Giáo án Toán tuần 16 - Phạm Thị Thu Phương

Giáo án Toán tuần 16 - Phạm Thị Thu Phương

MÔN : TOÁN

Tiết : 76 - Tuần: 16

 Lớp : 2G

 Tên bài dạy:

 NGÀY, GIỜ.

I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày; bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

- Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc đúng giờ trên đồng hồ.

- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.

II.Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán, Đòng hồ bểu diễn.

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán tuần 16 - Phạm Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
Tiết : 76 - Tuần: 16
 Lớp : 2G
Thứ ngày ..tháng..năm 2004
 Tên bài dạy: 
 Ngày, giờ.
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày; bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc đúng giờ trên đồng hồ. 
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán, Đòng hồ bểu diễn.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng.
Ghi chú
5’
10’
I. Hướng dẫn và thảo luận về nhịp sống tự nhiên hằng ngày.
 + Em đang ngủ.
+ Em đang học tiết cuối cùng của buổi sáng cùng các bạn.
+ Đang học bài tại lớp.
+ Em đang xem ti vi.	
GV: Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm... Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và buổi đêm. 
II. GV giới thiệu:
Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. 
+ 2 giờ chiều còn gọi là 14 giờ. 
+ 23 giờ còn gọi là 11 giờ đêm. 
+ Phim truyền hình thường được chiếu và lúc 18 giờ tức là 6 giờ chiều. 
- GV giới thiệu mô hình đồng hồ có chỉ dẫn 24 giờ. 
* Vấn đáp: 
- Lúc 5 giờ sáng, em làm gì? 
- Lúc 11 giờ trưa, em thường làm gì? 
- Lúc 3 giờ chiều, em làm gì? 
- Lúc 8 giờ tối, em làm gì?
GV quay kim đồng hồ chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời.
* Thuyết trình.
- GV giới thiệu.
- GV hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày (SGK) để HS biết cách gọi đúng tên các giờ trong ngày.
- 5 HS đọc lại. 
* Vấn đáp. 
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? 
- 23 giờ còn gọi là mấy giờ? 
- Phim truyền hình thường được chiếu và lúc 18 giờ tức là mấy giờ chiều? 
15’
5’
III.Thực hành: ’
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Một ngày có 24 giờ.
- Sáng: 1 giờ sáng, ...... 
- Trưa: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa. 
- Chiều: 1 giờ chiều ( 13 giờ), ..... 
- Tối: 7 giờ tối ( 19 giờ),..... 
- Đêm: 10 giờ đêm ( 20 giờ), ..... 
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm. 
Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa.
Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều (17 giờ). 
Em xem phim truyền hình lúc 8 giờ tối (20 giờ).
Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ ( 22giờ). 
Bài 3: Điền chữ A, B, C, D và bức tranh thích hợp.
A. Em đọc truyện lúc 8 giờ tối. ( 20 giờ)
B. Em ngủ lúc 10 giờ đêm. ( 22gìơ) 
C. Em vào học lúc 7 giờ sáng. 
D. Em chơi thả diều lúc 17 giờ. (5 giờ chiều). 
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm.
15 giờ hay 3 giờ chiều.
20 giờ hay 8 giờ tối. 
IV. Củng cố – Dặn dò: 
HS đọc lại bảng tính giờ trong SGK.
GV nhắc HS thực hiện thời gian biểu trong ngày cho khoa học.
* Luyện tập.
Bài 1. HS đọc yêu cầu rồi làm bài. 
- 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS nhận xét bài làm trên bảng rồi so sánh với bài của mình. 
GV yêu cầu HS diễn đạt tên giờ bằng cách khác. 
Bài 2 HS đọc yêu cầu rồi làm bài. 
1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS nhận xét bài làm trên bảng rồi so sánh với bài của mình. 
GV yêu cầu HS diễn đạt bằng cách khác.
Bài 3.HS đọc yêu cầu rồi làm bài. 
1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS nhận xét bài làm trên bảng rồi so sánh với bài của mình. 
GV yêu cầu HS diễn đạt tên giờ bằng cách khác. 
GV cho HS quan sát đồng hồ điện tử và so sánh với các loại đồng hồ khác có trong lớp. 
HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Toán
Tiết : 77- Tuần: 16 
Lớp : 2G
Thứ ngày .thángnăm 2004
Tên bài dạy: 
 Thực hành xem đồng hồ.
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. 
- Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ (chẳng hạn 20giờ, 17giờ, 18 giờ, 23 giờ). 
- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt , học tập thờng ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối). 
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh các bài tập 1, 2 phóng to. 
- Mô hình đồng hồ có kim quay được.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng.
Ghi chú
5’
30’
1’
I. Kiểm tra bài cũ.
Ngày, giờ.
I.Thực hành:
Bài 1: Nối đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ chỉ trong tranh.
Đồng hồ1 – An thức dậy lúc 6 giờ sáng.
Đồng hồ 2 – An đi học lúc 7 giờ sáng. 
Đồng hồ 3 – 17 giờ (5 giờ chiều) An đá bóng.
Đồng hồ 4 – Buổi tối An xem phim lúc 20 giờ (8 giờ tối). 
Bài 2: Vẽ kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng. 
’’’’’
8 giờ 12 giờ 14 giờ 18 giờ 23 giờ
Bài 3: Đánh dấu X vào ô trống thích hợp.
H1: Tú đi học muộn giờ.
H2: Cửa hàng đã đóng cửa.
H3: Lan tập đàn lúc 19 giờ (7 giờ tối). 
IV. Củng cố – Dặn dò: 
GV nhắc HS thực hiện thời gian biểu trong ngày cho khoa học.
* Kiểm tra , đánh giá.
Gọi 2 HS lên bảng và hỏi: 
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng. 
- Em thức dậy lúc mấy giờ, đi học về lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ ? 
Hãy quay kim đồng hồ chỉ lần lượt các giờ đó và gọi tên giờ đó. 
Nhận xét và cho điểm HS. 
* Thực hành. 
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài. 
1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS nhận xét bài làm trên bảng rồi so sánh với bài của mình. 
GV yêu cầu HS diễn đạt tên giờ bằng cách khác. 
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài. 
- 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS nhận xét bài làm trên bảng rồi so sánh với bài của mình. 
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài. 
- 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS nhận xét bài làm trên bảng rồi so sánh với bài của mình. 
GV yêu cầu HS giải thích vì sao lại đánh dấu X vào ô trống đó. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Môn : Toán
Tiết : 78 - Tuần: 16 
Lớp : 2G
Thứ .. ngày:.thángnăm 2004
Tên bài dạy: 
 Ngày, tháng.
I.Mục tiêu: 
Biết đọc tên các ngày trong tháng. 
Bước đầu biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch (tờ lịch tháng). 
Làm quen với đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết có tháng có 30 ngày (tháng 11...), có tháng 31 ngày (tháng 12...). 
Củng cố về các đơn vị: ngày, tuần lễ. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Lịch các loại.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng.
Ghi chú
1’
10’
20’
 5’
A. Giới thiệu bài.
Ngày, tháng
B. Giới thiệu các ngày trong tháng. 
+Tờ lịch tháng. 
+ Lịch tháng 11 vì ở ô ngoài có in số 11 to. 
+ Các ngày trong tháng (nhiều HS trả lời.)
+Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư... Thứ bảy (cho biết ngày trong tuần).
+ Ngày 1. 
+ Thứ bảy. 
+ Thực hành chỉ ngày trên lịch.
+ Tìm theo yêu cầu của GV. Vừa chỉ lịch vừa nói.
 Chẳng hạn: ngày 7 tháng 11, ngày 22 tháng 11. 
+Tháng 11 có 30 ngày. 
C. Luyện tập – thực hành. 
Bài 1: Đọc, viết.
Đọc
Viết
Ngày bảy tháng muời một
Ngày 7 tháng 11
Ngày hai mươi tháng mười một
Ngày 20 tháng 11
Ngày mười lăm tháng mười một
Ngày 15 tháng 11
Ngày mười tháng mười một
Ngày 10 tháng 11
Bài 2: a) Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12. 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ
6
Thứ 7
Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
b) Xem tờ lịch trên rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
- Ngày 1 tháng 12 là thứ hai, ngày 2 tháng 12 là thứ ba.
- Tháng 12 có 4 ngày chủ nhật. Đó là các ngày 7, 14, 21, 28. 
- Tuần này, thứ bảy là ngày 13 tháng 12. Tuần sau, thứ bảy là ngày 20. Tuần trước, thứ bảy là ngày 6. 
- Tuần này, thứ hai là ngày 1 tháng 12, đến thứ bảy tuần này sẽ là ngày 6 tháng 12. 
D. Củng cố- Dặn dò: 
- Trò chơi: Tô màu theo chỉ định. 
- Cho HS tô màu vào ngay tờ lịch tháng 12 trong bài học, theo chỉ định nh sau: (GV có thể ghi các chỉ thị này lên bảng). 
Ngày thứ tư đầu tiên trong tháng. 
Ngày cuối cùng của tháng. 
Ngày 9 tháng 12.
Cách ngày 9 tháng 12 chỉ 1 ngày. 
Ngày 15 tháng 1
 Ngày thứ sáu của tuần thứ ba trong tháng. 
Ngày thứ ba và ngày thứ năm của tuần thứ tư trong tháng. 
* GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. 
* Vấn đáp. 
GV treo tờ lịch tháng 11 như phần bài học. 
- Có bạn nào biết đây là cái gì không? 
- Lịch tháng nào? Vì sao em biết? 
- Lịch tháng cho ta biết điều gì? 
- Yêu cầu HS đọc tên các cột. 
- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào? 
- Ngày 1 tháng 11 vào thứ mấy? 
- Yêu cầu HS lên chỉ vào ô ngày 1 tháng 11. 
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các ngày khác. 
- Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày vừa tìm. 
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày? 
- GV kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng. 
* P.P luyện tập, thực hành.
- ?Bài 1 yêu cầu gì?
(Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và viết các ngày trong tháng.)
- Gọi 1HS đọc mẫu. 
- Yêu cầu HS nêu cách viết của Ngày bảy tháng mười một. 
-? Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước 
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập. 
- Nêu yêu cầu.
- GV treo bảng phụ, 1 HS lên bảng làm, HS khác làm trong vở.
b) HS tự làm rồi đọc chữa. GV treo tờ lịch tháng 12 cỡ to cho HS so sánh đáp án. 
* GV cho HS lấy 7 + 7 = 14 để biết khi tìm các ngày của một thứ nào đó trong tháng thì chỉ việc lấy ngày mới cộng 7 nếu là ngày ở tuần ngay sau đó, trừ 7 nếu là ngày của tuần ngay trước đó. Chẳng hạn thứ hai ngày 1 tháng 12 thì các ngày của thứ hai trong tháng là: 
8 (1 + 7 = 8) 22 (15 + 7 = 22)
15 (8+ 7 =15) 29 (22 + 7 = 29)
*Thực hành tìm một số ngày của một thứ nào đó trong tháng. 
 GV nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Toán
Tiết : 79 - Tuần: 16 
Lớp : 2G
Thứ .ngàythángnăm 2004
Tên bài dạy: 
 Thực Hành xem lịch
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kĩ năng xem lịch tháng (nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch)
Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, tuần lễ, củng cố biểu tượng về th ...  Tuần 16
Tên bài dạy:
Lớp : 2G
 Gấp,cắt, dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi.
I.Mục tiêu:
- HS biết gấp,cắt,dán biển báo chỉ đường xe đi.
- Gấp cắt dán được biển báo chiều xe đi.
- HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Mẫu biển báo chỉ đường xe đi.
- Hình vẽ quy trình gấp, cát dán được biển báo chỉ đường xe đi. 
- Giấy màu thủ công. kéo, hồ dán,bút chì, thước kẻ.
III Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
 chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi 
chú
 2 phút
 12
phút 
 18 phút
 2 
phút
Giới thiệu bài:
- HS biết cách gấp, cắt dán biển báo chỉ đường xe đi.
- Gấp, cắt dán biển báo chỉ đường xe đi.
- HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông
B. Bài mới:
1.Hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Gấp, cắt, biển báo chỉ đường xe đi.
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô vuông.
- Cắt hình chữ nhật màu trắng dài 4 ô, rộng 2 ô. Gấp đôi hình chữ nhật đó theo chiều dài (Mặt kẻ ô vuông ra ngoài) và đánh dấu, cắt bổ phần gạch chéo như hình 1, sau đó mở ra như hình 2.
- Cắt hình chữ nhật khác màu dài 10 ô,rộng 1 ô làm chân biển báo.
Bước 2: Dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- Dán chân biển báo vào vở thủ công.
- Dán hình tròn màu xanh lên trên biển báo.
- Dán mũi tên màu trắng ở giữa hình tròn H5
2. HS thực hành gấp, cắt dán biển báo chỉ đường xe đi.
3. Đánh giá sản phẩm:
C. Củng cố – Dặn dò:
Về nhà luyện tập thật nhiều, giờ sau mang đầy đủ đồ dùng học tập để chúng ta làm bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
* Phương pháp trực quan
- GV cho HS quan sát biển báo chỉ chiều xe đi rồi giới thiệu cho HS.
 GV yêu cầu HS nêu tác dụng của biển báo chỉ chiều xe đi. 
GV nêu tên bài học.
* Trực quan.
- GV vừa thao tác vừa miêu tả cách gấp trên tờ giấy khổ to (A4)
- GV đính tờ giấy lên bảng H1
- GV Đính H2 lên bảng cạnh hình1.
- GV đính H3 lên bảng.
- Luyện tập thực hành.
+ HS chia nhóm để làm bài.
+ HS làm bằng giấy màu đã chuẩn bị.
- GV chấm nhanh một số bài HS đã hoàn thành và nhận xét.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
Môn: Luyện từ và câu
Thứ ngày:.......tháng.... năm 2004
Tiết : 16 - Tuần 16
Tên bài dạy:
Lớp : 2G
Từ chỉ tính chất, câu chỉ ai như thế nào? từ ngữ về vật nuôi
I. Mục tiêu:
-Bước đầu HS hiểu được từ trái nghĩa.Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu kiểu đơn giản theo kiểu:Ai (cái gì, con gì) 
- Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, mô hình kiểu câu bài tập 2.
Tranh minh hoạ các con vật nuôi trong nhà (phóng to )nếu có – bài tập 3
Vở bài tập tiếng việt
III Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
 chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi 
chú
5’
1’
7’
 7’
 7’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.
 Chị giúp đỡ anh
 em khuyên bảo em
- Ví dụ: Lan/ Học bài.
 BPC1 BPC2
II Bài mới:
Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau.
Tốt >< xấu
Ngoan >< hiền 
Nhanh >< chậm 
Trắng >< đen
Cao >< thấp
Khoẻ >< yếu.
GV có thể bổ sung từ trái nghĩa khác.
Bài 2: Chọn một cặp từ trái nghĩa và đặt theo mẫu:
 Ai ( con gì,cái gì )thế nào?
GV nhắc HS: Chúng ta có sáu cặp từ trái nghĩa các con hãy chọn 1 cặp từ để đặt câu.
Ví dụ: Cái bút này rất tốt.
 Chữ của em còn xấu.
 Bạn Hùng chạy rất nhanh.
 Con sên bò rất chậm.
Bài 3: HS nhìn tranh và viết tên các con vật nuôi trong nhà.
Bài tập này là để kiểm tra hiểu biết của HS về tên các con vật.Yêu cầu HS quan sát kĩ tranh nhận dạng từng con vật rồi viết vào vở. 
1.Gà 5. bồ câu 8. Thỏ 
2 Vịt 6. Dê 9.Bò, bê
3 Ngan 7.cừu 10. Trâu
4.Ngỗng
C. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khên những HS tích cực trong giờ học.
- cóthể yêu cầu HS về nhà làm bài tập 2 vào vở
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
1 HS lên bảng làm bài tập.
Một HS đặt câu theo mẫu: Ai làm gì? và xác định BPC1,BPC2 trong câu đó.
- GV Nhận xét cho điểm.
* GV giới thiệu.
* Phương pháp luyện tâp thực hành.
HS nêu yêu cầu của đề bài(Đọc cả mẫu), cả lớp đọc thầm.
+Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau và làm bài tập theo cặp vào vở bài tập.
gội 2 HS lên bảng làm bài.
+ Nhận xét bài trên bảng.
+ Một HS đọc lại các cặp từ trái nghĩa bài tập 1
- HS nêu yêu cầu bài 2:
Chọn một cặp từ trong bài tập 1,đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
+ 3-4 HS làm bầi của mình.
(Lưu ý chọn các HS đặt câu với các cặp từ khác nhau)
+Nhận xét bài làm của HS.
GV nêu yêu cầu của bài và viết tên các con vật vàô chỗ trống dưới tranh.
- HS chữa bài.GV giúp các em sửa chữa phần sai của mình.
GV chấm điểm một số bài HS đã làm xong nhanh và đúng.
kịp thời phát hiện chỗ sai để HS về nhà sửa
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tự Nhiên – Xã hội
Lớp: 2G
Tiết: 16 Tuần : 16 
Thứ  .ngày .. thángnăm 2004
 Tên bài dạy: 
Các thành viên trong nhà trường
I. Mục tiêu:
- Các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, cô tổng phụ trách, GV, các nhân viên khác và HS. 
- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của học đối với trường học. 
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGKl trang 34,35. 
- Một số bìa gồm nhiều tấm bìa nhỏ (nhiều hơn 8), mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện,...) 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung
Các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
Ghi chú
A. Giới thiệu bài. :
- GV: ở bài trước chúng ta đã biết về cảnh quan ngôi trường thân yêu của mình. Vậy trong trường gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, cô và các con sẽ tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”. 
- GV ghi tên bài bằng phấn màu. 
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc. 
+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp. 
+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ. 
- Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, cô làm người quản lý, lãnh đạo nhà trường. 
- Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức, trực tiếp dạy học. 
- Vẽ bác bảo vệ , có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trương lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường. 
- Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp. 
- Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó; thầy, cô giáo, HS và các cán bộ công nhân viên khác.
GV giới thiệu trực tiếp
Làm việc với SGK. 
Bước 1: 
- Chia nhóm (5 -6 HS 1 nhóm), phát cho mỗi HS nhóm 1 bộ bìa. 
- Treo tranh trang 34, 35. 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì? 
- Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó. 
- Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc, vai trò ? 
- Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó? 
- Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu công việc và vai trò của người đó? 
- Bức tranh thứ sáu? Công việc và vai troc của cô? 
Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường; Thầy cô giáo dạy HS; bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây .
Hoạt động 2:Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình. 
- Bước 1: Đưa về hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm: 
- Trong trường mình có những thành viên nào? 
- Tình cảm và thái độ của em dành cho các thành viên đó. 
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì? 
Bước 2: Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết (đặc biệt là đối với những HS ở những điểm trường lẻ). 
- Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường. 
Hoạt động 3:Trò chơi đó là ai? 
Ví dụ: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói: 
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm sân trường hoặc vườn trường. 
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc sau mỗi buổi học. 
HS A phải đoán: Đó là bác lao công. 
- Nếu 3 HS khác đưa ra 3 thông tin mà HS A không đoán ra người đó là ai thì sẽ bị phạt: HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói sai thông tin thì cũng sẽ bị phạt. 
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra. 
- HS nêu. 
- HS tự nói. 
- Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học tập tốt,... 
2,3 HS lên trình bày trước lớp. 
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi: 
- Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy một tấm bìa gắn vào sau lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì). 
- Các HS sẽ được nói các thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ trên tấm bìa.
Hoạt động 4:Tổng kết. 
C. Củng cố dặn dò: 
-Hướng dẫn HS tiếp nối kể tên các thành viên trong nhà trường. 
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docToan T16.doc