I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết:
- Số 0 nhân với số nào cũng cho kết quả là 0.
- Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
- Không có phép chia cho 0
- Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0
2. Kỹ năng:
- Biết giải một số bài toán có số 0 trong phép nhân và phép chia.
3. Thái độ:
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
- Ham thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV:
- Máy chiếu
- Giáo án điện tử
- SGK
- Bảng phụ phần bài cũ, bảng phụ để ghi điểm trò chơi.
- Phiếu bài tập bài 3
2. HS:
SGK, vở bài tập, vở nháp
Bài: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết: - Số 0 nhân với số nào cũng cho kết quả là 0. - Số nào nhân với 0 cũng bằng 0 - Không có phép chia cho 0 - Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0 2. Kỹ năng: - Biết giải một số bài toán có số 0 trong phép nhân và phép chia. 3. Thái độ: - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống - Ham thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: - Máy chiếu - Giáo án điện tử - SGK - Bảng phụ phần bài cũ, bảng phụ để ghi điểm trò chơi. - Phiếu bài tập bài 3 2. HS: SGK, vở bài tập, vở nháp III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4’ 1’ 8’ 7’ 5’ 5’ 5’ 4’ 1’ 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Số 1 trong phép nhân và phép chia - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau: Số? a) o × 3 = 3 b) o × 1 = 4 - HS đọc bài làm và mời bạn nhận xét - GV nhận xét - Hỏi: Nêu cho cô kết luận về phép nhân có thừa số bằng 1? - Yêu cầu HS nhận xét - Hỏi: Nêu cho cô kết luận về phép chia cho 1. - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét bài cũ của HS. 3. Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - GV: Tiết trước các con đã được học số 1 trong phép nhân và phép chia. Ngày hôm nay chúng ta sẽ học bài: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA. - Ghi tên bài lên bảng - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học 3.2. Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0: - Nêu phép nhân 0 × 2 = ? - GV nhận xét, hiện kết quả - Vậy 0 × 2 bằng mấy? - GV: Ta có 2 × 0 = 0 - Yêu cầu HS tiến hành tương tự với phép tính 0 × 3 - Hỏi: Vậy 0 × 3 bằng mấy? - GV: Ta có 3 × 0 = 0 - Từ các phép tính cô đã tô màu đỏ là 0 × 2 = 0; 0 × 3 = 0 các con có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác? - GV kết luận: Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0 - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh - Hỏi: Bạn nào có thể lấy cho cô ví dụ của kết luận này? - GV nhận xét - Hỏi: Các con tiếp tục quan sát vào hai phép tính cô đã tô màu xanh 2 × 0 và 3 × 0. Các con thấy một số khác 0 nhân với 0 thì kết quả như thế nào? - GV nhận xét: Khi ta thực hiện phép nhân một số với 0 thì kết quả thu được bằng 0. - GV kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận - Cho cả lớp đọc đồng thanh kết luận - Yêu cầu HS tìm ví dụ về số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - GV: Trong phép nhân có thừa số 0 thì kết quả của phép nhân đó bằng 0. - Cho HS đọc lại cả hai kết luận - Chuyển ý: Vậy là qua phần 1, các con đã rút ra được các kết luận về phép nhân có thừa số 0. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần 2, phép chia có số bị chia là 0 3.3. Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0 - Viết nhanh lên bảng phép tính 0 × 2. Yêu cầu HS nêu kết quả - Vậy 0 : 2 bằng mấy có bạn nào biết không? - GV nhận xét: Vậy ta có 0 : 2 = 0 vì 0 × 2 = 0 - Bây giờ cô có hai phép tính sau: 0 : 3 và 0 : 5, các con hãy thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả và giải thích cho cô vì sao con biết. - Yêu cầu đại diện hai nhóm trình bày - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét: 0 : 3 = 0 vì 0 × 3 = 0 0 : 5 = 0 vì 0 × 5 = 0 - Hỏi: Từ các phép tính trên, các con có nhận xét gì về số bị chia và thương của các phép chia này? - GV nhận xét: Các phép chia này có số bị chia là 0 và có thương cũng bằng 0. - Nêu kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. - Nêu chú ý: Không có phép chia cho 0. (không có phép chia mà số chia là 0, số chia phải là số khác 0). Ví dụ: không có 3 : 0, không có 4 : 0. - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận - Hỏi: Bạn nào có thể lấy cho cô ví dụ về phép chia có số bị chia là 0 nào? - GV nhận xét - Cho cả lớp đọc đồng thanh các kết luận - Chuyển ý: Bây giờ cô sẽ cùng các con chuyển sang phần luyện tập. Cả lớp mở sách toán trang 133 và làm bài tập 1. 3.3. Luyện tập, thực hành: a. Bài 1: Tính nhẩm - Gọi HS đọc đề bài - Hỏi: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, nhẩm nhanh kết quả - Tổ chức trò chơi: Truyền điện - Luật chơi: GV sẽ gọi bất kì một HS nào đó trả lời phép tính thứ nhất. Sau đó GV nhận xét kết quả. Nếu đáp án đúng, HS đó có quyền mời một bạn bất kì trong lớp để trả lời phép tính thứ hai. Nếu sai hoặc trả lời chậm thì bạn đó mất quyền trả lời, và nhường cơ hội cho bạn khác. Cứ như vậy cho đến khi hết phép tính ơ bài tập 1. - GV nhận xét, tuyên dương - Hỏi: Nhìn vào 4 phép tính ở hàng ngang phía trên, cô đã tô màu đỏ. Bạn nào có nhận xét gì? - GV nhận xét - Hỏi: Còn 4 phép tính ở hàng ngang phía dưới, bạn nào có nhận xét gì? - GV nhận xét b. Bài 2: Tính nhẩm - Goị HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi 4 HS lần lượt đọc bài làm của mình trước lớp - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét - Hỏi: Nhìn vào 4 phép tính trên bảng, bạn nào có nhận xét gì? - GV nhận xét. c. Bài 3: Số? - Gọi 1 HS đọc đề bài - Hỏi: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì? - GV nhận xét - Gọi 1 HS lên bảng làm bài - GV quan chấm một số phiếu dưới lớp - Yêu cầu HS trên bảng đọc bài làm và mời bạn nhận xét - Hỏi: Con đã vận dụng kiến thức nào vừa được học để làm cột 1 và cột 2? - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: 4.1. Củng cố: Trò chơi “Ô cửa bí mật” - Luật chơi: Chia lớp thành hai đội. Gồm có 6 ô cừa bí mật. Đại diện hai đội oẳn tù tì, đội nào thắng chọn câu hỏi trả lời trước. Trả lời đúng được 10 điểm, sai không có điểm và đội còn lại được quyền trả lời. - Mời 1 HS lên bảng hỗ trợ ghi điểm cho hai đội chơi. - 6 ô cửa gồm 6 phép tính: 1) 9 : 3 x 0 = ? (0) 2) 0 : 5 x 1 = ? (0) 3) 4 x 2 x 1 =? (8) 4) 0 : 2 = ? (0) 5) 2 : 1 = ? (2) 6) 12 : 3 × 0 =? (0) - Tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc. - Yêu cầu HS nhắc lại các kết luận trong bài. 4.2. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc các kết luận vừa học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài cho tiết sau: “Luyện tập” (trang 134). - Nhận xét tiết học - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. a) 1 × 3 = 3 b) 4 × 1 = 4 - Quan sát, nhận xét - Lắng nghe - Trả lời: + Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. - Nhận xét - Trả lời: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - HS ghi bài vào vở - Nhắc lại tên bài học - Trả lời: bằng 0. Vì 0 × 2 = 0 + 0 = 0 - Quan sát - Bằng 0 - Lắng nghe, quan sát - Trả lời: 0 × 3 = 0 + 0 + 0 = 0. - Trả lời: bằng 0 - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - 3 HS nhắc lại - Cả lớp đọc đồng thanh - HS nêu ví dụ - Lắng nghe - Trả lời: kết quả bằng 0 - Lắng nghe - Lắng nghe - HS nhắc lại kết luận - Cả lớp đọc đồng thanh - Tìm và nêu ví dụ - Lắng nghe - HS đọc - 0 × 2 = 0 - Trả lời: 0 : 2 = 0 - Lắng nghe, quan sát - Thảo luận nhóm đôi - Trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - Trả lời: số bị chia và thương đều bằng 0 - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe - Nhắc lại kết luận - Nêu ví dụ - Lắng nghe - Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 HS đọc - Tính nhẩm - HS tự làm bải - HS tham gia trò chơi - Lắng nghe - Trả lời: 0 nhân với số nào cũng bằng 0 - Lắng nghe - Trả lời: số nào nhân với 0 cũng bằng 0 - Lắng nghe - 1 HS đọc - HS làm cá nhân - 4 HS đọc - Nhận xét - Lắng nghe - Trả lời: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. - Lắng nghe - 1 HS đọc - Trả lời: Điền số thích hợp vào ô trống - Lắng nghe - 1 HS lên bảng, cả lớp làm phiếu bài tập - Nhận xét - HS giải thích bằng cách nhắc lại các kết luận - Lắng nghe - Tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV - Lắng nghe - Nhắc lại kết luận - Lắng nghe.HS HS
Tài liệu đính kèm: