A - MỤC TIÊU: ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải bài toán với phép cộng có tổng bằng 100.
- Hs Ythực hiện 1, 2, 4.
- Hs K, Giỏi làm bài 1, 2, 3, 4.
B - CHUẨN BỊ:
- GV: SGK Toán, bảng phụ., thẻ Đúng Sai
- HS:
+ Bảng con, thẻ Đúng Sai, SGK Toán.
TUẦN 8 Tiết 40 - Tên bài dạy: Phép cộng có tổng bằng 100 ( chuẩn KTKN: 57, SGK:40 ) A - MỤC TIÊU: ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng ) - Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100. - Biết cộng nhẩm các số tròn chục. - Biết giải bài toán với phép cộng có tổng bằng 100. - Hs Ythực hiện 1, 2, 4. - Hs K, Giỏi làm bài 1, 2, 3, 4. B - CHUẨN BỊ: - GV: SGK Toán, bảng phụ., thẻ Đúng Sai - HS: + Bảng con, thẻ Đúng Sai, SGK Toán. C - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: - Gv cho hs làm bài trên bảng con: 33 + 58 - Gọi 1 hs nhận xét và nêu cách tính. - Gv nhận xét, cho điểm. - Chuyển ý: GV hỏi HS: Kết quả của phép tính này là các số có mấy chữ số? 3) Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: - Như các em biết ở các tiết học trước, các em đã làm quen với cách cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100. Hôm nay, các em sẽ học những phép tính cộng 2 số mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số qua bài “ Phép cộng có tổng bằng 100”. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83 + 17 - GV ghi phép tính: Cô có phép tính “ 83 + 17= ?” - GV nói: Chúng ta sẽ tìm kết quả bài toán này bằng cách đặt tính theo cột dọc. - GV: Khi đặt tính chúng ta lưu ý điều gì? - GV yêu cầu 1hs nhận xét và gọi lặp lại cách đặt tính. - GV: Bây giờ các em hãy đặt tính vào bảng con. - Gọi 1 HS lên bảng lớp đưa bảng con xuống lớp. 1 HS nhận xét bảng con và nêu cách đặt tính - GV nhận xét cả lớp . Gv nêu lại cách đặt tính:“Trước tiên ta viết số 83, sau đó viết dấu cộng, rồi viết số 17 sao cho số 7 hàng đơn vị thẳng cột với số 8; viết số 1 hàng chục thẳng cột với số 8. Sau đó bỏ một ô li gạch ngang.” GV nhấn mạnh kết hợp với thao tác chỉ trên máy để HS thấy “ Các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau.” - GV: Em nào hãy nêu cho cô cách tính. - GV: Lớp chúng ta bao nhiêu bạn biết tính bài toán này? - GV cho HS làm bảng con ( Gv quan sát HS Y - Gọi 1 HS lên bảng lớp đưa bảng con xuống lớp. 1 HS nhận xét bảng con và nêu lại cách tính. 1 hs khác lặp lại - GV chốt: Chúng ta tính từ phải sang trái ( Thực hiện phép tính ở hàng đơn vị trước) + 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1. + 8 cộng 1 bằng 9 thêm 1 bằng 10 viết 10. - GV lưu ý HS: Ở lược tính hàng chục kết quả là số có 2 chữ số thì các em ghi luôn kết quả vì không còn lược tính nào hết. Và kết quả của phép tính là số có 3 chữ số nên chữ số hàng trăm chúng ta viết lùi ra ngoài 1 ô li về phía tay trái. - Gv cho hs nêu lại cách tính nhiều lần. Cả lớp lặp lại 1 lần. - GV hỏi: Vậy 83 + 17 =? - GV nói: Đây chính là phép cộng có tổng bằng 100. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành Bài tập 1: Y - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc nhở hs tính từ phải sang trái, khi ghi kết quả các chữ số trong cùng một hàng. - Yêu cầu hs làm bài vào SGK bằng bút chì. - GV yêu cầu hs nêu lại cách tính. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả của 4 phép tính trên? - GV nhận xét, sửa sai. - GV chuyển sang BT 2 Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu bài toán: Tính nhẩm - GV hướng dẫn mẫu: Mẫu: 60 + 40 = ? Nhẩm: 6 chục + 4 chục = 10 chục 10 chục = 100 Vậy: 60 + 40 = 100 - GV yêu cầu hs làm bài cá nhân và sau đó nêu kết quả bằng miệng. - GV cho hs trình bày bằng cách: Chia lớp ra 2 Đội Nam, Nữ. 1 hs nam trình bày 1 phép tính, 1 hs nữ nhận xét và ngược lại. - GV nhận xét và sửa sai và tuyên dương. - Hát. - 1 hs làm trên bảng , cả lớp làm bảng con. Hs thực hiện: 33 + 58 91 + Kết quả của phép tính này là các số có 2 chữ số - Hs lắng nghe. - Hs quan sát. - Hs nêu : Khi đặt tính thì các chữ số cùng một hàng phải thẳng hàng với nhau : hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị ; hàng chục thẳng cột với hàng chục. - 1 hs nêu lại. - Hs thực hiện: 83 + 17 - Hs nhận xét và nêu lại cách đặt tính. 1 hs khác lặp lại: Viết 83 rồi viết 17 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng cột với 8. Viết dấu + và kẻ ngang. - 1Hs nêu: Ta tính từ phải sang trái. - Hs giơ tay. - Hs thực hiện tính. - 1Hs nhận xét và nêu lại cách tính. 1 hs khác lặp lại: 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1. 8 cộng 1 bằng 9 thêm 1 bằng 10 viết 10. 83 + 17 100 - Hs nêu: 83 + 17 =100 - Hs đọc: Tính - Hs thực hiện theo yêu cầu. 4 hs lên bảng làm bài. 99 75 64 48 + + + + 1 25 36 52 100 100 100 100 - Hs: 4 bài đều có kết quả bằng 100. - Hs đọc. - Hs quan sát, lắng nghe. - Hs trình bày. Mẫu: 80 + 20 = ? Nhẩm: 8 chục + 2 chục = 10 chục 10 chục = 100 Vậy: 80 + 20 = 100 Mẫu: 30 + 70 = ? Nhẩm: 3 chục + 7 chục = 10 chục 10 chục = 100 Vậy: 30 + 60 = 100 Mẫu: 90 + 10 = ? Nhẩm: 9 chục + 1 chục = 10 chục 10 chục = 100 Vậy: 90 + 10 = 100 Mẫu: 50 + 50 = ? Nhẩm: 5 chục + 5 chục = 10 chục 10 chục = 100 Vậy: 50 + 50 = 100 - GV chuyển BT3. Bài tập 3: G - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách làm. - HS làm việc nhóm đôi cả hai câu. Gv cho 2 nhóm thực hiện trên giấy khổ to. 1 nhóm câu a), 1 nhóm câu b) - Trình bày: Gọi 1 nhóm trình bày, Gv gọi ngay nhóm khác trình bày, nhận xét - GV hiện kết quả. Tuyên dương. - GV nhận xét chung - GV chuyển sang BT 4. Bài tập 4: - Gv yêu cầu hs đọc đề toán. - GV hướng dẫn phân tích và tóm tắt BT + GV hỏi: Một của hàng Buổi sáng bán được bao nhiêu Kg đường? + GV nói: Cô sẽ minh họa 85 kg đường này là một đoạn thẳng + Số kg đường Buổi chiều bán được như thế nào so với Buổi sáng? - GV hỏi: GV hiện đoạn thẳng chỉ buổi chiều. + Đề bài hỏi chúng ta điều gì? - GV hỏi: Bài toán này thuộc dạng toán gì? - GV: Lớp chúng ta bao nhiêu bạn biết tính bài toán này? - GV yêu cầu 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập trắng. - GV và HS nhận xét bảng phụ: + Cách trình bày + Kết quả. - GV hỏi : Lớp chúng ta bao nhiêu bạn ra kết quả giống như vậy? - GV nhận xét vở chấm và các em làm bài ở dưới lớp. - GV mở rộng câu lời giải bằng cách: Có em nào đặt câu giải khác không? - GV nhận xét, sửa bài. - Hs đọc: Số 58 70 100 + 12 + 30 - Hs thực hiện. a) b)35 50 30 + 15 -20 - Hs đọc: Một cửa hàng buổi sáng bán được 85kg đường, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 15kg đường. Hỏi buổi chiều cửa hang đó bán được bao nhiêu ki – lô – gam đường? - Hs cùng GV phân tích bài toán và tóm tắt bài. + Một của hàng Buổi sáng bán được 85 kg đường. + Hs quan sát. + Số kg đường Buổi chiều bán được nhiều hơn so với Buổi sáng. + Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg đường? + Dạng bài toán này thuộc dạng bài toán nhiều hơn. - Hs giơ tay. Buổi sáng Buổi chiều 85 kg 15 kg ? kg - Hs thực hiện và sau đó trình bày. Bài giải Số ki-lô-gam đường buổi chiều cửa hàng bán được là: 85 + 15 = 100 (kg) Đáp số: 100 kg D – CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - GV cho hs thực hiện bài Phép tính nào Đúng, phép tính nào Sai. Trình bày bằng thẻ ý kiến. 38 + 62 = 100 88 + 2 = 100 65 + 35 = 100 - Nhận xét tiết học. - Dặn dò hs xem lại bài. - Chuẩn bị bài mới: Lít. DUYỆT: ( Ý kiến góp ý )
Tài liệu đính kèm: