Giáo án Toán Lớp 2 (Bản 2 cột)

Giáo án Toán Lớp 2 (Bản 2 cột)

1. Kiến thức

- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.

- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6

2. Kỹ năng

-Củng cố biểu tượng về thời gian và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.

- Xác định thời gian nhanh và chính xác

3. Phẩm chất

- Cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và cuộc sống, hình thành thói quen quý trọng thời gian.

- Yêu thích môn Toán, có hứng thú với các con số.

- Tích cực xây dựng hoạt động học tập.

 

docx 5 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
TOÁN
NGÀY – GIỜ
Ⅰ. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.
- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6
Kỹ năng
-Củng cố biểu tượng về thời gian và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
- Xác định thời gian nhanh và chính xác
Phẩm chất
- Cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và cuộc sống, hình thành thói quen quý trọng thời gian.
- Yêu thích môn Toán, có hứng thú với các con số.
- Tích cực xây dựng hoạt động học tập.
Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận.
- Năng lực riêng: Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mỏ của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống
Tích hợp: môn Tiếng Việt
Ⅱ. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học: phương pháp dạy học trực quan , vấn đáp 
Thiết bị dạy học
GV: Máy tính, máy chiếu, mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ.
HS: SGK, vở, đồ dùng học tập, mỗi bàn HS mang đến một đồng hồ kim.
Ⅲ. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thời gian
Ⅰ. Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, ôn tập bãi cũ
-GV hỏi HS về lợi ích của đồng hồ cho chúng ta? Đồng hồ được được treo ở đâu?
- GV mời HS trình bày chia sẻ theo nhóm một số thông tin về một số hoạt động gắn với thời gian trong ngày của các hoạt động diễn ra trong ngày theo bàn, sau đó GV mới một vài bạn chia sẻ: 
-GV cho HS quan sát đồng hồ và thảo luận theo bàn:
+Trên mặt đồng hồ có gì?
+Các vạch trên mặt đồng hồ có ý nghĩa gì?
+Khoảng cách giữa vạch đậm là bao nhiêu vạch và tương ứng với bao nhiêu phút
-GV nhận xét.
Ⅱ. Hình thành kiến thức
1.Hoạt động 1: Nhận biết 1 giờ = 60 phút
Mục tiêu: HS nhận biết 1 giờ = 60 phút
- GV cho HS quay kim đồng hồ một vòng (60 vạch) quan sát video trên ppt và cho HS nhận xét các kim dịch chuyển trong đồng hồ.
-GV nhận xét: 1 giờ = 60 phút
-GV gọi HS nhắc lại
2. Hoạt động 2: Đọc giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6
Mục tiêu: Hs biết đọc giờ khi kim phút chỉ số 3, số 6
-GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác:
+Quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ đúng; quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
+Tiếp đó quay kim phút chỉ vào số 3; trả lời câu hỏi: kim phút đã chạy được bao nhiêu phút từ số 12 đến số 3 từ đó đưa giới thiệu cách đọc thời gian thời gian.
+GV yêu cầu HS đọc và quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút
+GV và HS thực hiện tương tự với trường hợp kim phút chỉ vào số 6. GV quay kim đồng hồ ở vị trí 9 giờ 30 phút. GV yêu cầu/hướng dẫn HS đọc giờ.
-GV nhận xét
- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát cho mỗi nhóm 5 hình ảnh của 5 chiếc đồng hồ
+Yêu cầu mỗi nhóm ghi giờ ứng với mỗi chiếc đồng hồ trong vòng 2 phút.
+ GV đọc giờ và nhóm HS cử 1 bạn để giơ đồng hồ đúng với thời gian mà GV yêu cầu.
Ⅲ. Thực hành, luyện tập 
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào bài tập
*Bài 1: GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài:
-GV mời 2 bạn HSlên bảng trình bày, mỗi em hai chiếc đồng hồ, các bạn HS còn lại làm vào bảng con.
-GV nhận xét, tuyên dương
*Bài 2: GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
a) GV yêu cầu HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa
*Bài 3: GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài
-GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:
+Xem tranh, đọc các câu ghi giải thích bức tranh rồi chọn đồng hồ thích hợp
+Nói cho bạn nghe kết quả
-GV khuyến khích Hs đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo cặp
-GV nhận xét, tuyên dương
Ⅳ. Củng cố - dặn dò 
Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.
*Củng cố:
Trò chơi: Ươm mầm yêu thương
-Giáo viên đọc luật chơi và hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi: đây là trò chơi thi đua giữa các cá nhân. Các bạn hãy giúp bạn Bi trồng mầm hoa để tặng mẹ nhân ngày 8/3. Để mầm hoa có thể nở, các bạn hãy nhanh tay xung phong trả lời các câu hỏi, nếu trả lời đúng thì mầm sẽ lớn lên, nếu sai thì các bạn khác hãy xung phong giúp bạn mình trả lời lại câu hỏi sao cho đúng. Khi hoàn thành các câu trả lời, thì mầm sẽ ra hoa.
- Câu hỏi 1: Chọn câu đúng:
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
 Cả A và B đều đúng
- Câu hỏi 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ:
10 giờ rưỡi
 10 giờ 30 phút
 Cả A và B đều đúng
- Câu hỏi 3:(Bài 4): GV yêu cầu HS đọc thông tin và trình bày về giờ mở cửa, đóng cửa của các địa điểm trong trang chiếu:
-GV đặt thêm các câu hỏi để Hs liên hệ với hoạt động thực tiễn, từ đó giáo dục HS biết quý trong thời gian chẳng hạn: Nếu Nam đến thư viện trẻ em lúc 5 rưỡi chiều thì sẽ sẩy ra tình huống gì? Em có nhận xét/ rút ra bài học gì?
Đánh giá: GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
*Dặn dò: 
Thường xuyên thực hành xem đồng hồ
Làm bài tập về nhà: 2b/SGK
Tìm hiểu bài “Ngày - tháng”.
+ “Đồng hồ cho ta biết giờ, nhắc em đi học đúng giờ,...Đồng hồ thường treo ở trên tường phòng khách, phòng ngủ vì tiện quan sát và dễ xem giờ khi cần. ”
- HS chia sẻ trong nhóm
+ HS trả lời: “Em đi thức dậy lúc 6 giờ, em học bài lúc 7 giờ, em được bố dắt đi chơi lúc 5 giờ chiều hay 17 giờ,...”
- HS quan sát và thảo luận:
+Các con số, kim giờ, kim phút, kim giây, có tất cả 60 vạch gồm 12 vạch đậm và 48 vạch nhạt.
+Mỗi vạch biểu thị cho mỗi phút phút.
+ Khoảng cách giữa 2 vạch đậm là 5 vạch tương ứng với 15 phút.
`
-Kim dài (phút) quay được 1 vòng từ số 12 đến số 12 (60 vạch) thì kim ngắn (giờ) mới di chuyển từ số 12 đến số 1.
-HS thực hiện 
-HS thực hiện
+9 giờ đúng
+ 15 phút, 9 giờ 15 phút
-HS thực hiện 
+ 30 phút, 9 giờ 30 phút hay 9 rưỡi.
-HS làm việc nhóm.
-HS thực hiện.
HS thực hiện.
-Đồng hồ vàng: 7 giờ 15 phút,
Đồng hồ xanh: 11 giờ 30 phút hay 11 giờ rưỡi, 
Đồng hồ tím: 2 giờ 30 phút hay hai rưỡi, 
Đồng hồ hồng:10 giờ 15 phút
-HS thực hiện
-HS thực hiện
a)8 giờ 15 phút, 
b) 9 giờ 30 phút hay 9 rưỡi, 
c) 14 giờ 30 phút hay 2 giờ 30 phút chiều hay 2 rưỡi chiều, 
d) 16 giờ 15 phút hay 4 giờ 15 phút chiều.
-HS lắng nghe
- Học xung xung phong đọc và trả lời câu hỏi:
Đáp án C
- Học xung xung phong đọc và trả lời câu hỏi:
Đáp án C
- Bể bơi trẻ em mở cửa lúc:
Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút.
Buổi chiều: Từ 16 giờ 15 phút đến 19 giờ.
Thư viện thiếu nhi mở cửa lúc:
Buổi sáng: Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Buổi chiều: Từ 13 giờ 15 phút đến 17 giờ 15 phút.
Nam sẽ không mượn được sách vì thư viện đóng cửa. 
Cần phải biết quý trọng thời gian, sắp xếp các công việc thật hợp lý, tránh lãng phí thời gian.
HS lắng nghe
HS thực hiện
4 phút
15 phút
10 phút
6 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_ban_2_cot.docx