm 
 mươi sáu
 653
 5 6 3
 hai trăm chín 
 mươi mốt
 708
 9 1 0
 tám trăm 
 mười lăm
 500
Bài 4: Số
 Trong hình bên
 a) Có .... tam giác.
 b) Có ... tứ giác.
3. Củng cố - dặn dò:
Đọc và viết các số có ba chữ số giống nhau ? có bao nhiêu số như vậy ? 
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs đổi vở chữa bài.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv gọi 1 hs làm bài trên bảng phụ.
- Hs dưới lớp làm bài vào vở.
- Hs cùng gv chữa bài.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs đổi vở chữa bài.
- Gv nhấn mạnh: đọc như thế nào thì viết như thế bắt đầu từ chữ số hàng cao nhất.
- Hs tự làm bài
- Gv hỏi thêm: hình vẽ bên có bao nhiêu đoạn thẳng ? (8 đoạn thẳng)
- Gv hỏi - hs trả lời.
- Gv nhận xét tiết học.
 	Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Toán 	Thứ tư ngày 31 tháng 03 năm 2004
Lớp: 2E	Tên bài dạy: So sánh các số có ba chữ số 
Tiết: 138 – Tuần 29.	
Người day: Chu Ngọc Thanh.
I. Mục đích yêu cầu:
* Giúp học sinh:
- Biết cách so sánh các số có ba chữ số.
- Nắm được thứ tự các số (không quá 1000).
II. Đồ dùng dạy học .
- Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học 132. 
- Tờ giấy to ghi sẵn dãy số.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
3’
I. Kiểm tra bài cũ:
Đọc và viết các số tròn trăm.
Đọc và viết các số tròn chục (có ba chữ số).
Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
- Giáo viên gọi 2 hs lên bảng viết các số đó.
- Hs dưới lớp viết vào giấy nháp.
- Giáo viên nhận xét đánh gia.
1’
5'
7'
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
a) Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số. 
* Đọc số: 
401; 402; 403; 404; 405; 406; 407; 408; 409; 410.
121; 122; 123; 124; 125; 126; 127; 128; 129; 130.
151; 152; 153; 154; 155; 156; 157; 158; 159; 160.
551; 552; 553; 554; 555; 556; 557; 558; 559; 560.
* Viết số: Hs viết các số vào vở theo lời đọc của GV, chẳng hạn:
 Năm trăm hai mươi mốt: 521
 ..........
b) So sánh các số:
 ...................... .....................
 234 ... 235
 235 ... 234
GV nêu yêu cầu của tiết học.
* Làm việc chung cả lớp.
- Gv treo lên bảng các dãy số viết sẵn (bảng phụ) và cho hs đọc các số đó: 
- Hs viết các số vào bảng con theo lời đọc của giáo viên.
* Làm việc chung cả lớp:
- Gv chuẩn bị bảng phụ hoặc vẽ trên giấy khổ to như sau:
- Gv yêu cầu hs so sánh hai số bên.
- Hs cần xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền số thích hợp nào, viết số vào dưới mỗi hình (hs nêu ý kiến, gv điền vào ô trống).
* Gv hướng dẫn cách so sánh như sau:
- Xét chữ số ở các hàng có hai chữ số:
+ Hàng trăm: Chữ số hàng trăm cùng là 2.
+ Hàng chục: Chữ số hàng chục cùng là 3.
+ Hàng đơn vị: 4 < 5.
* Kết luận: 234 < 235 (điền dấu <).
Điền tiếp các dấu ở góc bên phải.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
* So sánh: 
 194 ... 139 199 ... 215
* Quy tắc chung: 
So sánh chữ số hàng trăm: Số nào có "chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn" (lúc này không để ý đến chữ số hàng chục và đơn vị nữa).
- Nếu cùng chữ số hàng trăm thì mới xét chữ số hàng chục. Số nào có "chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn" (lúc này không để ý đến chữ số hàng đơn vị nữa).
- Nếu cùng chữ số hàng trăm và hàng chục. Số nào có "chữ số hàng đơn vị lớn thì số đó lớn hơn".
* Khi so sánh hai số ta cần chú ý:
- Số chữ số có trong mỗi số (số nào có chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn và ngược lại).
- Xét chữ số cùng hàng của hai số (từ cao xuống thấp).
- Chữ số hàng trăm của số này mà lớn hơn chữ số hàng trăm của số kia thì kết luận được ngay số đó lớn hơn và ngược lại.
- Chữ số hàng trăm của hai số bằng nhau thì ta xét tiếp tới chữ số hàng chục. Nếu chữ số hàng chục của hai số mà khác nhau thì ta cũng kết luận được ngay. Còn nếu chữ số hàng chục cũng bằng nhau thì ta mới xét tiếp tới chữ số hàng đơn vị.
c. Luyện tập:
Bài 1: Điền dấu , =.
 268 ... 263 536 ... 635
 268 ... 281 987 ... 897 
 301 ... 285 578 ... 578
Bài 2:
a) Khoanh vào số lớn nhất:
 624 ; 671 ; 578
b) Khoanh vào số bế nhất:
 362 ; 423 ; 360
- Gv cần hướng dẫn hs cách so sách như sau:
- Xét chữ số cùng hàng của hai số:
+ Hàng trăm: Hai số này cố chữ số hàng trăm cùng là 1.
+ Hàng chục: 9 > 3.
* Kết luận: 194 > 139 (điền dấu >).
- Tương tự với cặp số 199 ... 215 còn lại.
* Gv nêu các bước so sánh: 
* Gv nhấn mạnh:
- 1 hs đọc yêu cầu của bài: 
- Hs khác làm bài vào vở.
- 1 hs làm bài trên bảng phụ.
- 1 hs đọc kết quả, hs khác cùng chữa bài.
- Gv chữa và đánh giá kết quả.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs chữa bài và nêu cách làm.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
Bài 3: Số ?
a) 781; 782; .... ; 784; ... ; ... ; 787; ... ; ... ; 790; 791
b) 471; ... ; ... ; ... ; 475; ... ; ... ; ... ; 479; ... ; 481
c) ... ; 892; ... ; ... ; ... ; 896; ... ; 898; ... ; .... ; 901
d) 991; ... ; ... ; 994; .... ; .... ; 997; ... ; ... ; 1000.
Bài 4: Số ?
a) 
 ... 385 ... 387 ... ... ... 391 ... ... ... 395
b) 
 ... 990 ... ... 993 ... ... ... 996 ... ... 999 ...
- Gv gọi hs nhận xét dãy số a ? (đây là một dãy số tự nhiên tăng dần đều. Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. 
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs đổi vở chữa bài.
- Gv nhận xét chung.
- Hs tự làm bài.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................
	.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 28.doc