Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 - Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.

- Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính; biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình.

2. Năng lực:

 - Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

 - Bước đầu hình thành năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số.

 - Biết bảo vệ thông tin khi sử dụng máy tính.

3. Phẩm chất:

- Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham học.

- Có ý thức tôn trọng bản thân và những người xung quanh khi sử dụng máy tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, hình ảnh (nếu có).

2. Học sinh: Sách giáo khoa, SBT, vở ghi

 

docx 4 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/02/2023
Thời gian thực hiện: Tuần 24, 25
CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ 
TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 10: BẢO VỆ THÔNG TIN KHI DÙNG MÁY TÍNH (2 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
	- Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.
- Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính; biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình.
2. Năng lực:
	- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
	- Bước đầu hình thành năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số.
	- Biết bảo vệ thông tin khi sử dụng máy tính.
3. Phẩm chất:
- Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham học.
- Có ý thức tôn trọng bản thân và những người xung quanh khi sử dụng máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, hình ảnh (nếu có).
2. Học sinh: Sách giáo khoa, SBT, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG (3-5 PHÚT)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể
- YC học sinh đọc phần khởi động.
- GV dẫn dắt vào bài 
- HS hát tập thể
- HS đọc
- Lắng nghe, ghi vở.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (16-18 PHÚT)
Hoạt động 1: Lưu trữ trao đổi thông tin nhờ máy tính
- GV gọi HS đọc nội dung hoạt động 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu HĐ1.
- GV chốt yêu cầu
- GV cho HS tìm hiểu yêu cầu 1: Những thông tin nào của em và gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trong thời gian 3 phút ghi kết quả vào vở.
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chiếu hình ảnh 1 nhãn vở và hỏi: Trong nhãn vở đâu là thông tin cá nhân?
- GV hỏi mở rộng: Ngoài máy tính còn có thiết bị nào có thể lưu trữ được những thông tin này?
- GV nhận xét
- GV chuyển ý sang yêu cầu 2.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong thời gian 3 phút (Ghi kết quả vào phiếu học tập).
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV mời HS khác nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV hỏi:
+ Thông tin của em và gia đình có thể được lưu trữ ở đâu?
+ Thông tin trong máy tính được trao đổi bằng cách nào?
- GV nhận xét, chốt nội dung HĐ 1 và gọi HS nhắc lại:
+ Thông tin của em và gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính.
+ Thông tin trong máy tính có thể được trao đổi nhờ thiết bị lưu trữ hoặc qua Internet.
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu
- Lắng nghe
- HS thực hiện
- 1 vài HS trả lời
- Lắng nghe
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 2 và ghi kết quả vào phiếu học tập
- HS trình bày kết quả nhóm mình
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời 
- 1-2 HS đọc
3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH	 (6-8 PHÚT)
- GV tổ chức cho HS trò chơi: “Hộp quà may mắn”
- GV phổ biến luật chơi
- GV cho HS chơi
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe và tham gia chơi
4. VẬN DỤNG (3-4 PHÚT)
- GV liên hệ thực tế về chuyến tham quan, trải nghiệm của HS và hỏi:
+ Trong chuyến đi đó các cô đã chụp cho các con rất nhiều ảnh đề làm kỉ niệm. Vậy cô giáo đã gửi cho bố mẹ các con những bức ảnh đó bằng cách nào?
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc giờ học
- GV nhắc HS về nhà học bài và xem trước phần còn lại của bài
- HS lắng nghe 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)
- KTBC: 
Câu 1: Em hãy nêu một số thông tin cá nhân hoặc thông tin gia đình em?
Câu 2: Em hãy kể các thiết bị có thể lưu trữ thông tin cá nhân, thông tin gia đình?
Câu 3: Em hãy nêu các ứng dụng để trao đổi thông tin mà em biết?
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Gv dẫn dắt vào bài mới
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- 1 Hs trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (15 PHÚT)
Hoạt động 2: Bảo vệ thông tin khi giao tiếp qua máy tính
- Em hãy cho biết nếu thông tin của cá nhân, gia đình rơi vào tay kẻ xấu thì sẽ có những vấn đề gì xảy ra?
- Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra cách bảo vệ thông tin lưu trữ trong máy tính hay trao đổi qua Internet.
- GV nhận xét – chốt: 
Bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình: không cung cấp tên và địa chỉ cho người lạ, không gửi và nhận tệp từ người không quen biết, bảo vệ mật khẩu khi dùng máy tính.
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ HĐ 2
- HS trả lời: Có thể bị đánh cắp bán, sử dụng thông tin để đe doạ, bắt nạt, chiếm đoạt tài sản,
- Hs thảo luận – trả lời
- Lắng nghe
- 1- 2 HS đọc
3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH	 (10 PHÚT)
- Khi có thông tin cá nhân của em hoặc gia đình em thì người xấu có thể:
A. Tìm đến em để thực hiện ý đồ xấu.
B. Đăng tin nói xấu em hay gia đình em trên Internet.
C. Mạo danh em hoặc các thành viên trong gia đình em để làm việc xấu.
D. Tất cả cả các ý trên.
- Em không nên chia sẻ rộng rãi trên Internet những thông tin nào sau đây?
A. Họ tên, địa chỉ của nhà em;
B. Bài thơ em thích;
C. Số điện thoại của bố;
D. Nơi làm việc của mẹ.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Hs thảo luận trả lời: D
- HS trả lời:
 A, C, D
- Hs làm bài:
- HS lắng nghe
4. VẬN DỤNG (5 PHÚT)
- Em hãy kể ví dụ về hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân trên Internet mà em biết.
- GV nhận xét chốt.
- Gv tóm tắt tiết học, về nhà học bài và xem trước bài mới
- Hs trả lời: bị chiếm đoạt tài sản, bị đe doạ, bắt cóc, sử dụng thông tin để lừa đảo,
- Hs thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_bai_10_bao_ve_thong_tin_khi_dung_may_t.docx