Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 8, Bài 15+16: Cuốn sách của em - Khi trang sách mở ra

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 8, Bài 15+16: Cuốn sách của em - Khi trang sách mở ra

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thơ; Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Sách mang cho ta bao điều kì diệu, sách mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động và hấp dẫn. Nhờ đọc sách chúng ta biết nhiều điều hơn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Biết chia sẻ về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học.

- Yêu quý sách, có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- Một số dải giấy trắng ghi các dòng thơ.

- Nắm được đặc điểm bình diện âm thanh của ngôn ngữ và hướng dẫn HS luyện đọc thành tiếng.

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con

 

docx 23 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 1318Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 8, Bài 15+16: Cuốn sách của em - Khi trang sách mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Tiếng việt
Tiết 71+72: BÀI 15: CUỐN SÁCH CỦA EM (T1+2)
 ĐỌC: CUỐN SÁCH CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài
2. Năng lực chung: 
 Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình yêu đối với sách, với việc đọc sách, rèn thói quen đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc bài hát Em yêu trường em 
+ Tranh minh hoạ trong SHS phần Khởi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức Thi đố đáp: 
+ GV chiếu hoặc dán lần lượt các hình ảnh trong bài Em học vẽ (bầu trời sao, ông trăng, cánh diều, biển cả, hoa phượng). 
- GV cùng HS tổng kết thi đua.
- GV cho HS quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách .
- GV yêu cầu HS đọc nhan đề, quan sát bìa sách được giới thiệu trong phần minh hoạ và trả lời các câu hỏi: 
+ Em nhìn thấy những gì trên bìa sách? Phần chữ có những gì? Phần hình ảnh có những gì? 
- GV hướng dẫn HS đoán xem cuốn sách sẽ viết về điều gì, nhân vật chính trong cuốn sách là ai. 
- GV có thể đặt thêm những câu hỏi để khơi gợi sự tò mò và kích thích khả năng sáng tạo của HS như: Cuốn sách viết về ai? Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc như thế nào? 
- GV dẫn dắt vào bài: Trước khi đọc bất cứ một cuốn sách nào, nên dành thời gian để quan sát kĩ trang bìa và đưa ra những dự đoán trước khi đọc sách. Làm như vậy, em có thể tò mò và hứng thú, tập trung cao hơn khi đọc sách. 
- GV ghi đề bài: Cuốn sách của em.
2. Đọc văn bản 
* Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
a. Đọc nối tiếp 
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
b. Đọc đoạn
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài này được chia thành mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. 
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.
- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ tác giả
- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. 
c. Đọc trong nhóm 
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp bài đọc. 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm. 
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 
- GV đọc toàn VB Cuốn sách của em.
+ GV cho HS đọc lại toàn VB .
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
d. Thi đọc 
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.
TIẾT 2
- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.
3. Trả lời câu hỏi
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
+ GV nêu câu hỏi, chiếu các thông tin trong cột A và cột B lên bảng, nhắc HS tìm các thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, mục lục. 
+ GV gọi một HS lên bảng, nối cột A với cột B. Các HS còn lại suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV gọi HS trình bày đáp án, so sánh với đáp án trên bảng.
 - GV thống nhất đáp án đúng.
- HS làm việc chung cả lớp. 
+ GV nêu câu hỏi, lưu ý HS đọc đoạn đầu của VB để tìm câu trả lời. 
- GV thống nhất đáp án đúng. 
- GV mở rộng bằng cách mang đến một cuốn sách mới, cho HS quan sát và nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách
+ Viết các thông tin vào các thẻ và viết các số thứ tự 1, 2, 3, 4 lên bảng. 
+ GV gọi một HS lên bảng dán các thẻ vào các số thứ tự 1, 2, 3, 4. 
+ GV gọi HS trình bày đáp án của mình, nhận xét đáp án trên bảng. 
- GV thống nhất đáp án đúng. 
- GV mở rộng, lưu ý HS khi đọc cần đặc biệt lưu ý đến các thông tin trên bìa sách như tác giả, tên sách, nhà xuất bản, mục lục. Đó là những “biển dẫn đường” giúp chúng ta đọc sách một cách thông minh và hiệu quả.
- GV hướng dẫn HS cách đọc mục lục, làm mẫu cách tra cứu mục lục: Đầu tiên, em đọc phần chữ phía bên tay trái để biết những nội dung chính trong cuốn sách, sau đó tìm ra nội dung mình muốn đọc, rồi tìm vị trí của mục đó ở phía bên phải của mục lục. 
+ GV nêu câu hỏi, HS làm việc theo nhóm để trả lời. 
- GV thống nhất đáp án. 
+ Với câu hỏi b, GV hướng dẫn HS cách tra mục lục của một cuốn sách. 
- GV cho HS làm việc theo nhóm/ cặp. 
+ GV nêu nhiệm vụ, phát cho HS giấy màu và yêu cầu một HS viết các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng. 
+ GV gọi 2 – 3 nhóm HS đọc to kết quả của mình. 
- GV thống nhất câu trả lời và khen ngợi các nhóm có câu trả lời chính xác 
4. Luyện đọc lại.
- HS đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64.
- YC HS trả lời câu hỏi 
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64.
- HDHS nói tiếp để hoàn thành câu.
6. Củng cố - dặn dò 
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia thi.
HS đọc to câu thơ trong bài có chứa hình ảnh đó. Sau đó GV gọi một HS đọc thuộc lòng 1 – 2 khổ trong bài thơ.
HS quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách.
- HS đọc nhan đề, quan sát bìa sách được giới thiệu trong phần minh hoạ
- 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS đoán cuốn sách sẽ viết về điều gì, nhân vật chính trong cuốn sách là ai.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm.
- HS chia theo ý hiểu.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: nhà xuất bản, mục lục, cuốn sách.
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS lắng nghe.
- Bài chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến viết về điều gì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến phía trên bìa sách
+ Đoạn 3: tiếp theo đến phía dưới bìa sách
+ Đoạn 4 từ Phần lớn các cuốn sách đến hết). 
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS lắng nghe.
+ nhà xuất bản: nơi in sách, báo, tranh ảnh hoặc đưa vào các phương tiện mang tin khác để phát hành. 
+ mục lục: là một danh sách ở đầu hoặc cuối quyển sách, danh sách này liệt kê các tiêu đề, nội dung chính của quyển sách kèm với số trang tương ứng. 
+ cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú
+ Tác giả: là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
 - VD: Tô Hoài là tác giả của truyện Dế mmèn phêu lưu kí.
- HS luyện đọc câu dài.
+ Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. 
- HS đọc nối tiếp (lần 2)
- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm 
- HS góp ý cho nhau.
- HS đọc thi đua giữa các nhóm.
- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.
* HS vận động theo nền nhạc bài Sách bút thân yêu.
- 1-2 HS đọc lại bài.
- HS làm việc chung cả lớp.
 + HS quan sát.
- HS lên bảng, nối cột A với cột B. 
+ Các HS còn lại suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
+ HS trình bày đáp án, so sánh với đáp án trên bảng.
tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa tác giả – người viết sách, báo nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời mục lục - thể hiện các mục chính và vị trí của chúng 
- HS làm việc chung cả lớp. 
+ HS trả lời câu hỏi. 
- Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì. 
- HS quan sát và nhận ra tên sách.
- HS đoán ND sách.
- HS quan sát, lắng nghe câu hỏi.
- HS lên bảng dán các thẻ vào các số thứ tự 1, 2, 3, 4. 
+ Các HS còn lại suy nghĩ để trả lời.
- 1 – C, 2 – 2, 3 – d, 4 – b.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm/ cặp. Lắng nghe HD.
+ Phần Thế giới động vật có các mục: Khủng long, Khỉ, Voi, Cá heo, Gấu. Để đọc thông tin về gấu, cô sẽ đọc trang 22.
- HS làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước. b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25.
b. Tra mục lục.
- HS làm việc theo nhóm/ cặp. 
+ HS viết các từ chỉ người, chỉ vật vào tờ giấy màu xanh, một HS còn lại viết từ chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng,
- 2 bạn cùng kiểm tra chéo cho nhau.
+ Từ ngữ chỉ người, chỉ vật: tác giả, cuốn sách, bìa sách; từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách, ghi.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài
- HS làm việc theo nhóm/ cặp.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe. 
+ HS làm việc theo nhóm/ cặp, nói tiếp để hoàn thành câu. 
- HS chia sẻ.
Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):
.
.
.
 Tiếng việt
Tiết 73: BÀI 15: CUỐN SÁCH CỦA EM (T3)
VIẾT: CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa G cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
- Mẫu chữ viết hoa G, phần mềm hoặc video dạy viết chữ hoa. 
2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Viết chữ hoa
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa E và hướng dẫn HS: 
+ Quan sát mẫu chữ G: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa G. 
- Cho HS so sánh chữ hoa G với chữ hoa C.
+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ G hoa (nếu có).
b. Viết chữ hoa G trên bảng con
- GV cho HS tập viết chữ hoa G trên bảng con 
- NX chỉnh sửa cho HS còn khó khăn
- Cho HS viết vở
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
c. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 
- GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Nghĩa đen: mực có màu đen, nên dễ khiến cho những vật tiếp xúc cũng bị nhuộm màu đen; ngược lại, đèn sáng nên những thứ xung quanh đèn cũng được chiếu sáng. Nghĩa bóng: nếu ở gần môi trường xấu, những người xấu (làm những việc xấu) thì ta có thể bị ảnh hưởng xấu; ngược lại, nếu ở gần những người tốt (làm những việc tốt) thì ta ... 
- GV có thể chiếu bài tập lên bảng hoặc cho HS theo dõi trong SHS; 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ. 
- GV và HS chốt đáp án: 
Sách ơi thức dậy
Vở ơi học bài
Ô kìa thước kẻ
Sao cứ nằm dài
 Lại còn anh bút 
Trốn tít nơi đâu? 
Nhanh dậy đi mau
 Cùng em đến lớp. 
5. Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát: Sách bút thân yêu.
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Nhìn tranh xem tranh vẽ những đồ vật gì. 
+ Đọc các từ ngữ trong bài (thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt). 
+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. 
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- HS theo dõi BT2.
- HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.
+ Đọc các từ ngữ trong các cột. 
+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc kết hợp. 
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS theo dõi trong SHS; tổ chức cho HS làm việc nhóm với các nhiệm vụ: 
+ Đọc bài thơ. 
+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc lựa chọn. 
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đọc lại bài thơ và chú ý ngắt nghỉ hơi đúng.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
Tiếng việt
Tiết 79: BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA (T5)
 LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).
2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát tập thể.
2. Hoạt động kể tên các đồ dùng học tập của em.
- GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2). 
- GV tổ chức báo cáo kết quả. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động: Thực hành 
Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.
- GV nêu BT2.
- GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý: 
(1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào? 
(2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao? 
- GV gợi mở thêm: 
+ Đồ dùng có có những bộ phận nào? 
+ Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào? 
(3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập? 
 (4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó? 
- GV gợi mở thêm: 
+ Em có thích đồ dùng đó không? 
+ Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?
- GV lưu ý cho HS: Cần viết câu đủ hai bộ phận; viết hoa chữ cái đầu cầu; dùng dấu chấm kết thúc câu. 
- GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày bài làm trước lớp. 
- GV và HS nhận xét, bổ sung. 
- GV và HS thống nhất đáp án. 
thước kẻ để kẻ đường thẳng...)
 4. Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.
- Hát tập thể.
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS trao đổi với bạn về những đồ dùng học tập mình có. 
- Một số (4 – 5) HS lên bảng kể tên các đồ dùng học tập của mình.
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. 
+ bút chì, thước kẻ, lọ mực, quyển vở,...
+ hình chữ nhật, hình trụ thon dài,...; màu trắng nhạt xen những đường kẻ đỏ, màu tím, màu vàng...
+ thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng; bút chì - giúp em vẽ những thứ mình thích,...
+ Em rất thích đồ dùng đó. Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích,...
- HS hoạt động cặp đôi, cũng nói về đồ dùng học tập theo câu hỏi gợi ý trong SHS. 
- Từng HS viết câu vào vở. 
- Một số HS đọc bài trước lớp. VD: 
+ Tả cái gọt bút chì: Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang trí dễ thương trên bàn học của em. 
+ Tả cái bút chì: Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
Tiếng việt
Tiết 80: BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA (T6)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Năng lực và phẩm chất
- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc. 
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. 
- Thêm yêu sách và có thêm cảm hứng để đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Hoạt động cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì?
- GV tổ chức lớp vận động tập thể.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
 (Chuẩn bị: trong buổi học trước, GV giới thiệu cho HS danh mục những cuốn sách hay, phù hợp với HS lớp 2 và giao cho HS nhiệm vụ tìm đọc một cuốn sách trong đó. Nếu HS không có điều kiện để tiếp cận với sách trong thư viện hoặc ở gia đình, GV có thể mang sách đến lớp và yêu cầu các em đọc, sau đó luân phiên, trao đổi cho nhau.)
- GV gọi HS quan sát và tìm hiểu phiếu đọc sách và trả lời các câu hỏi: 
+ Em thấy những thông tin gì trong phiếu đọc sách của bạn Nam? 
+ Tên cuốn sách được giới thiệu trong phiếu đọc sách là gì? 
+ Cuốn sách của tác giả nào? Được xuất bản ở đâu? 
+ Điều gì Nam thích nhất trong cuốn sách? 
+ Theo em, phiếu đọc sách dùng để làm gì? 
- GV thống nhất câu trả lời đúng: 
- GV nhấn mạnh tác dụng và cách dùng phiếu đọc sách. 
3. Hoạt động ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách.
- GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc.
- GV mang một cuốn sách hay đến và làm mẫu cho HS quan sát cách thức giới thiệu về cuốn sách. 
4. Hoạt động nói về điều em thích nhất trong cuốn sách đã đọc.
- GV hướng dẫn HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên. 
- GV đọc nhanh và nhắc nhở HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác. 
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS viết nhanh, đẹp, đầy đủ và nhắc lại tên những cuốn sách mà HS vừa giới thiệu trong phiếu đọc. 
- GV nhấn mạnh tác dụng của phiếu đọc sách, khuyến khích HS thường xuyên sử dụng phiếu đọc sách sau khi đọc và tiếp tục giới thiệu thêm những cuốn sách hay, yêu
cầu HS đọc và ghi chép thông tin vào phiếu đọc sách. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, dựa trên phần ghi chép trong phiếu đọc sách. GV động viên để HS tự tin trình bày ý kiến của mình và khen ngợi những HS chăm đọc sách, đọc được sách hay. 
- GV giới thiệu thêm những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi của HS.
 5. Củng cố, dặn dò 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính: 
+ Nội dung, ý nghĩa bài đọc: Bài thơ Khi trang sách mở ra nói về ý nghĩa, tác dụng mà sách mang lại cho con người: Sách mang đến cho ta nhiều điều mới lạ và đẹp đẽ về thế giới xung quanh. Nhờ đọc sách, chúng ta hiểu biết nhiều hơn. Do vậy, chúng ta nên đọc sách mỗi ngày. 
+ Cách viết câu, đoạn miêu tả đặc điểm của đồ vật. (Lưu hình dạng, màu sắc, kích thước,... của từng bộ phận của đồ vật.) 
+ Cách viết phiếu đọc sách với các thông tin cơ bản. (Lưu ý tên sách, tên tác giả và điều em thích nhất.) 
- GV khuyến khích HS chăm đọc sách và tự ghi lại các thông tin vào phiếu đọc sách của mình. Có thể làm cuốn sổ tay đọc sách. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
- Lớp hát và vận động theo bài hát.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS đọc ngay tại lớp.
- Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc.
- HS làm việc nhóm 4. 
+ Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý. 
+ Trong phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung: ngày mượn sách, tên sách, tên tác giả, điều em thích nhất. Tên cuốn sách là Cái Tết của mèo con, tác giả là Nguyễn Đình Thi. Điều Nam thích nhất là mèo con rất dũng cảm.
+ Phiếu đọc sách giúp em ghi lại những thông tin hữu ích về cuốn sách mà mình đã đọc. Nhờ đó, em ghi nhớ thông tin tốt hơn. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách hay, em nên ghi lại những thông tin chính vào phiếu đọc sách.
- HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách: 
+ Tên cuốn sách em đã đọc là gì? 
+ Tác giả của cuốn sách là ai? 
+ Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì? 
- HS quan sát và lắng nghe giới thiệu.
- HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên.
- HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác.
- HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, ghi chép trong phiếu đọc sách.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- HS lắng nghe và ghi nhớ một số thông tin chính về cuốn sách.
- HS nhắc lại những nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
 Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_8_bai_1516_cuon_sach_cua_em_kh.docx