Giáo án Toán lớp 2 tuần 32 đến 35

Giáo án Toán lớp 2 tuần 32 đến 35

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Củng cố nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.

- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền tệ.

II. Chuẩn bị

- GV:

· Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

· Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

- HS: Vở.

 

doc 43 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 2 tuần 32 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	32 Ngày soạn:02/04/2010
 Ngày dạy:12/04/2010
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Củng cố nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền tệ.
II. Chuẩn bị
GV: 
Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ : Tiền Việt Nam
Sửa bài 3.
GV nhận xét.
3.Dạy bài mới 
 v Giới thiệu bài
Trong bài học này, các em sẽ được học luyện tập một số kĩ năng liên quan đến việc sử dụng tiền Việt Nam.
Đưa ra một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng và yêu cầu HS nhận diện các tờ giấy bạc này.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. (Có thể vẽ hình túi lên bảng, sau đó gắn các thẻ từ có ghi 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng để tạo thành các túi tiền như hình vẽ trong SGK).
Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
Bài toán yêu cầu tìm gì?
Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại?
Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?
Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?
 -Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS đọc mẫu và suy nghĩ về cách làm bài.
Nêu bài toán: Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
Tổng số tiền mà người đó phải trả là bao nhiêu?
Người đó đã trả được bao nhiêu tiền?
 -Người đó phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa?
-Người đó phải đưa thêm mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
Vậy điền mấy vào ô trống ở dòng thứ 2?
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
-Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
-Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng.
-Túi thứ nhất có 800 đồng.
-Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền?
-Mẹ mua rau hết 600 đồng.
-Mẹ mua hành hết 200 đồng.
-Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.
-Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt.
	Rau	: 600 đồng.
	Hành	: 200 đồng.
	Tất cả 	: . . . đồng? 
Bài giải
	Số tiền mà mẹ phải trả là:
	600 + 200 = 800 (đồng)
	Đáp số: 800 đồng.
-Viết số tiền trả lại vào ô trống.
-Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với số hàng.
-Nghe và phân tích bài toán.
-Thực hiện phép trừ: 700 đồng – 600 đồng = 100 đồng. Người bán phải trả lại An 100 đồng.
-Viết số thích hợp vào ô trống.
Nghe và phân tích đề toán.
-Là 900 đồng.
-Người đó đã trả được 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng.
-Người đó còn phải trả thêm: 900 đồng – 700 đồng = 200 đồng.
-Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng.
Điền số 1.
 Hs lắng nghe.
 Hs tham gia trò chơi.
TUẦN:32 Ngày soạn:02/04/2010
 Ngày dạy:13/04/2010
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
Nhận biết một phần năm.
Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ : Luyện tập.
Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
	500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng
Nhận xét và cho điểm.
3.Dạy bài mới 
 v Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
389
Hỏi: Số liền sau 389 là số nào?
Vậy ta điền 390 vào ô tròn.
Số liền sau 390 là số nào?
Vậy ta điền 391 vào ô vuông.
Yêu cầu HS đọc dãy số trên.
3 số này có đặc điểm gì?
Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp.
Chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Chữa bài.
Hỏi: Tại sao điền dấu < vào:
 900 + 90 + 8 < 1000?
Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao con biết được điều đó?
Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
Bài 5:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, sau đó viết lời giải bài toán.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát vui
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
Hs lắng nghe và nhắc lại.
-1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
-Là số 390
-Là số 391
-Đọc số: 389, 390, 391.
-Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau).
-3 HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
1 HS trả lời.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000.
-Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
-Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông.
-Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông.
-Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông.
-Giá tiền một chiếc bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc chì 300 đồng. Hỏi giá tiền một chiếc bút bi là bao nhiêu đồng?
	 Bài giải
	Giá tiền của bút bi là:
	700 + 300 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng.
Hs lắng nghe.
TUẦN:32 Ngày soạn:02/04/2010
	 Ngày dạy:14/04/2010
TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
Rèn kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
Rèn kĩ năng tính nhẩm.
Củng cố biểu tượng hình tam giác.
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ : Luyện tập chung.
Sửa bài 5:
Giá tiền của bút bi là:
700 + 300 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng.
GV nhận xét.
3.Dạy bài mới 
 v Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó sửa bài và cho điểm.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số sau khi đã xếp đúng thứ tự.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS nêu các đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với số có 3 chữ số.
Yêu cầu HS làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng về kết quả và cách đặt tính.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5:
Bài tập yêu cầu xếp 4 hình tam giác nhỏ thành 1 hình tam giác to như hình vẽ.
Theo dõi HS làm bài và tuyên dương những HS xếp hình tốt.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài trong vở bài tập.
Hs lắng nghe và nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-Phải so sánh các số với nhau.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 599, 678, 857, 9 ... n Phương đến xã Đinh Xá là:
	20 – 11 = 9 (km)
	Đáp số: 9 km.
-Một trạm bơm phải bơm trong 6 giờ, bắt đầu bơm lúc 9 giờ. Hỏi đến mấy giờ thì mấy bơm xong?
Trạm bơm bắt đầu bơm lúc 9 giờ.
-Trạm bơm phải bơm nước 6 giờ
Ta làm phép tính cộng
 9 giờ + 6 giờ = 15 giờ.
 Bài giải
Bơm xong lúc:
9 + 6 = 15 (giờ)
	Đáp số: 15 giờ.
 Hs lắng nghe.
TUẦN:34 Ngày soạn:09/04/2010
 Ngày dạy:30/04/2010
MÔN: TOÁN
Tiết: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ : Ôn tập về hình học.
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3.Dạy bài mới 
 v Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
Bài 3:
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
Bài 4:
Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
Bài 5:
Tổ chức cho HS thi xếp hình.
Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Đọc tên hình theo yêu cầu.
Hs tự làm bài và chữa bài.
Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
Các cạnh bằng nhau.
-Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4.
-Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
Đội dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 
2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm.
Hs lắng nghe.
TUẦN:35 Ngày soạn:17/04/2010
	 Ngày dạy:03/05/2010
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Kĩ năng đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000.
Bảng cộng, trừ có nhớ.
Xem đồng hồ, vẽ hình.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ : Ôn tập về hình học.
Sửa bài 3.
Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm.
GV nhận xét 
3. Dạy bài mới 
Giới thiệu:
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2:
Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số, sau đó làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả tính vào ô trống.
Gọi HS tính nhẩm trước lớp.
Bài 4:
Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
 GV nhận xét.
Bài 5:
Hướng dẫn HS nhìn mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu.
-GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát vui
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Hs lắng nghe và nhắc lại.
Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp.
-HS nhắc lại cách so sánh số.
HS làm bài.
Thực hành tính nhẩm. Ví dụ: 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
-HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét.
-HS nhìn mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu.
Hs lắng nghe.
TUẦN:35	 Ngày soạn:17/04/2010
	 Ngày dạy:04/05/2010
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Kĩ năng thực hành tính trong các bảng, nhân chia đã học.
Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ trong phạm vi 1000.
Tính chu vi hình tam giác.
Giải bài toán về nhiều hơn.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2. Kt bài cũ : Luyện tập chung.
Sửa bài 4:
Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
GV nhận xét.
3.Dạy bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làmbài.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
 -Bài toán thuộc dạng toán gì?
Muốn biết bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam ta làm ntn?
Yêu cầu HS làm bài.
Bài 5:
Số có 3 chữ số giống nhau là số có chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị cùng được viết bởi một chữ số.
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét và bổ sung cho đủ 9 số có 3 chữ số giống nhau.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát vui
-HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét.
Hs lắng nghe và nhắc lại
-Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp.
-3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Hs tự làm bài và nêu kết quả
-Bao ngô cân nặng 35kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 9kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam?
-Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
Ta thực hiện phép cộng 35kg + 9kg.
Bài giải
	Bao gạo nặng là:
	35 + 9 = 44 (kg)
	Đáp số: 44kg.
- 4 HS lên bảng viết số.
Hs lắng nghe.
TUẦN:35 Ngày soạn:17/04/2010
	 Ngày dạy:05/05/2010
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học.
Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
Xem giờ trên đồng hồ.
Tính chu vi hình tam giác.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động củaHs
1. Ổn định 
2.Kt bài cũ : Luyện tập chung.
Sửa bài 4.
Bài giải
	Bao gạo nặng là:
	35 + 9 = 44 (kg)
	Đáp số: 44kg.
GV nhận xét.
3. Dạy bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
Bài 2:
Yêu cầu HS nhắc lại các so sánh các số có 3 chữ số với nhau, sau đó tự làm bài vào vở bài tập.
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
Bài 4:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách thực hiện tính.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Hs nhắc lại.
-5 giờ 15, 9giờ 30, 12giờ 15.
Thực hiện yêu cầu của GV.
699, 728, 740, 801.
-3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Chu vi của hình tam giác là:
5cm + 5cm + 5cm = 15cm
 hoặc 	5cm x 3 = 15cm.
Hs lắng nghe.
TUẦN: 35 Ngày soạn:17/04/2010
	 Ngày dạy:06/05/2010
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học.
Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
So sánh số trong phạm vi 1000.
Giải bài toán về ít hơn.
Tính chu vi hình tam giác.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ : Luyện tập chung.
Sửa bài 5
Chu vi của hình tam giác là:
5cm + 5cm + 5cm = 15cm
 hoặc 	5cm x 3 = 15cm.
GV nhận xét.
3.Dạy bài mới 
Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên lên bảng.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
Bài 2:
Yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài.
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
Yêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Thi cuối kỳ 2.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
Hs nhắc lại.
-Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-Làm bài, sau đó 2 HS đọc bài của mình trước lớp.
-3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Tấm vải xanh dài 40m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 16m. Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét?
-Bài toán thuộc dạng ít hơn.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
	Tấm vải hoa dài là:
	40 – 16 = 24 (m)
	Đáp số: 24m.
 Hs tự làm bài và chữa bài.
Hs lắng nghe.
TUẦN: 35 Ngày soạn:
	 	Ngày dạy:
MÔN: TOÁN
 Kiểm tra định kì cuối kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantoan2suaxong tuan35.doc